Đề cương chi tiết Ngữ văn Lớp 9 - Các tác phẩm văn học trung đại

Kiến thức cơ bản:

- Nguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh, năm mất), người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông sống ở thế kỉ XVI - thời kì triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền bính, gây ra những cuộc nội chiến kéo dài.

Tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ là Truyền kì mạn lục, gồm 20 truyện viết bằng tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện thường có lời bình của tác giả, hoặc của một người cùng quan điểm với tác giả.

- Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.

- Chỉ vì nghe lời một đứa trẻ, Trương Sinh đã một mực đổ cho vợ tội thất tiết, khiến Vũ Nương chỉ còn cách nhảy xuống sông tự vẫn. Kết cục bi thảm ấy vừa thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của tác giả đối với số phận người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, vừa là lời khẳng định phẩm chất cao đẹp của họ.

- Chuyện người con gái Nam Xương là một áng văn độc đáo bởi phương thức kết hợp tự sự với trữ tình, lối dựng chuyện lớp lang và cảm động của tác giả.

 

docx 164 trang linhnguyen 3780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương chi tiết Ngữ văn Lớp 9 - Các tác phẩm văn học trung đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương chi tiết Ngữ văn Lớp 9 - Các tác phẩm văn học trung đại

Đề cương chi tiết Ngữ văn Lớp 9 - Các tác phẩm văn học trung đại
nh với những ngày gian khổ, cùng đồng đội, đồng chí chung một chiến hào mà trăng là biểu tượng: 
“Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường”.
Từ hình ảnh vầng trăng “tri kỉ”, vầng trăng tình nghĩa trở thành người dưng qua đường, Nguyễn Duy đã diễn tả được cái đổi thay của lòng người, cái lãng quên, dửng dưng cùng thời gian “xa mặt cách lòng” đến phũ phàng. So sánh thật thấm thía: “như người dưng qua đường”.
	Cũng như dòng sông có khúc phẳng lặng êm đềm, cũng có khúc ghềnh thác dữ dội. Cuộc đời vốn cũng nhiều biến động. Ghi lại một tình huống, cuộc sống nơi thị thành của những con người từ rừng về thành phố, Nguyễn Duy đặt con người vào bối cảnh.
“Thình lình đèn điện tắt
Phòng buynh đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn”.
Khi ánh trăng nhân tạo vụt tắt, bóng tối bao trùm khắp không gian thì vầng trăng xuất hiện khiến con người ngỡ ngàng trước ánh trăng thân thương của tuổi thơ trên những nẻo đường ta sống và trong cuộc chiến gian khổ, ác liệt. Cuộc sống hiện đại làm cho lòng người thay đổi... Trước người bạn vô tình ấy, trăng chẳng nói, chẳng trách khiến người lính cảm thấy có cái gì rưng rưng. Ánh trăng soi chiếu khiến người ta nhận ra độ lệch của nhân cách mình. “Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”.
	Ánh trăng trước sau vẫn vậy mộc mạc, giản dị và thủy chung. Trăng lặng lẽ tròn đầy một cách trong sáng, vô tư, mặc cho thời gian trôi, mặc cho bạn bầu xưa ai đó quay lưng dù trong quá khứ vốn là tri kỉ. Nhưng trăng cũng khơi gợi niềm xúc động, đánh thức lương tâm ở con người. Cái giật mình được diễn tả trong khổ thơ “vô ngôn” thể hiện sự thức tỉnh đáng quí này. Qua bài thơ, 	Nguyễn Duy đã khám phá ra vẻ đẹp không bao giờ kết thúc của lương tri. Dường như cuộc sống mới đầy đủ hơn khiến cho con người lãng quên ánh trăng. Hành trình đi tìm những hạt ngọc ẩn dấu trong tâm hồn con người không bao giờ ngơi nghỉ và việc hoàn thiện mình của chính mỗi con người cũng không phải một sớm một chiều.
	Cuộc đấu tranh hướng thiện âm thầm mà khốc liệt, nó đòi hỏi lòng dũng cảm của con người. Người lính năm xưa đã dành trọn quá khứ soi mình trong hiện tại để đấu tranh loại bỏ sự vô tình vô nghĩa của bản thân, hướng tới sự cao cả, tốt đẹp.
“Ánh trăng” là bài thơ không quên về quá trình hướng thiện, quá trình hoàn thiện mình của mỗi con người trong cuộc sống hôm nay.
Đề 2: Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy để cảm nhận được bài học sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm.
Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Nguyễn Duy nổi tiếng với các bài thơ như : “Tre Việt Nam”, “Hơi ấm ổ rơm”, ... Hiện nay, Nguyễn Duy vẫn tiếp tục sáng tác, ông viết đều những bài thơ tài hoa, đậm chất suy tư.
“Ánh trăng” (1978) là một trong những bài thơ của Nguyễn Duy được nhiều người ưa thích bởi tình cảm chân thành, sâu sắc, tứ thơ bất ngờ, mới lạ.
Hai khổ thơ đầu, tác giả nhắc đến những kỉ niệm đẹp :
“Hồi nhỏ sống với đồng.
... Vầng trăng thành tri kỉ”.
Trăng gắn bó với tác giả ngay từ thời thơ ấu. Trăng gắn với đồng ruộng, dòng sông, biển cả. Dù ở đâu, đi đâu trăng cũng gắn bó với người. Nhưng phải đến khi ở rừng, nghĩa là lúc tác giả sống trên tuyến đường Trường Sơn xa gia đình, quê hương vầng trăng mới trở thành “tri kỉ”. Trăng với tác giả là đôi bạn không thể thiếu nhau. Trăng chia ngọt, sẻ bùi, trăng đồng cam cộng khổ.
Tác giả khái quát vẻ đẹp của trăng, khẳng định tình yêu thương quí trọng của mình với trăng :
“Trần trụi với thiên nhiên
... Cái vầng trăng tình nghĩa”.
Trăng có vẻ đẹp vô cùng bình dị, một vẻ đẹp không cần trang sức, đẹp một cách vô tư, hồn nhiên nên trăng hoà vào thiên nhiên, hoà vào cây cỏ. “Vầng trăng tình nghĩa”, bởi trăng từng chia ngọt, sẻ bùi, đồng cam cộng khổ, bởi trăng là người bạn, tri âm, tri kỉ.
Ấy mà có những lúc tác giả tự thú nhận là mình đã lãng quên cái “vầng trăng tình nghĩa” ấy : 
“Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện, cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường”.
Trước đây, tác giả sống với sông, với bể, với rừng bây giờ môi trường đã thay đổi. Từ hồi về thành phố đời sống cũng thay đổi theo :“quen ánh điện, cửa gương”. “Ánh điện”, “cửa gương” tượng trưng cho cuộc sống sung túc, tiện nghi, sang trọng ... dần dần “cái vầng trăng tình nghĩa” ngày nào bị lãng quên. “Vầng trăng” ở đây tượng trưng cho những tháng năm gian khổ, cho tình bạn, tình đồng chí hình thành từ những tháng năm ấy. Trăng bây giờ thành “người dưng”... Con người ta thường hay đổi thay như vậy. Bởi thế đời vẫn thường nhắc nhau : “ngọt bùi nhớ lúc đắng cay”. Ở thành phố vì quen với “ánh điện, cửa gương” quen với cuộc sống đầy đủ tiện nghi nên người đã không thèm để ý đến “Vầng trăng” - con người, mảnh đất từng là tri kỉ một thời.
Phải đến lúc toàn thành phố mất điện : “Phòng buyn đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn”
“Vầng trăng” xuất hiện thật bất ngờ. Khoảnh khắc ấy, phút giây ấy... người lính năm xưa mới bàng hoàng thức tỉnh. Bao nhiêu kỉ niệm xưa bỗng ùa về làm "Con người này" cứ “rưng rưng” nước mắt. 
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng..."
"... Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình...”.
Trăng vẫn thủy chung mặc cho ai thay đổi, vô tình với trăng. Trăng bao dung và độ lượng biết bao ! Tấm lòng bao dung độ lượng ấy “đủ cho ta giật mình” mặc dù trăng không một lời trách cứ. Trăng tượng trưng cho vẻ đẹp bền vững, phẩm chất cao quí của nhân dân, tượng trưng cho vẻ đẹp bền vững của tình bạn, tình đồng đội trong những tháng năm “không thể nào quên”. Tượng trưng cho "mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ”.
“Ánh trăng” của Nguyễn Duy đã gây được nhiều xúc động đối với độc giả bởi cách diễn đạt bình dị như lời tâm sự, lời tự thú, lời tự nhắc chân thành. Giọng thơ trầm tĩnh sâu lắng. Tứ thơ bất ngờ mới lạ ,“Ánh trăng” còn mang ý nghĩa triết lí về sự thuỷ chung khiến cho người đọc phải “giật mình” suy nghĩ, nhìn lại chính mình để sống đẹp hơn, nghĩa tình hơn.
4. Phân tích đoạn thơ sau :
Ngửa mặt lên nhìn mặt
......................................
 Đủ cho ta giật mình 
(Ánh trăng, Nguyễn Duy)
	Hàng ngàn năm nay, vầng trăng đã hiện diện trong thơ. Trăng như một biểu tượng thơ mộng gắn với tâm hồn thi sĩ. Nhưng có một nhà thơ cũng viết về trăng, không chỉ tìm thấy ở đấy cái thơ mộng, mà còn gửi gắm những nỗi niềm tâm sự mang tính hàm nghĩa độc đáo. Đó là trường hợp bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy viết năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh.
	Khác với những bài thơ thời chiến tranh mà con người chỉ có một lí tưởng là chiến đấu và sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc, con người không có điều kiện để sống cho những gì thuộc về riêng tư, hay chuyện đời thường. Đọc bài thơ này ta nhận ra cái điều mới lạ ấy. Bước từ chiến tranh sang thời bình, con người bắt đầu có những toan tính, những ham muốn được hưởng thụ. Nguyễn Duy mượn vầng trăng và người lính nói về một sự thay đổi trong lòng người. 
	Vầng trăng trong thời tuổi thơ và chiến tranh gắn bó đẹp là vậy thế mà do hoàn cảnh, con người đã lãng quên để rồi từ trong sâu thẳm tâm hồn, con người phải day dứt. Hai khổ kết bài thơ là một sự thức tỉnh, một bài học làm người.
Trăng cứ tròn vành vạnh
.....................................
Đủ cho ta giật mình
	Vầng trăng vẫn đẹp và tròn đầy như biểu tượng bao dung, nghĩa tình của nhân dân không đòi hỏi được đền đáp. Nhưng trăng cũng "im phăng phắc" với ánh mắt nghiêm nghị, thái độ nghiêm khắc. Khiến tình cảm người lính trong giây lát đã lãng quên quá khứ, trong sa ngã đời sống đã tự vấn lương tâm mình, tự sám hối với lòng mình. Cái rưng rưng muốn bật khóc và cái giật mình tỉnh ngộ là tấm lòng chân thực của người lính vốn cao đẹp không thể khác.
	Với ý nghĩa này, Ánh trăng mang tính chất triết lí sâu sắc, có tác dụng cảnh tỉnh những ai dễ lãng quên quá khứ tốt đẹp. Cần biết sống thủy chung, nghĩa tình.
Sau chiến tranh "Thời tôi sống biết bao câu hỏi lớn/ Câu trả lời thật không dễ dàng chi". Ánh trăng của Nguyễn Duy giúp mỗi người tìm được câu trả lời thấm thía trong cái "giật mình", "rưng rưng" ấy. 
CON CÒ – Chế Lan Viên
- Chế Lan Viên (1920 – 1989) là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam. Chế Lan Viên có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ. Hình ảnh thơ của ông phong phú, đa dạng, kết hợp giữa thực và ảo, thường được sáng tạo bằng sức mạnh của liên tưởng, tưởng tượng, nhiều bất ngờ, kì thú. 
- “Con cò” được sáng tác năm 1962, in trong tập thơ “Hoa ngày thường - Chim báo bão” (1967). Bài thơ thể hiện khá rõ một số nét của phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên trên cơ sở khai thác và phát triển hình ảnh con cò trong những câu hát ru quen thuộc, để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru với cuộc đời mỗi người.
- Bài thơ Con cò được sáng tác năm 1962, in trong tập thơ Hoa ngày thường, chim báo bão. Hình tượng con cò trong những câu hát ru đã thể hiện những suy nghĩ sắc sảo và chan chứa cảm xúc của tác giả về tình mẹ và lời ru.
- Bao trùm cả bài thơ là hình tượng con cò. Đó là con cò trong ca dao truyền thống, xuất hiện rất phổ biến và được dùng với nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng ý nghĩa phổ biến nhất là hình ảnh người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng luôn thể hiện được những đức tính tốt đẹp và niềm vui sống.
Hình tượng trung tâm trong bài thơ là cánh cò nhưng cảm hứng chủ đạo lại là tình mẹ. Hình ảnh con cò đã gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ đầy dịu dàng của người mẹ. Bởi vậy, những câu thơ mang tính khái quát trong bài đều là những câu thơ chan chứa tình cảm yêu thương của người mẹ. Đó là một quy luật tình cảm bền vững và sâu sắc, thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ bến của người mẹ. Dù ở đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác, dù còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng thương yêu, che chở.
- Tác giả sử dụng thể thơ tự do nhưng các đoạn thường được bắt đầu bằng những câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp gợi âm điệu lời ru. Hình ảnh con cò trong ca dao trở thành điểm tựa cho những liên tưởng, tưởng tượng của tác giả. Những hình ảnh trong bài thơ gần gũi, xác thực nhưng đồng thời cũng giàu ý nghĩa biểu tượng và sắc thái biểu cảm.
* Đề bài tham khảo: 
 Đề 1: Cảm nhận về hình tượng con cò trong bài thơ cùng tên của Chế Lan Viên.
	Chế Lan Viên là một nhà thơ tài năng của nền văn học Việt Nam. Ông có một phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo đó là những suy tưởng, triết lý đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. Đặc biệt, nhà thơ còn có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ: đa dạng, phong phú, kết hợp giữa thực và ảo. “Con cò” là một bài thơ như thế.
	Con cò - hình tượng thơ xuyên suốt bài thơ và cũng là tên tác phẩm được khai thác từ trong ca dao truyền thống. Hình ảnh này xuất hiện rất phổ biến trong ca dao và dùng với nhiều ý nghĩa. Đó là hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn, vất vả cực nhọc; là người phụ nữ cần cù, lam lũ nhưng tất cả đểu giàu đức hi sinh. Trong bài thơ này, nhà thơ vận dụng hình tượng ấy để làm biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.
Bài thơ có bố cục ba phần ba đoạn với những nội dung được gắn với nhau bằng một lôgic khá mạch lạc: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ ấu, đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng của cuộc đời. Từ hình ảnh đó suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.
Xuyên suốt bài thơ, hình tượng con cò được bổ sung biến đổi trong mối quan hệ với cuộc đời con người, từ thơ bé đến trưởng thành và suốt cả đời người.
	Mở đầu bài thơ, hình ảnh được gợi ra liên tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ca dao ấy. Những câu ca dao được gợi lại đã thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng trong ca dao. Câu "con cò Cổng Phủ con cò Đồng Đăng" gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống ngày xưa từ làng quê đến phố xá.
Hình ảnh con cò gợi vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thời xưa. Câu ca dao “con cò mà đi ăn đêm” hình ảnh này lại tượng trưng cho những con người cụ thể là người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống...
Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn của con người qua lời ru, của ca dao, dân ca.
Con trẻ chưa hiểu nội dung, ý nghĩa của bài ca dao nhưng chúng được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru. Chúng được đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của người mẹ. Và khép lại đoạn thơ là hình ảnh thanh bình của cuộc sống.
Sau những năm tháng nằm nôi, cánh cò trở thành người bạn đồng hành của tuổi thơ: “Cò trắng đến làm quen
... Cánh của cò, hai đứa đáp chung đôi”
Đến tuổi tới trường:
“Con theo cò đi học
... Và trong hơi mát câu văn”.
Cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ trở nên gần gũi, thân thiết và theo con người đi suốt cuộc đời. Từ trong ca dao, cánh cò đã được tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người. Hình ảnh ấy được xây dựng bằng sự liên tưởng như được bay ra từ trong ca dao để sống trong lòng con người, theo cùng và nâng đỡ con người trong từng chặng đường. Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.
Đến phần thứ ba của bài thơ, hình ảnh cánh cò đã được đồng nhất với hình ảnh người mẹ. Tấm lòng của mẹ như cánh cò lúc nào cũng ở gần bên con trong suốt cuộc đời:
“Dù ở gần con
Dù ờ xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con"
Từ đây, Chế Lan Viên khẳng định một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc: tình mẫu tử.
"Con dù lớn vẫn là con của mẹ
 Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con"
Câu thơ đi từ cảm xúc đến liên tưởng để khái quát thành những triết lý. Dù đi đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác, dù còn nhỏ hay dã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng thương yêu, che chở.
 “Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi”
Lời ru cũng là khúc hát yêu thương. Sự hoá thân của người mẹ vào cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. Câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ.
Bài thơ sử dụng thể thơ tự do nhưng cũng có câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ. Thể thơ tự do giúp người thi sĩ khả năng thể hiện cảm xúc một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi. Các đoạn thơ được bắt đầu bằng câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn gợi âm điệu lời ru. Đặc biệt, giọng thơ gợi được âm hưởng của lời ru nhưng không phải là một lời ru thực sự. Đó còn là giọng suy ngẫm triết lý. Nó làm cho bài thơ không cuốn người ta vào hẳn điệu ru êm ái đều đặn mà hướng vào sự suy ngẫm, phát hiện.
Không chỉ vậy, trong bài thơ này, Chế Lan Viên vẫn chứng tỏ được sức sáng tạo trong việc tạo ra những hình ảnh nghệ thuật giàu sức gợi. Đó là việc vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao. Hình ảnh con cò là nơi xuất phát, là điểm tựa cho những liên tưởng tưởng tượng hình ảnh của tác giả. Chế Lan Viên đã chứng minh rằng hình ảnh biểu tượng dù gần gũi, quen thuộc đến đâu vẫn có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới, có giá trị biểu cảm.
 “Con cò” của Chế Lan Viên là một bài thơ độc đáo. Viết về một đề tài không mới: tình mẫu tử; chọn những thi liệu đã thành truyền thống: hình ảnh con cò và âm điệu lời ru. Song, bằng sức sáng tạo và tài năng nghệ thuật, Chế Lan Viên đã để lại cho văn học một tứ thơ lạ và đầy suy tưởng sâu sắc. Đọc “Con cò”, ta như thấy trong mình ăm ắp những yêu thương mà cả cuộc đời của mẹ đã dành trọn cho mình.
Đề 4. Tình mẹ lớn lao, sâu nặng qua bài thơ" Con cò" của Chế Lan Viên.
Chế Lan Viên là đại biểu xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam. Đọc thơ ông người đọc có thể rút ra từ đó những triết lý sâu sắc về tình yêu, cuộc sống con người. Thơ Chế Lan Viên hấp dẫn người đọc không ở sự lấp lánh từ ngữ mà ở chiều sâu những suy ngẫm đầy nhân bản. Mỗi hình tượng thơ ông là một biểu tượng của những tầng lớp ý nghĩa hàm ẩn khác nhau. Con cò là một bài thơ như thế. Từ hình tượng con cò n hà thơ đã đi đến những khát quát sâu sắc về tình yêu thương của mẹ trong cuộc đời mỗi con người: Mẹ là tâm hồn quê hương, mẹ là bàn tay chở che ấp ủ, là điểm tựa nâng đỡ con người.
Hình tượng người mẹ trong bài thơ được nhà thơ miêu tả gắn liền với từng đoạn đời của mỗi con người.
Ở đoạn đời đầu tiên khi con còn ẵm ngửa, tình mẹ gửi trong từng câu hát ru quen thuộc. Trong câu hát có hình ảnh quê hương, có hình ảnh những cuộc đời lam lũ, tảo tần một nắng hai sương nuôi con khôn lớn. Thấm đẫm trong lời hát là những xúc cảm yêu thương trào dâng trong trái tim của mẹ:
Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn
Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ
Và:
Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ
Cành có mềm mẹ đã sẵn tay nâng.
Những xúc cảm yêu thương ấy làm nên chiều sâu của lời ru, mang đến cho con giấc ngủ yên bình. Vì thế, cho dù không hiểu, cho dù là cảm nhận vô thức nhưng trái tim bé nhỏ của con đã được hiểu thế nào là tình mẹ: “Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân”.
Lời ru mang tâm hông quê hương ấy trở thành người bạn tuổi ấu thơ, thành tâm hồn của con lúc trưởng thành. Cánh cò và tình mẹ đã đi vào tâm hòn con như thế. Và sẽ theo con đến suốt cuộc đời:
Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.
Dưới hình thức thơ tự do, nhà thơ đã dựng lên cả một bầu trời yêu thương bao la mà đặc điểm của nó là không gian và thời gian không giới hạn. Lên rừng - xuống biển – hai chiều không gian gợi nên ấn tượng về những khó khăn của cuộc đời; “gần” – “xa, khoảng cách địa lý diệu vợi cũng là một trở ngại có thể cản ngăn tình cảm nhưng chẳng thể nào là những cản trở đối với tình yêu thương mà mẹ dành cho con. Tình yêu thương của mẹ “luôn”, “vẫn”, “sẽ”, “mãi” bên con cho dù có thể một ngày nào đó mẹ không còn có mặt trên đời. Tấm lòng người mẹ muôn đời vẫn vật. Vượt ra ngoài mọi khoảng cách và giới hạn, không chịu khuôn mình trong không gian và thời gian. Đó là quy luật mà nhà thơ đã trình bày và khát quát trong suốt cả bài thơ. Nguyễn Duy cũng đã từng khái quát về tình yêu ấy trong những câu thơ đầy triết lý:
Ta đi trọn một kiếp người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.
Bài thơ khép lại trong những câu thơ đúc kết về sự gắn bó máu thịt giữa cuộc đời mỗi con người và tình yêu thương của mẹ. Cuộc đời mỗi con người sẽ chẳng thể nào thiếu đi phần tình cảm thiêng liêng nhất ấy bởi đó còn là tình quê hương là nguồn cội là bến bờ che chở nâng đỡ mỗi con người.
Bằng con đường của sự suy tưởng, Chế Lan Viên đã dựng lên về hình tượng người mẹ Việt Nam bằng tình yêu thương “vượt ra ngoài mọi bờ cõi và giới hạn, gắn với từng chặng đời, theo từng bước con đi. Mỗi người Việt Nam trưởng thành hôm nay đều bắt đầu từ đó. Trong văn học và trong tâm thức mỗi người, mẹ luôn và bao giờ cũng là hình ảnh đẹp đẽ nhất, rức rỡ nhất. Với người này là sự chăm sóc, nâng niu “Cơm con ăn tay mẹ nấu, nước con uống tay mẹ đun”. Với người khác là chữ vấp ngã cuộc đời được bàn tay mẹ chở che bao bọc “ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con”. Tất cả để khẳng định một điều con người lớn lên không thể thiếu được tình yêu thương của mẹ. Bài thơ “Con cò” đã được nhà thơ khái quát từ tất cả những tình cảm ấy. Bài thơ là lời ngợi ca tình yêu sâu sắc bao la của mỗi người mẹ trong cuộc đời này. Bài thơ ra đời cách chúng ta đã bốn mươi năm nhưng những triết lý về cuộc đời và tình yêu của mỗi con người vẫn chưa và không bao giờ cũ bởi vì chẳng có điều gì trên thế gian có thể vĩnh cửu bằng tình mẹ với con. Người mẹ chính là tượng đài bất tử về con người là như thế.
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải
•	Kiến thức cơ bản: 
- Nhà thơ Thanh Hải (1930-1980) quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông hoạt động văn nghệ trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ và là một trong số những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam thời kỳ đầu.
- Bài th

File đính kèm:

  • docxde_cuong_chi_tiet_ngu_van_lop_9_cac_tac_pham_van_hoc_trung_d.docx