Đề ôn thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề 1

Câu 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: (3đ)

Theo báo “Tuổi trẻ”, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp Thành ủy TP.HCM tổ chức lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID-19 tại TP.HCM lúc 20h tối 19-11. Lễ tưởng niệm như một dịp để mọi người lắng lòng, xoa dịu những nỗi đau mất mát. Và đây cũng là lúc chúng ta nhìn lại những ngày đau thương của dịch bệnh để biết quý trọng cuộc sống an lành hiện tại, sống có ích hơn trong tương lai. Sài Gòn yêu thương đang dần hồi phục dù trên mình còn chi chít vết thương sau đại dịch COVID-19. Ai đã trải qua cơn thập tử nhất sinh, từng có người thân mất đi vì COVID-19 mới thấm thía được hết nỗi đau, khó có thể xóa nhòa.

Những ngày đau thương, chúng ta không thể nào quên những gia đình người thân, bạn bè quanh mình lần lượt ra đi. Có gia đình chỉ còn lại mẹ già với đàn cháu thơ dại. Đau lắm với hình ảnh người mẹ già gục đầu thẫn thờ trước 3 di ảnh của những đứa con. Với những người trong cuộc có lẽ không còn chỗ để đau thêm. Trong cuộc chiến ấy, chúng ta bắt gặp thêm nhiều hình ảnh xúc động về sự hy sinh vì cộng đồng. Đó là hình ảnh người cha làm nhiệm vụ chống dịch chỉ dám đứng từ xa nhìn con rơi nước mắt. Đó là hình ảnh người mẹ - bác sĩ tuyến đầu, thương nhớ con thơ với bầu sữa căng cứng. Và trong số ấy, có người đã mãi ra đi vì COVID-19.

Đại dịch đã cướp đi quá nhiều thứ, gây ra bao nỗi mất mát đau thương. Tưởng nhớ những người ra đi là hành động mang tính nhân văn cao cả. Đó cũng là lời nhắc nhở mỗi chúng ta về sự khốc liệt của dịch bệnh, để mỗi người may mắn được sống hôm nay ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và cộng đồng. Lễ tưởng niệm còn nhắc nhở chúng ta không quên những người đã mất bởi COVID-19 và cũng là cơ hội để chúng ta sống chậm lại một chút, nhìn lại những mất mát mà chúng ta đã phải đón nhận và hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Nhìn về quá khứ đau thương để mỗi bản thân ta, đặc biệt là người trẻ, sống cuộc đời có ích hơn nữa cho người thân, gia đình và xã hội.

(Theo Báo Tuổi trẻ)

1. Phương thức biểu đạt?

2. Cho biết một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn 2. Gọi tên và nêu tác dụng của biện pháp ấy.

3. “Ai đã trải qua cơn thập tử nhất sinh, từng có người thân mất đi vì COVID-19 mới thấm thía được hết nỗi đau, khó có thể xóa nhòa”, tìm từ Hán Việt được sử dụng trong câu văn.

4. Theo tác giả, lễ tưởng niệm nhắc nhở chúng ta những điều gì?

5. Anh/chị có suy nghĩ như thế nào về ý kiến: “Chúng ta hãy nhìn lại quá khứ đau thương để biết quý trọng cuộc sống an lành hiện tại, sống có ích hơn trong tương lai”? Hãy trình bày bằng một vài câu văn.

 

docx 1 trang linhnguyen 21/10/2022 1280
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề ôn thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề 1

Đề ôn thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề 1
ĐỀ SỐ 1
ĐỀ ÔN THI HỌC KÌ 1
MÔN: NGỮ VĂN 9
Câu 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: (3đ)
Theo báo “Tuổi trẻ”, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp Thành ủy TP.HCM tổ chức lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID-19 tại TP.HCM lúc 20h tối 19-11. Lễ tưởng niệm như một dịp để mọi người lắng lòng, xoa dịu những nỗi đau mất mát. Và đây cũng là lúc chúng ta nhìn lại những ngày đau thương của dịch bệnh để biết quý trọng cuộc sống an lành hiện tại, sống có ích hơn trong tương lai. Sài Gòn yêu thương đang dần hồi phục dù trên mình còn chi chít vết thương sau đại dịch COVID-19. Ai đã trải qua cơn thập tử nhất sinh, từng có người thân mất đi vì COVID-19 mới thấm thía được hết nỗi đau, khó có thể xóa nhòa.
Những ngày đau thương, chúng ta không thể nào quên những gia đình người thân, bạn bè quanh mình lần lượt ra đi. Có gia đình chỉ còn lại mẹ già với đàn cháu thơ dại. Đau lắm với hình ảnh người mẹ già gục đầu thẫn thờ trước 3 di ảnh của những đứa con. Với những người trong cuộc có lẽ không còn chỗ để đau thêm. Trong cuộc chiến ấy, chúng ta bắt gặp thêm nhiều hình ảnh xúc động về sự hy sinh vì cộng đồng. Đó là hình ảnh người cha làm nhiệm vụ chống dịch chỉ dám đứng từ xa nhìn con rơi nước mắt. Đó là hình ảnh người mẹ - bác sĩ tuyến đầu, thương nhớ con thơ với bầu sữa căng cứng. Và trong số ấy, có người đã mãi ra đi vì COVID-19...
Đại dịch đã cướp đi quá nhiều thứ, gây ra bao nỗi mất mát đau thương. Tưởng nhớ những người ra đi là hành động mang tính nhân văn cao cả. Đó cũng là lời nhắc nhở mỗi chúng ta về sự khốc liệt của dịch bệnh, để mỗi người may mắn được sống hôm nay ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và cộng đồng. Lễ tưởng niệm còn nhắc nhở chúng ta không quên những người đã mất bởi COVID-19 và cũng là cơ hội để chúng ta sống chậm lại một chút, nhìn lại những mất mát mà chúng ta đã phải đón nhận và hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Nhìn về quá khứ đau thương để mỗi bản thân ta, đặc biệt là người trẻ, sống cuộc đời có ích hơn nữa cho người thân, gia đình và xã hội. 
(Theo Báo Tuổi trẻ)
Phương thức biểu đạt?
Cho biết một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn 2. Gọi tên và nêu tác dụng của biện pháp ấy.
“Ai đã trải qua cơn thập tử nhất sinh, từng có người thân mất đi vì COVID-19 mới thấm thía được hết nỗi đau, khó có thể xóa nhòa”, tìm từ Hán Việt được sử dụng trong câu văn.
Theo tác giả, lễ tưởng niệm nhắc nhở chúng ta những điều gì?
Anh/chị có suy nghĩ như thế nào về ý kiến: “Chúng ta hãy nhìn lại quá khứ đau thương để biết quý trọng cuộc sống an lành hiện tại, sống có ích hơn trong tương lai”? Hãy trình bày bằng một vài câu văn.
Câu 2: Làm văn (7đ)
Viết một văn bản ngắn khoảng 400 chữ nêu suy nghĩ của anh/chị về thái độ sống có ích ở thế hệ trẻ hôm nay.
Đóng vai nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Nam Cao kể lại chi tiết khi ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây.

File đính kèm:

  • docxde_on_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_de_1.docx