Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Cẩm La (Có đáp án)
Câu 1. Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra trong thời gian nào?
A. Từ năm 1884 đến 1913.
B. Từ năm 1885 đến 1895. C. Từ năm 1885 đến 1913.
D. Từ năm 1884 đến 1895.
Câu 2. Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân?
A. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân, sĩ phu.
B. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân.
C. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.
D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân.
Câu 3. Tính chất của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
A. Thể hiện tính dân tộc yêu nước sâu sắc.
B. Là phong trào giải phóng dân tộc.
C. Phong trào mang tính chất bảo vệ dân tộc
D. Phong trào mang tính chất là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
Câu 4: Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược, triều đình Huế đã thực hiện chính sách gì?
A. Cải cách kinh tế, xã hội
B. Cải cách duy tân
C. Chính sách ngoại giao mở cửa
D. Thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Cẩm La (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT TX QUẢNG YÊN TRƯỜNG TH&THCS CẨM LA ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn: Lịch sử– Lớp 8 Năm học: 2020 - 2021 (Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề) Phần I. Trắc nghiệm: (4 điểm) Chọn đáp án đúng cho các câu sau và ghi vào bài làm. Câu 1. Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra trong thời gian nào? A. Từ năm 1884 đến 1913. B. Từ năm 1885 đến 1895. C. Từ năm 1885 đến 1913. D. Từ năm 1884 đến 1895. Câu 2. Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân? A. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân, sĩ phu. B. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân. C. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân. D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân. Câu 3. Tính chất của cuộc khởi nghĩa Yên Thế? A. Thể hiện tính dân tộc yêu nước sâu sắc. B. Là phong trào giải phóng dân tộc. C. Phong trào mang tính chất bảo vệ dân tộc D. Phong trào mang tính chất là cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Câu 4: Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược, triều đình Huế đã thực hiện chính sách gì? A. Cải cách kinh tế, xã hội B. Cải cách duy tân C. Chính sách ngoại giao mở cửa D. Thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu. Câu 5: Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua Tự Đức 2 bản “ Thời vụ sách” đề nghị cải cách vấn đề gì? A. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. B. Đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoan và khai thác mỏ. C. Phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng. D. Chấn chỉnh bộ máy quan lại, cải tổ giáo dục. Câu 6: “ Bộ máy chính quyền từ Trung Ương đến địa phương mục ruỗng, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn giữa dân tộc ngày càng gay gắt.” Đó là tình hình Việt Nam vào thời gian nào? A. Cuối thế kỉ XVIII B. Đầu thế kỉ XIX C. Giữa thế kỉ XIX D. Cuối thế kỉ XIX Câu 7: Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc chia ra làm mấy bậc? Đó là những bậc nào? A. Hai bậc: Tiểu học và Trung học. B. Hai bậc: Ấu học và Tiểu học C. Ba bậc: Ấu học, Tiểu học và Trung học. D. Ba bậc: Tiểu học, Trung học, Phổ thông. Câu 8. Mở trường, diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới, tuyên truyền đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu, đua nhau cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, đả kích quan lại xấu, cổ động việc mở mang công thương...Đó là hoạt động của phong trào nào? A. Phong trào Đông du (1905) B. Đông Kinh nghĩa thục (1907) C. Cuộc vận động Duy tân (1908) D. Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908) Câu 9 (1,0 điểm) Điền các cụm từ cho sẵn (Bắc kì; Trung kì; Nam Kì; Cam-pu-chia; Lào; Bộ máy chính quyền cấp kì (Pháp); Bộ máy chính quyền cấp Xã, Thôn (bản xứ); bộ máy chính quyền cấp Tỉnh, huyện (Pháp+ bản xứ)) vào chỗ..... để hoàn thành sơ đồ tổ chức bộ máy Nhà nước Việt Nam đầu thế kỉ XX. Câu 10 (1,0 điểm): Hãy nối mốc thời gian với nội dung sự kiện cho phù hợp Thời gian Đáp án Nội dung sự kiện 1. 1905-1909 1 – 2 – 3 – 4 – A. Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên. 2. 1907 B. Đông kinh nghĩa thục 3. 1916 C. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế 4. 1917 D. Khởi nghĩa Yên Thế E. Phong trào Đông Du Phần II. Tự luận: (6 điểm) Câu 1 (3,0 điểm) Kể tên những nhà cải cách tiêu biểu ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX? Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được? Câu 2 (3,0 điểm) Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước? Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó? ______________Hết______________ PHÒNG GD&ĐT TX QUẢNG YÊN TRƯỜNG TH&THCS CẨM LA MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn: Lịch sử – Lớp 8 Năm học: 2020 - 2021 Cấp độ/ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối TK XIX - Biết thời gian diễn ra phong trào Yên Thế - Hiểu vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa nông dân, tính chất của cuộc khởi nghĩa. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 (c1) 0,25 2,5% 2(c2,3) 0,5 5% 3 0,75 7,5% Bài 28: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối TK XIX - Biết chính sách thực dân Pháp thực hiện khi mở rộng chiến tranh xâm lược; Đề nghị cải cách của các nhà yêu nước, tình hình Việt Nam vào cuối TK XIX; Các nhà cải cách ở Việt Nam cuối TK XIX - Giải thích được lí do các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối TK XIX không thực hiện được Số câu Số điểm Tỉ lệ % 3(c4,5,6) 0,75 7,5% 1/2 (c1) 1,25 12,5% 1/2 (c1) 1,75 17,5% 4 3,75 37,5% Chủ đề: Những chuyển biến kinh tế xã hội ở Việt Nam và phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 - Biết hoạt động của cuộc vận động Duy tân; hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc; xác định thời gian và sự kiện lịch sử Hiểu sơ đồ bộ máy nhà nước Việt Nam đầu thế kì XX - Giải thích được vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước - So sánh con đường cứu nước của các nhà yêu nước Số câu Số điểm Tỉ lệ % 3 (c7,8,10) 1,5 15% 1 (c9) 1,0 10% 1/2 (c2) 1,5 15% 1/2 (c2) 1,5 15% 5 5,5 55% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 7 2,5 25% 1/2 1,25 12,5% 3 1,5 15% 1 3,5 35% 1/2 1,5 15% 12 10,0 100% PHÒNG GD&ĐT TX QUẢNG YÊN TRƯỜNG TH&THCS CẨM LA HƯỚNG DẪN CHẦM VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn: Lịch sử– Lớp 8 Năm học: 2020 - 2021 Phần Câu Đáp án Điểm Phần I. Trắc nghiệm (4,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A D A D A D C C (Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 điểm) 2,0 9 (1) Trung kì (2) Nam kì (3) Campuchia (4) Bộ máy chính quyền cấp tỉnh, huyện (Pháp+Bản xứ) (Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 điểm) 1,0 10 1- E 2- B 3- C 4- A (Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 điểm) 1,0 Phần 2: Tự luận (6,0 điểm) 1 * Tên những nhà cải cách tiêu biểu ở Việt Nam nửa cuối thế kì XIX: - Trần Đình Túc - Nguyễn Huy Tế - Đinh Văn Điền - Nguyễn Trường Tộ - Nguyễn Lộ Trạch * Các đề nghị cải cách ở nước ta cuối thế kỉ XIX không thực hiện được vì: - Các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc. - Chưa xuất phát từ những vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết từ hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp, giữa nông dân với địa chủ phong kiến. - Triều đình phong kiến bảo thủ, bất lực, không chấp nhận những thay đổi cự tuyệt mọi đề nghị cải cách kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,75 0,5 2 * Nguyễn Tất Thành tìm đường cứu nước là vì: - Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp. Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh đã nổ ra liên tiếp nhưng thất bại. - Nguyễn Tất Thành tuy khâm phục Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh nhưng không nhất trí với con đường cứu nước mà các bậc tiền bối đã lựa chọn - Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, mong muốn nước nhà được độc lập, nhân dân bớt đói khổ nên Người quyết định đi tìm đường cứu nước mới cho dân tộc. * Điểm mới trong hướng đi của Nguyễn Tất Thành so với các nhà yêu nước trước đó: + Các bậc tiền bối như Phan Bội Châu.. chọn con đường đi sang phương Đông(Nhật Bản, Trung Quốc), đối tượng mà ông gặp gỡ là những chính khách Nhật để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp, chủ trương đấu tranh là bạo động. .. + Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường đi sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học kỹ thuật và nền văn minh phát triển để tìm hiểu xem vì sao nước Pháp thống trị nước mình và thực chất của các từ " Tự do-Bình đẳng- Bác ái". Từ đó Người hòa mình vào thực tiễn và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. 0,5 0,5 0,5 0,75 0,75 Người ra đề Nguyễn Thị Ánh Hồng Ban giám hiệu (Duyệt) Nguyễn Minh Tuấn Tổ chuyên môn (Duyệt) Lê Thị Thúy
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_2020_202.docx