Đề kiểm tra cuối học kì 1 Lịch sử Lớp 8 - Trường THCS Cao Phong (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1: Đế quốc nào được mệnh danh là “con hổ đói” đến bàn tiệc muộn?

 A. Đế quốc Mĩ. B. Đế quốc Đức. C. Đế quốc Anh. D. Đế quốc Nhật.

Câu 2: Những giai cấp chính xuất hiện trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là

 A. Tư sản và vô sản. B. Tư sản và tiểu tư sản.

 C. Quý tộc mới và nông dân. D. Tư sản và thợ thủ công.

Câu 3: Đến giữa thế kỉ XIX, nước nào được mệnh danh là công xưởng của thế giới

 A. Đức. B. Anh. C. Mĩ. D. Pháp.

Câu 4: Bản tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do Mác và Ăng-ghen soạn thảo kết thúc bằng khẩu hiệu nào?

 A. Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!

 B. Nhân dân các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!

 C. Các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!

 D. Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!

Câu 5: Trước cách mạng, xã hội Pháp gồm những đẳng cấp nào?

 A. Quý tộc, tăng lữ, đẳng cấp thứ ba. B. Tư sản, nông dân, các tầng lớp khác.

 C. Quý tộc, tăng lữ, tư sản. D. Quý tộc, tăng lữ, nông dân.

 

docx 4 trang linhnguyen 1660
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 1 Lịch sử Lớp 8 - Trường THCS Cao Phong (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối học kì 1 Lịch sử Lớp 8 - Trường THCS Cao Phong (Có hướng dẫn chấm)

Đề kiểm tra cuối học kì 1 Lịch sử Lớp 8 - Trường THCS Cao Phong (Có hướng dẫn chấm)
SỞ GD&ĐT HÒA BÌNH 
TRƯỜNG PTDTNT THCS THPT CAO PHONG
ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ 
Môn: Lịch Sử 8
Thời gian làm bài: 45 phút; 
(Đề gồm 2 trang: 12 câu trắc nghiệm – 03 câu tự luận)
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
I. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM) 
Câu 1: Đế quốc nào được mệnh danh là “con hổ đói” đến bàn tiệc muộn?
	A. Đế quốc Mĩ.	B. Đế quốc Đức.	C. Đế quốc Anh.	D. Đế quốc Nhật.
Câu 2: Những giai cấp chính xuất hiện trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là
	A. Tư sản và vô sản.	B. Tư sản và tiểu tư sản.
	C. Quý tộc mới và nông dân.	D. Tư sản và thợ thủ công.
Câu 3: Đến giữa thế kỉ XIX, nước nào được mệnh danh là công xưởng của thế giới
	A. Đức.	B. Anh.	C. Mĩ.	D. Pháp.
Câu 4: Bản tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do Mác và Ăng-ghen soạn thảo kết thúc bằng khẩu hiệu nào?
	A. Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!
	B. Nhân dân các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!
	C. Các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!
	D. Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!
Câu 5: Trước cách mạng, xã hội Pháp gồm những đẳng cấp nào?
	A. Quý tộc, tăng lữ, đẳng cấp thứ ba.	B. Tư sản, nông dân, các tầng lớp khác.
	C. Quý tộc, tăng lữ, tư sản.	D. Quý tộc, tăng lữ, nông dân.
Câu 6: Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân là gì?
	A. Bãi công.	B. Khởi nghĩa.
	C. Mít tinh, biểu tình.	D. Đập phá máy móc.
Câu 7: Điểm giống nhau cơ bản trong tư tưởng của Mác và Ăng-ghen là gì?
	A. Nhận thức rõ được bản chất xấu xa của chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản.
	B. Khẳng định rõ sứ mệnh của giai cấp vô sản trong việc đánh đổ giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản giải phóng loài người.
	C. Nhận thức rõ nổi thống khổ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
	D. Chung tư tưởng đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản bất công
Câu 8: Ở khu vực Đông Nam Á, Đảng Cộng sản ra đời sớm nhất ở nước nào?
	A. Việt Nam	B. In-đô-nê-xi-a	C. Lào	D. Cam-pu-chia
Câu 9: Các Mác viết: “Thắng lợi của giai cấp tư sản có nghĩa là thắng lợi của chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phongkiến”, Đó là ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản nào?
	A. Cách mạng tư sản Hà Lan.	B. Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ.
	C. Cách mạng tư sản Anh.	D. Cách mạng tư sản Pháp.
Câu 10: Ý nghĩa quan trọng nhất của những phát minh về khoa học tự nhiên thế kỉ XVIII-XIX là gì?
	A. Giúp con người hiểu biết hơn về thế giới vật chất xung quanh.
	B. Khẳng định vạn vật chuyển biến, vận động theo quy luật.
	C. Đặt cơ sở cho những nghiên cứu, ứng dụng sau này thức đẩy sản xuất và kĩ thuật phát triển.
	D. Tấn công mạnh mẽ vào những giáo lí của thần học.
	Câu 11: Đạo luật nào giữ vai trò quan trọng nhất trong các đạo luật giải quyết khủng hoảng kinh tế ở Mỹ?
   A. Đạo luật về ngân hàng
   B. Đạo luật về tài chính
   C. Đạo luật phục hưng công nghiệp
   D. Đạo luật phục hưng thương mại.
Câu 12: Sự kiện chấm dứt sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
   A. Cuộc bạo động lúa gạo 	B. Khủng hoảng tài chính 1927
   C. Đảng cộng sản Nhật thành lập	D. Trận động đất ở Tô-ky-ô năm 1923
II. TỰ LUẬN
	Câu 8: (2,0 điểm) Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 – 1933 nước Mĩ đã thực hiện biện pháp gì? Nêu nội dung và tác dụng của biện pháp đó? 
	Câu 1. (2 điểm) Trình bày hệ quả cách mạng công nghiệp cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX? Bản thân em cần làm gì để phát huy tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật?
	Câu 2. (3 điểm) Em hãy so sánh vị trí công nghiệp của nước Pháp trong thế giới tư bản (Anh , Pháp, Mĩ, Đức) trước và sau năm 1870? Vì sao có sự thay đổi đó?
SỞ GD&ĐT HÒA BÌNH 
TRƯỜNG PTDTNT THCS THPT CAO PHONG
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1
NĂM HỌC 2021- 2022
MÔN LỊCH SỬ 8 (Thời gian: 45 phút )
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM
* Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
A
B
D
A
D
B
B
C
C
B
B
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 
Nội dung
Điểm 
1
* Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 – 1933 Mĩ đã thực hiện biện pháp:
-Tổng thống Mĩ Ru- dơ- ven đã đưa ra chính sách kinh tế mới.
- Nội dung: Bao gồm các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng nhằm giải quyết nạn thất nghiệp...đặt dưới sự kiểm soát cùa nhà nước.
-Tác dụng: Các biện pháp của chính sách mới đã góp phần giải quyết những khó khăn của nền kinh tế, đưa nước Mĩ thoát dần khỏi khủng hoảng.
0.5
0,75
0,75
2
* Hệ quả của CM CN: 
+ Kinh tế: Sản xuất phát triển, bộ mặt các nước tư bản thay đổi, nhiều trung tâm công nghiệp, thành phố mọc lên ..., thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
+ Xã hội: hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản
* HS liên hệ được:
- Chăm chỉ học tập ...
- Tham gia các cuộc thi khoa học kĩ thuật sáng tạo thanh thiếu niên...
- Tuyên truyền về những thành tựu to lớn của cách mạng khoa học kĩ thuật...
- Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và cuộc sống...
(Học sinh chỉ cần liên hệ được 01 ý thực tế cho điểm tối đa)
0,5 đ
0,5 đ
1,0 đ
3
* So sánh vị trí công nghiệp của nước Pháp trong thế giới tư bản (Anh , Pháp, Mỹ Đức) trước và sau năm 1870? Vì sao có sự thay đổi đó?
- Trước năm 1870 nền công nghiệp của Pháp đứng hàng thứ hai thế giới sau Anh.
1,0 đ
- Sau năm 1870 nền công nghiệp của Pháp tụt xuống hàng thứ tư thế giới sau Mĩ, Đức, Anh.
1,0 đ
– Nguyên nhân dẫn tới tình trạng tụt hậu về công nghiệp của Pháp:
+ Pháp bị thiệt hại sau chiến tranh Pháp - Phổ, phải bồi thường chiến phí và mất 2 tỉnh giàu khoáng sản cho Đức
0,25
+ Do nghèo tài nguyên để phát triển công nghiệp trong nước so với các nước tư bản khác nên tư sản Pháp chú ý nhiều đến xuất cảng tư bản hơn là xây dựng và phát triển công nghiệp trong nước nên máy móc lạc hậu.
0,25
+ Sự phát triển vươn lên mạnh mẽ của công nghiệp Mĩ, Đức.
0,5
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_lich_su_lop_8_truong_thcs_cao_phon.docx