Đề ôn tập giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 9

Câu 1: (2 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới.

 Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào củng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.

 Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.

 Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.

 Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.

(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục)

a. Em hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la”.

b. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất

c. Đoạn trích nói về lòng khiêm tốn. Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với em?

 

docx 3 trang linhnguyen 18/10/2022 3440
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề ôn tập giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 9

Đề ôn tập giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 9
LUYỆN ĐỀ 1
Câu 1: (2 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới.
 	Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào củng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.
 	Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.	
 	Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
 	Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.
(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục)
Em hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la”.
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất
Đoạn trích nói về lòng khiêm tốn. Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với em?
Câu 3: (5 điểm). Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau
Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng:	
 - Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguội lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.
 Chàng vẫn không tin. Nhưng nàng hỏi chuyện kia do ai nói ra, thì lại giấu không kể lời con nói; chỉ lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng nhiếc nàng, và đánh đuổi đi. Họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng, cũng chẳng ăn thua gì cả. Nàng bất đắc dĩ nói:
 - Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.
	Đoạn rồi nàng tắm gội chai sạch da bến Hoàng Giang ngửa mặt lên mà rằng:
 	- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhố.
Nói xong nàng gieo mình xuống sông mà chết.	
 (Chuyện người con gái Nam Xương, trích Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
ĐÁP ÁN
Bài 1: 
ý kiến trên có nghĩa: Tài năng, hiểu biết của mỗi người tuy quan trọng nhưng hữu hạn, bé nhỏ như “những giọt nước” trong thế giới rộng lớn, “đại dương bao la”. Vì thế, cần phải khiêm tốn học hỏi.
Biện pháp liệt kê: Liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn: tự cho mình là kém, phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, học hỏi thêm,
Tác dụng của biện pháp liệt kê: Diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những biểu hiện của đức tính khiêm tốn.
Thí sinh tự rút ra ý nghĩa sau khi đọc đoạn trích.
Đoạn trích là bài học sâu sắc giúp ta hiểu rằng: khiêm tốn là phẩm chất tốt đẹp, cao quý của con người.
Muốn thành công trên đường đời, mỗi người cẩn trang bị lòng khiêm tốn cho bản thân
Câu 3: 
* Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích 
- Nguyễn Dữ là một nhà văn tiêu biểu của văn học Trung đại Việt Nam thế kỉ XVI với ngòi bút đậm tính hiện thực và nhân văn, nhân đạo. 
- Chuyện người con gái Nam Xương. Trích trong Truyện kì mạn lục là tiếng nói trân trọng vẻ đẹp, cảm thương cho số phận bất hạnh của người phụ nữ, đồng thời phê phán xã hội PK xấu xa, khắc nghiệt. 
- Đoạn trích là cao trào trong bi kịch cuộc đời Vũ Nương khi nàng bị chồng là Trương Sinh nghi ngờ thất tiết, không thể minh oan nên phải chọn cái chết để chứng minh sự trong sạch. 
* Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích 
- Giới thiệu về VN: Là một người con gái đẹp, đức hạnh, hiền thảo, nết na. VN được chàng TSinh xin mẹ rước nàng về làm vợ. Vào làm dâu gia đình hào phú, những tưởng nàng sẽ được hạnh phúc, thế nhưng số phận đã na bài: ở với chồng chưa được bao lâu, chồng phải đi chinh chiến; khi chồng trở về lại bị chồng ghen tuông, nghi ngờ. VN phải, người phụ nữ đức hạnh yêu chồng, đã bị vướng phải oan khiên không thể giãi bày. 
* Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương qua các chi tiết trong đoạn trích
Luận điểm 1: VN là nười phụ nữ luôn khao khát, trân trọng hạnh phúc gia đình, người vợ yêu chồng với tấm lòng chung thủy, son sắt: 
+“Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh” -> Lời nói của VN cho thấy nàng ý thức rất rõ về thân phận của mình: vốn con nhà nghèo khó được lấy Trương Sinh là con nhà giàu có. Trong lời nói thiết tha ấy còn có cả cái cảm giác may mắn khi được gả vào gia đình họ Trương, và hình như VN còn luôn tự dặn mình phải sống sao để đền đáp được cái diễm phúc này. Cụm từ “được nương tựa nhà giàu” đã nói rất rõ với chúng ta về điều đó. Ở đây VN còn bộc lộ sự nhớ nhung đau đáu khi chiến tranh chia cắt. 
+“Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguội lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”. -> Lời phân trần thể hiện nỗi niềm, lối sống của một người đoan trang, đức hạnh. VN là nười vợ trẻ đẹp vậy mà những năm tháng xa chồng, nàng đã từ bỏ cả tô son điểm phấn, những điều thiết yếu của người phụ nữ, không rời khỏi nhà, chỉ một mực thủ tiết chờ chồng trong nỗi nhớ, niềm thương, trong lo lắng đau đáu cùng với trách nhiệm, bổn phận trên vai. 
+“Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất”. -> Lời VN thốt lên thật đau đớn góp phần khẳng định phảm hạnh của người phụ nữ ấy. Đấy là người vợ, người mẹ, không tham phú, luôn lấy lẽ sống gia đình làm niềm vui với một khát vọng hạnh phúc thật sự. 
Luận điểm 2: Vũ Nương có số phận oan nghiệt. 
+“Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”. -> Hàng loạt điển cố, hình ảnh ẩn dụ sóng đôi càng nhấn mạnh nỗi đau đớn, bất lực của VN khi khát vọng hạnh phúc bị vùi dập. Nàng đã nói lên nỗi đau đớn thất vọng khi không hiểu sao mình bị nghi oan, bị đối xử bất công. Đồng thời đó còn là sự tuyệt vọng đến cùng cực khi khao khát của cả đời nàng vun đắp đã tan vỡ. Tình yêu không còn. Cả nỗi đau khỏ chờ chồng đến hoá đá như trước đây cũng không còn có thể làm được nữa. 
+“Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhố”. -> Đây là lời độc thoại. Lời thoại là một lời than, một lời nguyền xin thần sông chứng giám nỗi oan khuất và tiết hạnh trong sạch của nàng. Lời than cuối vừa khắc khoải nỗi đau thân phận vừa rạng ngời phẩm hạnh cao quý. Đó không chỉ là lời trăn trối giữa đất trời mà còn là lời thề khẳng định phẩm giá của con người. VN tìm đến cái chết trong sự đau đớn, bế tắc như là cách duy nhất để giải oan cho chính mình. Lời thoại đã thể hiện nỗi thất vọng đến tột cùng, nỗi đau cùng cực của người phụ nữ phẩm giá nhưng bị nghi oan nên tự đẩy đến chỗ tận cùng là cái chết. Tự vẫn là một hành động tiêu cực nhưng với VN trong hoàn cảnh này, đó không phải là chạy trốn mà là biểu hiện của tinh thân đấu tranh, đấu tranh để bảo vệ và giữ gìn phẩm giá. 
* Đánh giá: 
+ Đoạn trích đã kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc. Tác giả đã thành công khi sử dụng những câu văn biền ngẫu, điển cố, hình ảnh ẩn dụ sinh động... để tạo tình huống kịch tính và miêu tả nhân vật. 
+ Đoạn trích là đoạn đối thoại giữa VNương và Tsinh nhưng chủ yếu là lời than, là tiếng khóc, là lời tự bạch của VNương khi vướng phải nỗi oan khó giải. Tâm trạng, thái độ của VNtừ phân trần, tìm cách giải oan đến thất vọng, tuyệt vọng đã góp phần phê phán thói ghen tuông mù quáng và sự khắc nghiệt của XHPK. Từ đó, khẳng định, ngời ca vẻ đẹp nhân phẩm và đồng cảm, xót thương số phận bi kịch của VN cũng như biết bao người phụ nữ VN dưới chế độ PK. 
+ Đoạn trích là một trong những đoạn chủ yếu của tác phẩm giúp tác giả thể hiện thái độ phê phán, lên án XHPK và tinh thần nhân đạo sâu sắc khi tôn vinh vẻ đẹp, phẩm hạnh của người phụ nữ thông qua chính bi kịch của họ. 

File đính kèm:

  • docxde_on_tap_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9.docx