Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 6 (Có hướng dẫn chấm)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5 ĐIỂM)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

 (Ca dao)

Câu 1 (1.0 điểm). Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Bài ca dao trên thể hiện tình cảm gì?

Câu 2(1.0 điểm). Ghi lại các 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong đoạn thơ trên?

Câu 3 (1.0 điểm). Câu thơ “Công cha như núi Thái Sơn ” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?

Câu 4 (1.0 điểm). Em hiểu câu thơ “ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” như thế nào? (Trả lời khoảng 2 dòng).

Câu 5(1.0 điểm). Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người? (Trả lời khoảng 3 -4 dòng).

 

docx 66 trang linhnguyen 21/10/2022 920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 6 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 6 (Có hướng dẫn chấm)

Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 6 (Có hướng dẫn chấm)
 nhiêu ông trạng và các nhà thông thái đều được triệu vào đều lắc đầu bó tay. Cuối cùng, triều đình đành mời sứ thần ra ở công quán để có thời gian đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
Khi viên quan mang dụ chỉ của vua đến thì em còn đùa nghịch ở sau nhà. Nghe nói việc xâu chỉ vào vỏ ốc, em bé hát lê một câu:
Tang tình tang! Tang tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng,
Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang
Tang tình tang.
rồi bảo:
Cứ theo cách đó là xâu được ngay!
	Viên quan sung sướng, vội vàng trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói mừng như mở cờ trong bụng. Quả nhiên, con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ thần nước láng giềng.
	Liền đó, vua phong cho em bé làm trạng nguyên. Vua lại sai xây dinh thự ở một bên hoàng cung để cho em ở, để tiện hỏi han”.
 (SGK Ngữ văn 6, Chân trời sáng tạo, tập 1 - trang 47, 48).
Câu 1.Truyện Em bé thông minh kể về kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
Câu 2. Thử thách giải đố do ai đưa ra? Cách giải đố của nhân vật em bé có gì độc đáo?
Câu 3. Trong đoạn trích, việc giải đố đã thể hiện phẩm chất gì của nhân vật em bé?
Câu 4. Em có suy nghĩ gì về kết thúc truyện “Em bé thông minh”?
Câu 5a: Theo em, việc tích luỹ kiến thức từ đời sống có tác dụng gì đối với chúng ta?
Câu 5b. Nhớ lại và ghi ra những thử thách mà nhân vật em bé phải giải đố trong truyện “Em bé thông minh”. Em thấy thú vị với lần vượt qua thử thách nào nhất của nhân vật? Vì sao?
 (GV chọn câu 5a hoặc 5b)
Gợi ý trả lời
Câu1: Truyện Em bé thông minh kể về kiểu nhân vật thông minh.
Câu 2: 
- Thử thách giải đố do sứ thần nước láng giềng đưa ra.
- Cách giải đố của nhân vật em bé: Thay vì trả lời trực tiếp, em bé hát một câu, trong đó có chứa lời giải câu đố. Em bé đã vận dụng trí tuệ dân gian; câu đố với em cũng chỉ là một trò chơi.
Câu 3: Việc giải đố đã thể hiện sự thông minh, nhanh nhẹn, tài năng  của nhân vật em bé.
Câu 4: Truyện kết thúc có hậu, em bé được phong làm trạng nguyên, được tặng dinh thự. Đó là phẩn thưởng xứng đáng với tài năng, trí tuệ của em.
Câu 5a. HS nêu suy nghĩ của bản thân. Có thể nêu:
- Việc tích luỹ kiến thức đời sống giúp ta có thể vận dụng vào những tình huống thực tế một cách nhạy bén, hợp lí mà đôi khi kiến thức sách vở chưa chắc đã dạy ta.
- Kiến thức đời sống phần lớn là kiến thức truyền miệng được ông cha ta đúc kết bao đời, truyền lại thế hệ sau nên đó là vốn trí tuệ nhân dân bao đời. Do đó kiến thức đời sống là kho kiến thức phong phú, vô tận mà ta có thể áp dụng linh hoạt, tuỳ từng hoàn cảnh. 
Câu 5b.
- Trong truyện, em bé đã vượt qua 4 thử thách:
+ Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan, khi viên quan hỏi cha cậu cày mỗi ngày được mấy đường.
+ Lần thứ hai: nhà vua bắt dân làng cậu bé nuôi trâu đực phải đẻ được con.
+ Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính měnh, lŕm sao thịt một con chim sẻ phải dọn thŕnh ba cỗ bŕn thức ăn
+ Lần thứ tư: câu đố hóc búa của sứ thần xâu sợi chỉ mềm qua đường ruột ốc xoắn dài.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ 21
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
 “Nhà vua chỉ có một người con gái. Công chúa đẹp tuyệt trần, nhưng vì vậy công chúa kiêu ngạo và ngông cuồng, không một ai vừa lòng nàng cả. Nàng chối từ hết người này đến người khác, không những vậy lại còn chế giễu, nhạo báng họ. Có một lần, nhà vua cho mời các chàng trao ở khắp các nước xa gần tới mở tiệc linh đình để chọn phò mã. Khách đứng thành hàng theo ngôi thứ, đứng trên cùng là vua các nước rồi các công tước, các ông hoàng, các bá tước, các nam tước, cuối cùng là những người dòng dõi quí tộc. Công chúa được dẫn đi xem mặt. Chẳng ai được công chúa tha, người nào nàng cũng có cớ để giễu cợt. Người thì nàng cho là quá mập, nàng đặt tên là thùng tô nô, người quá mảnh khảnh thì nàng nói, mảnh khảnh thế thì gió thổi bay, người thứ ba thì lại lùn, nàng chê: Lùn lại mập thì vụng về lắm, người thứ tư mặt mày xanh xao, bị đặt tên Nhợt nhạt như chết đuối, người thứ năm mặt đỏ như gấc, nàng gọi Xung đồng đỏ, người thứ sáu đứng dáng hơi cong, nàng chê là cây non sấy lò cong cớn, nhìn ai nàng cũng tìm cách nhạo báng, nàng lấy làm khoái chí khi thấy một người có cằm hơi cong như mỏ chim chích chòe, nàng nói giỡn, chà, anh ta có cái cằm chẳng khác gì chim chích choè có mỏ, từ đó trở đi ông vua tốt bụng ấy có tên là Vua chích choè.
	(Trích truyện cổ tích Vua chích chòe, Truyện cổ tích Tổng hợp)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
Câu 2. Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã giễu cợt mọi người ra sao?
Câu 3. Từ thái độ của công chúa, em nhận ra đặc điểm gì của nhân vật này?
Câu 4. Trước điểm đặc biệt về hình thức của người khác, theo em chúng ta nên có thái độ và cư xử như thế nào? Tại sao vậy?
Gợi ý trả lời:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: tự sự
Câu 2. Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã giễu cợt, nhạo báng và chê bai tất cả mọi người, chẳng tha một ai.
+ Người thì nàng cho là quá mập, đặt tên là “thùng tô-nô”
+ Người mảnh khảnh thì nàng nói “mảnh khảnh thế thì gió thổi bay”.
+ Người lùn thì nàng chê “lùn lại mập thì vụng về lắm”.
+ Người xanh xao bị nàng đặt tên là “nhợt nhạt như chết đuối”.
+ Người mặt đỏ như gấc, nàng gọi Xung đồng đỏ.
+ Người đứng dáng hơi cong, nàng chê "cây non sấy lò cong cớn".
+ Người có cái cằm hơi cong chẳng khác gì chim chích chòe, nàng khiến người đó bị gọi là Vua chích chòe.
Câu 3. Điều này cho thấy nàng công chúa này là một người kiêu ngạo, chảnh chọe, hay trêu ghẹo và coi thường người khác. Công chúa cũng có vẻ tinh nghịch, láu lỉnh của một người quen được nuông chiều.
Câu 4. Trước điểm đặc biệt về hình thức của người khác, theo em chúng ta nên có thái độ, cư xử: nhã nhặn, lịch sự, tôn trọng với người đó. Tuyệt đối không được chê bai, nhạo báng hình thức của người khác. Vì đó là hành vi xấu xí, gây tổn thương cho người khác. 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ 22
 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
      Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
     Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
    Người ngay thì được phật, tiên độ trì.
 Mang theo truyện cổ tôi đi
    Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa 
    Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
      (Trích Chuyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ – SGK Ngữ văn 6, Chân trời sáng tạo, tập 1, trang 49)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
Câu 3. Hãy liệt kê ít nhất hai câu tục ngữ, ca dao được gợi ra trong đoạn thơ.
Câu 4. Em có đồng tình với quan niệm của tác giả trong hai câu thơ: “Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/Cho tôi nhận mặt ông cha của mình” không? Vì sao ?
 Gợi ý trả lời
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: biểu cảm
Câu 2 : Nội dung chính của đoạn thơ: Tình cảm yêu mến của tác giả đối với truyện cổ dân gian, cảm nhận thấm thía về bài học làm người ẩn chứa trong những truyện cổ dân gian mà cha ông ta đã đúc rút, răn dạy.
Câu 3 : Các câu tục ngữ, ca dao được gợi ra trong đoạn thơ:
Ở hiền gặp lành
Thương người như thể thương thân
Yêu nhau mấy núi cũng leo- mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua.
Câu 4 : Hướng HS theo quan niệm đồng tình vì:
+ Giữa thế hệ cha ông và con cháu thời nay cách nhau rất xa về thời gian, do đó để hiểu được đời sống tâm hồn, lời dạy của cha ông thì phải tìm hiểu qua những giá trị tinh thần mà cha ông để lại.
+ Chuyện cổ dân gian kết tinh những vẻ đẹp tình cảm, tư tưởng của cha ông xưa, là những lời dạy mà cha ông gửi gắm lại.
+ Chuyện cổ dân gian chính là nhịp cầu nối liền bao thế hệ, nối quá khứ và hiện tại để thế hệ sau noi theo những đạo lí từ người xưa đúc kết. 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ 23
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi 
          Bão bùng thân bọc lấy thân
 Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm           
         Thương nhau tre không ở riêng
 Lũy thành từ đó mà nên hỡi người            
         Chẳng may thân gãy cành rơi
 Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng           
         Nòi tre đâu chịu mọc cong
 Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường           
          Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
(Trích Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
Câu 1. Hãy xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên? 
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. 
Câu 3. Nêu 2 biện pháp tu từ tác giả sử dụng chủ yếu trong đoạn thơ trên. 
Câu 4. Hai dòng thơ: “Lưng trần phơi nắng phơi sương/ Có manh áo cộc tre nhường cho con” biểu đạt vấn đề gì?
Lời giải
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm.
Câu 2. Nội dung chính của đoạn thơ: Qua chuyện cây tre, tác giả ngợi ca phẩm chất của con người Việt Nam: luôn vượt qua khó khăn, gian khổ bằng sức sống bền bỉ, bằng tình yêu thương, tinh thần đoàn kết gắn bó lẫn nhau.
Câu 3. Trong đoạn thơ, tác giả sử dụng phép tu từ: 
+ ẩn dụ (cây tre ẩn dụ cho con người Việt Nam); 
+ nhân hóa (trong các câu: Bão bùng thân bọc lấy thân/ Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm/ Thương nhau tre không ở riêng/ Lưng trần phơi nắng phơi sương/ Có manh áo cộc tre nhường cho con).
- Tác dụng:
+ Giúp câu thơ thêm sinh động, gợi hình, gợi tả, gợi cảm
+ Sự vật trở nên có hồn hơn, mang sắc thái, dáng vóc của con người.
+ Qua việc khắc họa hình ảnh cây tre, tác giả đã bộc lộ, đặc tả những phẩm chất vốn có của con người Việt Nam.
Câu 4. Hai dòng thơ: Lưng trần phơi nắng phơi sương/ Có manh áo cộc tre nhường cho con biểu đạt tinh thần chịu thương chịu khó, hi sinh bản thân vì con của cây tre, cũng tức là của con người Việt Nam.
Hình tượng cây tre trong hai câu thơ đã thể hiện, khắc họa hình ảnh người mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó vì con. Đây cũng chính là điểm độc đáo đồng thời cũng chính là sự sáng tạo của nhà thơ. Mượn hình ảnh cây tre cùng thủ pháp nhân hóa, tác giả không chỉ khiến cây tre trở nên có hồn hơn, mang sắc thái như con người vừa ẩn hiện lấp ló đằng sau hình ảnh cây tre ấy chính là hình ảnh người mẹ lam lũ, chịu thương chịu khó, dãi dầm mưa nắm. Không quản ngại khó khăn để kiếm miếng cơm manh áo nuôi con. Qua đó, tác giả cũng thể hiện tình yêu bao la đối với những người mẹ Việt Nam anh hùng.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ 24
Phần I. Tiếng Việt ( 2,0 điểm) 
 Câu 1: Trạng ngữ là gì ?
A. Là thành phần chính của câu
B. Là thành phần phụ của câu
C. là biện pháp tu từ trong câu
D. Là một trong số các từ loại của tiếng Việt
Câu 2: Đâu là trạng ngữ trong đoạn “ Một hôm, cô út vừa mang cơm đến chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von. Cô lấy làm lạ, rón rén bước lên, nấp sau bụi cây rình xem, thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ.”. (Sọ Dừa) ?
A. Một hôm
B. Cô út vừa mang cơm đến chân đồi
C. Cô lấy làm lạ
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 3: Trạng ngữ “ Đến hoàng cung” trong câu “ Đến hoàng cung, con bảo cha đứng đợi ở ngoài, còn mình thì nhè lúc mấy lính canh vô ý, lẻn vào sân rồng khóc um lên” biểu thị điều gì ?
A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
B. Mục đích của hành động được nói đến trong câu
C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu
 Câu 4: Bốn câu sau đều có cụm từ “mùa xuân” . Hãy cho biết trong câu nào cụm từ “mùa xuân” là trạng ngữ.
Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].(Vũ Bằng)
 Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.   (Vũ Tú Nam)
 Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.(Vũ Bằng)
Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu. (Võ Quảng)
Câu 5: Chỉ ra tác dụng liên kết của các trạng ngữ in đậm trong đoạn văn sau:
	“Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để dò bên này có nhân tài hay không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ con ốc vặn rất dài, rồng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc”. (Em bé thông minh) 
Liên kết các câu trong đoạn văn trong mối liên hệ về thời gian và cách thức diễn ra sự việc.
 Liên kết các câu trong đoạn văn trong mối liên hệ về thời gian và nơi chốn diễn ra sự việc.
 Liên kết các câu trong đoạn văn trong mối liên hệ về thời gian và mục đích diễn ra sự việc
Liên kết các câu trong đoạn văn trong mối liên hệ về phương tiện và mục đích diễn ra sự việc
 Câu 6: Chỉ ra từ láy trong hai câu thơ sau:
“Tôi nghe chuyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau”
(Chuyện cổ nước mình – Lâm Thị Mỹ Dạ)
A. cha ông
B. thầm thì
C. chuyện cổ
D. đời sau
 Câu 7: Chỉ ra thành ngữ trong hai câu văn sau: 
 “Viên quan sung sướng, vội vàng trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói mừng như mở cờ trong bụng”
 A. vội vàng trở về C.mở cờ trong bụng 
B. mừng như mở cờ D. mừng như mở cờ trong bụng 
Câu 8: Hãy cho biết nghĩa của thành ngữ “Đẽo cày giữa đường” là gì?
A. Nói về sự thay đổi của thiên nhiên, của trời đất, cũng ngầm ẩn dụ cho sự đổi thay của cuộc đời.
B. Chê người không có chủ kiến, luôn bị động, hay thay đổi theo ý kiến người khác, cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì.
C. Tình trạng mỗi người làm một cách trái ngược nhau, không có sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất.
D. Phụ bạc không chung thủy, có cái mới thường coi thường rẻ rúng cái cũ, người cũ.
Phần II. Đọc – hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
      “Một hôm có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khoẻ như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời. Chàng từ giã gốc đa, đến sống chung với mẹ con Lí Thông.
Bấy giờ, trong vùng có con chằn tinh, có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người. Quan quân đã nhiều lần đến bổ vây định diệt trừ nhưng không thể làm gì được. Dân phải lập cho nó miếu thờ, hằng năm nạp một mạng người cho chằn tinh ăn thịt để nó đỡ phá phách.
Năm ấy, đến lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh chết thay. Chiều hôm đó, chờ Thạch Sanh kiếm củi về, Lý Thông dọn một mâm rượu thịt ê hề mời ăn, rồi bảo:
Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó đi thay anh, đến sáng thì về.
Thạch Sanh thật thà, nhận lời đi ngay..
 (Truyện cổ tích tổng hợp)
 Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra chi tiết kì ảo trong đoạn trích trên.
Câu 3. Đoạn trích trên giúp em hiểu gì về đặc điểm của hai nhân vật Lí Thông, Thạch Sanh? 
Câu 4. Từ đoạn trích trên, em rút ra bài học gì cho bản thân trong cách ứng xử với mọi người?
Phần III. Làm văn ( 6,0 điểm)
 Câu 1 (1.5 điểm): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) nêu suy nghĩ về ý nghĩa của truyện cổ tích với cuộc sống của chúng ta sau khi học xong bài học 2. Miền cổ tích.
 Câu 2 (4.5 điểm): Viết một bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích.
ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
Phần I. Tiếng Việt ( 2,0 điểm)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
B
A
C
B
C
B
D
B
2.0
Phần II. Đọc – hiểu văn bản (2,0 điểm)
Câu 1
Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
0.5
Câu 2
Chi tiết kì ảo có trong đoạn trích là chi tiết về chằn tinh có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người. 
0.5
Câu 3
Đặc điểm của hai nhân vật Lí Thông, Thạch Sanh thể hiện qua đoạn trích:
+ Lý Thông: gian xảo, ích kỉ, nham hiểm (kết nghĩa anh em với Thạch Sanh nhằm mưu lợi; lừa Thạch Sanh đi chết thay mình).
+ Thạch Sanh thật thà, vị tha, có phần cả tin .
Sự đối lập giữa hai nhân vật là sự đối lập giữa phe thiện và phe ác.
 Trả lời đầy đủ 02 ý: 0.5 đ
Trả lời được 01 ý: 0.25 đ
0.5
Câu 4
HS nêu suy nghĩ của bản thân.
 Có thể nêu: Từ đoạn trích trên, em rút ra bài học cho bản thân: Trong cách ứng xử với mọi người, ta không nên ích kỉ chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mình mà lợi dụng người khác; cần phải biết sống vì người khác. Bên cạnh đó, ta cũng cần đề phòng trước những kẻ xấu. 
Phần III. Làm văn ( 6,0 điểm)
Câu 1
(1.5 điểm) 
a. Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của một đoạn văn .
0,25
b. Xác định đúng nội dung chủ yếu đoạn văn: suy nghĩ về ý nghĩa của truyện cổ tích với cuộc sống của chúng ta .
0,25
c.Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn: HS có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách. Sau đây là một số gợi ý:
- Truyện cổ tích từ xưa đến nay là sản phẩm tinh thần vô giá của cha ông, là nơi hội tụ trí tuệ cũng như những lời răn dạy con cháu muôn đời. Do đó, đọc truyện truyền thuyết, truyện cổ tích đem lại ý nghĩa và tác dụng vô cùng to lớn với mỗi học sinh. 
- Tác dụng bồi bổ tri thức: xác truyện cổ tích mở ra cho học sinh một thế giới nhân vật vô cùng đa dạng, đẹp đẽ. Khi đọc những câu truyện cổ tích, chúng ta sẽ được hòa mình vào chính nhân vật của câu truyện đó, hiểu thêm những giá trị văn hoá dân tộc được cha ông ta lưu giữ và truyền lại.
- Tác dụng giáo dục: Các truyện cổ tích gửi gắm bao bài học về đạo lí, dạy cho ta biết yêu thương đồng loại, bồi đắp niềm tin vào chính nghĩa, vào chiến thắng của cái thiện trước cái ác, từ đó góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp cho con người
- Do đó, chúng ta cần phải biết yêu quý, trân trọng khó báu truyển kể dân gian cũng như biết ơn những con người Việt Nam tài hoa đã tạo ra chúng.
0,5
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có cảm nghĩ riêng, sâu sắc
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.
0,25
Câu 2
(4.5 điểm) 
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự : Bài viết có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, sắp xếp hệ thống mạch lạc, chính xác.
0.25
b. Xác định đúng yêu cầu bài viết: Kể lại một truyện cổ tích (đã học hoặc đã đọc)
0.25
c. Triển khai bài viết: Có thể theo gợi ý sau:
Mở bài: Giới thiệu
- Tên truyện.
- Lí do muốn kể lại truyện.
Thân bài:
* Trình bày.
- Nhân vật
- Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
*Kể chuyện theo trình tự thời gian.
- Sự việc 1:
- Sự việc 2:
- Sự việc 3:
- Sự việc 4:
- .
Kết bài: Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể.
3.5
d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt.
0,25
e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV.
0,25
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ 25
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp ra hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước
Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh”.
 (SGK Ngữ văn 6, Cánh diều, tập 1)
Câu 1. Truyện “Thạch Sanh” thuộc thể loại nào? Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào?
Câu 2a. Xác định ít nhất 01 từ ghép có trong đoạn trích. Đặt 01 câu với từ ghép đó (Không viết lại câu đã có trong đoạn trích đọc hiểu).
Câu 2b. Phân loại các từ trong câu sau theo cấu tạo từ: 
 “Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa.”
(GV chọn một trong 2 câu: 2a hoặc 2b)
Câu 3. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của chi tiết thần kì trong đoạn trích trên. 
Câu 4. Nêu chủ đề của truyện “Thạch Sanh”. Kể tên những truy

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chat_luong_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_6_co_huong.docx