Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)
I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (4 điểm)
“Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường.
Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế để như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời.[.]
Hãy bừng nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.
(Kazuko Watanabe, Mình là nắng việc của mình là chói chang, Vũ Thùy Linh dịch)
Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2 (1.5 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong câu văn: “Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc "đời hoa” bên vệ đường.”.
Câu 3 (1 điểm): Câu “Hãy bừng nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.” thuộc kiểu câu gì? Vì sao?
Câu 4 (1.0 điểm): Em có đồng tình với suy nghĩ của tác giả: “Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa.” không? Vì sao?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II Bộ môn: Ngữ văn 8 A. BẢNG MÔ TẢ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Đọc – hiểu văn bản - Nhận ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. - Nhận biết được biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn. - Chỉ ra đặc điểm hình thức của kiểu câu cầu khiến. - Hiểu được nội dung chính của đoạn văn. - Nêu chức năng của kiểu câu cầu khiến. - Phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu văn. Tạo lập văn bản Viết đoạn văn với chủ đề cho sẵn. Tạo lập văn bản thuyết minh về một đồ vật (chiếc bút bi). B. BẢNG MA TRẬN Cấp độ Chủ đề (Nội dung, chương) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng Chủ đề 1: Đọc – hiểu văn bản - Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. - Chỉ ra được biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn. - Chỉ ra đặc điểm hình thức của kiểu câu cầu khiến. - Hiểu được nội dung chính của đoạn văn. - Nêu chức năng của kiểu câu cầu khiến. - Phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu văn. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10 % Số câu: 0,5 Số điểm: 0, 5 điểm Tỉ lệ: 5 % Số câu:0,5 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ:10 % Số câu: 2 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40 % Chủ đề 2: Tạo lập văn bản Viết đoạn văn với chủ đề cho sẵn. Tạo lập văn bản thuyết minh về một đồ vật (chiếc bút bi). Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 0% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20 % Số câu: 1 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40 % Số câu: 2 Số điểm: 6 Tỉ lệ: 60 % Tổng số câu: Tổng số điểm: Tỉ lệ: Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10 % Số câu: 0,5 Số điểm: 0, 5 Tỉ lệ: 5 % Số câu: 1,5 Số điểm: 2,5 Tỉ lệ: 25 % Số câu: 1 Số điểm: 6 Tỉ lệ: 60 % Số câu: 6 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100 % C. ĐỀ KIỂM TRA I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (4 điểm) “Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường. Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế để như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời.[...] Hãy bừng nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu. (Kazuko Watanabe, Mình là nắng việc của mình là chói chang, Vũ Thùy Linh dịch) Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2 (1.5 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong câu văn: “Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc "đời hoa” bên vệ đường.”. Câu 3 (1 điểm): Câu “Hãy bừng nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.” thuộc kiểu câu gì? Vì sao? Câu 4 (1.0 điểm): Em có đồng tình với suy nghĩ của tác giả: “Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa.” không? Vì sao? II. TẬP LÀM VĂN (6 điểm) Câu 5 (2.0 điểm): Từ nội dung văn bản phần đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn (10 – 12 câu) với chủ đề: Tôi là một đóa hoa. Câu 6 (4.0 điểm): Thuyết minh về một đồ vật mà em yêu thích. D. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Câu 1 (0.5 điểm) - Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận (0.5 điểm) Câu 2 (1.5 điểm) - Biện pháp tu từ: + Liệt kê (0,5 điểm). + “Bông hoa lớn, bông hoa nhỏ, bông hoa nở sớm, bông hoa nở muộn, đoá hoa rực rỡ, đoá hoa đơn sắc.” (0.5 điểm) - Tác dụng: diễn tả đầy đủ và trọn vẹn về những cuộc đời khác nhau của hoa. (0,5 điểm). Câu 3 (1.0 điểm) - Kiểu câu: cầu khiến (0,5 điểm). - Vì: + Có từ cầu khiến “hãy” (0,25 điểm). + Chức năng chính: Khuyên nhủ (0,25 điểm). Câu 4 (2 điểm) - Em đồng tình với suy nghĩ: “Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa”. (0,5 điểm) - Vì: + Mỗi người là một đóa hoa tuyệt vời trên thế giới này, tựa như mỗi một món quà độc đáo (0,5 điểm). + Mỗi người đề có năng lực và phẩm chất tốt đẹp riêng của mình để làm đẹp cho cuộc đời (1 điểm). TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 5 điểm) - Hình thức (1 điểm): + Đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo tính liên kết, mạch lạc, đúng ngữ pháp, chính tả.. + Viết đủ số câu theo yêu cầu. + Diễn đạt rõ ràng, chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. - Nội dung (1 điểm): Làm rõ câu chủ đề Tôi là một đoá hoa. Cần làm rõ: + Mỗi người là một đoá hoa đẹp, con người cần ý thức điều đó để cống hiến, đóng góp cho cuộc đời. + Mỗi người là một cá thể có cá tính riêng và năng lực riêng để đóng góp và xây dựng cuộc sống. + Lưu ý: Nếu HS có những ý khác nhưng hợp lí thì vẫn linh hoạt cho điểm, khuyến khích những cách viết sáng tạo. Câu 6 điểm) * Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn thuyết minh về một đồ dùng. Bài làm có bố cục rõ ràng, * Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể có những cách cảm nhận khác nhau nhưng cần đảm bảo một số nội dung cơ bản sau: I. Mở bài: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi. II. Thân bài: 1. Nguồn gốc, xuất xứ: 2. Cấu tạo: 2 bộ phận chính: - Vỏ bút: Ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất. - Ruột bút: Bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước. - Bộ phận đi kèm: Lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở. 3. Phân loại: - Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tùy theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng. - Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng (có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong bài) - Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng. 4. Nguyên lý hoạt động, bảo quản (có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa trong bài viết) - Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ. - Bảo quản: Cẩn thận. 5. Ưu điểm, khuyết điểm: - Ưu điểm: + Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển. + Giá thành rẻ, phù hợp với học sinh. - Khuyết điểm: + Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn. - Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo. 6. Ý nghĩa: - Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình. - Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẩm mỹ của mỗi con người - Dùng để viết, để vẽ. - Những anh chị bút thể hiện tâm trạng. Như người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão...của con người. “Hãy cho tôi biết nét chữ của bạn, tôi sẽ biết bạn là ai.” III. Kết bài: Kết luận và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống. * Cách cho điểm: - Điểm 4: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. - Điểm 3: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, tri thức trong bài khách quan, diễn đạt tương đối tốt, có thể còn một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt. - Điểm 2: Đáp ứng được khoảng một nửa số ý trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ. - Điểm 1: Trình bày sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_ngu_van_lop_8_co_dap_an.docx