Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“- Ăn sáng đã anh – Thận bẻ cho tôi nửa củ mài, vẻ ái ngại - ở đây chẳng có gì ngoài củ mài. Thỉnh thoảng tôi mới đi vào trong đường 14 tìm được ít gạo và bắp.

Tôi cắn môt miếng mài, nhai. Bột mài mịn mềm, ngọt, nhưng sao tôi không nuốt trôi, cứ nghẹ ở chỗ cổ.

- Thận ở đây bao lâu rồi? – Tôi hỏi.

- Tôi nói anh đừng ghi vào sổ nhé, lộ bí mật – Thận mỉm cười, nhìn tôi – anh xem, tôi ăn hết hai núi củ mài rồi đấy.

Những dây mài tôi ăn lần đầu bây giờ đào lại đã có củ lớn rồi.”

(Tài liệu Ngữ văn địa phương cấp THCS)

Câu 1: (1đ) Em hãy xác định tác giả, tên tác phẩm, ngôi kể và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

 Câu 2: (1đ) Trong đoạn đối thoại sau đây, Thận đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Qua đó Thận muốn nói gì?

- Thận ở đây bao lâu rồi? – Tôi hỏi.

- Tôi nói anh đừng ghi vào sổ nhé, lộ bí mật – Thận mỉm cười, nhìn tôi – anh xem, tôi ăn hết hai núi củ mài rồi đấy.

 Câu 3: (1đ) Chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong câu trả lời của Thận.

 Câu 4: (1đ) Qua đoạn trích, em hiểu gì về cuộc sống của nhân vật Thận?

 Câu 5: (1đ) Trong cuộc chiến Covid – 19, một số người cho rằng cuộc sống ở các khu cách ly tập trung quá vất vả, thiếu thốn, khổ sở. Em nghĩ gì về cảm nhận ấy của họ?

 PHẦN II. LÀM VĂN (5.0 điểm).

Em hãy thuyết minh về một dụng cụ học tập mà mình yêu thích.

 

doc 4 trang linhnguyen 1560
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)

Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 MA TRẬN ĐỀ
KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2020-2021
Môn: Ngữ văn – Lớp 9
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) 
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
- Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 8) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục.
- Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA 
- Hình thức: Tự luận 
- Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Mức độ
Lĩnh vực 
nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
Tổng số
I. Đọc hiểu Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Đoạn văn bản 
- Tên văn bản, tác giả.
- Nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ
- Các BPTT từ vựng
 - Phương thức biểu đạt.
- Các phương châm hội thoại.
- Hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ.
- Nghĩa của câu văn; 
- Hiểu nội dung của đoạn trích
 Trình bày quan điểm, suy nghĩ về một vấn đề đặt ra trong đoạn trích.
- Số câu
- Số điểm 
- Tỉ lệ
3
3.0
30 %
1
1.0
10%
1
1.0
10 %
5
5.0
50%
II. Tạo lập
 Viết bài văn thuyết minh 
- Số câu 
- Số điểm
- Tỉ lệ
1
5.0
50%
1
5.0
50%
Tổng số câu
 Số điểm
Tỉ lệ
3
3.0
30%
1
1.0
10%
1
1.0
10%
1
5.0
50%
6
10.0
100%
* Lưu ý:
- Trong phần đọc hiểu, tổ ra đề có thể linh hoạt về nội dung kiến thức cần kiểm tra nhưng đề phải phù hợp với nội dung, kế hoạch giáo dục môn học của đơn vị và tuyệt đối tuân thủ số câu, số điểm, tỉ lệ % ở từng mức độ của ma trận.
- Ma trận, đề, HDC sẽ được lưu và gửi về Phòng GDĐT quản lý, phục vụ công tác kiểm tra.
 PHÒNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC
 PHÒNG GD&ĐT ....... 	KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2020-2021
TRƯỜNG THCS ........... MÔN: NGỮ VĂN 9 
ĐỀ
	 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
	 Ngày kiểm tra:
Họ và tên: .......................................
Lớp: 9
Điểm:
Nhận xét của giáo viên
 	PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
 	Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“- Ăn sáng đã anh – Thận bẻ cho tôi nửa củ mài, vẻ ái ngại - ở đây chẳng có gì ngoài củ mài. Thỉnh thoảng tôi mới đi vào trong đường 14 tìm được ít gạo và bắp.
Tôi cắn môt miếng mài, nhai. Bột mài mịn mềm, ngọt, nhưng sao tôi không nuốt trôi, cứ nghẹ ở chỗ cổ.
- Thận ở đây bao lâu rồi? – Tôi hỏi.
- Tôi nói anh đừng ghi vào sổ nhé, lộ bí mật – Thận mỉm cười, nhìn tôi – anh xem, tôi ăn hết hai núi củ mài rồi đấy.
Những dây mài tôi ăn lần đầu bây giờ đào lại đã có củ lớn rồi...”
(Tài liệu Ngữ văn địa phương cấp THCS)
Câu 1: (1đ) Em hãy xác định tác giả, tên tác phẩm, ngôi kể và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
	Câu 2: (1đ) Trong đoạn đối thoại sau đây, Thận đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Qua đó Thận muốn nói gì?
- Thận ở đây bao lâu rồi? – Tôi hỏi.
- Tôi nói anh đừng ghi vào sổ nhé, lộ bí mật – Thận mỉm cười, nhìn tôi – anh xem, tôi ăn hết hai núi củ mài rồi đấy.
	Câu 3: (1đ) Chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong câu trả lời của Thận. 
	Câu 4: (1đ) Qua đoạn trích, em hiểu gì về cuộc sống của nhân vật Thận?
	Câu 5: (1đ) Trong cuộc chiến Covid – 19, một số người cho rằng cuộc sống ở các khu cách ly tập trung quá vất vả, thiếu thốn, khổ sở. Em nghĩ gì về cảm nhận ấy của họ?
	PHẦN II. LÀM VĂN (5.0 điểm). 
Em hãy thuyết minh về một dụng cụ học tập mà mình yêu thích.
HẾT
 PHÒNG GD&ĐT PHƯỚC SƠN 	KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2020-2021
TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HIỆP MÔN: NGỮ VĂN 9 
HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN ĐỌC HIỂU: (5.0 đ)
Câu
Nội dung cần đạt
Biểu điểm
1
(1đ)
- Tác giả: Thu Bồn
- Tác phẩm: Trong rừng loòng boong
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất
- Phương thức biểu đạt: tự sự
0.25
0.25
0.25
0.25
2
(1đ)
- Thận đã vi phạm phương châm quan hệ 
- Thận muốn nói rằng anh ở đây rất lâu rồi
0.5
0.5
3
(1đ)
Biện pháp nghệ thuật trong câu trả lời của Thận: biện pháp nói quá (ăn hết hai núi củ mài)
1
4
(1đ)
Qua đoạn trích, em thấy nhân vật Thận sống một mình trong rừng trong một khoảng thời gian khá dài để làm nhiệm vụ. Cuộc sống rất khó khăn, thiếu thốn, vất vả nhưng anh vẫn luôn vui vẻ, yêu đời và nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ của mình
1
5
(1đ)
HS có thể nêu quan điểm cá nhân theo cách lập luận sáng tạo của mình. Gợi ý:
Trong cuộc chiến Covid – 19, thực tế cuộc sống ở các khu cách ly tập trung có vất vả, thiếu thốn, không đầy đủ, thoải mái như ở nhà nhưng Đảng và Nhà nước đã cố gắng hết mức có thể để đảm bảo những nhu cầu thiết yếu nhất cho mọi người. Mỗi người cần nâng cao ý thức hợp tác để đẩy lùi dịch bệnh, nhận thấy những hi sinh của đội ngũ tuyến đầu chống dịch để không cảm thấy mình quá khổ sở.
Hs nêu được quan điểm cá nhân và giải thích hợp lý, logic: 1 đ
HS nêu được quan điểm và có giải thích nhưng còn lủng củng: 0.5 đ
HS có nêu quan điểm hoặc giải thích nhưng chưa rõ: 0.25 đ
Không có câu trả lời hoặc trả lời không đúng trọng tâm: 0đ
1
II. PHẦN LÀM VĂN (5đ)
Em hãy thuyết minh về một dụng cụ học tập mà mình yêu thích.
 Tiêu chí đánh giá
Điểm
*Yêu cầu chung:
 - Học sinh phải viết đúng kiểu văn thuyết minh
 - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; Ít mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.
 - Kết hợp linh hoạt việc sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong thuyết minh
*Yêu cầu cụ thể:
Bài viết có thể trình bày theo trình tự, cách diễn đạt sáng tạo, linh hoạt của từng học sinh. Tuy nhiên phải đảm bảo các ý chính sau: 
+ Mở bài: Giới thiệu được đối tượng thuyết minh: dụng cụ học tập.
+ Thân bài: - Thuyết minh được nguồn gốc, xuất xứ của dụng cụ đó.
	 - Hình thức bên ngoài và cấu tạo bên trong.
 - Công dụng.
	 - Cách sử dụng, cách bảo quản.
+ Kết bài: Cảm nghĩ của em về dụng cụ học tập ấy.
* Khi chấm, GV cần linh hoạt về thang điểm, khuyến khích những bài có tính sáng tạo cao.
0.5
1
1
1
1
0.5

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_co_dap_an.doc