Đề khảo sát năng lực Ngữ văn Lớp 9 - Đề 2 - Năm học 2020-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo Ninh Giang (Có đáp án)
Phần 1. Đọc - Hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi cho bên dưới:
“Đồng chí !
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”
(Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam,tr128)
Câu 1.(1,0 điểm) Đoạn thơ trên thuộc tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
Câu 2. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 3.(1,0 điểm) Đoạn thơ đã cho biết biểu hiện nào của tình đồng chí và vẻ đẹp nào của anh bộ đội cụ Hồ thời chống Pháp?
Phần 2. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1.(2,0 điểm)
Trong bài hát: “Niềm tin chiến thắng” nhạc sĩ Lê Quang có viết: “Niềm tin chiến thắng sẽ đưa ta đến bến bờ vui. Niềm tin chiến thắng nối con tim yêu thương mọi người.”
Từ lời hát trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận bàn về sức mạnh của niềm tin trong trong cuộc sống và trong việc phòng, chống dịch bệnh Covid - 19 ở nước ta hiện nay.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát năng lực Ngữ văn Lớp 9 - Đề 2 - Năm học 2020-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo Ninh Giang (Có đáp án)
UBND HUYỆN NINH GIANG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đề số 02 ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH LỚP 9 NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút Ngày khảo sát: 20 tháng 5 năm 2021 Phần 1. Đọc - Hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi cho bên dưới: “Đồng chí ! Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.” (Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam,tr128) Câu 1.(1,0 điểm) Đoạn thơ trên thuộc tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm. Câu 2. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ. Câu 3.(1,0 điểm) Đoạn thơ đã cho biết biểu hiện nào của tình đồng chí và vẻ đẹp nào của anh bộ đội cụ Hồ thời chống Pháp? Phần 2. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1.(2,0 điểm) Trong bài hát: “Niềm tin chiến thắng” nhạc sĩ Lê Quang có viết: “Niềm tin chiến thắng sẽ đưa ta đến bến bờ vui. Niềm tin chiến thắng nối con tim yêu thương mọi người.” Từ lời hát trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận bàn về sức mạnh của niềm tin trong trong cuộc sống và trong việc phòng, chống dịch bệnh Covid - 19 ở nước ta hiện nay. Câu 2.(5,0 điểm) Bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du qua đoạn thơ sau: Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu ? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. (Kiều ở lầu Ngưng Bích – Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) ---------- Hết ------------- Họ tên thí sinh. Số báo danh. UBND HUYỆN NINH GIANG MÃ ĐỀ 02 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 9 NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút Phần Đáp án Điểm Phần I (3 điểm) Câu 1 ( 1,0 điểm) - Đoạn thơ thuộc tác phẩm “Đồng chí” - Tác giả: Chính Hữu - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ ra đời vào năm 1948 - giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. 0,25 0,25 0,5 Câu 2 (1,0 điểm) + Biện pháp tu từ trong đoạn thơ: Biện pháp tu từ hoán dụ qua hình ảnh: giếng nước gốc đa (những người thân ở hậu phương, ở quê nhà) + Tác dụng: Góp phần thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của quê hương, của người hậu phương đối với người lính. Sự nhớ mong chờ đợi của quê hương đối với người ra trận. Đồng thời gián tiếp thể hiện tình cảm của người lính luôn đau đáu nhớ về quê hương nhưng lại chôn dấu kỹ tình cảm đó trong lòng, không thể hiện ra. * Học sinh có thể nêu và phân tích biện pháp nhân hóa (giếng nước gốc đa “nhớ”) hoặc biện pháp liệt kê (giếng nước, gốc đa) (tuy nhiên nghệ thuật này nghĩa không bao quát) Người chấm lựa trên thực tế cho điểm phù hợp. 0,5 0,5 Câu 3 (1 điểm) - Biểu hiện của tình đồng chí qua đoạn thơ là sự thấu hiểu tâm tư, nỗi niềm, tình cảm sâu kín của nhau. Người lính nhớ quê, cất dấu tình cảm đó không thể hiện ra nhưng người đồng đội vẫn thấy hết, thấu hết và hiểu hết. Đó là biểu hiện sâu sắc của tình cảm, tình đồng chí, đồng đội. - Vẻ đẹp của người lính – anh bộ đội cụ Hồ qua đoạn thơ: Vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, cao đep. Vẻ đẹp của ý chí quyết tâm, khí phách trượng phu ra đi vì nghĩa lớn, hi sinh tình cảm riêng tư, coi nghĩa nước lớn hơn tình nhà.Vẻ đẹp của tình yêu quê hương, đất nước 0,5 0,5 Phần II (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) * Yêu cầu về hình thức: + Được trình bày đúng qui cách của một đoạn văn, viết lùi đầu dòng một chữ và chữ cái đầu tiên viết hoa. * Yêu cầu về nội dung: - Giới thiệu và nêu cách hiểu về vấn đề cần nghị luận. Niềm tin là trạng thái tinh thần của con người khi hướng về những điều đẹp đẽ, tích cực, khả quan ở bản thân, ở mọi người hay ở phía trước. - Sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống: + Sức mạnh của niềm tin tạo ra thái độ sống tích cực, tạo ra động lực để vươn tới, để vượt qua khó khăn trở ngại của cuộc sống, dễ dàng thu hái được thành công. + Có niềm tin con người thêm yêu đời, yêu cuộc sống, lan tỏa thái độ sống tích cực đến mọi người, rèn luyện thêm nhiều phẩm chất tốt đẹp khác để hoàn thiện bản thân + Sức mạnh của niềm tin là tạo ra các mối quan hệ bền chặt, tốt đẹp trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau, dẫn đến cùng nhau hành động, cùng nhau làm việc và cũng dễ dàng đạt được thành quả tốt đẹp. - Sức mạnh của niềm tin trong những giai đoạn phòng chống dịch bệnh Covit 19: + Trước diễn biến căng thẳng của từng đợt dịch bệnh, có niềm tin ta không hoang mang, dao động mà tin tưởng về khả năng phòng chống dịch bệnh, tin vào sự lãnh đạo của các cấp các ngànhTừ đó bình tĩnh, đoàn kết, quyết tâm phòng chống dịch bệnh. + Đặt niềm tin vào công tác phòng chống dịch bệnh khiến mỗi người đều tự giác, đoàn kết, chung tay mỗi người một nhiệm vụ góp sức mình vào công cuộc chung. + Niềm tin đã giúp chúng ta chiến thắng, đẩy lùi được nhiều đợt dịch bệnh trong những ngày tháng vừa qua. Có niềm tin đất nước và nhân dân ta tiếp tục chiến thắng, phòng chống tốt và đẩy lùi dịch bệnh - Nếu sống mà không có niềm tin thì ta sẽ thất bại ngay từ khi còn chưa hành động. Khẳng định lại giá trị của niềm tin trong cuộc sống và trong phòng chống dịch bệnh... Lưu ý: - Nếu bài viết không đúng yêu cầu một đoạn văn mà diễn đạt đủ ý cho tối đa 0,5 điểm. Bài viết không đi sâu được vấn đề chính là: sức mạnh cảu niềm tin trong cuộc sống và trong các đợt phòng chống Covid 19, mà làm dàn trải như một bài nghị luận thu nhỏ hoặc lý giải sai sang vấn đề khác... thì không cho điểm hoặc cho không quá 0,5 điểm tùy bài cụ thể - Khuyến khích bài viết có tính sáng tạo, có cách biện luận riêng, tìm thêm được ý hay, ý đúng ngoài gợi ý trên, vẫn cho điểm nhưng không vượt quá số điểm quy định. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 2 (5 điểm) * Yêu cầu về hình thức: + Được trình bày đúng qui cách của một bài văn, có đủ bố cục ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. + Trình bày sạch đẹp, khoa học, rõ ràng, văn viết mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt * Yêu cầu về nội dung: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận là : Bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du trong 8 câu cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. Lần lượt làm rõ được các khía cạnh mà đề bài yêu cầu, cụ thể qua các ý sau: * Nêu sơ lược về bút pháp tả cảnh ngụ tình * Lần lượt làm rõ bút pháp tả cảnh ngụ tình qua 4 cặp câu thơ: - Cặp câu đầu: “Buồn trông . cánh buồm xa xa ?” + Nghệ thuật khắc họa không gian, thời gian, từ láy, câu hỏi tu từ, đại từ phiếm chỉ, bút pháp tả cảnh ngụ tình + Cảnh cửa bể vào buổi chiều hôm vắng vẻ, đìu hiu, có chút thấp thoáng của con người, của cánh buồm nhưng lại nhanh chóng mất hút khiến cảnh lại càng thêm xa vắng.. + Qua đó khắc họa tâm trạng của con người: Là nỗi buồn, mong ngóng, trông đợi chút gì đó để an ủi bản thân, hy vọng để rồi thất vọng; là nỗi nhớ nhung quê nhà, gợi mong ước xa xôi về quê cũ. - Cặp câu đầu: “Buồn trông . Hoa trôi man mác biết là về đâu?” + Nghệ thuật: ẩn dụ, từ láy, câu hỏi tu từ, bút pháp tả cảnh ngụ tình + Bức tranh cảnh vật dưới lầu Ngưng Bích vừa thực, vừa ảo, là dòng nước đục ngầu sau bão giông đang cuộn chảy, là cảnh cánh hoa trôi dạt lênh đênh + Qua đó khắc họa tâm trạng nhân vật là sự sợ sệt hãi hùng trước những biến cố của cuộc đời vừa diễn ra, là nỗi buồn cho thân phận nổi nênh vô định như cánh hoa trôi dạt không biết đâu là bờ bến. - Cặp câu đầu: “Buồn trông . một màu xanh xanh” + Nghệ thuật: từ láy, ẩn dụ, bút pháp tả cảnh ngụ tình + Bức tranh cảnh vật: Cỏ nội tàn tạ, héo úa, không gian bao phủ một màu nhạt nhòa thiếu sức sống + Tâm trạng: Chán chường, tuyệt vọng - Cặp câu đầu: “Buồn trông . Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” + Nghệ thuật: Động từ mạnh, ẩn dụ, bút pháp tả cảnh ngụ tình, bút pháp liên tưởng + Cảnh vừa thực, vừa ảo: Cảnh biển bão giông, gió cuốn, sóng kêu + Tâm trạng: hãi hùng, sợ sệt cho tương lai mờ mịt đầy khó khăn, trông gai phía trước. * Khái quát lại: + Tác động biểu đạt của điệp ngữ buồn trông + Cách sắp xếp: Cảnh từ xa đến gần, âm thanh từ tĩnh đến động, tâm trạng từ buồn bã ngóng đợi đến lo sợ, chán chường, tuyệt vọng. + Cách miêu tả cảnh: Cảnh vừa có thật, vừa là cảnh từ trong tâm trạng mà ra - Cách sắp xếp 8 câu thơ, mỗi bức tranh cảnh vật tương ứng với mỗi bức tranh tâm trạng. => Tất cả là biểu hiện rõ nét của bút pháp tả cảnh ngụ tình tài ba, đặc sắc của tác giả Nguyễn Du. - Đánh giá về tâm trạng nhân vật, về tài năng của Nguyễn Du qua bút pháp tả cảnh ngụ tình, tấm lòng đồng cảm, thấu hiểu, xót thương của tác giả dành cho nhân vật. * Ghi chú: - Học sinh có thể có nhiều cách triển khai, cách chứng minh khác nhau ( đi theo từng cặp câu thơ hay chứng minh theo từng ý dọc) nhưng phải thể hiện được việc hiểu đề, biết làm bài, biết xây dựng luận điểm để phục vụ đề bài. - Với những bài làm không hiểu rõ vấn đề nghị luận, lạc đề sang phân tích đoạn thơ một cách thông thường, cho tối đa 1,0 điểm. Những bài chỉ chạm đến một phần của vấn đề nghị luận: cho không quá 2,0 điểm. - Khuyến khích các bài làm có tính sáng tạo cao. Tuy nhiên điểm khuyến khích sẽ không vượt qua thang điểm của đề. 0,25 0,25 0,75 0,75 0,75 0,75 0,75 0,75 ------------------Hết-------------------
File đính kèm:
- de_khao_sat_nang_luc_ngu_van_lop_9_de_2_nam_hoc_2020_2021_ph.docx