Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phú Nhuận (Có đáp án)

PHẦN I: ĐỌC –HIỂU

 Hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :

 “Lòng tự trọng nằm ngay trong bản thân mỗi người. Nó là nguời thầy, người bạn, người hộ vệ thân thiết và chân thành nhất của chúng ta. Lòng tự trọng giúp ta biết cách hành xử đúng mực cũng như luôn dũng cảm trong việc đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác. Mọi sự khôn ngoan đều bắt đầu từ lòng tự trọng. Với lòng tự trọng, bạn sẽ trở nên năng động và can đảm, sẵn sàng tiến về phía trước để mở lối cho những người đi sau. Lòng tự trọng, bắt nguồn từ việc bạn yêu thương và tôn trọng chính bản thân mình. Quả thật, nếu không tôn trọng chính mình, làm sao bạn có thể học cách yêu thương và tôn trọng người khác”.

(Goerge Matthew Adams - Không gì là không thể, Thu Hằng dịch, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2017, tr. 27)

 Câu 1. (0,5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

 Câu 2. (0,5 điểm) Trong đoạn trích, từ “ nó” được dùng để thay thế cho từ ngữ nào?

 Câu 3. (1,0 điểm) Dựa vào đoạn trích, em hãy cho biết: Nếu không có lòng tự trọng, con người sẽ trở nên như thế nào?

 Câu 4. (1,0 điểm) Em có đồng ý với ý kiến “Lòng tự trọng bắt nguồn từ việc bạn yêu thương và tôn trọng chính bản thân mình" không? Vì sao?

 

doc 4 trang linhnguyen 3600
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phú Nhuận (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phú Nhuận (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phú Nhuận (Có đáp án)
UBND HUYỆN CAI LẬY
 TRƯỜNG THCS PHÚ NHUẬN
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II
Năm học: 2020 - 2021
MÔN: NGỮ VĂN 
Thời gian :120 phút ( Không kể thời gian giao đề)
PHẦN I: ĐỌC –HIỂU
 Hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
 “Lòng tự trọng nằm ngay trong bản thân mỗi người. Nó là nguời thầy, người bạn, người hộ vệ thân thiết và chân thành nhất của chúng ta. Lòng tự trọng giúp ta biết cách hành xử đúng mực cũng như luôn dũng cảm trong việc đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác. Mọi sự khôn ngoan đều bắt đầu từ lòng tự trọng. Với lòng tự trọng, bạn sẽ trở nên năng động và can đảm, sẵn sàng tiến về phía trước để mở lối cho những người đi sau. Lòng tự trọng, bắt nguồn từ việc bạn yêu thương và tôn trọng chính bản thân mình. Quả thật, nếu không tôn trọng chính mình, làm sao bạn có thể học cách yêu thương và tôn trọng người khác”. 
(Goerge Matthew Adams - Không gì là không thể, Thu Hằng dịch, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2017, tr. 27)
 Câu 1. (0,5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 
 Câu 2. (0,5 điểm) Trong đoạn trích, từ “ nó” được dùng để thay thế cho từ ngữ nào?
 Câu 3. (1,0 điểm) Dựa vào đoạn trích, em hãy cho biết: Nếu không có lòng tự trọng, con người sẽ trở nên như thế nào?
 Câu 4. (1,0 điểm) Em có đồng ý với ý kiến “Lòng tự trọng bắt nguồn từ việc bạn yêu thương và tôn trọng chính bản thân mình" không? Vì sao? 
 PHẦN II: LÀM VĂN
Câu 1. (2,0 điểm)
 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận ( khoảng 1 trang giấy thi) về lòng tự trọng của người học sinh trong học tập và rèn luyện.
Câu 2. (5,0 điểm)
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữ một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
(Viễn Phương- Viếng Lăng Bác)
Trình bày cảm nhận của em về hai khổ thơ trên.
...............................................HẾT..............................................
UBND HUYỆN CAI LẬY
 TRƯỜNG THCS PHÚ NHUẬN
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II
Năm học: 2020 - 2021
MÔN: NGỮ VĂN 
Thời gian : 120 phút ( Không kể thời gian giao đề)
I. Yêu cầu 
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
2
3
4
II.
1.
2.
 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
0. 5 
Từ nó được dùng để thay thế cho từ ngữ: lòng tự trọng.
0. 5
Nếu không có lòng tự trọng, con người sẽ trở nên hèn hạ, sống giả dối, không biết cách yêu thương và tôn trọng người khác.
Em đồng ý:
Vì nêú bạn không biết yêu thương và tôn trọng chính bản thân mình thì bạn cũng chẳng thể yêu thương và tôn trọng người khác.
1.0
0.25
0.75
TẬP LÀM VĂN
1. Yêu cầu về kĩ năng: phải trình bày đúng hình thức 1 đoạn văn: không xuống dòng, đầu dòng lùi vào 1 ô. Văn mạch lạc
2. Yêu cầu về kiến thức: học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau, có thể tham khảo các ý chính sau:
 - Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của chính mình.
- Người có lòng tự trọng luôn biết tôn trọng bản thân và người khác, tôn trọng công bằng và lẽ phải, sống trong sạch, trung thực với mọi người, hướng kết quả cao nhất trong công việc.
- HS tự trọng trong học tập và rèn luyện có nghĩa là phải không ngừng nỗ lực học tập dựa vào bản thân, không gian lận, phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. Ý nghĩa:
. Tự trọng mang lại niềm vui, sự tin tưởng, tôn trọng.
. Tự trọng tôn vinh vẻ đẹp nhân cách, khẳng định sức mạnh trí tuệ.
. Luôn tự tin, chủ động, vững vàng.
-Nhiều học sinh còn thiếu tự trọng trong học tập và rèn luyện.
Liên hệ: luôn nỗ lực hoàn thiện bản thân về học vấn và nhân cách.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
Yêu cầu về hình thức:
Bài viết đảm bảo cấu trúc của một bài văn gồm 3 phần:
+ Mở bài: Nêu được vấn đề
+ Thân bài: Triển khai được vấn đề
+ Kết bài: Khái quát được vấn đề
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 
Yêu cầu về nội dung:
Bài viết đảm bảo những nội dung sau đây:
Mở bài: Giới thiệu về tác giả Viễn Phương, tác phẩm Viếng lăng Bác.
Thân bài: Trình bày cảm nhận về hai khổ thơ 3 và 4
a/ Tâm trạng của nhà thơ khi vào trong lăng ( khổ 3)
Hai câu thơ đầu
Viễn Phương đã sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh để làm bớt không khí đau thương. Bác đang nằm đó nhẹ nhàng, thanh thản như đang chìm vào trong giấc ngủ ngon. 
Hình ảnh “vầng trăng sáng diệu hiền”;
+ Hình ảnh tả thực: ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của những ngọn đèn nhẹ nhàng lan tỏa trong không gian.
 + Hình ảnh vầng trăng: gợi cho ta nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, trong sáng, thanh cao của Bác. Và trăng còn là người bạn tri âm, tri kỉ với Bác lúc sinh thời.
Hai câu thơ tiếp theo:
Trời xanh: hình ảnh ẩn dụ -> khẳng định sự trường tồn của Bác, Bác đã hóa thân vào non sông đất nước
“Nhói”: diễn tả tình cảm chân thành, đau xót đến tột cùng, cùng sự tiếc nuối khôn nguôi của nhà thơ về sự ra đi của Bác.
Nhà thơ đau xót trước sự thực Bác ra đi
b/ Tâm trạng của nhà thơ khi rời xa lăng ( khổ 4)
Thương trào nước mắt: Sự xúc động ấy cùng với nỗi niềm đau xót kìm nén từ ban đầu đã bật thành một tiếng khóc, tiếng nấc nghẹn ngào
Ước nguyện của nhà thơ :
+ Muốn làm con chim để -> dâng tiếng hót
+ Muốn làm đóa hoa dâng -> hương sắc
+ Muốn làm cây tre ->trung hiếu
-> Điệp từ: “muốn làm” lặp lại 3 lần như khẳng định lại ước muốn của nhà thơ.
->Đó là những ước muốn giản dị, bé nhỏ nhưng mãnh liệt thể hiện cảm xúc bâng khuâng, xốn xang, lưu luyến, bịn rịn của nhà thơ không muốn rời xa Bác, muốn hóa thân vào thiên nhiên để được gần Bác.
-> Tình cảm thiêng liêng của dân tộc Việt Nam đối với Bác
- Hình ảnh cây tre lặp lại ở khổ thơ cuối tạo ra kết cuối đầu cuối tương ứng. Cây tre là biểu tượng cho ý chí và sức mạnh của dân tộc => khẳng định sự tin tưởng, sự trung thành của mỗi người dân Việt Nam vào Bác, vào lý tưởng và chân lý mà Bác đem tới cho chúng ta.
Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.
0,5
0,5
 0,5
0,5
 0,5
0.5
0.5
0.5
0.25
0.25
0.5

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_2_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2020_2021_truong.doc