Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn (Có đáp án)

Câu chuyện chú Dê

Buổi sớm nọ, một chú Dê đừng lảng vảng ngoài vườn rau, chú ta muốn ăn cải trong vườn nhưng vì bỏ rào cao nên không thể vào được.

Lúc ấy, trời vờn tối, mặt trời vừa ló dạng ở đằng đông, Chú Dê nhìn thấy cái bóng của mình dài thật di. Chú ta chợt nghĩ “Ôi, mình cao thế này ư? Thế thì mình có thể ăn quả trên cây rồi, cần gì phải ăn những cây cải dưới đất nữa"

Ở đằng xa có một vườn táo. Các cây táo trĩu nặng những quả táo ửng hồng. Chú Dê

hăm hở chạy đến đó.

Khi đến nơi thì trời đã trưa, lúc này mặt trời lên đến đỉnh đầu. Bóng chú Dê trở thành một cái bóng nhỏ sát chân chú.

"Ôi, thì ra mình bể nhỏ đến thế làm sao mình ăn quả trên cây được, thôi đành trở về ăn

cải trong vườn thôi". Chú ta buồn bã quay lại nơi vườn cải.

Khi đến nơi, mặt trời đã xuống phía tây, cái bóng của chủ lại trải dài thật dài.

"Sao mình lại trở về đây làm gì nhỉ? Mình cao thế này thì ăn những quả táo trên cây đầu thành vấn đề?" - Chú ta phiền não, lẩm bẩm.

Câu 1 (0,5 điểm). Văn bản trên thuộc kiểu văn bản gì (tự sự, thuyết minh, nghị luận)? Câu 2 (0,5 điểm). Em hãy chỉ ra những hành động của chú Dê trong câu chuyện trên. Câu 3 (1,0 điểm). Vì sao cuối câu chuyện, chú ta phiền não, lầm bầm?

Câu 4 (1,0 điểm). Bài học rút ra từ câu chuyện trên.

 

docx 79 trang linhnguyen 4580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn (Có đáp án)

Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn (Có đáp án)
m nồng khiến họ có thể sống và làm nên bao chiến công hiển hách.
Biểu tượng đẹp, giàu chất thơ của tình đồng chí
Câu thơ thứ nhất đã miêu tả rất chân thực hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt của người lính: “Đêm nay rừng hoang sương muối Không gian hùng vĩ hoang vu "rừng hoang sương muối", thời gian gian khó mùa đông ở Việt Bắc sương muối phủ đầy trời Trên cái nền thiên nhiên vừa hùng vĩ, vừa khắc nghiệt ấy, tình đồng chí được tôi luyện trong thử thách gian lao, trong nhiệm vụ sinh tử. Cũng chính ở cái nơi mà sự sống, cái chết chỉ kề nhau trong tích tắc tình đồng chí càng trở nên thiêng liêng, cao đẹp
Câu thơ thứ hai đã khắc họa tư thế chiến đấu của những người lính: “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”
Những người lính sát cánh bên nhau “đứng cạnh bên nhau”- có tình đồng chí, đồng đội. Hình ảnh đội bạn chiến đấu đứng cạnh nhau vững chãi làm mờ đi cái gian khổ khắc nghiệt của cuộc chiến tạo nên tự thể thành đồng vách sắt trước quân thủ
Hình ảnh “đầu súng trăng treo” kết thúc bài thơ là điểm nhấn của khổ 3 cũng là điểm
sáng của toàn bài. Hình ảnh này vừa có ý nghĩa thực, vừa có ý nghĩa biểu tượng.
+ Nghĩa thực: như Chính Hữu từng tâm sự, trong đêm phục kích chờ giặc, ông chỉ có những người bạn chiến đấu khẩu súng và vầng trăng Trời về khuya, có lúc nhìn lên, trăng như treo đầu ngọn súng Từ thực tế đó, ông đã viết nên hình ảnh “đầu súng mảnh trăng treo”, sau này cắt bớt chữ “mảnh” thành “đầu súng trăng treo
+ Nghĩa biểu tượng, nhịp thơ 2/2 kết thúc bằng thanh bằng khiến ta liên tưởng 1 cái gì đó không bị buộc chặt mà chung chiêng, bát ngát, vang xa. Súng là hình ảnh của chiến tranh khói lửa, trăng là hình ảnh của thiên nhiên trong mát, cuộc sống thanh bình
=> Sự hòa hợp của trăng và súng toát lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính và tình đồng chí của họ, vừa nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh yêu nước: Người lính cầm súng là để bảo vệ cho độc lập, tự do của đất nước. Trăng và súng là gần và xa, là chiến sĩ và thi sĩ, là hiện thực và lãng mạn Tất cả hòa quyện tạo nên vẻ đẹp của người lính, đời mh -> Chỉ với 3 câu thơ, biểu hiện đẹp nhất của tình đồng chí, đồng đội của cuộc đời người chiến sĩ đã được kết lại
Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”:
Nếu như những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp xuất thân từ những người nông dân nghèo khổ, quê hương họ là những nơi “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” thì những chiến sĩ lái xe Trường Sơn lại là những thanh niên có học vấn, có tri thức, đã được sống trong thời bình, được giác ngộ lí tưởng cách mạng cao cả, họ ra đi trong niềm vui phơi phới của sức trẻ hồn nhiên, yêu đời, yêu đất nước.
Hình ảnh người lính lái xe – hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Mỹ phơi phới, dũng cảm, yêu thương được khắc họa qua hình ảnh những chiếc xe không có kính và một giọng điệu thơ ngang tàn, trẻ trung, gần gũi.
Những chiếc xe không có kính là hình ảnh để triển khai tứ thơ về tuổi trẻ thời chống Mỹ anh hùng. Đây là một thành công đặc sắc của Phạm Tiến Duật. Qua hình ảnh chiếc xe bị bom giặc tàn phá, nhà thơ làm hiện lên một hiện thực chiến trường ác liệt, dữ dội. Nhưng cũng “chính sự ác liệt ấy lại làm cái tứ, làm nền để nhà thơ ghi lại những khám phá của mình về những người lính, về tinh thần dũng cảm, hiên ngang, lòng yêu đời và sức mạnh tinh thần cao đẹp của lí tưởng sống cháy bỏng trong họ”.
Phân tích các dẫn chứng: tư thế thật bình tĩnh, tự tin “Ung dung buồng lái ta ngồi”, rất
hiên ngang, hào sảng “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Một cái nhìn cuộc đời chiến đấu thật lãng mạn, bay bổng, trẻ trung: “Thấy sao trời và đột ngột cánh chim”.
Và độc đáo hơn nữa là tinh thần hóa rủi thành may, biến những thách thức thành gia vị hấp dẫn cho cuộc đối đầu, khiến cho lòng yêu đời được nhận ra và miêu tả thật độc đáo: các câu thơ “ừ thì có bụi”,"ừ thì ướt áo” và thái độ coi nhẹ thiếu thốn gian nguy “gió vào xoa mắt đắng”. Họ đã lấy cái bất biến của lòng dũng cảm, thái độ hiên ngang để thắng cái vạn biến của chiến trường gian khổ và ác liệt.
Sâu sắc hơn, nhà thơ bằng ống kính điện ảnh ghi lại được những khoảnh khắc “bắt tay
nhau qua cửa kính vỡ rồi”, "nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”. Đó là khoảnh khắc người ta trao nhau và nhà thơ nhận ra sức mạnh của tình đồng đội, của sự sẻ chia giữa những con người cùng trong thử thách. Nó rất giống với ý của câu thơ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” của Chính Hữu, nhưng hồn nhiên hơn, trẻ trung hơn.
Hai câu kết bài thơ làm sáng ngời tứ thơ “Xe vẫn chạy” về tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mỹ: Họ mang trong mình sức mạnh của tình yêu với miền Nam, với lí tưởng độc lập tự do và thống nhất đất nước.
So sánh điểm giống và khác nhau về hình ảnh anh bộ đội trong hai bài thơ:
Giống nhau:
+ Mục đích chiến đấu: Vì nền độc lập của dân tộc.
+ Đều có tinh thần vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.
+ Họ rất kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu.
+ Họ có tình cảm đồng chí, đồng đội sâu nặng.
Khác nhau:
+ Người lính trong bài thơ “Đồng chí” mang vẻ đẹp chân chất, mộc mạc của người lính xuất thân từ nông dân.
+ Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” luôn trẻ trung sôi nổi, vui nhộn với khí thế mới mang tinh thần thời đại.
 I II . Kết bà i : 
Hình ảnh người lính trong hai bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” vang lên âm hưởng sử thi hào hùng của văn học nước ta trong suốt ba mươi năm kháng chiến trường kì gian khổ.
Qua đó liên hệ giữa trước đây, bây giờ và sau này, những người lính vẫn sẽ mãi là biểu tượng đẹp của dân tộc, là những người con anh hùng của Tổ Quốc.
ĐỀ 11
ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10
Môn NGỮ VĂN
ĐỌC - HIỂU (4.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2007)
Câu 1. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2. Trong các từ vai, miệng, chân, tay, đầu ở đoạn thơ, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức ẩn dụ, nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức hoán dụ?
Câu 3.
Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Từ đoạn thơ trên, nêu ngắn gọn suy nghĩ của em về hình ảnh anh bộ đội trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
LÀM VĂN (6,0 điểm)
Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
...HẾT...
ĐÁP ÁN ĐỀ THI
I. Đọc - Hiểu
Câu 1: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm Đồng chí của tác giả Chính Hữu.
Câu 2: Trong các từ vai, miệng, chân, tay, đầu ở đoạn thơ, các từ miệng, chân, tay được dùng theo nghĩa gốc, các từ vai, đầu được dùng theo nghĩa chuyển.
Nghĩa chuyển của từ vai được hình thành theo phương thức hoán dụ (quan hệ giữa đồ dùng và người sử dụng), từ đầu theo phương thức ẩn dụ (giống nhau về vị trí của sự vật hiện tượng).
Câu 3: Suy nghĩ về hình ảnh anh bộ đội trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp:
Những người lính với cuộc sống vất vả, khó khăn, gian lao thiếu thốn: Áo anh rách
vai, quần tôi có vài mảnh vá Hay những đêm trời rét chỉ có một mảnh chăn mỏng rồi đến những cơn sốt rét rừng hành hạ Tuy nhiên, họ đã vượt lên trên tất cả những khó khăn đó để "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Chính những đôi bàn tay nắm chặt ấy đã minh chứng cho ý nghĩa thiêng liêng, cao đẹp của tình đồng đội, đồng chí cùng nhau quyết tâm đánh giặc giữ nước. Chính tình đồng đội đội làm ấm lòng những người lính để họ vẫn cười trong buốt giá và vượt lên trên buốt giá. Chỉ có nơi nào gian khó chia chung như vậy, mới tìm thấy cái thực sự của tình người.
Làm Văn
Dàn ý tham khảo:
I. Mở bài 
Giới thiệu tác giả: Kim Lân là một trong những cây bút hiện thực tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam, có sở trường về truyện ngắn, ông am hiểu về đời sống sinh hoạt của người nông dân và được mệnh danh là "người một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy nông thôn".
Giới thiệu tác phẩm: Truyện “Làng" được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948; là một trong những truyện ngắn thành công nhất của Kim Lân.
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Truyện kể về nhân vật ông Hai, một nông dân cần cù, chất phác, có tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng thủy chung, son sắt. Đoạn trích cuộc đối thoại giữa ông Hai và đứa con út sau khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đã thể hiện cảm động những phẩm chất tốt đẹp của ông.
 I I . Thâ n bà i 
Tóm tắt tác phẩm và nêu tình huống truyện
Truyện kể về ông Hai - người nông dân yêu làng tha thiết nhưng phải đi tản cư. Ngày ngày ông đều chăm chỉ nghe đọc báo trên đài phát thanh để nắm bắt thông tin về cái làng của mình. Nhưng thật không may, ông phải đối diện với thông tin làng mình theo giặc nên vô cùng đau khổ, tủi nhục, giằng xé, sợ hãi. Ông lo lắng không biết rồi sẽ phải đi đâu về đâu? Ông nghĩ đến việc về làng rồi lập tức loại bỏ suy nghĩ đó: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù"...
Đoạn trích là cuộc đối thoại giữa hai cha con ông lão sau khi đưa ra quyết định đó.
Phân tích nhân vật ông Hai trong đoạn trích
Nỗi đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc: Mấy hôm liền ông chỉ ru rú ở xó nhà, không dám đi đâu vì tủi hổ, nhục nhã, sợ người ta biết ông là người Chợ Dầu.
Ông lão ôm đứa con trai út vào lòng, trò chuyện với nó như để giải tỏa nỗi lòng: "Những lúc buổn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa".
Chuyện về làng Chợ Dầu như một nỗi ám ảnh, xoắn chặt lấy tâm can ông. Dù đau đớn và tủi nhục, ông vẫn không khỏi hướng về làng nên đã hỏi con: “Thế nhà con ở đâu?... Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?", ông hỏi nó nhưng là hỏi chính lòng mình và câu trả lời của đứa trẻ chính là nỗi lòng của ông.
Ông lão khóc, nước mắt giàn giụa “chảy ròng ròng hai bên má". Đó là giọt nước mắt của biết bao cay đắng, tủi nhục ê chề mà chỉ những người giàu lòng tự trọng như ông mới có được.
Tình yêu cách mạng, lòng tin yêu cụ Hồ của ông lão đã truyền sang cho cả đứa con.
Cả hai bố con ông đều một lòng "ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!".
Tình cảm đó còn thể hiện rõ qua những câu văn nửa trực tiếp - lời văn như lời độc thoại nội tâm của nhân vật: “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết, có bao giờ dám đơn sai". Lời văn rất mộc mạc, giản dị nhưng thấm đẫm tình cảm chân thành và dường như thấm cả những giọt nước mắt của ông lão. Ông lão nói với con chính là để giãi bày tiếng lòng và minh oan cho mình vậy. Mỗi lời của ông như một lời thể sắt đá, cả cái chết cũng không làm ông thay đổi!
Niềm vui của ông Hai khi tin làng thoe giặc được cải chính.
Cái cách ông đi từng nhàm gặp từng người chỉ để nói với họ tin cải chính ấy đã thể hiện được tinh thần yêu nước son sắt của ông Hai, cái tình cảm chân thành của người nông dân chất phác.
Ông kể cho mọi người nghe về trận chống càn quét ở làng chợ Dầu với niềm tự hào khôn tả.
=> Tinh yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng nơi ông thật sâu sắc, mãnh liệt.
Nhà văn Kim Lân đã tạo dựng một tình huống thử thách tâm lí nhân vật rất đặc sắc, qua đó, tính cách, phẩm chất của nhân vật nổi lên thật rõ ràng. Lối kể chuyện giản dị, tự nhiên, gần gũi; ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo; sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm cũng góp phần tạo nên một hình tượng chân thực và đẹp đẽ về người nông dân Việt Nam.
Đoạn trích đã cho ta thấy sự phát triển trong nhận thức của người nông dân Việt Nam: tình yêu làng là cơ sở của tình yêu nước, yêu cách mạng song tình yêu nước vẫn bao trùm lên tất cả và là định hướng hành động cho họ.
 I II . Kết bà i 
Khẳng định lại vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam và tấm lòng của nhà văn đối với họ.
ĐỀ 12
ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10
Môn NGỮ VĂN
Phần I: Đọc hiểu
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
CẬU BÉ VÀ NGƯỜI ĂN XIN
Một cậu bé có nhiều tiến bộ trong học tập nên được bố mẹ cho tiền mua máy nghe nhạc
vật mà cậu ao ước bấy lâu. Đang trên đường đi mua thì cậu gặp một ông lão ăn xin. Cậu ngẫm nghĩ một lúc rồi quyết định lấy tiền thưởng của mình để tặng cho ông lão. Sau đó, cậu trở về nhà với tâm trạng vui vẻ mặc dù cậu không mua được món đồ chơi mơ ước.
(Dẫn theo Sahcs hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2018)
Câu 1 (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2 (0,5 điểm) Tìm thành phần biệt lập trong câu: Một cậu bé có nhiều tiến bộ trong học tập nên được bố mẹ cho tiền mua máy nghe nhạc - vật mà cậu ao ước bấy lâu.
Câu 3 (1,0 điểm) Vì sao cậu bé không mua được món đồ mơ ước mà vẫn vui?
Câu 4 (1,0 điểm) Qua hành động giúp đỡ người ăn xin, em thấy cậu bé là người như thế nào?
Phần II: Làm Văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản trên, em hãy viết một đoạn văn (từ 10 đến 15 dòng) về tình yêu thương giữa con người với con người.
Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của em về hình tượng nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Du).
- Hết -
ĐÁP ÁN ĐỀ THI 
Phần I: Đọc hiểu
Câu 1 (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: Tự sự
Câu 2 (0,5 điểm) Thành phần biệt lập phụ chú - vật mà cậu ao ước bấy lâu.
Câu 3 (1,0 điểm) Mặc dù cậu bé không mua được món đồ mơ ước nhưng cậu vẫn vui vì cậu đã giúp đỡ được người ăn xin.
Câu 4 (1,0 điểm) Qua hành động giúp đỡ người ăn xin, em thấy cậu bé có tấm lòng nhân hậu, biết đồng cảm ,thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ Phần II: Làm Văn (7,0 điểm)
Câu 1.
Giới thiệu vấn đề: Giới thiệu tình yêu thương con người
Bàn luận vấn đề
*Giải thích
Tình yêu thương là một khái niệm chỉ một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết.
+ Yêu thương giữa con người với con người là sự quan tâm, giúp đỡ của chúng ta đối với những người xung quanh
+ Là làm những điều tốt đẹp cho người khác và nhất là những người gặp khó khăn hoạn
nạn.
+ Là thể hiện tình cảm yêu thương và quý mến người khác.
*Bàn luận
Biểu hiện của tình yêu thương:
Trong gia đình:
+ Ông bà thương con cháu, cha mẹ thương con, con thương ba mẹ
+ Cha mẹ chấp nhận hi sinh, cực nhọc để làm việc vất vả và nuôi dạy con cái nên người
+ Con cái biết nghe lời, yêu thương cha mẹ là thể hiện tình yêu thương của mình đối với ba mẹ
+ Tình yêu thương còn thể hiện ở sự hòa thuận quý mến lẫn nhau giữa anh em với nhau.
Trong xã hội:
+ Tình yêu thương thể hiện ở tình yêu đôi lứa
+ Tình yêu thương con người là truyền thống đạo lí
+ Tình thương dành cho những con người có số phận đau khổ, bất hạnh.
+ Quan tâm, chia sẻ vật chất cho những người sống khó khăn, thiếu thốn, cần sự giúp đỡ ở quanh mình.
+ Lên án, đấu tranh chống lại những thế lực đày đọa, bóc lột, ngược đãi con người.
Ý nghĩa của tình yêu thương:
Sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh.
Tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn;
Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa.
Phản đề: Phê phán những người trong xã hội sống thiếu tình thương, vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau chung của đồng loại; những kẻ ích kỉ, chỉ biết lo cho cuộc sống của bản thân mình mà không quan tâm đến bất cứ ai.
Kết thúc vấn đề: Tình yêu thương giữa con người với con người là lẽ sống và mỗi người chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau.
Câu 3.
Dàn ý tham khảo
 I . Mở bài 
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Dẫn dắt vấn đề nghị luận: nhân vật Vũ Nương người con gái thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp, người vợ hiền con thảo nhưng bị hàm oan phải tự tử để bảo vệ danh tiết.
 I I . Thâ n bà i 
1. Phân tích hình tượng nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm
Hoàn cảnh sống của Vũ Nương
+ Xã hội: chiến tranh phong kiến xảy ra, xã hội trọng nam khinh nữ
+ Gia đình: Hôn nhân không có sự bình đẳng về giai cấp, vợ chồng vì chiến tranh mà phải sống xa nhau, tính cách vợ chồng trái ngược nhau.
Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp
+ Người con gái thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp
+ Người vợ một mực thủy chung với chồng, thấu hiểu nỗi khổ và nguy hiểm mà chồng phải đối mặt nơi chiến tuyến, chờ đợi chồng
+ Người con dâu hiếu thảo: chăm sóc mẹ chồng như cha mẹ ruột, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất
+ Người mẹ thương con hết mực:bù đắp thiếu thốn tinh thần của con bằng cách chỉ vào bóng mình trên tường giả làm cha đứa bé
+ Người phụ nữ trọng nhân phẩm tình nghĩa
Số phận của nàng bất hạnh, hẩm hiu
+ Chồng đi lính, một mình phải gánh vác công việc gia đình, chăm sóc con nhỏ, phụng dưỡng mẹ già
+ Bị chồng nghi oan tấm lòng chung thủy, mắng nhiếc, đánh đuổi một cách phũ phàng
+ Dù ở thủy cung luôn nhớ về nhân gian nhưng không thể trở về được
Nghệ thuật xây dựng nhân vật: tạo dựng tình huống để thử thách nhân vật, khắc họa nhân vật qua ngoại hình, hành động, đối thoại... kết hợp với yếu tố kì ảo có thực
Ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm
Thể hiện niềm thương cảm với số phận oan nghiệt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: hiếu thảo, son sắt, nhân hậu...
Lên án, tố cáo chiến tranh phi nghĩa, phê phán nhiều thói xấu trong xã hội như thói gia trưởng, thô bạo, bất bình đẳng giới... luôn chà đạp, vùi dập người phụ nữ
 I II . Kết bà i 
Tác giả Nguyễn Dữ với bút pháp miêu tả nhân vật sinh động, Chuyện người con gái Nam Xương khắc họa được nhân cách cao đẹp và số phận bi thảm của người phụ nữ tài sắc vẹn toàn.
ĐỀ 13
ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10
Môn NGỮ VĂN
PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
BÀI TẬP VỀ NHÀ ĐẦY NHÂN VĂN
Đó là bài tập về nhà cuối năm học của thầy Đỗ Đức Anh (giáo viên bộ môn ngữ văn Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM) dành cho học sinh lớp mình chủ nhiệm - 10A9. Đáng chú ý, bài tập về nhà này lại được thầy Đức Anh soạn và đựng trong những bao thư, gửi phụ huynh trong buổi họp cuối năm để phụ huynh trao cho học sinh. Bài tập về nhà đặc biệt gồm có 6 bài tập nhỏ, đó không phải là những bài tập làm văn thầy Đức Anh vẫn thường ra mà là những lời dặn dò, nhắn nhủ của thầy dành cho học sinh lớp mình. Cụ thể, bài số 1: Hãy để ai đó trong gia đình ôm em nếu kết quả học tập vừa rồi không được như ý; bài số 2: Hãy tận hưởng mùa hè của mình với tất cả năng lượng tuổi trẻ; bài số 3: Hãy tranh thủ trau dồi ngoại ngữ và các kỹ năng mềm cần thiết; bài số 4: Các bạn nam hãy luôn biết cách vượt qua giông bão cuộc đời với tinh thần của một chiến binh. Các bạn nữ hãy đứng dậy, tô thêm son, mỉm cười và kiêu hãnh tiến về phía trước. Bởi vì, nếu em không phải là một cái cây thì chẳng lý gì chúng ta lại cứ phải đứng im một chỗ; bài số 5: Một buổi tối nào đó trong đời, nếu em cảm thấy cô đơn hay buồn tủi, hãy hồi tưởng lại những ký ức dịu dàng của thầy trò mình. Hoặc lúc nào đó muốn một ai đó lắng nghe nỗi thất vọng cùng cực của mình, hãy cứ gọi cho thầy, thầy vẫn luôn ở đây; bài số 6: Hãy luôn là một người tử tế và hạnh phúc, nghe.
Thời gian nộp bài dành cho bài tập về nhà đặc biệt này lại được thay bằng lời căn dặn:
Em sẽ có rất nhiều thời gian để hoàn thành 6 bài tập về nhà đặc biệt này, hãy cứ thong thả, đừng vội nộp bài. Bởi thầy biết, có những bài tập mà các em phải mất cả tuổi trẻ, thậm chí cả cuộc đời mới có thể làm xong.
Cuối bài tập về nhà, thầy Đức Anh không quên nhắn nhủ học sinh: “Người ta thường
nói, trưởng thành không phải là lúc ta làm được những điều lớn lao mà là lúc ta hiểu được những điều nhỏ bé. Con đường trưởng thành sẽ luôn có sự rời xa theo cách này hay cách khác. Nhưng hãy tin, lời tạm biệt thực ra không phải là lời từ biệt mà là một lời hứa hẹn gặp lại. Thầy rất vui vì những năm tháng tuổi trẻ chúng ta đã gặp nhau”.
(...) Theo thầy Đức Anh, một năm học không chỉ kết thúc bằng một lễ tổng kết mà người giáo viên sẽ vẫn có thể dạy học sinh n

File đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_co_dap_an.docx