Đề bài: Phân tích đoạn bốn văn bản "Chị em Thúy Kiều"

Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” trích “ Truyện Kiều ” - Nguyễn Du là một trong những thành công về nghệ thuật tả người của đại thi hào dân tộc . Trong đó em ấn tượng nhất là đoạn thơ giới thiệu về vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều :

 “ Một hai nghiêng nước nghiêng thành

 Sắc đành đòi một, tài đành họa hai

 Thông minh vốn sẵn tính trời

 Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm ”

Tác giả cho ta thấy vẻ đẹp của Kiều không chỉ khiến cho hoa phải “ghen”, liễu phải “hờn” mà còn khiến cho nước phải nghiêng, thành phải đổ. Sắc đẹp của nàng khiến ai ai cũng ngưỡng mộ, mê say đến điên đảo. “Nghiêng nước nghiêng thành” còn là cách nói sáng tạo từ điển cố “Nhất cố khuynh nhân thành , tái cố khuynh nhân quốc” để cực tả vẻ đẹp của bậc tuyệt thế giai nhân .

 

docx 3 trang linhnguyen 3600
Bạn đang xem tài liệu "Đề bài: Phân tích đoạn bốn văn bản "Chị em Thúy Kiều"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề bài: Phân tích đoạn bốn văn bản "Chị em Thúy Kiều"

Đề bài: Phân tích đoạn bốn văn bản "Chị em Thúy Kiều"
 Nhóm 3 : Phân tích đoạn thơ sau .
 “ Một hai nghiêng nước nghiêng thành
 Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
 Thông minh vốn sẵn tính trời
 Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm ”
 Bài làm: 
 Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” trích “ Truyện Kiều ” - Nguyễn Du là một trong những thành công về nghệ thuật tả người của đại thi hào dân tộc . Trong đó em ấn tượng nhất là đoạn thơ giới thiệu về vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều : 
 “ Một hai nghiêng nước nghiêng thành
 Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
 Thông minh vốn sẵn tính trời 
 Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm ”
Tác giả cho ta thấy vẻ đẹp của Kiều không chỉ khiến cho hoa phải “ghen”, liễu phải “hờn” mà còn khiến cho nước phải nghiêng, thành phải đổ. Sắc đẹp của nàng khiến ai ai cũng ngưỡng mộ, mê say đến điên đảo. “Nghiêng nước nghiêng thành” còn là cách nói sáng tạo từ điển cố “Nhất cố khuynh nhân thành , tái cố khuynh nhân quốc” để cực tả vẻ đẹp của bậc tuyệt thế giai nhân . Cụm từ “sắc đành đòi một” nhằm khẳng định sắc đẹp của nàng có một không hai , “tài đành họa hai” nhấn mạnh tài năng xuất chúng của nàng. Người có tài năng như nàng may ra có người thứ hai. Vẻ đẹp chân dung của Thúy Kiều cũng dự báo về tính cách cách và số phận của nàng . Cái đẹp của Kiều không hài hòa với tự nhiên mà vượt qua mọi khuôn khổ chuẩn mực phép tắc của tạo hóa, xã hội. Vì vậy sắc đẹp ấy khiến cho thiên nhiên phải ghen ghét, oán hận, đố kỵ. Điều đó dự báo về một tính cách, tâm hồn đa sầu đa cảm, một số phận sóng gió, một cuộc đời truân chuyên. Thúy Kiều không chỉ là một giai nhân tuyệt thế mà nàng còn là người phụ nữ thông minh có trí tuệ thiên bẩm và rất đa tài. Nàng giỏi cả bốn phương diện: cầm, kì, thi, họa. Đó là các tài đánh đàn, chơi cờ, làm thơ, vẽ tranh. Tài năng nào nàng cũng đạt đến độ xuất chúng. Trong xã hội phong kiến xưa một người con gái chỉ cần giỏi một trong bốn tài năng trên đã trở thành người tài danh, xuất chúng được mọi người ngưỡng mộ,ngợi ca. Vậy mà Kiều lại giỏi ở tất cả các lĩnh vực. Qua đó ta thấy được vẻ đẹp nhan sắc và tài năng của Kiều mang một ấn tượng mạnh. Đó là một tuyệt thế giai nhân, tài danh xuất chúng. Bằng cách phối hợp các biện pháp nghệ thuật: sử dụng điển tích, điển cố, ước lệ, liệt kê Nguyễn Du đã giới thiệu ngắn gọn và mang đến những ấn tượng đậm nét về vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều.

File đính kèm:

  • docxde_bai_phan_tich_doan_bon_van_ban_chi_em_thuy_kieu.docx