Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 (Có hướng dẫn chấm)

 Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

 “Năm nay đào lại nở

 Không thấy ông đồ xưa.

 Những người muôn năm cũ

 Hồn ở đâu bây giờ?”

 (Ngữ văn 8- tập 2)

Câu 1. (1,0 điểm)

 Đoạn thơ trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2. (1,0 điểm)

Xác định thể thơ ? Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.

Câu 3. (1,0 điểm)

a. Tìm câu phủ định có trong đoạn thơ trên.

b. Cho biết câu thơ “Hồn ở đâu bây giờ?” thực hiện kiểu hành động nói nào?

Câu 4. (1,0 điểm)

Em hãy nêu nội dung của đoạn thơ.

Câu 5. (1,0 điểm)

Từ đoạn thơ trên, hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

 

doc 5 trang linhnguyen 3140
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 (Có hướng dẫn chấm)

Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 (Có hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD&ĐT 
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II - NĂM HỌC 2020-2021
TRƯỜNG TH&THCS LÝ .
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Họ và tên học sinh:
........
Lớp: 
Điểm
 bằng số
Điểm 
bằng chữ
Nhận xét và chữ ký 
của giám khảo
Chữ ký của 
giám thị
PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (5,0 điểm)
 Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
 	 “Năm nay đào lại nở
 	Không thấy ông đồ xưa.
 	Những người muôn năm cũ
 	 Hồn ở đâu bây giờ?”
 (Ngữ văn 8- tập 2) 
Câu 1. (1,0 điểm)
 Đoạn thơ trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2. (1,0 điểm) 
Xác định thể thơ ? Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Câu 3. (1,0 điểm) 
Tìm câu phủ định có trong đoạn thơ trên.
Cho biết câu thơ “Hồn ở đâu bây giờ?” thực hiện kiểu hành động nói nào? 
Câu 4. (1,0 điểm)
Em hãy nêu nội dung của đoạn thơ.
Câu 5. (1,0 điểm)
Từ đoạn thơ trên, hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
II. TẠO LẬP VĂN BẢN ( 5,0 điểm)
Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.
Bài làm
PHÒNG GD&ĐT 
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 8
TRƯỜNG TH&THCS .
KIỂM TRA GIỮA KỲ II - NĂM HỌC 2020-2021
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
	1. Thầy cô giáo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, thầy cô giáo cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo.
	2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được thống nhất trong Tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm toàn bài.
	3. Bài thi được chấm theo thang điểm 10. Điểm lẻ toàn bài tính theo quy định.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Phần
Nội dung
Điểm
I. Đọc hiểu văn bản
(5.0đ)
Câu 1: Xác định tênvăn bản, tác giả trong đoạn trích.
1,0
- Đoạn thơ trích trong văn bản: Ông đồ.
- Tác giả: Vũ Đình Liên.
0,5
0,5
Câu 2: Học sinh xác định đúng thể thơ và phương thức biểu đạt
1,0
- Thể thơ: ngũ ngôn
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
0,5
0,5
Câu 3: Xác định câu phủ định và kiểu hành động nói:
1,0
- Câu phủ định : Không thấy ông đồ xưa.
-“Hồn ở đâu bây giờ?” Kiểu hành động nói: hỏi
0,5
0,5
Câu 4: HS nêu đúng nội dung của đoạn trích
1,0
 Mức 1: Tác phẩm khắc họa thành công hình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng, đồng thời gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người dần đi vào quá khứ.
Mức 2: Hs chỉ nêu được phân nữa nội dung
Mức 3: HS không nêu được nội dung
1,0
0,5
0
Câu 5: Học sinh nêu được suy nghĩ của mình về việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
1.0
- Mức 1: HS trả lời theo ý mình, có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng cần đủ các ý sau:
- Mỗi người chúng ta, cần biết tự hào về truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc để trân trọng và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Phê phán những thái độ không tôn trọng hoặc phá hoại những nét đẹp ấy: 
- Mỗi người chúng ta, cần biết tự hào về truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc để trân trọng và phát huy những truyền thống tốt đẹp ấy.
Mức 2: HS trả lời ít nhất được:
- Chúng ta cần giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc
- Mỗi người chúng ta, cần biết tự hào về truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc để trân trọng và phát huy những truyền thống tốt đẹp ấy.
 Mức 3: HS không trả lời hoặc trả lời nhưng không liên quan đến nội dung câu hỏi.
1.0
0,5
0
II. Tạo lập văn bản
(5.0 đ)
HS tạo lập được văn bản tự sự: Tả quang cảnh trường em giờ ra chơi
5.0
1*Yêu cầu chung:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn thuyết minh.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương pháp thuyết minh đã học.
2. Yêu cầu cụ thể:
*Yêu cầu cụ thể:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Kết hợp được các phương pháp thuyết minh.
 b. Xác định đúng đối tượng cần viết: Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.
c.Triển khai nội dung: Vận dụng tốt các phương pháp trong văn bản thuyết minh. Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý.
Mở bài:
 - Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Danh lam thắng cảnh mà em định giới thiệu.
- Cảm nghĩ khái quát của em về danh lam thắng cảnh đó.
Thân bài: 
* Giới thiệu khái quát:
- Vị trí địa lí, địa chỉ
- Diện tích
- Phương tiện di chuyển đến đó
- Khung cảnh xung quanh
* Giới thiệu về lịch sử hình thành:
- Thời gian xây dựng, nguồn gốc hình thành
- Ý nghĩa tên gọi hoặc tên gọi khác (nếu có)
* Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật
- Cấu trúc khi nhìn từ xa...
- Chi tiết...
* Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của danh lam thắng cảnh đó đối với:
- Địa phương...
- Đất nước...
Kết bài:
- Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của đối tượng thuyết minh.
- Nêu cảm nghĩ của bản thân.
0.5
0.5
0.5
2.0
0.5
 d. Sáng tạo: Diễn đạt độc đáo, có cảm nhận riêng về vấn đề đặt ra.
0.5
 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
0.5
Giáo viên cần linh hoạt trong bài làm của học sinh
MA TRÂN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA  KÌ II NĂM HỌC 2020-2021
Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
- Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 19 đến tuần 26) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục.
- Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh.  Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA 
- Hình thức: Tự luận.  
- Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Mức độ
Lĩnh vực 
nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
Tổng số
I. Đọc hiểu  Ngữ liệu: Đoạn trích/văn bản trong SGK Ngữ văn 8, tập Hai, độ dài tối đa 200 chữ. 
-Tên văn bản, tác giả, thể thơ, phương thức biểu đạt;
- Câu phủ định;
-  Hành động nói.
- Nội dung, của đoạn trích/văn bản.
 Trình bày quan điểm, suy nghĩ về một vấn đề đặt ra trong đoạn trích/văn bản.
- Số câu
- Số điểm 
- Tỉ lệ
3
3.0
30 %
1
1.0
10%
1
1.0
10 %
5
5.0
50%
II. Làm văn
Viết bài văn thuyết minh
- Số câu 
- Số điểm
- Tỉ lệ
1
5.0
50%
1
5.0
50%
Tổng số câu
 Số điểm
Tỉ lệ
3
3.0
30%
1
1.0
10%
1
1.0
10%
1
5.0
50%
6
10.0
100%
* Lưu ý:
- Trong phần đọc hiểu, tổ ra đề có thể linh hoạt lựa chọn nội dung kiến thức để kiểm tra, phù hợp với kế hoạch giáo dục môn học của đơn vị và tuyệt đối tuân thủ số câu, số điểm, tỉ lệ % ở từng mức độ của ma trận.
- Ma trận, đề, HDC sẽ được lưu và gửi về Phòng GDĐT quản lý, phục vụ công tác kiểm tra.
PHÒNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC    

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2020_2021_co.doc