Đề cương ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2

I. Phần văn bản.

1. Văn bản nghị luận hiện đại:

- Đọc kỹ 3 văn bản: Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm; Tiếng nói văn nghệ - Nguyễn Đình Thi; Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan. Nêu được nội dung nghệ thuật.

2. Văn học hiện đại Việt Nam:

a. Thơ hiện đại:

- Học thuộc phần tác giả: Chế Lan Viên, Thanh Hải, Viễn Phương, Hữu Thỉnh, Y Phương,

- Học thuộc lòng và nắm được nội dung, nghệ thuật các bài thơ Con cò, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng Lăng Bác, Sang thu, Nói với con của các tác giả trên.

b. Truyện hiện đại:

2.1. Học thuộc lòng và nắm được nội dung, nghệ thuật các truyện Làng, Chiếc lược ngà, Lặng lẽ Sa Pa, Bến quê, Những ngôi sao xa xôi các tác giả trên.

II. PHẦN TIẾNG VIỆT:

1. Thế nào là thành phần khởi ngữ? Cho ví dụ

2. Thành phần biệt lập là gì? Có mấy thành phần biệt lập, nêu khái niệm? Cho ví dụ mỗi loại

3. Nêu các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn

4. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý, để sử dụng hàm ý cần có những điều kiện nào? viết đoạn văn có sử dụng hàm ý và cho biết đó là hàm ý gì

5. Nắm khái niệm các từ loại, vận dụng để nhận biết

6. Kể tên các thành phần chính và thành phần phụ của câu, nêu dấu hiệu nhận biết từng thành phần

 

doc 46 trang linhnguyen 5520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2

Đề cương ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2
ơn” mà còn “tốt gỗ”. Phương Định tiềm ẩn trong mình nét cá tính vô cùng ấn tượng: thích ngắm mình trong gương, thích làm duyên, cũng hay tỏ ra kiêu kì trước những anh lính trẻ. Vẻ đẹp ấy đủ để làm say lòng bao trái tim đến nỗi “không hiểu sao các anh pháo thủ và các anh lính lái xe lại hay hỏi thăm tôi”. Có thể nói, đó là nét tính cách tiêu biểu cho mọi thế hệ hệ thời chống mỹ bấy giờ, ra đi cứu nước và mang theo một tâm hồn lãng mạn hết sức trong ngần. Lại nhớ đến nhân vật Chiến trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi. Nếu Phương Đinh thích soi gương thì chị Chiến khi ra trận cũng không quên mang theo một chiếc gương. Mạnh mẽ, dũng cảm nhưng cũng vô cùng nữ tính.
Chiến tranh bao giờ cũng khốc liệt tiếng bom. Nhưng chiến tranh trong văn Lê Minh Khuê còn có cả tiếng hát, tiếng hát của Phương Định. Chị thích hát, nghêu ngao suốt cả ngày với những bản nhạc không đầu không cuối. Chính tâm hồn yêu đời đã mang đến cái bình thản cho cô gái trẻ giữa chiến trường đầy ác liệt. Tác giả đã đặt cái lãng mạn, cái hồn nhiên bên trong cái tàn khốc, chết chóc. Tiếng hát át tiếng bom. “Sự sống nảy sinh từ cái chết. Hạnh phúc hiện hình từ những hi sinh, gian khổ” (Nguyễn Khải). Đó phải chăng là thông điệp ý nghĩa mà nhà văn mang đến cho độc giả?
Mang trong mình vẻ lãng mạn vốn có của tuổi trẻ, Phương Định đã xua tan đi từng giọt “mồ hôi trên trán anh vàng nghệ”, xua đi cái khét lẹt của bom đạn kẻ thù. Ở đây ta thấy luôn nồng lên hơi ấm của tiếng cười, tiếng hát. Và chiến trường vì thế cũng gần với hai chứ “gia đình” hơn bất cứ khi nào.
Lãng mạn là thế nhưng bên cạnh đó, ta còn bắt gặp một Phương Định quả cảm, gan dạ, bất chấp mọi khó khăn, sẵn sàng đối diện với gin khổ và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Theo sát mạch truyện, qua lời kể theo ngôi thứ nhất là nhân vật trung tâm, người đọc như được chứng kiến tận mắt hoàn cảnh sống của Phương Định và những người đồng đội. Họ sống dưới chân một hang cao điểm. Cuộc sống lại vô cùng thiếu thốn nhưng các cô luôn ngày đêm bám sát tuyến đường, đảm bảo tuyệt đối , giữ gìn mạch máu giao thông. Phương Định và đồng đội được giao nhiệm vụ “khi có bom nổ thì chạy lên. đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Công việc vô cùng gần kề với cái chết, đòi hỏi sự dũng cảm và bản lĩnh cao độ. Với riêng Phương Định và đồng đội, đó đã trở thành công việc thường nhật: “Quên rồi, ngày phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: Ba lần”.
Từ khung cảnh và không khí chứa đầy sự căng thẳng: “Đất bốc khói, không khí chứa đầy sự căng thẳng, máy bay đang ầm ì”, lúc nào cũng phải “thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp nhịp điệu”, ta mới thấu rõ nỗi khó khăn của thời bom đạn, cũng là tinh thần thép của thời đại bấy giờ. Qua ngòi bút miêu tả diễn biến tâm lý sắc sảo, nhà văn đã tái hiện thành công nét thông minh gan dạ của người con gái anh hùng. Trước một quả bom chưa nổ “một đầu vùi xuống đất, đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng”, quả bom chưa nổ và cố nhiên, nó có thể nổ bất cứ lúc nào. Kề bên nanh vuốt của cái chết, im lìm và bất ngờ, từng hành động của con người cũng trở nên sắc nhọn hơn. Cô đã kịp thời chấn tĩnh, từng hành động diễn ra mau lẹ và chính xác. “Lưỡi dao chạm vào quả bom, một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt”. Nhà văn thật sắc sảo khi tái hiện cảm nhận đầy mong manh, tinh tế của nhân vật. Tiếng động “sắc đến gai người” ấy phải là cả một quá trình nhập thân vào nhân vật mới có thể miêu tả thật hơn cả đời thực đến vậy.
Mọi nỗ lực dường như đã được đền đáp xứng đáng. Tất cả đã trở về an toàn nhưng cái không khí ghê người trước không khí căng thẳng của bom đạn thì như vẫn còn nguyên trong tâm khảm độc giả. Điều khiến chúng ta xúc động ở chỗ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào đang cận kề với cái chết, phẩm chất của những người lính Cụ Hồ càng được tôi luyện vững vàng. Đúng như cái tinh thần “Sát Thát” của thời Trần, cái tinh thần “trên trời có mày, dưới đất có mày, trong rừng chỉ có mình tao, tao cũng bắn được mày” của thời Mỹ (câu nói của Nguyễn Thi), nay lại được gửi gắm cả trong tâm hồn mong manh của một cô gái tưởng như yếu đuối. Họ chính là những bức tượng đài huyền thoại của lịch sử hào hùng dân tộc.
Đoạn văn tả cảnh phá bom có thể nói là đoạn văn xuất sắc nhất của toàn bộ thiên truyện. Lê Minh Khuê đã vận dụng tài tình bút pháp tả thực để tái hiện thành công cái không khí đầy chết chóc của chiến tranh. Đồng thời đó cũng là bài ca ca ngợi tinh thần quả cảm của con người trong cuộc chiến trường kì của dân tộc mà tiêu biểu là người con gái Phương Định mang trong mình khí phách anh hùng thời đại. Cùng với hình ảnh mười nữ thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã dành cho họ những lời ca trân trọng nhất:
“Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời nằm yên trong đất
Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng
Những vì sao ngời chói lung linh”
(Khoảng trời và hố bom)
Đúng như vậy, họ chính là những người con gái Việt Nam anh hùng, những ngôi sao sáng nhất mãi mãi nằm trong trái tim chúng ta.
Trong chiến đấu, Phương Định đẹp là vậy. Trong cuộc sống đời thường, cô cũng chan chứa trong mình một “cốt tủy chung tình bên trong”(Nguyễn Tuân). Đó là một trái tim giàu lòng thương yêu, nghĩa tình, quan tâm hết mực đến đồng đội.
Qua từng cử chỉ việc làm của nhân vật, nhất là những khi em Nho bị thương, ta càng thêm xúc động trước cô gái trẻ. Trong khi Thao chỉ biết ôm mặt khóc thì Phương Định đã bình tĩnh, kịp thời bế Nho vào hầm trú ẩn, rửa và băng bó vết thương cho đồng đội, pha sữa, lục tìm đến chiếc kẹo cuối cùng và hát cho Nho nghe. Đối với Định, nơi đây đã trở thành gia đình thứ hai của mình, cả Nho, cả Thao đều thân thiết và quan trọng như những chị em ruột. Vậy nên đối với cô mà nói, đồng đội bị thương, chính bản thân cô cũng đau gấp bội phần. Chưa bao giờ tình yêu thương và tấm lòng “lá lành đùm lá rách” lại cao đẹp như lúc này.
Xa gia đình, xa người thân, tình cảm đồng chí đồng đội còn tiếp thêm tinh thần và sức mạnh cho họ cùng nhau bước qua gian khổ và những thách thức của cuộc kháng chiến. Không chỉ với Nho, tình yêu của Phương Định còn dành cho cả các anh lính cùng chiến khu, Cứ mỗi lần bom nổ, chị lại nghĩ đến các anh, lo lắng cho các anh. Tình thương ấy nhiều khi chuyển hóa thành lòng khâm phục và sự ngưỡng mộ: hình ảnh đẹp nhất chính là “những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”. Những con người “tự phương trời chẳng hẹn quen nhau” (Chính Hữu) nay đã chuyển hóa thành tình đồng đội, đồng chí keo sơn, thắm thiết. Thật quý giá biết nhường nào.
Để làm nổi bật Phương Định, truyện ngắn đã đạt được những thành tựu đáng kể. Ngôi kể ngôi thứ nhất giúp cho câu chuyện hiện lên đầy chân thực qua cái nhìn trải nghiệm của nữ thanh niên xung phong. Nghệ thuật miêu tả nội tâm, tâm lỹ một cách tài tình, bộc lộ tính cách nhân vật rõ nét. Từ đó, ta như hiểu thêm nhiều hơn về tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mỹ: Họ đã sống, đã cống hiến, đã hy sinh thầm lặng cả thanh xuân và cuộc đời mình cho độc lập tự do của Tổ quốc. Chính họ đã nối liền mạch máu giao thông, chi viện cho chiến trường miền Nam chống Mỹ dưới tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Cũng chính họ đã làm cho “đường ra trận mùa nay đẹp lắm”, ít nhất là đẹp hơn trong mắt bao độc giả thế hệ hôm nay.
Chiến tranh đã qua đi nhưng vẫn còn đó một con đường Trường Sơn sừng sững, thấp thoáng bức chân dung chân thực về hình ảnh nữ thanh niên xung phong thời chống Mỹ. Hình ảnh của họ, đặc biệt là hình ảnh Phương Định mãi mãi là niềm tự hào vô bờ của thế hệ trẻ hôm nay, nhắc chúng ta hãy sống sao cho xứng đáng nhất với thế hệ đi trước,“những con người đi tới. Hai cánh tay như hai cánh bay lên. Ngực dám đón những phong ba dữ dội. Chân đạp bùn không sợ các loài sên..” (Tố Hữu)
Suy nghĩ của em về những đặc sắc trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
HƯỚNG DẪN
I. Mở bài
Nhà thơ Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ Viễn Phương thường dung dị, giàu tình cảm, chan chứa tình yêu quê hương đất nước. Phong cách đó thể hiện rất rõ qua các tập thơ: “Mắt sáng học trò”, “Nhớ lời di chúc”, “Như mấy mùa xuân” Bài thơ “Viếng lăng Bác” trích trong tập “Như mấy mùa xuân” là một tác phẩm đặc sắc cả về nội dung và nghệ thuật.
II. Thân bài
1. Khái quát: Bài thơ được viết năm 1976 khi đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh hoàn thành, đồng bào miền Nam có thể thực hiện ước nguyện của mình: vào lăng viếng Bác. Thể thơ 8 chữ, mạch cảm xúc đi theo trình tự không gian: khi tác giả đứng trước lăng, vào lăng viếng Người. Bài thơ diễn tả niềm kính yêu, sự xót xa và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ đối với vị lãnh tụ bằng cảm xúc chân thành, thiết tha, sâu lắng.
2. Nội dung chính:
a. Khổ thơ 1:
Tình cảm của nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ có hai mạch cảm xúc: Tình cảm lãnh tụ - quần chúng thiêng liêng, cao cả và tình cảm cha - con thân thiết, xúc động. Bài thơ được khai thác theo mạch cảm xúc thứ hai.
Mở đầu bài thơ, tác giả viết:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát 
Ôi!hàng tre xanh xanh Việt Nam .
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng .
Đoạn thơ mở đầu thiêng liêng thành kính nhưng vẫn gợi một không khí ấm áp gần gũi. Nhà thơ xưng "con", lời thơ như lời nói thường thể hiện tình cảm của người con lâu ngày về thăm cha. Người con ấy lại từ miền Nam ra, thật xúc động biết bao! “Con ở miền Nam” mấy tiếng ấy bao hàm một nỗi đau và một niềm tự hào. Miền Nam thành đồng Tổ quốc, Miền Nam gian khổ anh hùng, miền Nam đi trước về sau, vừa chiến thắng kẻ thù hung bạo để trở về với đại gia đình Việt Nam. Nhưng Bác ơi, miền Nam lại chịu nỗi đau mất Bác, nỗi đau không từng được đón bước chân Bác sau ngày giải phóng. Miền Nam luôn ở trong trái tim Người. Lúc còn sống, Bác luôn nhớ tới miền Nam:
Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha
(Tố Hữu)
Trong niềm xúc động bồi hồi, nhà thơ thầm giới thiệu:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Không nói ra “viếng” mà là ra “thăm”, như con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ . Sử dụng từ giảm nhẹ sắc thái biểu cảm. Nỗi đau như cố dấu mà giọng thơ vẫn chan chứa ngậm ngùi. Đứng trước lăng Bác, điều đầu tiên nhà thơ quan sát thấy:
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Hình ảnh "hàng tre" mang tính tả thực. Trước lăng Bác, trồng hai hàng tre xanh tươi, ngày ngày đứng vi vu trong gió như một bản nhạc êm đềm ru cho giấc ngủ của Người. Hình ảnh hàng tre trong sương sớm, trải dài, bát ngát một màu xanh, khiến cho lăng Bác trang nghiêm bỗng trở nên thân thuộc, gần gũi như xóm làng Việt Nam:
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
Từ hàng tre tả thực đến đây được nâng lên thành biểu tượng hàng tre Việt Nam, cây tre Việt Nam. Cây tre gần gũi, thân thuộc trong đời sống con người Việt Nam: đũa tre, rỗ tre, tăm tre, giường tre, nhà tre... Tre còn trở thành vũ khí: chông tre, tên tre... Tre dẻo dai, tre mọc thành hàng, thành lũy có thể chống chọi với "bão táp mưa sa". Tre đi vào văn học biểu tượng cho phẩm chất con người Việt Nam:
Tre xanh xanh tự bao giờ
Tự ngày xưa đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi
Ở đâu tre cũng xanh tươi bạc màu
(Nguyễn Duy)
Hình ảnh hàng tre “đứng thẳng hàng” trong “bão táp mưa sa” đã trở thành biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường, không bao giờ chịu khuất phục của nhân dân Việt Nam và Bác chính là cây tre Việt Nam dẻo dai nhất. 
b. Khổ thơ 2:
Hình ảnh đó như khúc dạo đầu mở ra một loạt những suy tưởng mênh mông, sâu lắng:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Điệp từ "ngày ngày" chỉ sự liên tục của thời gian, không gian không dứt và chỉ hai hiện tượng khác nhau: một của thiên nhiên, một của đời sống.
"Mặt trời đi qua trên lăng" là hình ảnh tả thực mặt trời của thiên nhiên. "Mặt trời trong lăng rất đỏ" là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho Bác Hồ (Nhà thơ so sánh Bác như mặt trời). Mặt trời thiên nhiên đem lại ánh sáng và sự sống. Còn mặt trời Bác cũng là ánh sáng soi đường đem lại cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Mặt trời Bác toả sáng, ấm áp, sóng đôi và trường tồn cùng mặt trời thiên nhiên là một so sánh không mới. Văn học đã từng viết:
Bác Hồ là vị cha chung
Là sao Bắc đẩu, là vầng thái dương
Cái mới nằm ở chỗ "mặt trời" (Bác Hồ) đã nằm "trong lăng' (đã khuất) nhưng "rất đỏ", bất tử cùng với mặt trời của thiên nhiên, vũ trụ. Cách nói ấy vừa ca ngợi sự vĩ đại, bất tử của Bác vừa thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ và lòng biết ơn vô hạn đối với Người. Dù Bác đã đi xa nhưng Bác luôn sống trong lòng của nhân dân Việt Nam muôn thế hệ. Tất cả tình cảm đó dệt thành ý thơ tuyệt đẹp:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ 
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
Điệp ngữ “ngày ngày” và hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” vừa gợi ấn tượng về cõi trường sinh vĩnh viễn vừa gợi tấm lòng nhân dân không nguôi nhớ Bác. Tình cảm đó kết thành tràng hoa đẹp dâng lên "bảy mươi chín mùa xuân" của Người. Sự liên tưởng này rất hợp lí và thú vị! Dưới ánh sáng mặt trời (Bác Hồ), cuộc đời mỗi con người Việt Nam đã nở hoa hạnh phúc. Những bông hoa ấy hôm nay đang kết lại thành những tràng hoa để dâng Người. Nhịp thơ chậm rãi, dàn trải, cấu trúc câu và từ ngữ được lặp lại gợi liên tưởng đến những bước đi chầm chậm của dòng người vào lăng viếng Bác trong không khí thiêng liêng, thành kính và niềm cảm xúc thiết tha.
c. Khổ thơ 3:
Đứng trước di hài Bác, bao tình cảm ấp ủ bấy lâu bỗng trào dâng thổn thức :
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên 
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền 
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi 
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
“Vầng trăng” , “trời xanh” là hai hình ảnh kỳ vĩ của thiên nhiên gợi suy ngẫm về cái cao cả, vĩ đại, bất diệt, trường tồn. Nhắc đến trăng, ta chợt nhớ Bác yêu trăng biết bao! Trăng từng đến với Bác giữa chốn tù đày:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Trăng đến giữa “cảnh khuya” ở núi rừng Việt Bắc:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
(Cảnh khuya)
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
(Rằm tháng giêng)
Bác nằm trong lăng giữa một vùng ánh sáng nhè nhẹ, dịu hiền gợi cho nhà thơ sự liên tưởng thú vị ấy. Trăng với Bác từng là đôi bạn tri âm tri kỉ, giờ đây trăng đến để ru giấc ngủ ngàn thu cho Người. Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” còn gợi liên tưởng đến tâm hồn dịu hiền, ấm áp, bao la của Người. Bác vẫn còn mãi với non sông, Người đã hoá thân vào thiên nhiên, đất nước. Sự nghiệp của người là bất tử. Dù tin như vậy nhưng trái tim vẫn nhói đau khi nghĩ rằng Bác không còn nữa. Nỗi đau được biểu hiện cụ thể, trực tiếp dâng lên từ con tim "nhói" vào da thịt “mà sao nghe nhói ở trong tim!”. Đó là nỗi đau, là niềm thương vô hạn của đứa con về muộn bên di hài người cha yêu kính.
d. Khổ thơ cuối:
Đang đứng trong lăng Người mà nhà thơ đã nghĩ đến giây phút chia xa, cảm xúc thương nhớ trào dâng:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Câu thơ không chải chuốt mà đầy xúc động. Dẫu không muốn nhưng không thể tránh được giây phút chia xa ấy. Không thể tránh được nên nhà thơ ước nguyện:
Muốn làm con chim ca hót quanh lăng
Muốn làm bông hoa hương tỏa đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Ước nguyện được hoá thân thành con chim, đoá hoa, cây tre để canh giữ, điểm tô cho nơi vị lãnh tụ kính yêu yên nghỉ. Hoa và hương là biểu tượng cho cái đẹp. Hình ảnh cây tre ở đầu bài thơ được lặp lại nhưng có sự khác nhau. Ở đầu bài thơ là cây tre khách thể, nhà thơ quan sát thấy. Cuối bài, cây tre đã nhập vào chủ thể, tác giả "muốn làm cây tre trung hiếu" để được đứng mãi bên lăng Người, để xứng đáng với Người. Hình ảnh này tạo ấn tượng đậm nét thể hiện lòng kính yêu và lòng biết ơn vô hạn đối với Bác. Điệp ngữ “muốn làm”, cấu trúc câu được lặp lại tạo thành nốt nhạc dồn dập, tha thiết diễn tả tình cảm, khát vọng trào dâng mãnh liệt. Bài thơ tưởng khép lại trong sự xa cách về không gian nhưng lại tạo được sự gần gũi trong tình cảm, ý chí . Như vậy bước chân ra đi nhưng tấm lòng của người con miền Nam thì ở lại. Tiếng lòng đó, ước nguyện đó không chỉ là của riêng tác giả mà đã trở thành tiếng lòng chung của nhiều người .
3. Tổng kết nghệ thuật: Thể thơ tám chữ, nhịp điệu chậm rãi, khoan thai. Hình ảnh thơ sáng tạo, vừa cụ thể, xác thực vừa giàu ý nghĩa biểu tượng. Giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa xót xa, tha thiết lại chan chứa niềm tin và lòng tự hào, thể hiện đúng những tâm trạng bộn bề của bao người khi vào lăng viếng Bác.
III. Kết bài
“Viếng lăng Bác” là bài thơ giàu chất suy tưởng, chất trữ tình đằm thắm, với cách sử dụng nhiều luyến láy ngôn ngữ, phong phú âm điệu khiến bài thơ mau chóng được đông đảo bạn đọc tiếp nhận. Chính vì vậy, nó đã sớm được phổ nhạc và trở thành một bài ca sâu lắng, giàu sức truyền cảm và quen thuộc với mỗi người Việt Nam .
CẢM NHẬN BÀI THƠ "NÓI VỚI CON" CỦA Y PHƯƠNG
Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã từng có những dòng thơ vô cùng ấm áp về quê hương:
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày”
Còn Ngô Hữu Đoàn thì cho rằng:
“Quê hương ơi! Riêng gì “chùm khế ngọt”
Đâu riêng gì những “nón lá nghiêng che”
Quê hương là có cả những đông, hè
Có hôm quà ngọt, có ngày đòn roi”
Quê hương trong tim mỗi người đều có một vị trí quan trọng như thế để rồi cho đến hôm nay, ta vẫn không khỏi bồi hồi, xúc động trước tình yêu sâu đậm dành cho quê của nhà thơ Y Phương. Không ồn ào, không vồn vã, quê hương trong ông cũng giản dị và mộc mạc đến đẹp đẽ vô ngần. Nhà thơ đã gửi gắm tấm lòng son sắt của mình trong những dòng tâm sự với con. Bài thơ “Nói với con” đã thay mặt cho trái tim đang thổn thức của tác giả.
Cũng như Tô Hoài, Y phương là cây bút của những tâm tình miền núi. Thơ ông mộc mạc mà sâu lắng, thâm trầm mà sâu sắc. Đằng sau những cái giản dị ấy, ta bao giờ cũng thấy một tâm hồn nóng rẫy cảm xúc. Nói cách khác, hồn thơ Y Phương “ưa đạm không ưa nồng” nhưng là “cái đạm sau khi đã nồng”. Nói như lời một nhà phê bình thì “Thơ ông một bức tranh thổ cẩm đan dệt nhiều màu sắc khác nhau, phong phú và đa dạng, nhưng trong đó có một màu sắc chủ đạo, âm điệu chính là bản sắc dân tộc rất đậm nét và độc đáo. Nét độc đáo đó nằm ở cả nội dung và hình thức. Với Y Phương, thơ của dân tộc Tày nói riêng và thơ Việt Nam nói chung có thêm một “giọng điệu mới, một phong cách mới”. Có thể nói Y Phương chính là đại diện cho cái hồn, cái cốt cách dân tộc.
Mang đậm phong cách tác giả, “Nói với con” có thể coi là một trong những thi phẩm xuất sắc nhất nói về tình quê. Bài thơ được sáng tác năm 1980, ở đó không chỉ có tình quê mà còn nồng nàn tình cha, tình phụ tử, là tình cảm người cha vĩ đại dành tặng cho đứa con bé bỏng của mình. Đó cũng được coi như là niềm hi vọng, mong mỏi lớn lao nhất trong cuộc đời người cha: Mong con khôn lớn nên người, luôn yêu quê hương, tự hào về dân tộc mình. Bài thơ bởi lẽ đó cũng mang đến một niềm xúc động vô bờ trong lòng độc giả.
Có thể nói, tình cảm gia đình, nhất là tình cha con, luôn thiêng liêng, là tiền đề, cơ sở cho tình yêu Tổ quốc phát triển. Năm 1966, ta đã từng được thấm thía tình cha qua tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Cái khác biệt ở chỗ, nếu như Nguyễn Quang Sáng thử thách tình cha con qua bom rơi đạn nổ, qua cái khốc liệt của kháng chiến mà ánh ngời lên “hạt ngọc ẩn náu trong tâm hồn” người cha. Thì Y Phương lại để thứ tình cảm ấy nhẹ nhàng mà không kém phần nồng nàn, ấm nóng, là tình cảm tự nó có, không cần phải chờ bất cứ tác nhân nào. Nhờ đó mà tác phẩm thấm thía như một bài ca quý giá.
Ngay mở đầu tác phẩm, chất thơ nhẹ nhàng ấy đã len lỏi trong ta, mơn man khắp da thịt ta, gợi cho ta những cảm xúc trong ngần:
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười “
Tác giả đã giúp ta hình dung sâu sắc hình ảnh một đứa trẻ đang chập chững tập đi. Điều q

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_ngu_van_lop_9_chuong_trinh_hoc_ki_2.doc