Đề khảo sát chất lượng giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

I. Phần đọc hiểu: ( 3.0 điểm )

Cho đoạn văn:

 Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.

a. Đoạn văn trích từ văn bản nào? Do ai sáng tác? Cho biết năm sáng tác của văn bản đó?

b. Đoạn văn nhắc đến nhân vật nào? Kể lại sự việc gì?

c. Tìm những từ tượng thanh, tượng hình trong đoạn văn? Nêu ngắn gọn giá trị của các từ tượng thanh, tượng hình đó?

d. Qua đoạn văn, em cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật được nhắc đến trong đoạn văn trên?

II. Phần tự luận: ( 8.0 điểm )

Câu 1 ( 2.0 điểm )

 Viết đoạn văn phân tích giá trị của các phép tu từ trong đoạn văn sau:

 Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đoạn mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi

 Trích '' Trong lòng mẹ '' - Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng

Câu 2 ( 5.0 điểm )

 Kể lại một kỉ niệm xúc động của em với người thân.

 

doc 3 trang linhnguyen 21/10/2022 1100
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát chất lượng giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

Đề khảo sát chất lượng giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)
V- GKI 6- 19-20- TK
ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA KÌ I
NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể phát đề)
I. Phần đọc hiểu: ( 3.0 điểm )
Cho đoạn văn:
 Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.
a. Đoạn văn trích từ văn bản nào? Do ai sáng tác? Cho biết năm sáng tác của văn bản đó?
b. Đoạn văn nhắc đến nhân vật nào? Kể lại sự việc gì?
c. Tìm những từ tượng thanh, tượng hình trong đoạn văn? Nêu ngắn gọn giá trị của các từ tượng thanh, tượng hình đó?
d. Qua đoạn văn, em cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật được nhắc đến trong đoạn văn trên?
II. Phần tự luận: ( 8.0 điểm )
Câu 1 ( 2.0 điểm )
 Viết đoạn văn phân tích giá trị của các phép tu từ trong đoạn văn sau:
 Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đoạn mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi
 Trích '' Trong lòng mẹ '' - Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng
Câu 2 ( 5.0 điểm )
 Kể lại một kỉ niệm xúc động của em với người thân.
==========Hết==========
TRƯỜNG T.H.C.S TÂN KỲ ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
V-DH01-GKI819120 -TK
 Năm học 2019 - 2020 
 Môn: Ngữ văn- Lớp 8
 Thời gian làm bài: 90 phút
A. Phần đọc hiểu:
a. Văn bản: Lão Hạc 0.25đ. Nam Cao 0.25đ. Năm sáng tác: 1943 0.25đ
b. Đoạn văn nhắc đến nhân vật lão Hạc 0.25đ. Sự việc: Nói về cái chết của lão Hạc 0.25đ
c. Các từ tượng thanh, tượng hình: xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc. 0.5đ. Những từ tượng thanh, tượng hình đó đã thể hiện cái chết đầy dữ dội, đau đớn, thương tâm của lão Hạc trong tình cảnh bế tắc. 0.5đ
d. Vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc: Sáng ngời về tình thương con vô bờ bến, giàu đức hi sinh và lòng tự trọng. 0.75đ
B. Phần tự luận:
Câu 1
1. Yêu cầu chung:
- Các phép tu từ trong đoạn văn: nói quá, điệp ngữ và liệt kê. 0.75đ.
- Các phép tu từ đó đã diễn tả nỗi uất ức, căm giận tột cùng của cậu bé Hồng trước những cổ tục lạc hậu đã đày đoạ mẹ khổ cực. Đồng thời cũng toát lên tình yêu thương mẹ cháy bỏng.
- Trình bày bằng một đoạn văn ngắn, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, viết câu...
2. Về biểu điểm:
- Điểm 3.0: Đạt tất cả các yêu cầu trên.
- Điểm từ 2.0 - < 3.0: Cơ bản đạt được các yêu cầu trên song còn mắc lỗi nhỏ dùng từ.
- Điểm < 2.0: Trình bày ý chưa thật đầy đủ, diễn đạt còn lủng củng, gạch xóa...
- Điểm 0: Sai về nội dung, phương pháp hoặc bỏ không làm.
Câu 2
a. Yêu cầu chung.
- Viết đúng kiểu bài văn tự sự, biết chọn sự việc hợp lí: một kỉ niệm với người thân như ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè.
- Chọn ngôi kể 1 phù hợp, sắp xếp các sự việc theo một trình tự để câu chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc...
- Bài viết có bố cục ba phần:
* Mở bài: Giới thiệu sự việc và nhân vật cần kể -> Một kỉ niệm với người thân của mình
* Thân bài: Lần lượt kể theo một trình tự
- Hoàn cảnh và thời gian xảy ra câu chuyện...
- Đó là kỉ niệm gì với người thân: sự việc mở đầu, diễn biến và kết thúc câu chuyện...
- Kỉ niệm đó gợi cho em cảm xúc suy nghĩ gì?
* Kết bài: Ý nghĩa câu chuyện và liên hệ thực tế...
- Dựng đoạn và liên kết đoạn hợp lí.
- Trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, viết câu...
b. Biểu điểm:
* Điểm 5: Đạt được tất cả các yêu cầu trên.
* Điểm 3 - < 5: Cơ bản đạt được các yêu cầu trên song còn mắc lỗi nhỏ dùng từ, diễn đạt, viết câu.
* Điểm 1 - < 3: Kể chuyện chưa sinh động, ý còn lủng củng, trình bày bẩn, gạch xóa...
* Điểm 0: Sai về nội dung, phương pháp hoặc bỏ không làm...
Khuyến khích những bài viết có cách kể chuyện sáng tạo, diễn dạt mạch lạc... 

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2.doc