Đề kiểm tra cuối học kì 1 Lịch sử và Địa lí Lớp 6 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn chấm)
Câu 1. Con người sáng tạo ra các cách tính thời gian phổ biến trên thế giới dựa trên cơ sở nào?
A. Sự lên, xuống của thuỷ triểu.
C. Sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất và sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời.
B. Các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm, chớp,. D. Quan sát sự chuyển động của các vì sao
Câu 2. Dương lịch là loại lịch dựa theo:
A. sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
C. sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trải Đất và sự di chuyển của Mặt Trăng, Trái Đất quanh Mặt Trời.
B. sự di chuyển của Trái Đất quanh Mắt Trời. D. chu kì chuyển động của Trái Đất quanh trục của nó.
Câu 3. Theo em, âm lịch là loại lịch dựa theo:
A. chu kì chuyển động của Mật Trăng quanh Mặt Trời. C. chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
B. chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. D. chu kì chuyển động của Mặt Trời quanh Trái Đất.
Câu 4. Loài người là kết quả của quá trình tiến hóa từ
A.Vượn người. B. Vượn.
C.Người tối cổ. D. Người tinh khôn.
Câu 5. Người tối cổ đã xuất hiện cách ngày nay bao nhiêu năm?
A. Khoảng 15 vạn năm. B. Khoảng 3 triệu năm.
C. Khoảng 4 triệu năm. D. Khoảng 5 – 6 triệu năm.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối học kì 1 Lịch sử và Địa lí Lớp 6 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn chấm)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ6 Cấp độ Nội dung Nhận biêt Thông hiểu Vận dụng Cộng Vận dụng cấp độ thấp Vận dụng cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Thời gian trong lịch sử Nắm được thời gian trong lịch sử Số câu Số điểm Tỉ lệ % 3 0,75 7,5% 3 0,75 7,5% Nguồn gốc loài người Hiểu được nội dung cơ bản, sự kiện liên quan đến nguồn gốc loài người Số câu Số điểm Tỉ lệ % 3 0,75 7,5% 3 0,75 7,5% Sự chuyển biến và phân hoá của xã hội nguyên thuỷ Biết được sự chuyển biến và phân hoá của xã hội nguyên thuỷ Số câu Số điểm Tỉ lệ % 3 0,75 7,5% 3 0,75 7,5% Xã hội cổ đại Biết được những nội dung cơ bản, sự kiện liên quan đến xã hội thời cổ đại Thành tựu văn hoá thời cổ đại còn được sử dụng và bảo tồn cho đến ngày nay Số câu Số điểm Tỉ lệ % 3 0,75 7,5% 1 2,0 20% 4 2,75 27,5% Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất. Phân biệt được đặc điểm của 4 dang địa hình chính. Thấy được sự giống và khác nhau của các dạng địa hình TS Câu TS điểm Tỉ lệ % 1 3,0 30% 1 3,0 30% Khí hậu và biến đổi khí hậu Hiểu thế nào là nhiệt độ không khí, khí áp; cách đo nhiệt độ không khí, đo khí áp, sư phân bố khí áp Biết tính nhiệt độ không khí TB ngày. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ% ½ 1,0 10% ½ 1,0 10% 1 2,0 20% TSC: TSĐ: Tỉ lệ: 6 1,5 15% 6 1,5 15% 1 3,0 30% 3/2 3,0 30% 1/2 1,0 10% 15 10 100% Hết ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 MÔN LS-ĐL6 Thời gian làm bài 90 phút (Đề gồm: 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). Ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1. Con người sáng tạo ra các cách tính thời gian phổ biến trên thế giới dựa trên cơ sở nào? A. Sự lên, xuống của thuỷ triểu. C. Sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất và sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời. B. Các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm, chớp,... D. Quan sát sự chuyển động của các vì sao Câu 2. Dương lịch là loại lịch dựa theo: A. sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất. C. sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trải Đất và sự di chuyển của Mặt Trăng, Trái Đất quanh Mặt Trời. B. sự di chuyển của Trái Đất quanh Mắt Trời. D. chu kì chuyển động của Trái Đất quanh trục của nó. Câu 3. Theo em, âm lịch là loại lịch dựa theo: A. chu kì chuyển động của Mật Trăng quanh Mặt Trời. C. chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. B. chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. D. chu kì chuyển động của Mặt Trời quanh Trái Đất. Câu 4. Loài người là kết quả của quá trình tiến hóa từ A.Vượn người. B. Vượn. C.Người tối cổ. D. Người tinh khôn. Câu 5. Người tối cổ đã xuất hiện cách ngày nay bao nhiêu năm? A. Khoảng 15 vạn năm. B. Khoảng 3 triệu năm. C. Khoảng 4 triệu năm. D. Khoảng 5 – 6 triệu năm. Câu 6. Người tinh khôn xuất hiện vào khoảng thời gian nào? A. Khoảng 15 vạn năm trước. B. Khoảng 10 vạn năm trước. C.Khoảng 4 vạn năm trước. D. Khoảng 60 vạn năm trước. Câu 7. Kim loại được con người phát hiện ra trong khoảng thời gian nào? A.Thiên niên kỉ thứ III TCN B. Thiên niên kỉ thứ IV TCN C.Thiên niên kỉ thứ V TCN D. Thiên niên kỉ Thứ VI TCN Câu 8. Quá trình chuyên môn hóa trong sản xuất có tác dụng như thế nào? A.Thúc đẩy năng xuất lao động B.Mở rộng diện tích trồng trọt C.Thúc đẩy năng xuất lao động, tao ra sản phẩm ngày càng nhiều. D.Có của cải dư thừa. Câu 9. Cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều của cải dư thừa, xã hội: A.có sự phân hóa giàu nghèo B. có của cải dồi dào C.có sự phân hóa D. xã hội nguyên thủy tan rã Câu 10.Ý nào sau đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại? A.Nằm trên lưu vực của các dòng sông lớn. B.Đất đai phì nhiêu, mầu mỡ. C.Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa. D.Nằm ở ven biển có nhiều vịnh sâu, kín gió. Câu 11.Việc hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn, khó khăn cơ bản của cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại là: A.Tình trạng lũ lụt vào mùa mưa. B.Sự chia cắt về lãnh thổ. C.Thường xuyên phải đối đầu với các cơn bão. D.Tình trạng thiếu ruộng đất canh tác. Câu 12.Nền kinh tế chính của cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại là: A.nền kinh tế thủ công nghiệp. B. nền kinh tế nông nghiệp. C. nền kinh tế thương nghiệp. D.nền kinh tế công nghiệp. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm). Câu 1 (2,0 điểm): Thành tựu văn hoá nào của người Ấn Độ cổ đại vẫn được sử dụng hoặc được bảo tồn đến ngày nay? Câu 2: (3,0 điểm): Trình bày đặc điểm địa hình núi và đồi? Núi và đồi giống và khác nhau như thế nào? Câu 3 (2,0 điểm): a. Nhiệt độ không khí là gì? Đo nhiệt độ không khí bằng dụng cụ nào? Đơn vị đo? b. Ngày 14/12/2021 người ta đo nhiệt độ không khí tại Hải Dương tại 4 thời điểm 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ, 19 giờ được kết quả lần lượt là 140C,160C,230C,200C. Nhiệt độ không khí trung bình ngày 14/12/2021 ở Hải Dương là bao nhiêu? Nêu cách tính? Hết BGH DUYỆT ĐỀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 MÔN LS-ĐL 6 (Hướng dẫn chấm gồm: 01 trang) I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C B B A C A B C A D A B Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 2,0 điểm * Một số thành tựu văn hóa của người Ấn Độ vẫn được sử dụng và bảo tồn cho đến ngày nay: + Phật giáo và Ấn Độ giáo đã vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ Ấn Độ, trở thành 2 trong những tôn giáo có số lượng tín đồ đông đảo nhất trên thế giới. + Hai bộ sử thi: Mahabharata và Rammayana vẫn có sức sống lâu bền trong tâm thức người Ấn Độ. Mặt khác, 2 tác phẩm này cũng được truyền bá ra bên ngoài, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của văn học Đông Nam Á. + Các chữ số (do người Ấn Độ sáng tạo ra) được sử dụng rộng rãi trên thế giới. + Các công trình kiến trúc, như: cột đá A-sô-ca và đại bảo tháp San-chi vẫn được bảo tồn và trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng. 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 2 3,0 điểm - Đặc điểm địa hình: + Núi: là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất. Độ cao tuyệt đối trên 500m. Núi có đỉnh nhọn, sườn dốc. + Đồi: Là dạng địa hình nhô cao. Độ cao tương đối không quá 200m. Đòi có đỉnh tròn, sườn thoải. - Giống nhau: Đều là dạng địa hình nhô cao. - Khác nhau: Núi cao tuyệt đối trên 500m, đỉnh nhọn, sườn dốc còn đồi độ cao tương đối dưới 200m, đỉnh tròn, sườn thoải. 0,75 0,75 0,5 1,0 Câu 3 2,0 điểm a.Mặt đất hấp thụ nhiệt của Mặt Trời rồi phản hồi vào không khí lúc đó không khí nóng lên. Độ nóng , lạnh đó của không khí gọi là nhiệt độ không khí. - Đo nhiệt độ không khí bằng nhiệt kế. Đơn vị đo: 0 C b. Nhiệt độ TB ngày 14/12/2021 tại Hải Dương là: 14+16+23+20= 73/4= 18,250C 0,5 0,5 1,0 Lưu ý: Học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa. Hết BGH DUYỆT ĐỀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 MÔN LS-ĐL6 Thời gian làm bài 90 phút (Đề gồm: 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). Ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1.Dương lịch là loại lịch dựa theo: A. sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất. C. sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trải Đất và sự di chuyển của Mặt Trăng, Trái Đất quanh Mặt Trời. B. sự di chuyển của Trái Đất quanh Mắt Trời. D. chu kì chuyển động của Trái Đất quanh trục của nó. Câu 2. Con người sáng tạo ra các cách tính thời gian phổ biến trên thế giới dựa trên cơ sở nào? A. Sự lên, xuống của thuỷ triểu. C. Sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất và sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời. B. Các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm, chớp,... D. Quan sát sự chuyển động của các vì sao Câu 3.Loài người là kết quả của quá trình tiến hóa từ A.Vượn người. B. Vượn. C.Người tối cổ. D. Người tinh khôn. Câu 4. Theo em, âm lịch là loại lịch dựa theo: A. chu kì chuyển động của Mật Trăng quanh Mặt Trời. C. chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. B. chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. D. chu kì chuyển động của Mặt Trời quanh Trái Đất. Câu 5. Người tinh khôn xuất hiện vào khoảng thời gian nào? A. Khoảng 15 vạn năm trước. B. Khoảng 10 vạn năm trước. C.Khoảng 4 vạn năm trước. D. Khoảng 60 vạn năm trước. Câu 6. Người tối cổ đã xuất hiện cách ngày nay bao nhiêu năm? A. Khoảng 15 vạn năm. B. Khoảng 3 triệu năm. C. Khoảng 4 triệu năm. D. Khoảng 5 – 6 triệu năm. Câu 7. Quá trình chuyên môn hóa trong sản xuất có tác dụng như thế nào? A.Thúc đẩy năng xuất lao động B.Mở rộng diện tích trồng trọt C.Thúc đẩy năng xuất lao động, tao ra sản phẩm ngày càng nhiều. D.Có của cải dư thừa. Câu 8.Kim loại được con người phát hiện ra trong khoảng thời gian nào? A.Thiên niên kỉ thứ III TCN B. Thiên niên kỉ thứ IV TCN C.Thiên niên kỉ thứ V TCN D. Thiên niên kỉ Thứ VI TCN Câu 9. Ý nào sau đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại? A.Nằm trên lưu vực của các dòng sông lớn. B.Đất đai phì nhiêu, mầu mỡ. C.Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa. D.Nằm ở ven biển có nhiều vịnh sâu, kín gió. Câu 10.Cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều của cải dư thừa, xã hội: A.có sự phân hóa giàu nghèo B. có của cải dồi dào C.có sự phân hóa D. xã hội nguyên thủy tan rã Câu 11.Nền kinh tế chính của cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại là: A.nền kinh tế thủ công nghiệp. B. nền kinh tế nông nghiệp. C. nền kinh tế thương nghiệp. D.nền kinh tế công nghiệp. Câu 12.Việc hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn, khó khăn cơ bản của cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại là: A.Tình trạng lũ lụt vào mùa mưa. B.Sự chia cắt về lãnh thổ. C.Thường xuyên phải đối đầu với các cơn bão. D.Tình trạng thiếu ruộng đất canh tác. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm). Câu 1 ( 2,0 điểm): Những thành tựu văn hoá của người Ấn Độ cổ đại vẫn được sử dụng hoặc được bảo tồn đến ngày nay? Câu 2 (3,0 điểm): Trình bày đặc điểm địa hình đồng bằng và cao nguyên ? Đồng bằng và cao nguyên giống và khác nhau như thế nào? Câu 3( 2,0 điểm): a. Khí áp là gì? Dụng cụ đo khí áp? Đơn vị đo? b. Ngày 15/12/2021 người ta đo nhiệt độ không khí tại Hải Dương tại 4 thời điểm 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ, 19 giờ được kết quả lần lượt là 150C,170C,250C,210C. Nhiệt độ không khí trung bình ngày 15/12/2021 ở Hải Dương là bao nhiêu? Nêu cách tính? Hết BGH DUYỆT ĐỀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 MÔN LS-ĐL 6 (Hướng dẫn chấm gồm: 01 trang) I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B C A B A C C B D A B A Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 2,0 điểm * Một số thành tựu văn hóa của người Ấn Độ vẫn được sử dụng và bảo tồn cho đến ngày nay: + Phật giáo và Ấn Độ giáo đã vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ Ấn Độ, trở thành 2 trong những tôn giáo có số lượng tín đồ đông đảo nhất trên thế giới. + Hai bộ sử thi: Mahabharata và Rammayana vẫn có sức sống lâu bền trong tâm thức người Ấn Độ. Mặt khác, 2 tác phẩm này cũng được truyền bá ra bên ngoài, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của văn học Đông Nam Á. + Các chữ số (do người Ấn Độ sáng tạo ra) được sử dụng rộng rãi trên thế giới. + Các công trình kiến trúc, như: cột đá A-sô-ca và đại bảo tháp San-chi vẫn được bảo tồn và trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng. 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 2 3,0 điểm - Đồng bằng và cao nguyên: + Đồng bằng: Là dạng địa hình thấp, bề mặt tương đối bằng phẳng. Độ cao tuyệt đối dưới 200m. + Cao nguyên: Là vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. Thường cao trên 500 m so với mực nước biển. Cao nguyên có dườn dốc. - Giống nhau: Bề mặt tương đối bằng phẳng. - Khác nhau: Đồng bằng thấp dưới 200m so với mực nước biển, cao nguyên cao trên 500m so với mực nước biển và có sườn dốc. 0,75 0,75 0,5 1,0 Câu 3 2,0 điểm a. Khí áp là sức ép của khí quyển lên một đơn vị diện tích trên mặt đất. Khí áp trung bình trên mặt biển là 1013mb. - Dụng cụ đo khí áp là khí áp kế, đơn vị đo là mb. b. Nhiệt độ TB ngày 15/12/2021 tại Hải Dương là: 15+17+25+21= 78/4= 19,50C 0,5 0,5 1,0 Lưu ý: Học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa. Hết BGH DUYỆT ĐỀ
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_lich_su_va_dia_li_lop_6_nam_hoc_20.docx