Đề bài: Phân tích đoạn hai văn bản "Chị em Thúy Kiều"

Nguyễn Du là một đại thi hào văn học, một danh nhân văn hóa thế giới. Tên tuổi của ông gắn liền với Truyện Kiều, một kiệt tác văn chương bất hủ và thành công về nhiều mặt. Trong đó, ấn tượng nhất đối với em là bốn câu thơ miêu tả bức chân dung của Thúy Vân:

 “ Vân xem trang trọng khác vời

 Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

 Hoa cười ngọc thốt đoan trang

 Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da “

Chỉ vỏn vẹn bốn câu thơ, Nguyễn Du đã thể hiện thật tài hoa vẻ đẹp tươi tắn, trẻ trung của cô gái đang ở tuổi trăng tròn. Mỗi câu thơ là một nét vẽ tài hoa về bức chân dung của bậc tuyệt sắc giai nhân:

 “ Vân xem trang trọng khác vời

 Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang”

 

docx 4 trang linhnguyen 4460
Bạn đang xem tài liệu "Đề bài: Phân tích đoạn hai văn bản "Chị em Thúy Kiều"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề bài: Phân tích đoạn hai văn bản "Chị em Thúy Kiều"

Đề bài: Phân tích đoạn hai văn bản "Chị em Thúy Kiều"
 CHỊ EM THÚY KIỀU (ĐOẠN 2)
Nguyễn Du là một đại thi hào văn học, một danh nhân văn hóa thế giới. Tên tuổi của ông gắn liền với Truyện Kiều, một kiệt tác văn chương bất hủ và thành công về nhiều mặt. Trong đó, ấn tượng nhất đối với em là bốn câu thơ miêu tả bức chân dung của Thúy Vân:
 “ Vân xem trang trọng khác vời
 Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
 Hoa cười ngọc thốt đoan trang
 Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da “
Chỉ vỏn vẹn bốn câu thơ, Nguyễn Du đã thể hiện thật tài hoa vẻ đẹp tươi tắn, trẻ trung của cô gái đang ở tuổi trăng tròn. Mỗi câu thơ là một nét vẽ tài hoa về bức chân dung của bậc tuyệt sắc giai nhân:
 “ Vân xem trang trọng khác vời
 Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang”
 Ở câu thơ đầu tiên, tác giả đã khái quát lên được phong thái của Thúy Vân. Từ “xem” thể hiện sự đánh giá mang tính chủ quan của người miên tả. Từ láy “trang trọng” được ông sử dụng nhằm toát lên được vẻ đẹp cao sang, quý phái, sang trọng mà lại dịu dàng của người con gái. Trong thiên nhiên có biết bao cái đẹp, nhưng Nguyễn Du đã chọn những cái tinh khôi và trong trẻo nhất để so sánh với vẻ đẹp của Vân. Nghệ thuật ẩn dụ., ước lệ, liệt kê được ông sử dụng tinh tế nhằm miêu tả khuôn mặt, đôi mày, mái tóc, làn da, nụ cười cũng như giọng nói của Thúy Vân. “Khuôn trăng”, “nét ngài” là hai hình ảnh ước lệ tượng trưng, ẩn dụ gợi lên một khuôn mặt phúc hậu, tươi sáng, trẻ trung như trăng rằm, hàng lông mày thì sắc nét, đậm như con ngài. Câu thơ làm ta gợi nhớ đến thành ngữ “mắt phượng mày ngài ”, gợi tả đôi mắt đẹp theo quan niệm thẩm mĩ thời trung đại. Các từ láy “đầy đặn”, “nở nang” sử dụng vô cùng giản dị nhưng sức diễn tả lại rất lớn. Nó không chỉ gợi tả sự đầy đặn, nở nang của vẻ bên ngoài mà đây còn là sự đầy đặn, mĩ mãn của số phận cuộc đời của Thúy Vân.
 “Hoa cười ngọc thốt đoan trang
 Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
 Hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ “hoa cười”, “ngọc thốt” cho ta thấy nàng có nụ cười tươi tắn, rạng rỡ như hoa còn giọng nói thì trong trẻo, thánh thót như ngọc, vừa êm tai lại vừa dễ nghe. Mái tóc nàng Vân óng ả, bồng bềnh, mềm mại hơn cả mây, làn da thì trắng sáng, mịn màng hơn tuyết. Câu thơ đã nhấn mạnh lên được vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu của Thúy Vân. Đại thi hào Nguyễn Du đã sử dụng rất có chọn lọc hai từ “thua”, “nhường” cùng với biện pháp nhân hóa để làm cho thiên nhiên cũng có tính cách như con người. Vẻ đẹp của nàng tạo nên sự hòa hợp, êm đềm với thiên nhiên, cũng nhằm dự báo cuộc đời bình lặng, suôn sẻ của nàng. Bốn dòng thơ đã sử dụng thành công rất nhiều biện pháp nghệ thuật và cách dùng các từ láy, từ Hán Việt thật điêu luyện. Đặc biệt là bút pháp ước lệ tượng trưng. Các hình ảnh “trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết” đều là những tinh hoa của thiên nhiên, được thi nhân sử dụng một cách tài tình nhằm gợi tả trọn vẹn vẻ đẹp của Thúy Vân. Từ bức chân dung của Thúy Vân, ta thấy được tính cách và số phận của nàng, một tính cách rất trầm tĩnh, dịu dàng, đoan trang, phúc hậu. Nguyễn Du đã rất thành công khi sử dụng hàng loạt các biện pháp nghệ thuật: hình ảnh ẩn dụ, ước lệ, tượng trưng, phép nhân hóa, từ láyQua đoạn thơ, Nguyễn Du không chỉ vẽ nên một sắc đẹp tươi tắn, trẻ trung của cô gái đang độ tuổi đôi mươi mà còn dự báo số phận êm đềm của nàng trên chặng đường đời sắp tới. Phải là người có tấm lòng nhân hậu, yêu mến nhân vật của mình, Nguyễn Du mới có thể khắc họa bức chân dung bằng thơ tuyệt đẹp đến thế!

File đính kèm:

  • docxde_bai_phan_tich_doan_hai_van_ban_chi_em_thuy_kieu.docx