Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Châu Trinh (Có hướng dẫn chấm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
(Ngữ văn 8, tập 1)
Câu 1 (1.0 đ). Xác định ngôi kể, phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích.
Câu 2 (1.0 đ). Các từ “mây”, “gió”, “sương” thuộc trường từ vựng nào ?
Câu 3 (1.0 đ). Tìm từ ngữ liên kết giữa hai đoạn văn 2 và 3.
Câu 4 (1.0 đ). Nhân vật “tôi” nhớ lại kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình ? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng “tôi” ?
Câu 5 (1.0 đ). Em có nên trân trọng và gìn giữ những kỉ niệm ấy không ? Vì sao ?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Châu Trinh (Có hướng dẫn chấm)
TRƯỜNG THCS ĐỀ DỰ BỊ PHAN CHÂU TRINH KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 8 - NĂM HỌC 2020 - 2021 Thời gian: 90 phút (Không tính thời gian giao đề) I. ĐỌC - HIỂU (5.0 đ) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi. Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. (Ngữ văn 8, tập 1) Câu 1 (1.0 đ). Xác định ngôi kể, phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích. Câu 2 (1.0 đ). Các từ “mây”, “gió”, “sương” thuộc trường từ vựng nào ? Câu 3 (1.0 đ). Tìm từ ngữ liên kết giữa hai đoạn văn 2 và 3. Câu 4 (1.0 đ). Nhân vật “tôi” nhớ lại kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình ? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng “tôi” ? Câu 5 (1.0 đ). Em có nên trân trọng và gìn giữ những kỉ niệm ấy không ? Vì sao ? II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 đ) Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học (chú ý sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể). ---HẾT--- HƯỚNG DẪN CHẤM I.ĐỌC – HIỂU (5.0 điểm) Câu Nội dung, yêu cầu cần đạt Điểm 1 (1.0 đ) Xác định ngôi kể, phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích. -Ngôi kể: Ngôi thứ nhất. 0.5 -Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. 0.5 2 (1.0 đ) Các từ “mây”, “gió”, “sương” thuộc trường từ vựng nào ? Thời tiết / thiên nhiên 1.0 3 (1.0 đ) Tìm từ ngữ liên kết giữa hai đoạn văn 2 và 3 ấy 1.0 4 (1.0 đ) Nhân vật “tôi” nhớ lại kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình ? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng “tôi” ? -Mức 1: HS trả lời theo ý mình, có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng cần đảm bảo được ý sau (GV cần linh hoạt ghi điểm, tùy theo ý HS trả lời): - Nhân vật “tôi” nhớ lại kỉ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên. - Sự hồi tưởng ấy gợi lên những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng “tôi”. 1.0 -Mức 2: HS đáp ứng được một trong hai ý trên. 0.5 -Mức 3: HS không trả lời hoặc trả lời nhưng không liên quan đến nội dung câu hỏi. 0 5 (1.0 đ) Em có nên trân trọng và gìn giữ những kỉ niệm ấy không ? Vì sao ? HS có ý kiến riêng của mình, có thể trả lời có hoặc không, miễn sao lí giải hợp lí. Tùy theo mức độ trả lời của HS mà GV ghi điểm. Chẳng hạn: Có, vì trân trọng kỉ niệm đẹp sẽ mở cửa tương lai đẹp. Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay - ngày đầu tiên cắp sách tới trường. 1.0 II.TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 điểm) Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học (chú ý sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể). Tiêu chí đánh giá Điểm *Yêu cầu chung: - HS sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn tự sự. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, cách kể chuyện hấp dẫn, diễn đạt mạch lạc; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự với các yếu tố miêu tả và biểu cảm. *Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu chung được câu chuyện; phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau, có mở đầu – diễn biến – kết thúc; phần kết bài: thể hiện được ấn tượng, cảm xúc của cá nhân. 0.25 b.Xác định đúng câu chuyện cần kể: Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học (chú ý sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể). 0.25 c.Triển khai câu chuyện: Vận dụng tốt kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm; học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý: c1. Mở bài: Cảm xúc gợi nhớ về ngày tựu trường đầu tiên. 0.5 c2. Thân bài: Tâm trạng, cảm xúc của mình. - Trong đêm trước ngày khai trường (vào lớp Một). - Vào ngày khai trường: + Trên đường đi tới trường: con đường, cảnh vật chung quanh quen mà lạ... + Tâm trạng của mình: . Tự thấy mình có sự thay đổi lớn trong lòng. . Cảm thấy trang trọng, đứng đắn. . Hoạt động cầm bút, thước như thế nào? (nặng nề, khó khăn) + Trên sân trường: . Nhớ lại trước đây. . Hôm nay: cảm thấy ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường -> đâm ra lo sợ vẩn vơ -> hồi hộp chờ nghe gọi tên mình -> càng thấy sợ khi rời bàn tay người thân -> khóc nức nở -> sắp bước vào một thế giới khác và xa cách hơn bao giờ hết. + Vào lớp học: . Lạ và sợ: vì lần đầu tiên xa mẹ, xa những trò chơi thường ngày, vì lần đầu tiên được đón nhận thầy cô, bạn bè, sách vở, ngôi trường mới...vì lần đầu tiên bước vào lớp học - một môi trường sạch sẽ, ngay ngắn... . Gần gũi: những thứ đó sẽ gắn bó với mình mãi mãi. . Hay hay: khát vọng được đi học, được hiểu biết, báo hiệu sự lớn lên - "Một thế giới kì diệu mở ra"... (Chú ý kể có nghệ thuật, sinh động, hấp dẫn; kết hợp miêu tả, biểu cảm hợp lí) 3.0 c3. Kết bài: Cảm tưởng chung về ngày khai trường đầu tiên. 0.5 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, độc đáo, gây ấn tượng để tạo nên sức lay động, truyền cảm cho người đọc. 0.25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 TRƯỜNG THCS ĐỀ CHÍNH THỨC PHAN CHÂU TRINH KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 8 - NĂM HỌC 2020 - 2021 Thời gian: 90 phút (Không tính thời gian giao đề) I. ĐỌC - HIỂU: (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi. Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc ? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì. Trong phút rạo rực ấy, cái câu nói của cô tôi lại nhắc lại : - Mày dại quá ! Vào Thanh Hóa đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào bắt mợ mày may vá, sắm sửa cho và bế em bé chứ. Nhưng bên tai ù ù của tôi, câu nói ấy bị chìm ngay đi, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) Câu 1 (1.0 điểm). Xác định ngôi kể, phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích. Câu 2 (1.0 điểm). Xác định tình thái từ trong câu: “Vào bắt mợ mày may vá, sắm sửa cho và bế em bé chứ.”. Câu 3 (1.0 điểm). Tìm từ ngữ có tác dụng liên kết giữa hai đoạn văn: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ ().” và “ Nhưng bên tai ù ù của tôi, câu nói ấy bị chìm ngay đi, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa”. Câu 4 (1.0 điểm). Đoạn trích diễn tả tình cảm gì ? Câu 5 (1.0 điểm). Em có thái độ, tình cảm như thế nào đối với người mẹ của mình ? II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (5.0 điểm) Kể về giây phút đầu tiên khi em gặp lại một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em) sau một thời gian xa cách ( chú ý sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể). -----HẾT----- TRƯỜNG THCS PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2020-2021 Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa (Một bài làm đạt điểm tối đa có thể vẫn còn có những sai sót nhỏ). - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM I.ĐỌC – HIỂU (5.0 điểm) Câu Nội dung, yêu cầu cần đạt Điểm 1 (1.0 đ) Xác định ngôi kể, phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích. -Ngôi kể: Ngôi thứ nhất. 0.5 -Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. 0.5 2 (1.0 đ) Xác định tình thái từ trong câu: “Vào bắt mợ mày may vá, sắm sửa cho và bế em bé chứ.”. Tình thái từ: chứ. 1.0 3 (1.0 đ) Tìm từ ngữ có tác dụng liên kết giữa hai đoạn văn: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ ().” và “ Nhưng bên tai ù ù của tôi, câu nói ấy bị chìm ngay đi, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa”. Từ ngữ liên kết: Nhưng. 1.0 4 (1.0 đ) Đoạn trích diễn tả tình cảm gì ? -Mức 1: HS trả lời theo ý mình, có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng cần đảm bảo được ý sau (GV cần linh hoạt ghi điểm, tùy theo ý HS trả lời): Tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng, không gì có thể chia cắt được. 1.0 -Mức 2: Tình mẫu tử (mẹ con). 0.5 -Mức 3: HS không trả lời hoặc trả lời nhưng không liên quan đến nội dung câu hỏi. 0 5 (1.0 đ) Em có thái độ, tình cảm như thế nào đối với người mẹ của mình ? HS có ý kiến riêng của mình. Tùy theo mức độ trả lời của HS mà GV ghi điểm. Chắng hạn: Yêu thương, trân trọng, biết ơn mẹ 1.0 II.TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 điểm) Kể về giây phút đầu tiên khi em gặp lại một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em) sau một thời gian xa cách ( chú ý sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể). Tiêu chí đánh giá Điểm *Yêu cầu chung: - HS sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn tự sự. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, cách kể chuyện hấp dẫn, diễn đạt mạch lạc; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự với các yếu tố miêu tả và biểu cảm. *Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu chung được câu chuyện; phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau, có mở đầu – diễn biến – kết thúc; phần kết bài: thể hiện được ấn tượng, cảm xúc của cá nhân. 0.25 b.Xác định đúng câu chuyện cần kể: Kể về giây phút đầu tiên khi em gặp lại một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em) sau một thời gian xa cách ( chú ý sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể). 0.25 c.Triển khai câu chuyện: Vận dụng tốt kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm; học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý: c1. Mở bài: Lí do (duyên cớ), tình huống gặp (thời gian, địa điểm). 0.5 c2. Thân bài: Diễn biến câu chuyện. - Miêu tả quang cảnh. - Từ xa thấy người thân như thế nào ? (Tả bao quát). - Lại gần thấy ra sao ? Kể hành động của mình và người thân, tả chi tiết khuôn mặt, quần áo - Những biểu hiện tình cảm của hai người sau khi đã gặp nhau như thế nào ? (Biểu cảm: vui mừng, đau khổ, xúc động thể hiện bằng các chi tiết nào: ngôn ngữ, cử chỉ, nét mặt, hành động, tâm trạng). (Chú ý : + Miêu tả ngoại cảnh, ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động, nội tâm; +Kể có nghệ thuật, sinh động, hấp dẫn; kết hợp miêu tả, biểu cảm hợp lí) 3.0 c3. Kết bài: Cảm tưởng về cuộc gặp lại. 0.5 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, độc đáo, gây ấn tượng để tạo nên sức lay động, truyền cảm cho người đọc. 0.25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2020_2021_tr.docx