Đề bài: Thanh niên ngày nay không chịu lớn

 Lứa tuổi thanh niên là lứa tuổi đẹp nhất của đời người, lứa tuổi có nhiều hoài bão, ước mơ đẹp, lứa tuổi có sức khỏe, sức trẻ, yêu cuộc sống và tràn đầy khát vọng. Lứa tuổi thanh niên có những chuẩn mực giá trị cần vun đắp, cần có khát vọng sống cao đẹp, có tri thức, tâm hồn đẹp, cần trưởng thành để khẳng định giá trị bản thân và cống hiến sức trẻ cho quê hương đất nước.Thế nhưng có rất nhiều thanh niên cứ mãi là trẻ thơ, họ vô tư đón nhận sự nuông chìu của gia đình, sống dựa dẫm, phụ thuộc, không xác định lý tưởng sống cho bản thân. Vì thế có ý kiến cho rằng: “ Thanh niên ngày nay không chịu lớn”

 Vậy ta hiểu thế nào là sự “không chịu lớn” của thanh niên ngày nay? Đó là hiện tượng rất nhiều thanh niên lựa chọn lối sống quá hồn nhiên, vô tư, lệ thuộc quá nhiều vào gia đình và xã hội, cộng đồng. Họ không tự chủ trong việc trưởng thành và quyết định hướng đi cho cuộc đời mình. Họ sống dựa dẫm, không xác định lí tưởng sống cao đẹp cho bản thân.Họ đã sống hoài, sống phí khoảng thời gian tươi đẹp nhất của cuộc đời mình.

 

docx 3 trang linhnguyen 17/10/2022 2080
Bạn đang xem tài liệu "Đề bài: Thanh niên ngày nay không chịu lớn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề bài: Thanh niên ngày nay không chịu lớn

Đề bài: Thanh niên ngày nay không chịu lớn
 THANH NIÊN NGÀY NAY KHÔNG CHỊU LỚN
 Lứa tuổi thanh niên là lứa tuổi đẹp nhất của đời người, lứa tuổi có nhiều hoài bão, ước mơ đẹp, lứa tuổi có sức khỏe, sức trẻ, yêu cuộc sống và tràn đầy khát vọng. Lứa tuổi thanh niên có những chuẩn mực giá trị cần vun đắp, cần có khát vọng sống cao đẹp, có tri thức, tâm hồn đẹp, cần trưởng thành để khẳng định giá trị bản thân và cống hiến sức trẻ cho quê hương đất nước.Thế nhưng có rất nhiều thanh niên cứ mãi là trẻ thơ, họ vô tư đón nhận sự nuông chìu của gia đình, sống dựa dẫm, phụ thuộc, không xác định lý tưởng sống cho bản thân. Vì thế có ý kiến cho rằng: “ Thanh niên ngày nay không chịu lớn” 
 Vậy ta hiểu thế nào là sự “không chịu lớn” của thanh niên ngày nay? Đó là hiện tượng rất nhiều thanh niên lựa chọn lối sống quá hồn nhiên, vô tư, lệ thuộc quá nhiều vào gia đình và xã hội, cộng đồng. Họ không tự chủ trong việc trưởng thành và quyết định hướng đi cho cuộc đời mình. Họ sống dựa dẫm, không xác định lí tưởng sống cao đẹp cho bản thân.Họ đã sống hoài, sống phí khoảng thời gian tươi đẹp nhất của cuộc đời mình.
Thanh niên cần hướng đến lợi ích xã hội, lợi ích quốc gia; họ phải nhận thức được sứ mệnh của mình bằng trách nhiệm cống hiến xã hội. Một quốc gia càng có nhiều thanh niên tài năng, chịu cống hiến vì Tổ quốc thì quốc gia đó càng có nhiều tài sản quý giá. Muốn cống hiến thanh niên cần phải có sức khỏe, có trí tuệ và sống có lý tưởng, mục tiêu, hoài bão. Như vậy để trưởng thành, sống có ích, thanh niên cần học tập trau dồi, phát triển năng lực bản thân. Tuy nhiên người tài giỏi mà ích kỷ, nhu nhược, thực dụng thì cái tài đó cũng trở nên vô nghĩa, do vậy rèn luyện tư cách đạo đức tốt cũng là một phần tố chất mà thanh niên cần có. Thanh niên cần được tôi luyện đạo đức vì đạo đức là cái gốc của con người. Có nền tảng đạo đức tốt thì bản thân sẽ biết làm điều thiện và lánh xa cái ác, biết bảo vệ cái hay cái tốt. Con người không có đạo đức rất dễ vô cảm và sẵn sàng làm những điều xấu, điều ác để vụ lợi cho bản thân.
Tuổi thanh niên là độ tuổi của sự nhiệt tình, năng động, dám nghĩ, dám làm nhưng họ cần phải làm một cách có suy nghĩ chứ không phải là liều lĩnh, manh động. Thanh niên là độ tuổi trưởng thành và hoàn thiện nhân cách. Họ cần phải là những người sống có trách nhiệm với bản thân, biết làm chủ cuộc đời của mình bằng khả năng tự lập, tự chủ. Có trách nhiệm tốt với chính mình sẽ giúp họ biết sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội. Muốn sống có trách nhiệm, thanh niên phải phát huy năng lực bản thân để sống tự tin và hạnh phúc. Hình mẫu thanh niên trong thời đại mới là tổng hợp các yếu tố sức khỏe, đạo đức, trí tuệ, trách nhiệm, năng động, sáng tạo và sống có mục đích, lý tưởng. 
Vậy mà trong xã hội ngày nay, ta vẫn còn thấy nhiều thanh niên Việt Nam mãi mãi là trẻ thơ. Họ không chịu trưởng thành, non nớt và lệ thuộc quá nhiều vào gia đình, xã hội, cộng đồng. Họ luôn cho mình cái quyền được hưởng thụ, được sống một cuộc sống “trải đầy hoa hồng”. Họ luôn muốn người khác làm theo ý mình, ích kỷ, lười biếng, không phấn đấu nỗ lực hết mình.
Có những người con ở nhà phó mặc mọi việc cho ông bà, bố mẹ. Họ hồn nhiên hưởng thụ và không chịu tự lập, trưởng thành. Quần áo, cơm nước đều có bố mẹ lo toan. Khi ra ngoài xã hội, họ thụ động trước những công việc được giao phó. Họ không năng động và phát huy tính tự chủ của bản thân.
Vậy nguyên nhân nào khiến “thanh niên ngày nay không chịu lớn?”. Sự bao bọc quá mức của gia đình, xã hội và cộng đồng khiến những thanh niên “mãi không chịu lớn”. Trong kỳ thi trung học quốc gia vừa qua, nhiều phụ huynh đã lo hộ con mình việc xét tuyển, trong khi việc đó đáng lẽ các thí sinh cũng có thể tự làm được.
Chính vì quen với sự bao bọc của gia đình nên nhiều thanh niên muốn được che chở hoàn toàn, họ ngại phải va với cuộc sống khó khăn ngoài kia. Có những bậc cha mẹ bao bọc con “quá đà”, không để con tự lập, không có những phương pháp dạy dỗ đúng đắn khiến suy nghĩ của con mình mãi mãi trở nên thụ động và bị lệ thuộc vào bố mẹ.
Các nước phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn còn giữ suy nghĩ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Những đứa con ngay từ khi sinh ra cứ thế mà nghe theo lời của bố mẹ. Bố mẹ bảo gì cũng nghe, cũng đồng ý, không một chút mảy may suy nghĩ, không có chí tiến thủ, cha mẹ bảo gì mình làm nấy, không bao giờ dám nói lên suy nghĩ hay ý kiến của mình vì sợ cha mẹ “mắng”, đến nỗi họ không có nổi một hoài bão, một ước mơ cho riêng mình.
Nhưng không phải thanh niên Việt Nam nào cũng “không chịu lớn”. Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ khi còn trẻ tuổi đã ra đi tìm đường cứu nước. Bác sĩ trẻ Đặng Thùy Trâm đã hy sinh khi mới hai mươi tám tuổi trên chiến trường. Chị Võ Thị Sáu dù còn rất trẻ tuổi nhưng đã vô cùng dũng cảm, quyết hy sinh thân mình để thể hiện tình yêu với Tổ quốc, không hề sợ hãi hay nao núng trước mũi súng của quân thù: “Người con gái trẻ măng/ Giặc đem ra bãi bắn/ Đi giữa hai hàng lính/ Vẫn ung dung mỉm cười” (Võ Thị Sáu – Phan Thị Thanh Nhàn).
Bên cạnh những thanh niên mãi không chịu lớn, vẫn còn những con người thậm chí đã “lớn trước tuổi”. Họ dũng cảm và gan dạ, có những hoài bão và ước mơ vô cùng khát khao và cháy bỏng, dám nghĩ dám làm, không hề nhụt chí trước gian khổ của cuộc đời. Và chính vì vậy, câu nói “thanh niên ngày nay không chịu lớn” không phải là lời nhận xét đúng hoàn toàn.
 “Thanh niên ngày nay không chịu lớn” không phải là câu nói toàn diện nhưng đã nói lên được một phần xã hội có những đứa trẻ “mãi không chịu lớn”, sống thụ động, lười nhác và chỉ biết lệ thuộc vào người khác. Là một học sinh, tôi cảm thấy mình phải hoàn thiện bản thân mỗi ngày, trau dồi kiến thức và sống đúng với lứa tuổi của mình, sống có hoài bão, có tâm hồn đẹp, đem sức trẻ của mình cống hiến cho quê hương đất nước, làm đẹp cho cuộc đời.

File đính kèm:

  • docxde_bai_thanh_nien_ngay_nay_khong_chiu_lon.docx