Đề đọc hiểu ngoài chương trình Ngữ văn Lớp 6
ĐỀ 1: Trong cuốn sách Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả, nhà văn Tô Hoài có dẫn lời của một nhà văn Pháp như sau:
“Một trăm thân cây bạch dương giống nhau cả trăm, một trăm ánh lửa giống nhau cả trăm. Mới nhìn tưởng thế, nhưng nhìn kĩ thì thân cây bạch dương nào cũng khác nhau, ngọn lửa nào cũng khác nhau. Trong đó ta gặp bao nhiêu người, phải thấy ra mỗi người mỗi khác nhau không một ai giống ai”.
Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Câu 2: Theo em, thông qua lời dẫn trên, nhà văn Tô Hoài muốn khuyên ta điều gì khi viết văn miêu tả?
GỢI Ý:
Câu 1: Miêu tả
Câu 2- Nhà văn Tô Hoài muốn khuyên chúng ta:
+ Khi làm văn miêu tả phải quan sát tinh tế, tỉ mỉ để tìm ra nét riêng, nét mới mẻ, độc đáo của đối tượng miêu tả.
+ Làm văn miêu tả phải có sự liên tưởng, sáng tạo, không rập khuôn, máy móc.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề đọc hiểu ngoài chương trình Ngữ văn Lớp 6
à cây cầu nào? Vì sao? 5. Tình cảm của bạn nhỏ đối với những cây cầu thể hiện điều gì? 6. Hình ảnh người cha và người mẹ xuất hiện trong bài thơ gợi cho em suy nghĩ và cảm xúc gì? GỢI Ý: 1. Đọc bài thơ, ta như được nghe một câu chuyện. Người kể xưng "con", kể cho mẹ nghe chuyện về những cây cầu sau khi nhận “thư cha” kèm theo bức ảnh chụp cây cầu mà người cha mới xây xong. Cây cầu của cha gợi lên trong người con hình ảnh về những cây cầu gắn với bao kỉ niệm đẹp đẽ, thân thương. 2. Từ "cái cầu của cha", bạn nhỏ liên tưởng đến nhiều cây cầu khác như. - Cầu tơ nhỏ con nhện bắc để qua chum nước. - Cầu ngọn gió con sáo bắc để sang sông. - Cầu lá tre con kiến bắc để qua ngòi. - Cầu vồng bắc ngang trời khi trời nổi gió. - Cái cầu tre bắc qua sông máng. - Cái cầu treo lối sang bà ngoại. - Cái cầu ào mẹ thường đãi đỗ. Những cây cầu nối đôi bờ xa cách, giúp những con người, những miền quê gắn gũi nhau hơn. Những cây cầu cũng tô điểm thêm cho vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Với bạn nhỏ, những cây cầu nhỏ bé cũng là nơi ghỉ dấu bao ki niệm thân thương về gia đình, người thân. 3. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tụ từ điệp ngữ, lặp đi lặp lại từ yêu (6 lần). Biện pháp tụ từ này đã nhấn mạnh tình yêu tha thiết của bạn nhỏ dành cho những cây cầu. 4. Trong lời kể của bạn nhỏ, cây cầu nào cũng có vẻ độc đáo, đáng yêu riêng. Nhưng bạn nhỏ yêu nhất là cây cầu trong bức ảnh của cha, là "cái cầu của cha”. Đối với mẹ, đó là cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã - cây cầu đóng vai trò và cũng quan trọng: chi viện cho miền Nam kháng chiến, Chiếc cầu là chứng nhân của biết bao chiến công anh hùng của quân và dân tỉnh Thanh Hoá nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung trong những nằm tháng chiến tranh. Đối với bạn nhỏ thì đó là cây cầu của cha, do chính cha bắc cho xe lửa chạy qua sông sâu. Điều đó khiến cây cầu vốn xa lạ trở nên gần gũi và thân thương. Nói tình yêu quê hương, đất nước bắt nguồn từ tình yêu đối với những điều bình đi nhất là vì vậy. 5.Hình ảnh những cây cầu giản dị thân thương, mộc mạc, chân chất gợi nhắc những kỉ niệm chứa đựng tình cảm của bạn nhỏ đối với cha mẹ, gia đình, quê hương, đất nước. Vì vậy, tình cảm của bạn nhỏ đối với những cây cầu cũng thể hiện tình yêu, niềm tự hào về cha mẹ, gia đình, quê hương, đất nước. 6. - Hình ảnh người cha xuất hiện trong bài thơ là một người đi xây cầu, góp phần xây dựng Tố quốc. Vì tính chất công việc, vì tính thần trách nhiệm với công cuộc kiến thiết đất nước, người cha thường xuyên phải xa nhà, Nhưng ông luôn dành tình cảm cho gia đình. Mỗi lần hoàn thành công việc, người cha không quên chia sẻ niềm vui, niềm tự hào với những người thân trong gia định qua những bức ảnh, những lá thư. - Người mẹ là một nông dân, sống ở nông thôn, nhiệt tình tham gia lao động sản xuất, chẳng quản các công việc đồng áng nặng nhọc của hợp tác xã. Đó cũng là một người mẹ giàu tình yêu thương, luôn chăm lo cho gia đình. ĐỀ 45: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Tôi đến tận gốc chanh chăm chú theo dõi. Từng đợt, từng đợt, bảy tám con một lúc, những chú bọ ngựa bé tí ti như con muỗi, màu xanh cốm, ló cái đầu tình nghịch có đôi mắt thô lố lách khỏi kẻ hở trên ể trứng mẹ, cố rướn ra, cố trườn ra, thoát được cái đầu, cái mình... rồi nhẹ nhàng tọt khỏi ổ trứng người treo lơ lửng trên một sợi tơ rất mảnh bay bay theo chiều gió. Mới ra khỏi ổ trứng, các chú nằm đờ một lát, rồi ngọ ngoạy, các chú càng cứng càng cựa quậy thì sợi to càng dài ra, từ từ thả các chú xuống dưới. Cứ như là mẹ các chú đang ở đó, nhẹ nhàng bồng từng chú mà đặt xuống một cái nệm êm vậy. Chú bọ ngựa con đầu đàn “nhảy dù” trúng một quỏ chanh non. Chú đứng hiên ngang trên quả chanh tròn xinh, giương giương đôi tay kiếm nhỏ xíu, mình lắc lư theo kiểu võ sĩ, ngước nhìn từng loạt, từng loạt đòn em mình đang “đồ bộ” xuống hết sức chính xác và mau lẹ. Chú đứng trên quỏ chanh, mang đầy đủ dòng máu hiệp sĩ của nòi bọ ngựa, hùng dũng như con sư tử đứng vờn quả cầu... Đàn bọ ngựa mới nở chạy tíu tít, lập tức dàn quên ra khắp cây chanh, mỗi con mỗi ngả bắt đầu một cuộc sống dũng cảm, tự lập. (Vũ Tú Nam, Cái trứng bọ ngựa, trích Những tác phẩm chọn lọc dành cho thiếu nhi - Hoa lá trong vườn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2009, tr. 29) 1. Xác định ngôi kể của người kể chuyện trong đoạn trích. 2. Liệt kê một số chi tiết miêu tả đàn bọ ngựa con và chú bọ ngựa con đầu đàn. 3. Nhân vặt “tôi” đã rất chăm chú và kiên nhẫn khi quan sát những cái trứng bọ ngựa nở thành đàn bọ ngựa con. Em hãy chỉ ra một số chi tiết thể hiện điều đó. 4. Cách quan sát, miêu tả của nhân vật “tôi” thể hiện tình cảm gì với các chú bọ ngựa con? 5.Hãy quan sát kĩ một hình ảnh thiên nhiên quanh em (đám mây, bông hoa, giọt sương, cây lá,..) hoặc một con vật nuôi và ghi ại vài điều thú vị mà em nhìn thấy, cảm thấy. 6. Tìm và nêu tác dụng của từ láy trong đoạn văn sau: Từng đợt, từng đợt, bảy tám con một lúc, những chú bọ ngựa bé tí tí như con muỗi, màu xanh cốm, ló cái đầu tinh nghịch có đôi mắt thô lố lách khỏi kẻ hở trên ổ trứng mẹ, cố rướn ra, cố trườn ra, thoát được cái đầu, cái mình... rồi nhẹ nhàng tọt khỏi ôt trừng, người treo lơ lửng trên một sợi tơ rất mảnh bay bay theo chiều gió. 7. Tìm một câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích trên và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó. GỢI Ý: 1. Người kể chuyện theo ngôi thứ nhất, xưng tôi 2. Em tìm các chi tiết miêu tả hình đáng (thân hình, đầu, mắt, càng,...), màu sắc, hoạt động của đàn bọ ngựa con và chú bọ ngựa con đầu đàn (lúc trườn ra khỏi trứng, cựa quậy, nhảy dù và đồ bộ, dàn quân khắp cây chanh,....). 3.. Để thực hiện yêu cầu của bài tập này, em cần chú ý các chỉ tiết miêu tả đàn bọ ngựa con từ khi bắt đầu chui ra khỏi ổ trứng đến khi có thể nhảy xuống và toả đi "bắt đầu một cuộc sống dũng cảm, tự lập” Mỗi “giai đoạn” đều được tái hiện rất tỉ mỉ, chi tiết. Ví dụ: lách khỏi kẽ hở trên ổ trứng mẹ, cố rướn ra, cố trườn ra, thoát được cúi đầu, cái mình... rồi nhẹ nhòng tọt khỏi ổ trứng, người treo lơ lửng trên mội sợi tơ rất mảnh bay bay theo chiều gió... 4. Cách quan sát chăm chú, kiên nhẫn: cách miêu tả rất chi tiết, sinh động của nhân vật “tôi” thể hiện sự tò mò, thích thú và tình cảm yêu quý dành cho các chú bọ ngựa con. 5. Em có thể chọn quan sát kĩ một hình ảnh thiên nhiên quanh em như đám mây, bông hoa, giọt sương, cây lá,...; hoặc một con vật nuôi như chuột cảnh, chó, mèo, thỏ, gà, trâu, bò,... Sau đó, miêu tả lại hình ảnh thiên nhiên hoặc vật nuôi ấy và thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của em. 6. Từ láy: tí tỉ, thổ lộ nhẹ nhàng, lơ lửng, bay bay. Việc sử dụng các từ láy giúp miêu tả sinh động hình ảnh những chủ bọ ngựa vừa mới nở: nhỏ bé, tinh nghịch, khéo léo. 7. Câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh, Ví dụ: Chú đứng trên quả chanh, mang đầy đủ dòng máu hiệp sĩ của nòi bọ ngựa, hùng dũng như con sư tử đứng vờn quả cầu. Hình ảnh bọ ngựa đứng trên quả chanh được so sánh với con sự tử đứng vờn quả cáu. Biện pháp tu từ so sánh dã tô đậm vẻ đẹp khoẻ khoắn, hùng dũng của chú bọ ngựa ngay từ lúc mới sinh ra. ĐỀ 46: Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Gần lắm Trường Sa của Lê Thị Kim và trả lời các câu hỏi: Biết rằng xa lắm Trường Sa Trùng dương ấy tôi chưa ra lần nào Viết làm sao, viết làm sao Câu thơ nào phải con tàu ra khơi Thế mà đã có lòng tôi Ở nơi cuối bến ở nơi cùng bờ Phải đâu chùm đảo san hô Cũng không giống một chùm thơ ngọt lành Hỡi quần đảo cuối trời xanh Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con Sóng bào mãi vẫn không mòn Vẫn còn biển có vẫn còn Trường Sa [ ] Ở nơi sừng sững niềm tin Hỡi quần đảo của bốn nghìn năm qua Tấm lòng theo mũi tàu ra Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần. (Lê Thị Kim - Nguyễn Nhật Ánh, Thành phố tháng Tư, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1984, tr. 15 - 17) 1. Hãy chỉ ra những đặc điểm của thơ lục bát được thể hiện qua bốn dòng cuối của đoạn thơ. 2. Nêu những hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả quần đảo Trường Sa, 3. Theo em, vì sao nhà thơ khẳng định “Với tôi quán đảo Trường Sa rất gần"? 4. Bài thơ đã khơi gợi trong em tình cảm và trách nhiệm gì với đất nước, với biển đảo quê hương? 5. So sánh nghĩa của từ mới trong hai trường hợp sau và cho biết đó là từ đóng âm hay từ đa nghĩa: a. Tấm lòng theo mũi tàu ra Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần. b. Bạn Lan có chiếc mũi dọc dừa rốt đẹp. 6. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gi trong hai dòng thơ sau. Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó. Hỡi quần đảo cuối trời xanh Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con GỢI Ý: 1.. Những đặc điểm của thơ lục bát được thể hiện qua bốn dòng cuối của đoạn thơ: - Thế thơ: Các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp - một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng. - Vần: Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng thứ sáu của dòng tám (tin - nghìn); tiếng cuối của dòng tám lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo (qua - ra). - Thanh điệu: Trong dòng sáu và dòng tám, các tiếng thứ sáu và thứ tám là thanh bằng (tin, nghìn, qua, ra, Sa, gần) còn tiếng thứ tự là thanh trắc (sững, của, mũi, đảo). Trong dòng tám, mặc dù tiếng thứ sáu và tám đều là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền (nghìn) thì tiếng thứ tám là thanh ngang (qua) và ngược lại, tiếng thứ sáu là thanh ngang (Sa) thì tiếng thứ tám lại là thanh huyền (gần). - Nhịp: Trong bốn dòng thơ thì có đến ba dòng ngắt theo nhịp chân. 2. Bài thơ viết về quần đảo Trường Sa của Tổ quốc. Những hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả địa danh này: quần đảo cuối trời xanh, trăm hạt thóc vãi thành đảo con, sóng bào mãi vẫn không mòn,... 3. Nhà thơ khẳng định “Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần" vì về mặt địa lí thì Trường Sa rất xa xôi và nhà thơ cũng chưa trực tiếp ra thăm Trường Sa lần nào nhưng quần đảo này luôn ở trong trái tim nhà thơ với niềm yêu mến, tự hào. 4. Bài thơ đã khơi gợi trong em tình cảm yêu mến, tự hào đối với vùng đất xa xôi của Tổ quốc, đối với những con người đang ngày đêm canh giữ, bảo vệ Trường Sa. Đọc bài thơ, em cảm thấy mình cần phải có trách nhiệm với Tổ quốc, phải có ý thức gìn giữ và bảo vệ biển đảo quê hương. 5.. Từ mũi trong mũi tàu chỉ phần trước, nhô ra của tàu thuyền còn mũi trong mũi dọc dừa chỉ một bộ phận nhỏ ra trên khuôn mặt, dùng để hô hấp của con người. Có thể thấy có hai nghĩa này liên quan với nhau nên đây là trường hợp từ đa nghĩa. 6. Trong hai dòng thơ Hỡi quần đảo cuối trời xanh/ Như trăm hột thóc vãi thành đảo con, tác giả đã sử dụng biện pháp tụ từ so sánh, ví quần đảo Trường Sa gồm nhiều đảo nhỏ với hàng trăm hạt thóc. Việc so sánh mỗi đảo nhỏ của quần đảo Trường Sa như hạt thóc - thứ thân thuộc, gần gũi với mỗi người Việt Nam giúp người đọc cảm thấy quần đảo xa xôi của Tổ quốc trở nên rất gần gũi, thân thương. ĐỀ 47: Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi: Chiều chiều trước bến Văn Lâu” Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông? Thuyền ai thấp thoảág bên sông Đưa câu mái đẩy, chạnh lòng nước non. (Nguyễn Xuân Kính - Phan Đăng Nhật - Phan Đăng Tài - Nguyễn Thuý Loạn - Đặng Diệu Trang, Kho tàng ca dao người Việt, tập 1, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 001, tr. 515) 1. So với đặc điểm tiêu biểu của thơ lục bát được nêu ở phần Tri thức ngữ văn (SGK, tr. 89), số tiếng của các dòng trong bài ca đao này có gì khác biệt? Theo em, đây có phải là hiện tượng lục bát biến thể hay không? 2. Phần Tri thức ngữ văn cũng cho biết đặc điểm về cách phối thanh của thơ lục bát. Em hãy chỉ ra điểm khác biệt trong cách phối thanh ở bài ca dao trên. 3. Bài ca dao trên có điểm gì khác biệt về vị trí gieo vần so với những bài thơ lục bát thông thường? 4. Việc sử dụng liên tiếp hai dòng thơ tám tiếng (Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm/ Ai thương, ai cảm, di nhớ, ai trông?) có tác dụng gì? 5.Nêu những cảm nhận của em về thời gian, không gian được miêu tả trong bài ca dao. 6. Giải thích nghĩa của từ thảm trong các câu sau và cho biết đây là từ đồng âm hay từ đa nghĩa: a. Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm. b. Sàn nhà được trải thảm trông rất ấm cúng, sang trọng. GỢI Ý: 1. So với đặc điểm của thơ lục bát đã được nêu ở phần Tri thức ngữ văn (SGK, tr. 89), số tiếng trong dòng thứ ba không phải sáu tiếng như thông thường mà kéo dài thành tám tiếng. Bài ca dao này là hiện tượng lục bát biến thể. 2. Tính chất biến thể trong việc phối thanh của bài ca dao: tiếng thứ tám của dòng bát đầuu tiên (Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm) và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai (Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông) không phải là thanh bằng như thông thường mà là thanh trắc. 3. Ngoài sự biến thể về thanh điệu, so với một bài thơ lục bát thông thường, ta cũng nhận thấy có sự khác biệt về vị trí gieo vần ở bài ca dao. Về vần, tiếng thứ tám của dòng bát (Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm) vẫn với tiếng thứ tư của dòng bát tiếp theo (Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông?). 4. Việc sử dụng liên tiếp hai dòng tám tiếng (Ai ngồi,ai câu, ai sầu, ai thảm/ Ai thương, ai cảm, di nhớ, ai trông) đã góp phần làm nổi bật tâm trạng buồn bã, sầu muộn, nhớ nhung, trông ngóng của nhân vật trữ tình. 5.Thời gian và không gian được khắc hoạ trong bài ca dao để lại cho em nhiều ấn tượng. Chính thời gian buổi chiều, không gian mênh mông, xa vắng, trầm mặc của bến Văn Lâu với hình ảnh con thuyền trôi lững lờ trên dòng sông Hương, với điệu hò mái đẩy dịu dặt càng làm tăng thêm nỗi buồn thảm, sầu nhớ trong lòng người. 6. Từ thảm trong câu a (Ai ngồi, ai câu, ai sâu, ai thảm.) chỉ “tâm trạng buồn thương, đau khổ khiến cho mọi người động lòng thương cảm”; từ thảm trong câu b (Sàn nhà được trải thảm trông rất ấm cúng, sang trọng.) lại chỉ “tấm dệt bằng sợi to, thường có hình trang trí, dùng trải trên lối đi hoặc trên sàn nhà”. Đây là hai từ đồng âm vì nghĩa của chúng khác nhau, không liên quan gì với nhau. thông thường mà là thanh trắc. ĐỀ 51: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Những ai đã một lần đến viếng Thánh địa Mỹ Sơn đều tả lại được cái cảm giác lâng lâng khi đặt chân vào thung lũng đây những phế tích hoang sơ này. Dường như ở đó có một từ trường cực mạnh thu hút năng lượng từ vũ trụ, một sự hoà điệu giữa những ngôi tháp cổ có thể tạo nên giai điệu, mà nếu lắng nghe, du khách có thể cảm được giai điệu ấy thấm dần vào cơ thể mình. [...] Hình như là tiếng gió lùa qua các ngọn cổ tháp hoang phế. Hình như những viên gạch Chàm màu nâu sậm lên tiếng. Hình như những ngọn tháp đang thì thầm với bầu trời. Hình như chính tôi đang hát khúc nguyện cầu lặng lẽ... Tôi nghe, bấy giờ khoảng 9 giờ sáng, mưa bụi, bầu trời màu lam, âm âm khắp thung lũng những tiếng ngân, những dư vang, một tiếng nói mơ hồ của kiến trúc, một giao thoa giữa gạch chín nẫu và sa thạch. Tôi đứng lặng dưới vòm cong một ngọn tháp. Phía trên đầu tôi là phù điêu thân Ka-la (vị thần tượng trưng cho thời gian trong tôn giáo và nghệ thuật Chàm) mà râu tóc Thần là những nhánh địa y xanh đảm. [...] Với hơn 70 công trình kiến trúc được xây dựng từ thế kỉ thứ IV đến thế kỉ thứ XI, Mỹ Sơn hiện diện trong lịch sử kiến trúc tôn giáo Việt Nam như một điều kì diệu, một cơ may. [...] Vâng, từ đất và từ đá, người nghệ sĩ Chàm vĩ đại cách ba thiên niên kỉ trước đó nghe ra những hoà điệu, và đã thể hiện được những hoà điệu ấy trên đất và trên đá. Để bây giờ, những viên gạch Chàm nơi đây, dù lành lặn hay sứt mẻ, đều biết tự hát. Tôi nghe, âm âm, rì rầm khắp thung lũng Mỹ Sơn tiếng hát của đất và đá, hoà quyện thành một giai điệu, rõ ràng và mơ hồ như chính những ngọn tháp ở đây. (Theo Thanh Thảo, Mái mãi là bí mật, NXB Lao động, Hà Nội, 2004, tr. 442 - 446) 1. Tác giả viết kí thường ghi lại cảm nhận của chính mình khi trực tiếp đến thăm những vùng đất. Trong đoạn trích về Mỹ Sơn, tác giả ghi lại cảm nhận về điều gì? 2. Giai điệu được nói tới trong đoạn trích được tạo ra từ đâu? 3. Giai điệu Mỹ Sơn được hiểu theo cách nào? Chọn phương án trả lời đúng. A. Là những thông điệp văn hoá, nghệ thuật B. Là tiếng gió thổi C.Là tiếng nói của các nghệ sĩ Chàm D. Là tiếng hát của du khách 4. Đọc đoạn trích, em hình dung như thế nào về Thánh địa Mỹ Sơn? Nếu có thể, em hãy vẽ một bức tranh về Mỹ Sơn. 5. Tìm các câu văn có sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. GỢI Ý: 1. Trong đoạn trích về Mỹ Sơn, tác giả bộc lộ cảm nhận về một giai điệu đặc biệt. 2. Giai điệu được nói tới trong đoạn trích không giống như các giải điệu thông thường: không chỉ tác động tới thính giác mà còn được cảm nhận từ tâm hồn bởi nó được tạo ra từ những cái thực và cả những điều mơ hồ. Đó có thể là tiếng gió lùa qua các ngọn cổ tháp hoạng phế, là “tiếng nói” của những viên gạch Chàm, “tiếng” thì thầm của những ngọn tháp, “tiếng” nguyện cầu trong lòng người. 3. Đáp án: A. 4. Qua cách tác giả miêu tả những “giai điệu” mà mình cảm nhận được, người đọc có thể hình dụng về Mỹ Sơn: một thung lũng rộng lớn chìm trong mưa bụi, cổ tháp hoang phế, gạch xây tháp màu nâu sậm (gạch nung chín kết hợp sa thạch, có những viên gạch lành lận, có cả những viên gạch đã bị sứt mẻ theo thời gian), vòm cong của tháp, phù điêu thần Ka-la râu tóc mọc đầy địa y... Nếu có thế, hãy về bức tranh về Mỹ Sơn theo những gì em tưởng tượng sau khi đọc đoạn trích. 5. Trong đoạn trích này, biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng khá nhiều. Em hãy chú ý các câu sau: - Hình như những viên gạch Chàm màu nâu sậm lên tiếng. - Hình như những ngọn tháp đang thì thầm với bầu trời. - Để bây giờ, những viên gạch Chòm nơi đây, đủ lành lặn hay sứt mẻ, đều biết tự hát. - Tôi nghe, âm âm, rì rầm khắp thung lũng Mỹ Sơn tiếng hát của đất và đá, hoà quyện thành một giai điệu, rõ ràng và mơ hồ như chính những ngọn tháp ở đây. Biện pháp tu từ nhân hoá trong các câu này có tác dụng khẳng định chính đất đá qua bàn tay sáng tạo của con người đã truyền được những thông điệp về văn hoá và lịch sử, về tâm hồn và sự tài hoa của con người. Khi đến thăm di tích, dụ khách hiểu được những thông điệp đó cũng chính là đã nghe thấy lời “tâm sự” của những thứ vốn chỉ là vật chất vô tri. ĐỀ 48: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Bao giờ cũng thế, sau cơn lũ, nước rút, các loại cá giã từ đồng bãi túa ra sông, rạch, kênh, mương. Có nhiều vô kể. Cá lóc, cá rô, cá mè, có chạch, có chài, có dảnh, cá mè vinh, có tra, cá vồ, cá chép, cá cốc, cá hú, cá bông lau, cá bụng,... Nhưng tháng 10 âm lịch là thời điểm có linh áp đảo khắp nơi sông nước đồng bồng. Cá “ken đặc nước "cá linh đua". Không phải đợi đến tháng 10 mới có có linh. Sau những đêm ngày vợ chồng Ngâu sướt mướt chia tay, cuối tháng 7, đầu tháng 8 ta, nhiều người bạn đã rủ rê: “Về đi, cá linh non, bông điên điển đã có rồi” Mùa thu phương bắc có vẻ đẹp yêu kiều của một hồ phỏng lộng, nước trong veo, xanh biêng biếc. Còn ở đây, miền quê châu thổ Cửu Long, gió sớm hiu hiu, mặt nước lao xao bóng nắng. Ngồi với bạn bè trong mới lá nhà sàn, lút vợt tre, bên tô cá linh kho lạt, đĩa bông điên điển vàng hươm, gắp một nhúm cả con cặp vào bông điên điển, nhắp li đế quê nhà,... Một chút hồn quê đã đến với ta trong khoảnh khắc. (Mai Văn Tạo, trích Mùa vui sông nước, Tản văn, NXB Hội Nhà văn, 1999, tr. 183 - 184) 1. Tác giả về thăm “miền quê châu thổ Cửu Long” vào thời điểm nào? Miền quê châu thổ sau mùa lũ có gì đặc biệt? 2. Đoạn trích nói tới món ăn quen thuộc nào của người dân Đồng bằng sông Cửu Long? 3. Với tác giả, món ăn quen thuộc đó có ý nghĩa như thế nào? Chọn phương án trả lời đúng. A. Là cớ gặp gỡ bạn bè B. Gắn với người dân quê C. Mang chút hồn quê D. Quảng bá sản phẩm du lịch 4. Tìm các trường hợp dùng dấu ngoặc kép trong đoạn trích và nêu công dụng trong từng trường hợp. 5. Bao giờ cũng thế, sau cơn lũ, nước rút, cácc loại cá giã từ đồng bãi tủa ra sông, rạch, kênh, mương. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn trên? Nêu tác dụng của biện pháp đó. GỢI Ý: 1. Tác giả về thăm “miền quê châu thổ Cửu Long” vào mùa cá linh, tầm tháng 10 âm lịch, sau mùa lũ. Miền quê châu thổ sau mùa lũ có rất nhiều cá, đặc biệt là cá linh. 2. Đoạn trích nói tới một món ăn quen thuộc của người dân Đồng bằng sông Cửu Long, đó là món cá linh ăn kèm bông điên điển. 3. Đáp án C. 4. Các trường hợp dùng dấu ngoặc kép: - Cá “ken đặc nước” “cá linh đua”: dẫn lại những cách gọi tên, cách nói khác về loài
File đính kèm:
- de_doc_hieu_ngoai_chuong_trinh_ngu_van_lop_6.doc