Đề đọc hiểu ngữ liệu ngoài sách giáo khoa Lớp 9

ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.

Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,. như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết câu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.

 (Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh,

 Tiếng Việt 4, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 2: Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?

Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ.

Câu 4: Trên đường đời có những trở ngại là tất yếu. Em có suy nghĩ gì về vai trò của những trở ngại trong sự trưởng thành của con người? Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) trình bày suy nghĩ của em.

 

doc 170 trang linhnguyen 18/10/2022 4060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề đọc hiểu ngữ liệu ngoài sách giáo khoa Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề đọc hiểu ngữ liệu ngoài sách giáo khoa Lớp 9

Đề đọc hiểu ngữ liệu ngoài sách giáo khoa Lớp 9
 ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp; tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân; nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ chông chênh mà có khi vấp ngã. 
	(Theo, Báo mới.com)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra điều cần làm trước mắt được nêu trong đoạn trích.
Câu 2. Phân tích ngắn gọn tác dụng của câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên. 
Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến: Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt” 
Câu 4. Anh/Chị có cho rằng Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống không? Vì sao?
II. LÀM VĂN 
Câu 1.
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa.    
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Phần/Câu
Nội dung
I
ĐỌC HIỂU
1
- Điều cần làm trước mắt là: 
+ Tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp; 
+ Tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân; 
+ Nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm.
2
- Câu hỏi tu từ: Bạn đã giành .dấu tích gì không?
- Tác dụng: Hỏi thể hiện sự trăn trở về việc sử dụng quỹ thời gian, cảnh báo việc để thời gian trôi qua một cách vô nghĩa. Từ đó nhắc nhở mỗi người trân quý thời gian và có ý thức sử dụng thời gian hiệu quả, ý nghĩa.
3
- Ý kiến Trường đờimọi mặt có thể hiểu: 
+ Đời sống thực tiến là một môi trường lí tưởng, tuyệt vời để chúng ta trau dồi kiến thức, rèn luyện kinh nghiệm, bồi dưỡng nhân cách;
+ Song muốn thành công trước hết ta cần chuẩn bị hành trang, xây dựng nền móng vững chắc từ nhiều môi trường giáo dục khác như gia đình, nhà trường.
4
- Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình.
- Lí giải hợp lí, thuyết phục.
II
LÀM VĂN
1
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa.    
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa    
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích ở phần Đọc hiểu, học sinh có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Có thể theo hướng sau: 
- Tuổi trẻ là giai đoạn thanh xuân, là quãng đời đẹp đẽ, có ý nghĩa nhất của đời ngườiSong thời gian là một dòng chảy thẳng, tuổi trẻ sẽ dần qua đi. Mặt khác, ở độ tuổi này, chúng ta dễ đối mặt với phải nhiều cám dỗ cuộc đời. 
- Vây phải làm gì để tuổi trẻ có ý nghĩa?
+ Trau dồi kiến thức, hiểu biết
+ Bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách; sống có ước mơ, lí tưởng.
+ Tích cực tham gia hoạt động xã hội, hoạt động thiện nguyện.
+ Dành thời gian quan tâm đến gia đình, đến những người thân yêu.
+ Biết hưởng thụ cuộc sống, quan tâm đến bản thân.
+ Từ đó phê phán những người sống uổng phí tuổi trẻ và rút ra bài học cho bản thân.
Đề 42 
I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích dưới đây: 
	Có người tìm thấy chính mình trên hành trình vạn dặm, nhưng cũng có người ngộ ra đạo lý khi ngồi dưới mái nhà của mình, trên chiếc giường quen thuộc của mình.Ai cũng có quyền lựa chọn cách sống riêng, miễn là không phương hại đến người khác. Đừng vì người ta khác mình mà dè bỉu gièm pha, đừng vì họ khác mình mà ghét họ. Đừng cho những người ở nhà là buồn chán cổ hủ, cũng đừng lên án kẻ lang thang là sống vô ích vô tâm. Có lẽ cách sống phù hợp nhất là làm tốt việc của bản thân, và ngừng xen vào chuyện người khác. 
	Nhưng lẽ đời, nói thường dễ hơn làm.Khác biệt thường gây ra xung đột. Tác giả “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” có viết: “Thật dễ dàng và chấp nhận yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn”. Tôi thực chỉ ước có một nơi nào đó trên thế giới, nơi những suy nghĩ tự do, độc đáo được khuyến khích, nơi những khác biệt chung sống cùng nhau, hòa thuận, an nhiên. 
(Rosie Nguyễn – Ta ba lô trên đất Á, 
NXB Hội nhà văn, 2018, tr. 21-22)
Thực hiện các yêu cầu: 
Câu 1. Chỉ ra những hoàn cảnh con người có thể tìm thấy chính mình. 
Câu 2. Theo tác giả, cách sống phù hợp nhất là gì?
Câu 3. Anh/Chị có đồng tình với thái độ của tác giả về sự khác biệt? Tại sao?
Câu 4. Nếu viết một đoạn tiếp theo đoạn trích trên, anh/chị sẽ viết về vấn đề gì? Tại sao?
II. LÀM VĂN 
Câu 1. 
Từ văn bản trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề đặt ra trong câu nói: để yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn. 
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Phần/Câu
Nội dung
I
ĐỌC HIỂU
1
- Con người có thể tìm thấy chính mình trên hành trình vạn dặm, khi ngồi dưới mái nhà của họ, trên chiếc giường quen thuộc của họ.
2
- Theo tác giả, cách sống phù hợp nhất là làm tốt việc của bản thân, và ngừng xen vaò chuyện người khác.
3
- Đồng tình, vì chính sự khác biệt làm nên sự phong phú cho cuộc sống của con người. 
(Có thể trả lời theo cách khác và lập luận phù hợp).
4
- Gợi ý:
+ Một nơi nào đó dành cho những suy nghĩ tự do, độc đáo và những khác biệt có thể tìm thấy tiếng nói chung. 
+ Một nơi nào đó mà bản thân đã từng sống trong sự hòa thuận, an nhiên. 
II
LÀM VĂN
1
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về vấn đề đặt ra trong câu nói: “để yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn”. 
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Suy nghĩ về vấn đề đặt ra trong câu nói: để yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ, để yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn. Có thể theo hướng sau:
- Giải thích: Con người thường khó chấp nhận sự khác biệt. 
- Bàn luận:
+ Tại sao yêu thương một ai đó khác mình thực sự rất khó khăn?
+ Chỉ yêu người giống mình mà khó yêu người khác mình sẽ để lại hậu quả gì?
+ Phải biết chấp nhận, thừa nhận sự khác biệt. 
+ Rèn tính kiên trì, nhẫn lại, biết lắng nghe để thấu hiểu và đồng cảm.
+ Phải có lòng nhân hậu, bao dung với tất cả mọi người.
Đề 43
I. ĐỌC HIỂU 
Đọc đoạn trích sau:
 	Một cậu phụ hồ nghèo rớt nuôi giấc mơ vào Nhạc viện! Nhiều người khuyên cậu nên theo một ước mơ khác, thực tế hơn. Nhưng cậu tin vào bản thân, và không có mục tiêu nào có thể làm cậu xao lãng. Tôi nghe tim mình nhói lên, vì một điều đã cũ, “người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ”. 
 	 Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò - lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. 
 	Nếu vậy, sao ta không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ? 
 	Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Dan Zadra viết rằng: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”. Vậy thì hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim ta đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức
 (Theo, Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, 
NXB Hội Nhà văn, 2012)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Theo tác giả, thế nào là người nghèo nhất ?
Câu 2.Nêu nội dung đoạn trích ?
Câu 3.Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy.?
Câu4. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh chị? Vì sao
II. LÀM VĂN 
Câu 1. 
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: Người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Phần/Câu
Nội dung
I
ĐỌC HIỂU
1
- Theo tác giả bài viết, người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ.
2
- Nội dung đoạn trích: 
+ Niềm khâm phục của tác giả về niềm tin vào bản thân và ý chí, lòng quyết tâm thực hiện ước mơ của cậu bé phụ hồ nghèo.
+ Lời khuyên của tác giả đối với mọi người, đặc biệt là người trẻ tuổi: cần phải có ước mơ và luôn theo đuổi ước mơ để không bao giờ phải hối tiếc. 
+ Từ đó tác giả giục giã: Hãy tìm ra và đánh thức ước mơ cháy bỏng nhất trong nơi sâu thẳm của trái tim mình để cuộc sống thực sự có ý nghĩa với chính mình
3
- Vì để vẽ lên bức tranh: người họa sĩ phải là người chủ động, sáng tạo suy ngẫm từ điều muốn vẽ, màu sắc, chất liệu... Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh. Nếu giống như người họa sĩ, chúng ta là người hoàn toàn chủ động tạo dựng, vẽ lên cuộc sống của chính mình. Chính chúng ta chủ động sống cuộc đời mà mình muốn. 
+ Vì Nếu chúng ta không chủ động: nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. 
+ Vì cuộc đời chúng ta chính là một bức tranh đa sắc màu mà ta vẽ lên trong suốt cả một hành trình, vì vậy để bức tranh ấy trở lên đẹp đẽ, để cuộc sống của ta của ta thực sự có ý nghĩa, một trong những điều ta cần làm ngay là biết đánh thức những ước mơ trong trái tim.
4
- Thông điệp có ý nghĩa nhất:
+ Thí sinh trình bày rõ suy nghĩ của cá nhân về thông điệp từ đoạn văn (Có thể là thông điệp về niềm tin vào bản thân khi thực hiện ước mơ, Thông điệp về việc luôn biết nuôi dưỡng và không ngừng theo đuổi ước mơ dù có người cho rằng nó không thực tế...)
+ Thí sinh nêu rõ vì sao thông điệp đó có ý nghĩa nhất với bản thân một cách thuyết phục.
1
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “Người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ.”
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ, người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ. Có thể theo hướng sau:
- Giải thích: nghèo là sự thiếu thốn những nhu cầu tối thiểu, ước mơ là những điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát hướng tới mong đạt được. Người không có lấy một ước mơ là người nghèo hơn cả người không có một đồng xu dính túi – câu nói đề cao ước mơ, đề cao vai trò, giá trị, ý nghĩa của ước mơ trong đời sống con người.
- Bàn luận: Khẳng định và bày tỏ thái độ, suy nghĩ về ý kiến bằng những lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, có sức thuyết phục.
+ Không có lấy một ước mơ, cuộc đời sẽ trở lên tẻ nhạt và vô nghĩa; tâm hồn sẽ trở nên nghèo nàn, cằn cỗi.
+ Nếu có ước mơ, con người sẽ có sức mạnh, có động lực để vượt qua những gian lao thử thách của cuộc sống và có thêm niềm tin vào tương lai, theo đuổi những khát vọng cao đẹp của đời mình vì Chỉ có ước mơ mới giúp ta tạo dựng được tương lai (Vic-to Huy-gô). Chính việc theo đuổi và nuôi dưỡng giấc mơ sẽ khiến chúng ta trở lên giàu có về tâm hồn, trí tuệ, tình cảm.
+ Phê phán những người sống không có ước mơ, những người vì sợ thất bại hoặc không đủ ý chí, nghị lực để nuôi dưỡng ước mơ. 
Đề 44
I. ĐỌC HIỂU 
Đọc văn bản sau:
Thái độ làm việc mới dẫn tới thành công chứ không phải thông minh. Các nhà khoa học đã chứng minh: Thái độ làm việc mới là yếu tố tiên quyết dẫn tới thành công trong công việc chứ không phải là mức độ thông minh. 
Thái độ của con người thuộc một trong 2 trạng thái cốt lõi: nhận thức cố định (fixed mindset) và nhận thức phát triển (growth mind). 
Đối với nhận thức cố định, bạn tin rằng bạn là ai và bạn không thể thay đổi. Do đó khi đối mặt với những thử thách mới, bạn sẽ cảm thấy rằng mọi thứ vượt quá tầm kiểm soát của bạn, từ đó dẫn tới cảm giác tuyệt vọng và bị choáng ngợp. 
Những người có nhận thức phát triển lại tin rằng họ có thể cải thiện bằng sự nỗ lực. Họ làm việc hiệu quả hơn những người có nhận thức cố định ngay cả khi có chỉ số IQ thấp hơn, họ chủ động nắm bắt thử thách, xem nó như một cơ hội để học được những thứ mới. 
Người ta thường nghĩ rằng có khả năng, có sự thông minh sẽ truyền cảm hứng cho sự tự tin. Điều đó chỉ đúng đối với công việc diễn ra một cách suôn sẻ. Yếu tố quyết định trong cuộc sống là cách bạn xử lý những thất bại và thách thức. Những người có nhận thức phát triển sẽ dang rộng vòng tay để chào đón sự thất bại. Theo giáo sư Dweck, sự thành công trong cuộc đời phụ thuộc vào cách bạn đối mặt với thất bại.”	
(Theo, vietnamnet.vn)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Đâu là yếu tố tiên quyết dẫn tới thành công được nói đến trong đoạn trích? 
Câu 2. Theo tác giả, những người có nhận thức phát triển so với những người có nhận thức cố định mang những nét khác biệt nào? 
Câu 3. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến: Yếu tố quyết định trong cuộc sống là cách bạn xử lý những thất bại và thách thức không? Vì sao? 
Câu 4. Để thành công trong học tập, anh/ chị tự nhận thấy cần xác định một thái độ như thế nào? 
II. LÀM VĂN 
Câu 1. 
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ, trình bày suy nghĩ của mình về sự thất bại trong cuộc sống.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Phần/Câu
Nội dung
I
ĐỌC HIỂU
1
- Yếu tố tiên quyết dẫn tới thành công là thái độ làm việc chứ không phải thông minh.
2
- Những nét khác biệt giữa những người có nhận thức phát triển so với những người có nhận thức cố định là:
+ Họ có thể cải thiện bằng sự nỗ lực.
+ Họ làm việc hiệu quả hơn ngay cả khi có chỉ số IQ thấp hơn.
+ Họ chủ động nắm bắt thử thách, xem nó như một cơ hội để học được những thứ mới.
3
- Học sinh có thể trả lời đồng tình hoặc không đồng tình và có lý giải hợp lý.
4
- Để thành công trong học tập, bản thân tự nhận thấy cần xác định một thái độ: Nghiêm túc, cầu tiến, sẵn sàng đối mặt và giải quyết những khó khăn trong học tập, chịu khó học hỏi, không ngừng khám phá.
II
LÀM VĂN
1
Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ, trình bày suy nghĩ về sự thất bại trong cuộc sống.
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Suy nghĩ về sự thất bại trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ, suy nghĩ sự thất bại trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:
- Sự thất bại sẽ giúp ta rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu, giúp ta tìm được cách khắc phục để đi tới thành công.
+ Thất bại không phải là sự kết thúc mà là cơ hội tốt để ta bắt đầu làm lại khi đã có kinh nghiệm, sẽ không lặp lại sai lầm trước đó, một sự khởi đầu mới mang những thành công hơn.
+ Thất bại có khả năng làm bạn trở nên mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn, vững vàng và trưởng thành hơn trong cuộc sống. 
- Tuy nhiên chúng ta cần phê phán một số người có những biểu hiện tiêu cực sau thất bại, thất vọng, bi quan, chán nản dễ đầu hàng. 
- Không có thành công nào không trải qua thất bại. Hãy dũng cảm đối diện với thất bại, biến nó thành một cơ hội tốt để đạt được thành công.
Đề 45
I. ĐỌC HIỂU 
Đọc đoạn trích sau:
14.7.69
Hôm nay là ngày sinh của ba, mình nhớ lại ngày đó giữa bom rơi đạn nổ, mới hôm qua một tràng pháo bất ngờ đã giết chết năm người và làm bị thương hai người. Mình cũng nằm trong làn đạn lửa của những trái pháo cực nặng ấy. Mọi người còn chưa qua cái ngạc nhiên lo sợ. Vậy mà mình vẫn như xưa nay, nhớ thương, lo lắng và suy tư đè nặng trong lòng. Ba má và các em yêu thương, ở ngoài đó ba má và các em làm sao thấy hết được cuộc sống ở đây. Cuộc sống vô cùng anh dũng, vô cùng gian nan, chết chóc hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm. Vậy mà người ta vẫn bền gan chiến đấu. Con cũng là một trong muôn nghìn người đó, con sống chiến đấu và nghĩ rằng mình sẽ ngã xuống vì ngày mai của dân tộc. Ngày mai trong tiếng ca khải hoàn sẽ không có con đâu. Con tự hào vì đã dâng trọn đời mình cho Tổ quốc."
(Trích Nhật ký Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, 2016, tr.160)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn trích thể hiện sự ác liệt của chiến tranh?
Câu 2. Trong đoạn trích, nỗi nhớ thương của người viết hướng đến những ai? Tình cảm đó cho thấy tác giả nhật ký là người như thế nào?
Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau: Cuộc sống vô cùng anh dũng, vô cùng gian nan, chết chóc hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm.
Câu 4. Anh/chị có suy nghĩ gì về tâm sự của bác sĩ Đặng Thùy Trâm?
II. LÀM VĂN 
Câu 1. 
Từ nội dung được gợi ra ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về thế hệ thanh niên trong những tháng năm “bom rơi đạn nổ”. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Phần/Câu
Nội dung
I
ĐỌC HIỂU
1
- Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự ác liệt của chiến tranh: bom rơi đạn nổ; tràng pháo bất ngờ đã giết chết năm người và làm bị thương hai người; nằm trong làn đạn lửa của những trái pháo; chết chóc hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm.
2
- Đoạn trích hướng tới ba má và các em yêu thương.
- Tình cảm đó cho thấy người viết nhật ký là người: sống tình cảm luôn hướng về người thân, ưa bày tỏ tâm tư, chia sẻ.
3
- Biện pháp tu từ so sánh (so sánh không ngang bằng): chết chóc hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm.
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh sự khốc liệt, dữ dội của chiến tranh và sự hy sinh, chết chóc nơi chiến trường diễn ra với tần suất lớn, quá dễ dàng.
+ Làm câu văn trở nên sinh động, giàu hình ảnh.
4
- Con người sống gắn với thực tế và hiểu hoàn cảnh chung của đất nước.
- Con người hòa chung với quyết tâm đấu tranh, sẵn sàng hy sinh thân mình vì nền độc lập, sự nghiệp của dân tộc.
II
LÀM VĂN
1
Trình bày suy nghĩ của bản thân về thế hệ thanh niên trong những tháng năm “bom rơi đạn nổ”.
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Suy nghĩ của bản thân về thế hệ thanh niên trong những tháng năm “bom rơi đạn nổ”.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh trình bày suy nghĩ về vấn đề nghị luận dựa trên những gợi ý sau đây:
- Thế hệ thanh niên trong tháng năm “bom rơi đạn nổ” là một thế hệ trẻ sẵn sàng rời bỏ nhà trường, gia đình, quê hương tham gia vào chiến trường.
- Thế hệ trẻ gan góc, kiên cường, anh dũng, sẵn sàng hy sinh bản thân mình để hoàn thành các nhiệm vụ của dân tộc.
- Dù trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt, nhưng thế hệ trẻ vẫn luôn thể hiện sự hồn nhiên, trong sáng và yêu đời.
- Mở rộng và liên hệ: Thế hệ trẻ hiện nay cũng trải qua tháng năm “bom rơi đạn nổ” trên các mặt trận kinh tế - văn hóa, xã hội: học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản thân, vượt qua mọi khó khăn thử thách, bắt kịp đà phát triển của thế giới trong thời đại ngày nay.
Đề 46
I. ĐỌC HIỂU
Đọc bài thơ sau:
Đồng bằng sông Cửu Long
Chàng lực điền phơi phới ngực trần
Đội thúng thóc đầy vượt bao cơn lũ
Như những bờ vàm nắng gió trẻ trung
Đồng bằng sông Cửu Long
Thôn nữ dậy thì căng lần áo bà ba
Vít cong ngọn sào giữa dòng hương hoa trái
Như những miệt cù lao phì nhiêu bờ bãi
Tôi hồi hộp trước đồng bằng nhân hậu
Bàn chân quen vẫn lắm bước vụng về
Chẳng dốc đèo sao nhiều phen trượt ngã
Giữa khói đốt đồng mướt ánh trăng khuy

File đính kèm:

  • docde_doc_hieu_ngu_lieu_ngoai_sach_giao_khoa_lop_9.doc