Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021

Phần đọc – hiểu Ngữ liệu: Văn bản văn học/nhật dụng, độ dài khảng 150-200 chữ

 - Nhận diện được phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ văn bản , biện pháp tu từ của đoạn văn bản- Thu thập thông tin trong văn bản -- Hiểu được quan điểm, tư tưởng của tác giả.

- Khái quát được chủ đề, nội dung chính mà văn bản đề cập đến

- Hiểu được tác dụng, ý nghĩa của việc sử dụng thể loại, phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ, hình ảnh, chi tiết - Nhận xét, đánh giá về quan điểm, tư tưởng của tác giả, nêu ý kiến cá nhân

- Nhận xét đánh giá một giá trị nội dung nghệ thuật của văn bản

_ Rút ra bài học về tư tưởng , nhận thức.

Tạo lập văn bản Nghị luận xã hội

Viết đoạn văn (200 chữ)

 Viết một đoạn văn nghị luận xã hội theo yêu cầu ( đoạn văn có câu chủ đề - theo cách diễn dịch, quy nạp )

 

docx 7 trang linhnguyen 1760
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021

Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021
I. BẢNG MÔ TẢ CHUNG 
 Mức độ
\Chủ đề
Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng 
Vận dụng cao
Phần đọc – hiểu
Ngữ liệu: Văn bản văn học/nhật dụng, độ dài khảng 150-200 chữ 
- Nhận diện được phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ văn bản , biện pháp tu từ của đoạn văn bản- Thu thập thông tin trong văn bản 
-- Hiểu được quan điểm, tư tưởng của tác giả.
- Khái quát được chủ đề, nội dung chính mà văn bản đề cập đến 
- Hiểu được tác dụng, ý nghĩa của việc sử dụng thể loại, phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ, hình ảnh, chi tiết 
- Nhận xét, đánh giá về quan điểm, tư tưởng của tác giả, nêu ý kiến cá nhân 
- Nhận xét đánh giá một giá trị nội dung nghệ thuật của văn bản 
_ Rút ra bài học về tư tưởng , nhận thức. 
Tạo lập văn bản 
Nghị luận xã hội
Viết đoạn văn (200 chữ)
Viết một đoạn văn nghị luận xã hội theo yêu cầu ( đoạn văn có câu chủ đề - theo cách diễn dịch, quy nạp) 
Văn nghị luận 
- Viết bài văn tự sự có kết hợp các yếu tố: miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm)
Viết bài văn nghị luận 
MA TRẬN ĐỀ:
Mức độ
\Chủ đề
Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng 
Vận dụng cao
Tổng
Phần đọc – hiểu
Ngữ liệu: Văn bản văn học/ nhật dụng, (độ dài khoảng 200 chữ)
- Nhận diện được thể thơ phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ văn bản , biện pháp tu từ của đoạn văn bản 
-- Phân biệt được nghĩa của từ( nghĩa gốc, nghĩa chuyển)
- Khái quát được chủ đề, nội dung chính mà văn bản đề cập đến 
- Hiểu được tác dụng, ý nghĩa của việc sử dụng biện pháp tu từ 
Sè c©u:
Sè ®iÓm
TØ lÖ
1
0,5
5%
3
2,5
25%
4
3
30%
Tạo lập văn bản 
Nghị luận xã hội
Viết đoạn văn (8- 10 câu theo cách lập luận diễn dịch)
Viết một đoạn văn nghị luận xã hội theo yêu cầu ( đoạn văn có câu chủ đề - theo cách diễn dịch  ) 
Sè c©u:
Sè ®iÓm
TØ lÖ
Sè c©u:1
Sè ®iÓm 2
TØ lÖ: 20%
1
2
20%
Nghị luận văn học :
- Viết bài văn nghị luận văn học
Viết bài văn nghị luận văn học 
Sè c©u:
Sè ®iÓm
TØ lÖ
1
5
50%
1
5
50%
Tổng 
Sè c©u
Sè ®iÓm
TØ lÖ
1
0,5
5%
3
2,5
25%
1
2
20%
1
5
50%
6
10
100%
ĐỀ BÀI:
PHẦN ĐỌC – HIỂU: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
      Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Thời gian là một dòng chảy thẳng, không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lại. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất. Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời, cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến tuổi già. Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ. Hãy quý trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này; nền kinh tế tri thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấm thép, con tàu tốc hành của các nước phát triển, trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài ngàn kilômét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh, rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế toàn cầu hiện nay. Giá trị là cần thiết, những chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước.
(Phong cách sống của người đời, nhà báo Trường Giang, theo nguồn Internet)
Câu 1(0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2(0,5 điểm). Hãy chỉ ra trong đoạn trích 01 phép liên kết về hình thức.
Câu 3( 1,0 điểm). Em hiểu như thế nào về câu văn: “Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ”?
Câu 4(1,0 điểm). Thông qua đoạn trích trên, em hãy nêu ngắn gọn bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân.
Phần II. Làm văn (6 điểm):
Câu 1( 2,0 điểm): Viết đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch (có độ dài khoảng 10-12 câu )triển khai câu chủ đề sau: “ Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong những giây phút khó khăn nhất của cuộc đời. ” 
Câu 2(5,0 điểm): Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM
PHẦN
ĐỌC- HIỂU 
1
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: nghị luận.
0,5
2
Hãy chỉ ra trong đoạn trích 01 phép liên kết về hình thức.
1 phép liên kết về hình thức là phép lặp: Thời gian
0,5
3
Em hiểu như thế nào về câu văn: “Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ”?
“Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ”: Thời gian sẽ liên tục trôi qua mà không biện pháp nào có thể ngăn cản; nó không phụ thuộc vào bất cứ điều gì. Dù bạn có nhanh hay chậm, thời gian vẫn sẽ cứ tuần hoàn trôi đi.
1,0
4
Thông qua đoạn trích trên, em hãy nêu ngắn gọn bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân.
Bài học có ý nghĩa nhất: Con người cần biết quý trọng thời gian, biết sử dụng quỹ thời gian của mình cho hợp lí để không bỏ lỡ các cơ hội trong cuộc đời hay hối tiếc vì những gì đã qua.
1,0
PHẦN 2. LÀM VĂN
1
Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý chính sau:
- Đặt vấn đề: Trong cuộc sống, con người có nhiều bạn bè nhưng không phải ai cũng là người dám đến với ta trong những thời điểm khó khăn nhất của cuộc đời. (0,5 điểm)
 - Người bạn tốt là người cùng chung sở thích, cùng nhau học tập hoặc lao động.. 
- Người bạn tốt nhất nhất là người sẵn sàng cùng ta đối mặt với khó khăn, hoạn nạn, giúp ta vượt qua khó khăn, giữ vững niềm tin để vươn lên. (05 điểm) 
* Nhận định, đánh giá(1,0điểm): Đây một quan niệm đúng đắn về tình bạn. Quan niệm đó giúp mỗi người chúng ta hiểu rõ hơn sự đẹp đẽ của tình bạn, xây dựng được cách nhìn đúng đắn về một người bạn tốt.
- Tuy nhiên, có những người không biết coi trọng tình bạn, sống ích kỉ, lợi dụng lòng tốt của người khác cần phải phê phán.
- Khẳng định người bạn tốt sẽ luôn bên ta trong những lúc khó khăn nhất vì vậy chúng ta phải biết trân trọng tình bạn, xây dựng cho mình một tình bạn đẹp. 
2,0
2
1. Yêu cầu về kỹ năng: 
- Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Bố cục rõ ràng, hợp lý, lí lẽ dẫn chứng xác thực, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục. 
- Nêu rõ những cảm nhận, ấn tượng riêng của bản thân.
- Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, đúng chính tả, ngữ pháp, dùng từ chính xác.
2. Yêu cầu kiến thức: 
- HS có thể sắp xếp, trình bày, diễn đạt theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau đây: 
* Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Cảm nhận chung về nhân vật anh thanh niên
* Thân bài 
- Anh thanh niên là nhân vật trung tâm của truyện, chỉ xuất hiện trong giây lát nhưng vẫn là điểm sáng nổi bật nhất trong bức tranh mà tác giả thể hiện.
- Anh thanh niên là một người có lòng yêu đời, yêu nghề khiến người đọc cảm phục, ngưỡng mộ.
+ Hoàn cảnh sống và làm việc đặc biệt: sống một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng làm bạn với cỏ cây và mây mù, gian khổ nhất với anh là phải vượt qua nỗi cô đơn...; công việc đo gió, đo nắng, tính mây, đo chấn động địa chất, dự vào công việc báo trước thời tiết hằng ngày, phụ vụ sản xuất, phụ vụ chiến đấu...
+ Anh là người yêu đời, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc (dẫn chứng).
+ Là người có suy nghĩ đúng đắn về công việc dẫn chứng).
- Là người biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống khoa học, ngăn nắp, chủ động: trồng hoa, nuôi gà, đọc sách... 
- Ở người thanh niên ấy còn có những nét tính cách và phẩm chất rất đáng quí: sự cởi mở, chân thành, rất quí trọng tình cảm con người, quan tâm đến người khác, khao khát gặp gỡ mọi người (dẫn chứng)
- Anh còn là người rất khiêm tốn, thành thực, quý trọng lao động sáng tạo (dẫn chứng)
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn...
* Kết bài
 - Khẳng định vẻ đẹp của nhân vật
 - Suy nghĩ liên hệ bản thân.
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
1,0
0,5
0,25
0,25
Suy nghĩ về lòng khoan dung trong cuộc sống: (2 điểm)
 - Khoan dung là tha thứ rộng lượng với người khác nhất là những người gây đau khổ với mình. Đây là thái độ sống đẹp, một phẩm chất đáng quí của con người.
 - Vai trò của khoan dung: 
+ Tha thứ cho người khác chẳng những giúp người đó sống tốt đẹp hơn mà bản thân chúng ta cũng sống thanh thản...Đặc biệt trong quá trình giáo dục con người, sự khoan dung đem lại hiệu quả hơn hẳn so với việc áp dụng các hình phạt khác. 
+ Khoan dung giúp giải thoát những hận thù, tranh chấp cân bằng cuộc sống, sống hòa hợp hơn với mọi ngƣời xung quanh. 
+ Đối lập với khoan dung là đố kị, ghen tỵ, ích kỉ, định kiến.
 +Khoan dung không có nghĩa là bao che cho những việc làm sai trái. 
* Lưu ý: Trong quá trình làm bài, thí sinh cần tìm được những dẫn chứng sinh động, phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề.
 3. Rút ra bài học nhận thức
 - Cần phải sống khoan dung nhân ái. 
- Sống khoan dung với ngƣời cũng chính là khoan dung với mình.
Lòng yêu thương con người trong xã hội hiện đại
- Giới thiệu về đề tài cần nghị luận: Lòng yêu thương của con người trong xã hội hiện nay.
* Giải thích:
Lòng yêu thương là sự quan tâm chăm sóc, che chở, lo lắng cho nhau giữa con người với con người.
* Biểu hiện:
- Tình yêu thương được xuất phát từ trái tim, luôn yêu thương, quan tâm người khác.
- Biết giúp đỡ, sẵn sàng chia sẻ
- Biết hy sinh, tha thứ cho người khác.
- Dẫn chứng chứng minh: Tình cảm gia đình, thầy trò, hàng xóm láng giềng, chung tay góp từ thiện ủng hộ...
* Ý nghĩa:
- Mang lại hạnh phúc cho nhân loại.
- Tình cảm giữa con người với con người ngày một bền chặt hơn.
- Xây dựng được một xã hội văn minh, giàu tình người.
* Phản đề:
Những người sống vô cảm, không biết yêu thương con người, đối xử tệ bạc với nhau.
* Liên hệ, rút ra bài học:
Lòng yêu thương rất quan trọng, cần yêu thương con người nhiều hơn
Kết đoạn
Mở rộng, kết luận lại vấn đề: Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc, cần

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021.docx