Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 9

Câu 1. (2,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng:

- Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.

 Chàng vẫn không tin. Nhưng nàng hỏi chuyện kia do ai nói ra, thì lại giấu không kể lời con nói; chỉ lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng nhiếc nàng, và đánh đuổi đi. Họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng, cũng chẳng ăn thua gì cả .

 (Chuyện người con gái Nam Xương, trích Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ,

 Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

a. Xác định lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên? (0,5 điểm).

b. Từ in đậm: “lửa”, “gót” thuộc nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (0,5 điểm).

c. Em có đồng tình với hành động trên của Trương Sinh không? (0,5 điểm). Vì sao? (0,5 điểm).

Câu 2. (3,0 điểm). Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến15 dòng) nêu cảm nhận của em về đoạn trích trên.

 

docx 2 trang linhnguyen 18/10/2022 2080
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 9

Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 9
 ĐỀ THI GIỮA KÌ I
Câu 1. (2,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 
Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng: 
- Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.
 Chàng vẫn không tin. Nhưng nàng hỏi chuyện kia do ai nói ra, thì lại giấu không kể lời con nói; chỉ lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng nhiếc nàng, và đánh đuổi đi. Họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng, cũng chẳng ăn thua gì cả.
 (Chuyện người con gái Nam Xương, trích Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, 
 Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
a. Xác định lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên? (0,5 điểm). 
b. Từ in đậm: “lửa”, “gót” thuộc nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (0,5 điểm). 
c. Em có đồng tình với hành động trên của Trương Sinh không? (0,5 điểm). Vì sao? (0,5 điểm).
Câu 2. (3,0 điểm). Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến15 dòng) nêu cảm nhận của em về đoạn trích trên.
ĐỀ 2. 
Câu 1. (2,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 
 Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
 Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
 Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
 Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
 (Nguyễn Du, Kiều ở lầu Ngưng Bích)
a. Từ in đậm: “son”, “trời” thuộc nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (0,5 điểm). Nếu là nghĩa chuyển thì nó được chuyển theo phương thức chuyển nghĩa nào? (0,5 điểm). 
b. Đoạn thơ trên thể hiện nỗi nhớ của Thúy Kiều đối với ai? (0,25 điểm).
c. Nguyễn Du sắp xếp nỗi nhớ của Kiều theo trình tự như thế nào? (0,25 điểm). Em có tán thành với cách sắp xếp ấy của tác giả không, vì sao? (0,5 điểm).
ĐỀ 3. 
Câu 1. (2,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 
 Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
 Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
 (Truyện Kiều-Nguyễn Du)
Từ in đậm: “hoa”, thuộc nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nếu là nghĩa chuyển thì nó được chuyển theo phương thức chuyển nghĩa nào? (0,5 điểm). 
 b.Câu thơ “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? (0,5 điểm). Tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng? (0,5 điểm)
 c. Đoạn thơ trên nói về nhân vật nào? Dùng 1 câu văn để giới thiệu về nhân vật? (0,5 điểm)
Câu 2. (3,0 điểm). Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến15 dòng) nêu cảm nhận của em về đoạn trích trên.
ĐỀ 4. 
Câu 1. (2,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 
 Kiều càng sắc sảo, mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
 Làn thuy thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
 (Truyện Kiều-Nguyễn Du)
Từ in đậm: “hoa”, thuộc nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (0,5 điểm). 
Câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? (0,5 điểm). Tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng? (0,5 điểm)
 d. Đoạn thơ trên nói về nhân vật nào? Dùng 1 câu văn để giới thiệu về nhân vật? (0,5 điểm)
Câu 2. (3,0 điểm). Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến15 dòng) nêu cảm nhận của em về đoạn trích trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9.docx