Đề bài: Phân tích hai khổ thơ đầu trong bài "Mùa xuân nho nhỏ"
MB: Thanh Hải là một trong số những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam thời kì đầu. Bài thơ MXNN được viết khi ông nằm trên giường bệnh không bao lâu trước khi qua đời. Hai khổ thơ đầu thể hiện cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước để từ đó bày tỏ ước nguyện được là một mùa xuân nhỏ, góp phần làm đẹp cho mùa xuân quê hương:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Muà xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
Bạn đang xem tài liệu "Đề bài: Phân tích hai khổ thơ đầu trong bài "Mùa xuân nho nhỏ"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề bài: Phân tích hai khổ thơ đầu trong bài "Mùa xuân nho nhỏ"
MÙA XUÂN NHO NHỎ- THANH HẢI ĐỀ: Phân tích hai khổ thơ đầu : “Mọc giữa dòng sông xanh.. Tất cả như xôn xao” BÀI LÀM MB: Thanh Hải là một trong số những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam thời kì đầu. Bài thơ MXNN được viết khi ông nằm trên giường bệnh không bao lâu trước khi qua đời. Hai khổ thơ đầu thể hiện cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước để từ đó bày tỏ ước nguyện được là một mùa xuân nhỏ, góp phần làm đẹp cho mùa xuân quê hương: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Muà xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao TB: Mở đầu bài thơ là bức tranh của mùa xuân thiên nhiên được phác họa bằng vài nét chấm phá: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Chỉ bằng vài nét chấm phá đơn sơ những hình ảnh thân quen, bình dị đã được nhà thơ vẽ thành bức tranh mùa xuân sinh động. Cả không gian cao rộng với hình ảnh dòng sông mặt đất, bầu trời bao la; màu sắc tươi thắm, hài hòa của dòng sông xanh, bông hoa tím biếc đã hiện lên trong bức tranh mùa xuân của Thanh Hải. Bức tranh của xứ Huế vào xuân càng sinh động hơn bởi âm thanh của tiếng chim chiền chiện: Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Bức tranh xuân có không gian thoáng đãng, màu sắc tươi tắn, hài hòa và âm thanh rộn rã, tươi vui của tiếng chim chiền chiện. Cách lựa chọn hình ảnh: “bông hoa tím biếc, dòng sông xanh” và sự kết hợp các từ ngữ cảm thán “ơi, chi mà” giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp, nét riêng của xứ Huế mộng mơ. Đoạn thơ giúp chúng ta cảm nhận được cảm xúc hân hoan của nhà thơ khi chứng kiến vẻ đẹp của mùa xuân quê hương. Cảm xúc say sưa, ngây ngất ấy cho thấy Thanh Hải cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân bằng nhiều giác quan: Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng Câu thơ đa tầng nghĩa với nhiều cách cảm nhận: “giọt” có thể là giọt mùa xuân, giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện, giọt hạnh phúcđược tác giả cảm nhận bằng sự rung động sâu lắng của một con tim tràn đầy cảm xúc. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được thi nhân vận dụng hết sức tinh tế. Dù được hiểu như thế nào thì hai câu thơ cũng thể hiện cảm xúc say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước cảnh đất trời vào xuân. Từ vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất trời nhà thơ mở lòng mình cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân đất nước. Tác giả hướng cảm xúc của mình đến với những con người đã góp phần làm cho mùa xuân của đất nước càng thêm tươi đẹp: Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Muà xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Những câu thơ với hình ảnh sóng đôi nói về những người chiến sĩ đang cầm chắt tay súng bảo vệ quê hương và những người lao động dựng xây đất nước. Hình ảnh “người cầm súng” với “lộc giắt đầy trên lưng” gợi hình ảnh những chồi non xanh mơn mởn của lá ngụy trang trên lưng người lính. Đó còn là biểu tượng cho niềm tin chiến thắng. Người chiến sĩ ra chiến trường với một ước muốn cao nhất là phải chiến thắng quân thù, lập nhiều chiến công cho đất nước. Còn với những người lao động sản xuất, “lộc” lại tượng trưng cho sự ấm no, hạnh phúc, cho khát vọng mùa màng bội thu. Người lao động mong ước đem sức mình tạo ra nhiều thành quả lao động để góp phần làm cho quê hương thêm giàu đẹp. Qua những hình ảnh đối xứng: mùa xuân chiến đấu-mùa xuân lao động; người chiến sĩ-người lao động, tác giả muốn khẳng định: mỗi người một nhiệm vụ, một sự cống hiến để giữ cho mùa xuân đất nước luôn tươi đẹp. Vì vậy, không khí khẩn trương, náo nức như lan tỏa trong từng câu thơ: Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao Điệp từ “tất cả” và các từ láy “hối hả, xôn xao” tạo nên nhịp điệu rộn ràng, không khí lao động, làm việc khẩn trương, sôi nổi như thúc giục lòng người. KB: Hai đoạn thơ thể hiện cảm xúc say sưa, hân hoan trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước của Thanh Hải đã đem đến cho người đọc thật nhiều cảm xúc. Qua đó, ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, khát vọng cao đẹp của một người nghệ sĩ luôn khát khao cống hiến tài năng của mình cho đất nước. Đó cũng là lời nhắc nhở cho các thế hệ thanh niên phải trân trọng, gìn giữ vẻ đẹp của mùa xuân quê hương và cống hiến tài năng của mình để mùa xuân đất nước luôn tươi đẹp.
File đính kèm:
- de_bai_phan_tich_hai_kho_tho_dau_trong_bai_mua_xuan_nho_nho.doc