Đề kiểm tra cuối học kì 2 Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Cẩm La (Có hướng dẫn chấm)

Phần 1: Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Tôi chỉ quan niệm được một cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ. Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tùy. Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay; ta dừng lại ở tất cả mọi khía cạnh. Tôi nhìn thấy một dòng sông ư, tôi đi men theo sông; một khu rừng rậm ư, tôi đi vào dưới bóng cây; một hang động ư, tôi đến tham quan; một mỏ đá ư, tôi xem xét các khoáng sản. Bất cứ đâu tôi ưa thích, tôi lưu lại đấy. Hễ lúc nào tôi thấy chán, tôi bỏ đi luôn. Tôi chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm.”

 (Ngữ văn 8, Tập 2)

Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 3: Câu “Tôi chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm.” Thuộc kiểu câu gì xét theo mục đích nói? Dấu hiệu hình thức nào cho em biết điều đó?

Câu 4: Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng những đại từ nào để xưng hô? Mỗi đại từ đó được sử dụng khi nào?

 

doc 7 trang linhnguyen 19/10/2022 2780
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Cẩm La (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối học kì 2 Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Cẩm La (Có hướng dẫn chấm)

Đề kiểm tra cuối học kì 2 Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Cẩm La (Có hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD&ĐT TX QUẢNG YÊN
TRƯỜNG TH&THCS CẨM LA
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Môn: Ngữ văn – Lớp 8
Năm học: 2020 - 2021
(Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề)
Phần 1: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Tôi chỉ quan niệm được một cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ. Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tùy. Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay; ta dừng lại ở tất cả mọi khía cạnh. Tôi nhìn thấy một dòng sông ư, tôi đi men theo sông; một khu rừng rậm ư, tôi đi vào dưới bóng cây; một hang động ư, tôi đến tham quan; một mỏ đá ư, tôi xem xét các khoáng sản. Bất cứ đâu tôi ưa thích, tôi lưu lại đấy. Hễ lúc nào tôi thấy chán, tôi bỏ đi luôn. Tôi chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm.”
 (Ngữ văn 8, Tập 2)
Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 3: Câu “Tôi chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm.” Thuộc kiểu câu gì xét theo mục đích nói? Dấu hiệu hình thức nào cho em biết điều đó?
Câu 4: Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng những đại từ nào để xưng hô? Mỗi đại từ đó được sử dụng khi nào?
Phần 2: Tập làm văn (7, điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Từ phần 1: Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 8-10 câu bày tỏ quan điểm của mình về lợi ích của việc đi bộ.
Câu 2: (5,0 điểm)
Hãy nói không với thói quen vứt rác bừa bãi
_________________Hết_________________
PHÒNG GD&ĐT TX QUẢNG YÊN
TRƯỜNG TH&THCS CẨM LA
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Môn: Ngữ văn – Lớp 8
Năm học: 2020 - 2021
Chủ đề/ Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tổng
Phần 1: Đọc hiểu
(3,0 điểm)
Văn bản: “Đi bộ ngao du”- Ru-xô; Tiếng việt 
- Nhớ tên tác giả, tác phẩm.
- Biết được phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
- Biết đại từ được sử dụng trong đoạn trích.
- Biết dấu hiệu nhận biết kiểu câu.
- Xác định kiểu câu.
- Hiểu được ý nghĩa của các đại từ nhân xưng.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
3 (c1,2,3,4)
1,5
15%
1/2+1/2(c3,4)
1,5
15%
4
3,0
30%
Phần 2: Tập làm văn 
(7,0 điểm)
Viết đoạn văn 
Viết một đoạn đoạn văn nghị luận.
Tập làm văn: văn thuyết minh
Viết bài văn nghị luận.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1(c1)
2,0
20%
1(c2)
5,0
50%
2
7,0
70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
3
1,5
1,5%
1/2+1/2 
1,5
1,5%
1
2,0
20%
1
5,0
50%
6
10,0
100%
PHÒNG GD&ĐT TX QUẢNG YÊN
TRƯỜNG TH&THCS CẨM LA
HƯỚNG DẪN CHẦM VÀ ĐÁP ÁN
 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Môn: Ngữ văn – Lớp 8
Năm học: 2020 - 2021
I. Hướng dẫn chung
1. Giáo viên cần nắm vững đáp án để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. Khi chấm bài GV cần bàn bạc, thống nhất trong tổ, nhóm để cho điểm một cách linh hoạt và phù hợp. 
2. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên không quá cứng nhắc, cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo .
3.Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm của thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
II. Đáp án và biểu điểm:
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
Phần 1: Đọc hiểu (3,0 điểm)
1
- Đoạn trích trên nằm trong văn bản“Đi bộ ngao du” 
- Tác giả: Ru-xô
0,25
0,25
2
- Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn: nghị luận.
0,5
3
- Câu “Tôi chẳng ... gã phu trạm.” là câu phủ định.
- Dấu hiệu hình thức: trong câu có từ ngữ phủ định là từ “chẳng”.
0,5
0,25
4
- Những đại từ dùng để xưng hô trong đoạn văn trên: “Ta” và “tôi”
- Đại từ “ta”: được sử dụng khi nói những vấn đề lí luận chung; từ “tôi” được dùng khi nói về những cảm nhận, những trải nghiệm của cá nhân tác giả.
0,25
1,0
Phần 2: Tự luận (7,0 điểm)
1
* Về hình thức: 
- Đảm bảo dấu hiệu hình thức của một đoạn văn.
- Đảm bảo dung lượng 8-10 câu
- Luận điểm rõ ràng, đúng đắn; luận cứ tiêu biểu; lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
- Diễn đạt trôi chảy, trong sáng, sử dụng từ chuẩn xác, rõ nghĩa, không sai lỗi chính tả.
* Về nội dung:
Trình bày được quan điểm của mình về lợi ích của việc đi bộ nói riêng và của việc tập luyện thể dục thể thao nói chung một cách thuyết phục.Có thể đưa ra các ý sau đây:
Khái quát về tác dụng của việc đi bộ được tác giả Ru-xô nêu trong tác phẩm.
- Là môn thể thao hữu ích, mang tính tự do và không bị lệ thuộc vào phương tiện nào.
- Giúp con người trau dồi kiến thức ở tất cả các lĩnh vực, mở rộng hiểu biết thực tế.
- Cải thiện sức khỏe và giúp con người thư giãn, thoải mái về tinh thần
Bàn luận về lợi ích của việc đi bộ đối với việc mở rộng hiểu biết thực tế.
- Đi bộ là một trong những phương pháp tích cực để con người quan sát kĩ càng sự vật, hiện tượng trong tất cả mọi lĩnh vực.
- Nhờ quan sát kĩ, các hình ảnh mà chúng ta từng bắt gặp sẽ được "chép lại, chụp lại" và khắc sâu trong trí nhớ.
Bài học nhận thức và hành động
- Chúng ta cần tích cực mở rộng hiểu biết của bản thân từ con đường tìm hiểu những tri thức thực tế.
- Con người cần tăng cường các hoạt động quan sát thực tiễn để đúc rút những kinh nghiệm, hình thành những kĩ năng theo hướng "Học đi đôi với hành".
* Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện sự mới mẻ trong cách kể sự việc
0,25
0,5
0,5
0,5
0,25
2
a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận chứng minh: MB nêu luận điểm cần làm sáng tỏ; TB nêu lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm; KB nêu ý nghĩa của luận điểm đã được làm sáng tỏ.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: vứt rác bừa bãi là một thói quen xấu ảnh hưởng lớn đến đời sống văn minh của con người.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Vận dụng các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa các lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
a. MB: - Dẫn dắt: M.trường hiện nay hoặc từ thói quen của con người.
- Nêu vấn đề: vứt rác bừa bãi là một thói quen xấu ảnh hưởng lớn đến đời sống văn Minh của con người.
b. TB: * Vứt rác bừa bãi là một thói quen xấu (Thực trạng)
+ Rác có thể là giấy, bao bì ni lông, vỏ chai, vỏ bánh... nói chung là rác sinh hoạt do con người thải ra thậm chí có cả xác động vật chết...
+ Từ đường phố, sân trường đến những nơi công cộng (chợ, chùa chiền, khu du lịch, bãi biển...), rác vứt ở khắp mọi nơi kể cả những nơi được trang bị thùng rác và còn kèm theo những khẩu hiệu: Không xả rác bừa bãi hay Hãy bỏ rác vào thùng thì rác vẫn được vứt ra ngoài.
* Vì sao lại có hiện tượng xả rác bừa bãi? (Nguyên nhân)
- Do thói quen tùy tiện, thoải mái, tự do của con người à Đây là hệ quả của một nền “văn minh làng xã” tồn tại hàng nghìn năm tại các làng quê Việt.
- Do lối sống ích kỉ: chỉ cần sạch nhà mình còn đường làng, nơi công cộng thì “cha chung không ai khóc”.
* Vứt rác bừa bãi ảnh hưởng như thế nào đến đời sống con người? (Hậu quả)
- Là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
(mùi hôi thối tại các bãi rác, ruồi phát sinh, lan truyền dịch bệnh...) 
à ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người
- Gây mất mỹ quan nơi công cộng à ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước, con ngườiViệt Nam trước con mắt của du khách nước ngoài.
* Để ngăn chặn tình trạng vứt rác bừa bãi chúng ta phải làm gì? (Biện pháp)
- Mỗi cá nhân cần rèn luyện lối sống văn minh.
- Lên án, phê phán những hành động thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh chung từ những người xung quanh như gia đình, bạn bè.
- Tuyên truyền mọi người cùng tham gia xây dựng nếp sống văn minh
c. KB: * Khẳng định: Trong thời đại đất nước đang trên đường hội nhập sâu, rộng với thế giới thì xây dựng nếp sống văn Minh là yêu cầu mang tính sống còn.
- Kêu gọi mọi người hãy thay đổi thói quen: Không vứt rác bừa bãi.
0,5
0,5
1,0
0,5
1,0
0,5
d. Sáng tạo: Dẫn chứng, lí lẽ tiêu biểu, chọn lọc, sáng tạo, suy nghĩ mới mẻ phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hoá và pháp luật.
0,25
e. Chính tả: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,25
* Biểu điểm:
Điểm 5:
- Bài viết có bố cục 3 phần: MB, TB, KB.
- Bài làm trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp, diễn đạt lưu loát.
- Nắm được phương pháp làm bài văn về hiện tượng đời sống, biết viết từng luận điểm, liên kết các luận điểm trong bài văn.
- Lí lẽ rõ ràng, thuyết phục, d.chứng phù hợp, biết p.tích dẫn chứng.
- Biết kết hợp yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
Điểm 4-4,5:
- Bài viết có bố cục 3 phần: MB, TB, KB.
- Bài làm trình bày sạch sẽ, chữ viết tương đối rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp, diễn đạt khá lưu loát.
- Nắm được phương pháp làm bài văn về hiện tượng đời sống, biết viết từng luận điểm, liên kết các luận điểm trong bài văn.
- Lí lẽ rõ ràng, thuyết phục, d.chứng phù hợp, biết p.tích dẫn chứng.
- Biết kết hợp yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận khá phù hợp.
- Mắc số lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ.
Điểm 3-3,5:
- Bài viết có bố cục 3 phần: MB, TB, KB.
- Bài làm trình bày còn gạch xóa, chữ viết tương đối rõ ràng, sai lỗi chính tả không quá nhiều, diễn đạt chưa thật lưu loát.
- Nắm được phương pháp làm bài văn về hiện tượng đời sống, biết viết từng luận điểm, liên kết các luận điểm trong bài văn chưa khéo.
- Lí lẽ chưa thật thuyết phục, dẫn chứng phù hợp, p.tích DC còn hạn chế
- Chưa biết kết hợp yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
- Mắc một số lỗi nhỏ như trình bày ý còn lộn xộn, chưa khoa học.
Điểm 2-2,5: 
- Bài viết có bố cục 3 phần: MB, TB, KB.
- Bài làm t/bày còn gạch xóa nhiều, chữ viết còn cẩu thả, sai lỗi c.tả không quá nhiều, diễn đạt chưa còn lủng củng, lọn xộn, thiếu k.học.
- Nắm được phương pháp làm bài văn về hiện tượng đời sống, luân điểm đưa ra còn thiếu, ít dẫn chứng, chưa biết phân tích dẫn chứng, diễn đạt khô khan
- Chưa biết kết hợp yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
Điểm 1-1,5:
- Bài viết chưa thể hiện 3 phần rõ ràng, 
- Nội dung còn thiếu một số ý cơ bản, lí lẽ, dẫn chứng sơ sài, 
- Mắc các lỗi về hình thức như nhiều lỗi chính tả, từ, câu,...
Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề; Để giấy trắng.
Người ra đề
Nguyễn Thị Ánh Hồng
Ban giám hiệu
(Duyệt)
Nguyễn Minh Tuấn 
Tổ chuyên môn
(Duyệt)
Lê Thịu Thúy

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2020_2021_tr.doc