Đề kiểm tra học kì 2 Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Đại Lào
Câu I: Khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng (1 điểm).
1/ Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất vào thời gian:
A. năm 1874. B. năm 1873.
C. năm 1875. D. năm 1876.
2/ Người chỉ huy quân ta chống Pháp ở Đà Nẵng là:
A. Nguyễn Danh Phương. B. Nguyễn Trung Trực.
C. Trương Định. D. Nguyễn Tri Phương.
3/ Cuộc khởi nghĩa Hương Khê bắt đầu vào thời gian:
A. năm 1883. B. năm 1884.
C. năm 1885. D. năm 1886.
4/ Người phát động phong trào “Cần vương” là:
A. vua Hàm Nghi. B. Phan Châu Trinh.
C. Phạm Bành. D. Phan Bội Châu.
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 2 Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Đại Lào", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì 2 Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Đại Lào
PHÒNG GD – ĐT BẢO LỘC MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II. MÔN LỊCH SỬ 8 TRƯỜNG THCS ĐẠI LÀO NĂM HỌC: 2019 - 2020 Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL TN TL Chủ đề I: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858 - 1884) - Biết được người chỉ huy quân ta chống Pháp ở Đà Nẵng. - Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất vào năm nào? Số câu Số điểm Tỉ lệ ½ 0.5 5 % ½ câu 0.5 điểm 5% Chủ đề II: Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX - Ai là người phát động phong trào “Cần vương” - Khởi nghĩa Hương Khê bắt đầu vào thời gian nào? - Nội dung các hiệp ước Nhâm Tuất, Giáp Tuất, Quý Mùi, Pa-tơ-nốt. - Ý nghĩa của khởi nghĩa Yên Thế. - Nếu là văn thân, sĩ phu, em có hưởng ứng “Chiếu Cần vương? Số câu Số điểm Tỉ lệ ½ 0.5 5 % 2 2 20% 1 2 20% 3,5 câu 4.5 điểm 45 % Chủ đề III: Xã hội Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu XX - Nêu sự khác nhau về chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện giữa hai xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX: bạo động và cải cách. Vì sao Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường cứu nước của các vị tiền bối mà quyết định đi tìm con đường cứu nước mới? Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 3 30% 1 2 20% 2 câu 5 điểm 50 % Tổng số câu Tổng số câu Tỉ lệ 2 4 40% 3 4 40% 1 2 20% 6 10 100% PHÒNG GD-ĐT TP BẢO LỘC TRƯỜNG THCS ĐẠI LÀO HỌ VÀ TÊN: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - Năm học 2019 - 2020 Lớp 8 LỊCH SỬ 8 - Thời gian 45 phút ĐIỂM LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ĐỀ I: A/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Câu I: Khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng (1 điểm). 1/ Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất vào thời gian: A. năm 1874. B. năm 1873. C. năm 1875. D. năm 1876. 2/ Người chỉ huy quân ta chống Pháp ở Đà Nẵng là: A. Nguyễn Danh Phương. B. Nguyễn Trung Trực. C. Trương Định. D. Nguyễn Tri Phương. 3/ Cuộc khởi nghĩa Hương Khê bắt đầu vào thời gian: A. năm 1883. B. năm 1884. C. năm 1885. D. năm 1886. 4/ Người phát động phong trào “Cần vương” là: A. vua Hàm Nghi. B. Phan Châu Trinh. C. Phạm Bành. D. Phan Bội Châu. Câu II: Chọn các cụm từ cho sẵn điền vào chỗ (.) sao cho đúng về ý nghĩa của phong trào Yên Thế (1 điểm). thủ lĩnh, xâm lược, nông dân, giai cấp tiên tiến, bình định, công nhân, tinh thần yêu nước Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) là phong trào đấu tranh lớn nhất của .......................... cuối thế kỉ XIX. Cuộc khởi nghĩa thể hiện ............................................... của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình ............................... của thực dân Pháp và đặt ra yêu cầu nông dân cần có một ............................................... lãnh đạo. Câu III: Hãy nối mốc thời gian (cột A) sao cho phù hợp với nội dung sự kiện (cột B) (1 điểm). Cột A (Thời gian) Cột B (Nội dung) A nối B Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) A. Thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì, Trung Kì. Mọi việc của triều đình Huế đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế. 1 nối ... Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874) B. Chế độ phong kiến Việt Nam đã sụp đổ và được thay bằng chế độ nửa phong kiến nửa thuộc địa. 2 nối ... Hiệp ước Quý Mùi (25-8-1883) C. Thừa nhận Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông và đảo Côn Lôn (Côn Đảo); mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán. Bỏ lệnh cấm đạo, cho Pháp tự do truyền đạo, bồi thường chiến phí cho Pháp. 3 nối ... Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884) D. Pháp rút quân khỏi Bắc Kì; triều đình thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp. 4 nối ... E. Nhà Thanh cam kết rút hết quân đội khỏi Bắc Kì. B/ TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: Nêu sự khác nhau về chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện giữa hai xu hướng cách mạng đầu thế kỉ XX? (3 điểm) Câu 2: Nếu là văn thân, sĩ phu, em có hưởng ứng “Chiếu Cần vương” không? (2 điểm) Câu 3: Vì sao Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường cứu nước của các vị tiền bối mà quyết định đi tìm con đường cứu nước mới? (2 điểm PHÒNG GD-ĐT TP BẢO LỘC TRƯỜNG THCS ĐẠI LÀO HỌ VÀ TÊN: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - Năm học 2019 - 2020 Lớp 8 LỊCH SỬ 8 - Thời gian 45 phút ĐIỂM LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ĐỀ II: I/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Câu I: Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng (1 điểm). 1/ Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất vào thời gian: A. năm 1873. B. năm 1874. C. năm 1875. D. năm 1876. 2/ Người chỉ huy quân ta chống Pháp ở Đà Nẵng là: A. Nguyễn Danh Phương B. Nguyễn Tri Phương. C. Trương Định D. Nguyễn Trung Trực. 3/ Cuộc khởi nghĩa Hương Khê bắt đầu vào thời gian: A. năm 1883. B. năm 1884. C. năm 1885. D. năm 1886. 4/ Người phát động phong trào “Cần vương” là: A. Phan Bội Châu. B. Phan Châu Trinh. C. Phạm Bành. D. vua Hàm Nghi. Câu II: Hãy nối mốc thời gian (cột A) sao cho phù hợp với nội dung sự kiện (cột B) (1 điểm). Cột A (Thời gian) Cột B (Nội dung) A nối B Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) A. Thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì, Trung Kì. Mọi việc của triều đình Huế đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế. 1 nối ... Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874) B. Thừa nhận Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông và đảo Côn Lôn (Côn Đảo); mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán. Bỏ lệnh cấm đạo, cho Pháp tự do truyền đạo, bồi thường chiến phí cho Pháp. 2 nối ... Hiệp ước Quý Mùi (25-8-1883) C. Chế độ phong kiến Việt Nam đã sụp đổ và được thay bằng chế độ nửa phong kiến nửa thuộc địa. 3 nối ... Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884) D. Pháp rút quân khỏi Bắc Kì; triều đình thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp. 4 nối ... E. Nhà Thanh cam kết rút hết quân đội khỏi Bắc Kì. Câu III: Chọn các cụm từ cho sẵn điền vào chỗ (.) sao cho đúng về ý nghĩa của phong trào Yên Thế (1 điểm). thủ lĩnh, xâm lược, nông dân, giai cấp tiên tiến, bình định, công nhân, tinh thần yêu nước Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) là phong trào đấu tranh lớn nhất của .......................... cuối thế kỉ XIX. Cuộc khởi nghĩa thể hiện ............................................... của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình ............................... của thực dân Pháp và đặt ra yêu cầu nông dân cần có một ............................................... lãnh đạo. B/ TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: Nếu là văn thân, sĩ phu, em có hưởng ứng “Chiếu Cần vương” không? (2 điểm) Câu 2: Vì sao Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường cứu nước của các vị tiền bối mà quyết định đi tìm con đường cứu nước mới? (2 điểm) Câu 3: Nêu sự khác nhau về chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện giữa hai xu hướng cách mạng đầu thế kỉ XX? (3 điểm) PHÒNG GD – ĐT BẢO LỘC TRƯỜNG THCS ĐẠI LÀO ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - MÔN LỊCH SỬ 8 NĂM HỌC: 2019- 2020 ĐỀ I I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm 1 2 3 4 B D C A Câu 2: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm 1 2 3 4 nông dân tinh thần yêu nước bình định giai cấp tiên tiến Câu 3: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm 1 2 3 4 C B A D II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: (3 điểm) Xu hướng bạo động gắn liền với Phan Bội Châu và xu hướng cải cách gắn liền với Phan Châu Trinh. Phan Bội Châu với xu hướng bạo động: Phan Châu Trinh với xu hướng cải cách Chủ trương - Xác định kẻ thù chính là Thực dân Pháp, mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc, mục tiêu đánh Pháp để chống phong kiến - Xác định kẻ thù là phong kiến, mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giai cấp, mục tiêu là lật đổ phong kiến để canh tân đất nước. Biện pháp - Thực hiện đường lối vũ trang, bạo động, cầu viện nước ngoài, dựa vào Nhật để chống Pháp - Thực hiện chủ trương ôn hòa, kêu gọi dân quyền, dân sinh, dân khí. - Mở trường theo lối mới để nâng cao dân trí, dựa vào Pháp chống phong kiến. Khả năng thực hiện - Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân nhưng chủ trương cầu viện Nhật Bản khó thực hiện. - Không thể thực hiện vì trái với chính sách cai trị của Pháp. Câu 2: (2 điểm) - Giải thích ”Chiếu Cần vương” có nghĩa là giúp vua cứu nước. (0.25đ) - Tôn thất Thuyết đã nhân danh vua ra Chiếu cần vương để kêu gọi sĩ phu và nhân dân giúp vua chống lại Pháp, giành độc lập dân tộc. (0.25đ) - HS có thể trả lời có hoặc không và giải thích vì sao (1,5đ) + Có vì đó là lời kêu gọi tâm huyết của một ông vua trẻ có tinh thần yêu nước và khẳng khái, mong muốn giành độc lập dân tộc, giúp vua cũng là giúp dân cứu nước. “Chiếu cần vương” phù hợp với tâm tư, nguyện vọng và truyền thống yêu nước của quảng đại quần chúng nhân dân Việt Nam. + Không vì khi Thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều đình Huế có đứng về phía nhân dân chống Pháp đâu. Thậm chí còn kí với Pháp Hiệp ước Hắc -măng 1883 và Hiệp ước Pa-tơ-nôt 1884 đề Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa của Pháp; đẩy nhân dân vào cảnh lầm than, cơ cực. Câu 3: (2 điểm) * Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường cứu nước của các vị tiền bối mà quyết định đi tìm con đường cứu nước mới: - Nguyễn Tất Thành rất khâm phục các bậc tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh nhưng Người không tán thành chủ trương và con đường cứu nước của các ngài. Nguyễn Tất Thành nhận xét rằng: Phan Bội Châu dựa vào Nhật để chống Pháp thì chẳng khác nào “rước hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Phan Châu Trinh dựa vào Pháp để chống phong kiến thì chẳng khác nào “xin giặc dủ lòng thương”. (0.5đ) - Các nhà yêu nước thời chống Pháp là các văn thân, sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản. Điều đó không phù hợp với tình hình thực tiễn nước ta. (0.5đ) - Khủng hoảng về đường lối cách mạng, lãnh đạo (các cuộc khởi nghĩa trước đó đều bị thất bại) (0.5đ) - Vì thế, ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây (nước Pháp) để tìm hiểu vì sao nước Pháp lại thống trị nước mình và thực chất các từ “tự do, bình đẳng, bác ái”; hòa mình vào cuộc sống của người lao động, tiếp nhận Cách mạng tháng Mười Nga để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. (0.5đ) ĐỀ II I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm 1 2 3 4 A B C D Câu 2: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm 1 2 3 4 B D A C Câu 3: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm 1 2 3 4 nông dân tinh thần yêu nước bình định giai cấp tiên tiến II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) - Giải thích ”Chiếu Cần vương” có nghĩa là giúp vua cứu nước. (0.25đ) - Tôn thất Thuyết đã nhân danh vua ra Chiếu cần vương để kêu gọi sĩ phu và nhân dân giúp vua chống lại Pháp, giành độc lập dân tộc. (0.25đ) - HS có thể trả lời có hoặc không và giải thích vì sao (1,5đ) + Có vì đó là lời kêu gọi tâm huyết của một ông vua trẻ có tinh thần yêu nước và khẳng khái, mong muốn giành độc lập dân tộc, giúp vua cũng là giúp dân cứu nước. “Chiếu cần vương” phù hợp với tâm tư, nguyện vọng và truyền thống yêu nước của quảng đại quần chúng nhân dân Việt Nam. + Không vì khi Thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều đình Huế có đứng về phía nhân dân chống Pháp đâu. Thậm chí còn kí với Pháp Hiệp ước Hắc -măng 1883 và Hiệp ước Pa-tơ-nôt 1884 đề Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa của Pháp; đẩy nhân dân vào cảnh lầm than, cơ cực. Câu 2: (2 điểm) * Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường cứu nước của các vị tiền bối mà quyết định đi tìm con đường cứu nước mới: - Nguyễn Tất Thành rất khâm phục các bậc tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh nhưng Người không tán thành chủ trương và con đường cứu nước của các ngài. Nguyễn Tất Thành nhận xét rằng: Phan Bội Châu dựa vào Nhật để chống Pháp thì chẳng khác nào “rước hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Phan Châu Trinh dựa vào Pháp để chống phong kiến thì chẳng khác nào “xin giặc dủ lòng thương”. (0.5đ) - Các nhà yêu nước thời chống Pháp là các văn thân, sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản. Điều đó không phù hợp với tình hình thực tiễn nước ta. (0.5đ) - Khủng hoảng về đường lối cách mạng, lãnh đạo (các cuộc khởi nghĩa trước đó đều bị thất bại) (0.5đ) - Vì thế, ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây (nước Pháp) để tìm hiểu vì sao nước Pháp lại thống trị nước mình và thực chất các từ “tự do, bình đẳng, bác ái”; hòa mình vào cuộc sống của người lao động, tiếp nhận Cách mạng tháng Mười Nga để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. (0.5đ) Câu 3: (3 điểm) Xu hướng bạo động gắn liền với Phan Bội Châu và xu hướng cải cách gắn liền với Phan Châu Trinh. Phan Bội Châu với xu hướng bạo động. (1,5đ) Phan Châu Trinh với xu hướng cải cách. (1.5đ) Chủ trương - Xác định kẻ thù chính là Thực dân Pháp, mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc, mục tiêu đánh Pháp để chống phong kiến. (0.5đ) - Xác định kẻ thù là phong kiến, mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giai cấp, mục tiêu là lật đổ phong kiến để canh tân đất nước. (0.5đ) Biện pháp - Thực hiện đường lối vũ trang, bạo động, cầu viện nước ngoài, dựa vào Nhật để chống Pháp. (0.5đ) - Thực hiện chủ trương ôn hòa, kêu gọi dân quyền, dân sinh, dân khí. - Mở trường theo lối mới để nâng cao dân trí, dựa vào Pháp chống phong kiến. (0.5đ) Khả năng thực hiện - Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân nhưng chủ trương cầu viện Nhật Bản khó thực hiện. (0.5đ) - Không thể thực hiện vì trái với chính sách cai trị của Pháp. (0.5đ)
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_2_lich_su_lop_8_nam_hoc_2019_2020_truong.doc