Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 6 (Có đáp án)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở bên dưới:
Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.
(Trích Vượt thác, Ngữ văn 6
Tập hai, NXB Giáo dục - 2016, Tr.38, 39)
Câu 1 (1,0 điểm) Xác định phép tu từ được sử dụng trong câu sau và nêu tác dụng của phép tu từ đó?
Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
Câu 2 (1,0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 dòng) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của con người lao động khi vượt thác.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 6 (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT QUẬN TRƯỜNG THCS ...... TỔ VĂN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC . I. CHỦ ĐỀ: 1. Chủ đề: truyện, thơ hiện đại, phép tu từ, văn miêu tả người. 2. Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực của chủ đề - Kiến thức: + Hiểu được khái niệm và kiểu của các phép tu từ. + Tình cảm đối với quê hương, đối với con người. + Cách làm bài văn tả người, bố cục, thứ tự miêu tả; cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả người. - Kỹ năng: + Hiểu các thể loại truyện hiện đại theo đặc trưng của từng thể loại. + Nhận biết phép tu từ và nêu được kiểu của các phép tu từ có trong đoạn trích. + Hiểu nội dung của đoạn trích, trình bày suy nghĩ của cá nhân về nội dung đoạn trích. + Quan sát và lựa chọn các chi tiết cần thiết cho bài văn miêu tả. + Trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một trình tự hợp lí. + Viết bài văn tả người. - Thái độ: + Giáo dục tình cảm yêu mến quê hương, có lòng kính trọng, yêu mến, biết ơn Bác Hồ và những người lao động bình dị, dũng cảm, tinh thần ham học hỏi, yêu quý tiếng nói của dân tộc. + Vận dụng các phép tu từ trong làm văn, đọc – hiểu văn bản, trong nói và viết. + Vận dụng kiến thức để làm văn tả người. - Năng lực: + Năng lực đọc hiểu văn bản + Năng lực giải quyết vấn đề + Năng lực tự quản bản thân + Năng lực tư duy sáng tạo + Năng lực tạo lập văn bản. II. MA TRẬN CÂU HỎI KIỂM TRA Mức độ Chủ đề/bài Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng I. Đọc hiểu: * Đoạn trích văn bản: - Vượt thác * Tiếng việt: - So sánh Tìm phép tu từ và cho biết tác dụng của phép tu từ đó trong đoạn văn. Nêu nội dung chính của đoạn trích. Biết vận dụng kiến thức đã học để viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của cá nhân về nội dung được gợi ra trong đoạn trích. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % 1 1,0 10% 1 1,0 10% 1 2,0 20% 3 câu 4,0 đ 40% II. Làm văn: Văn miêu tả người. - Tả lại hình ảnh một người ông (người bà) kính yêu của em. Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để viết một bài văn miêu tả người theo yêu cầu cụ thể. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % 1 6,0 60% 1 câu 6,0 đ 60% Tổng cộng Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % 1 1,0 10% 1 1,0 10% 1 2,0 20% 1 6,0 60% 4 câu 10 đ 100% III. HỆ THỐNG CÂU HỎI A. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở bên dưới: Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ. (Trích Vượt thác, Ngữ văn 6 Tập hai, NXB Giáo dục - 2016, Tr.38, 39) Câu 1 (1,0 điểm) Xác định phép tu từ được sử dụng trong câu sau và nêu tác dụng của phép tu từ đó? Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Câu 2 (1,0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích. Câu 3 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 dòng) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của con người lao động khi vượt thác. B. LÀM VĂN (6,0 điểm) Tả lại một người ông (người bà) kính yêu của em. IV. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM A. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 - Phép tu từ được sử dụng trong câu: so sánh - Tác dụng của phép so sánh: gợi tả vẻ đẹp dũng mãnh, tư thế hào hùng và đề cao sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn. 1,0 Câu 2 Nội dung chính của đoạn trích: Miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư khi vượt thác và khi ở nhà. 1,0 Câu 3 Học sinh viết đúng hình thức đoạn văn; trình bày được cảm nhận của cá nhân theo yêu cầu. 1,0 B. LÀM VĂN (6,0 điểm) 1. Yêu cầu chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. - Khi chấm điểm cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Nếu học sinh có cách làm bài riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, giáo viên vẫn cho đủ điểm. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong nhóm chấm. 2. Yêu cầu về kĩ năng, kiến thức a. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh phải nắm phương pháp làm văn tả người, có năng lực viết bài văn miêu tả người và huy động kiến thức, kĩ năng về tạo lập văn bản, bám sát yêu cầu của đề bài. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, phát triển ý tưởng đầy đủ, sử dụng hợp lí các thao tác miêu tả đã học. b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có cách miêu tả riêng, trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có bố cục rõ ràng, mạch lạc, theo trình tự hợp lý, chặt chẽ, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, lỗi ngữ pháp. 3. Đáp án và thang điểm Đề Tả lại một người ông (người bà) kính yêu của em. 1 Giới thiệu chung về một người ông (người bà) định tả. (Cách giới thiệu hay, hấp dẫn, có sáng tạo) 1,0 2 Tả tuổi, nghề nghiệp, ngoại hình. - Hình dáng, trang phục. - Chân dung: khuôn mặt, mái tóc, trán, mắt, mũi, miệng, nước da. 4,0 3 Tả tính tình, thói quen, sở thích... 4 Tả thái độ cư xử, quan tâm đối với mọi người 5 Tình cảm người ông hoặc bà dành cho em 7 Nêu được cảm nghĩ về ông/bà (yêu thương, kính trọng, vâng lời, chăm học...) 1,0 Tổng điểm Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Khuyến khích các bài viết có sự sáng tạo trong diễn đạt. 6,0đ
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_ngu_van_lop_6_co_dap_an.doc