Đề bài: Phân tích bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh

Có bao giờ bạn cảm thấy xao xuyến vô tình nhận ra hôm nay lá vàng rơi nhiều quá, hay bất chợt cảm thấy gió se lành lạnh?. Đó chính là những dấu hiệu đặc trưng của mùa thu. Mùa thu quê hương luônlà đề tài gợi nhiều cảm xúc đối với thi nhân, nhưng mỗi người lại có cách nhìn, cảm nhận riêng, mang dấu ấn cá nhân. Hữu Thỉnh cũng góp phần vào tuyển tập những bài thơ mùa thu ấn tượng, một dáng cảnh, một cảm giác lay động, bâng khuâng trước thời khắc giao mùa qa giọng thơ nhỏ nhẻ, khiêm nhường.

Mùa thu trong đôi mắt của mỗi người luôn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn, ngọt ngào. Không chỉ với nha thơ mà còn có thể với tôi,với bạn và tất cả mọi người. Sự đón nhận ấy gắn kết với cảm xúc buồn thì thơ buồn, còn vui thì thơ mang âm hưởng khác. Nếu như “ Thu “ của Xuân Diệu là “ Gió thầm”, “mây lặng” là “ nõn nà sương ngọc quanh thềm “, là nỗi buồn không tên,thì đến với “sang thu” ta được bắt gặp hình ảnh vô cùng tinh tế, độc đáo của vạn vật trước thời khắc giao mùa :

 “ Bỗng nhận ra hương ổi

 Phả vào trong gió se

 Sương chùng chình qua gõ

 Hình như thu đã về “

 

doc 3 trang linhnguyen 3020
Bạn đang xem tài liệu "Đề bài: Phân tích bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề bài: Phân tích bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh

Đề bài: Phân tích bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh
SANG THU HỮU THỈNH
Có bao giờ bạn cảm thấy xao xuyến vô tình nhận ra hôm nay lá vàng rơi nhiều quá, hay bất chợt cảm thấy gió se lành lạnh?. Đó chính là những dấu hiệu đặc trưng của mùa thu. Mùa thu quê hương luônlà đề tài gợi nhiều cảm xúc đối với thi nhân, nhưng mỗi người lại có cách nhìn, cảm nhận riêng, mang dấu ấn cá nhân. Hữu Thỉnh cũng góp phần vào tuyển tập những bài thơ mùa thu ấn tượng, một dáng cảnh, một cảm giác lay động, bâng khuâng trước thời khắc giao mùa qa giọng thơ nhỏ nhẻ, khiêm nhường.
Mùa thu trong đôi mắt của mỗi người luôn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn, ngọt ngào. Không chỉ với nha øthơ mà còn có thể với tôi,với bạn và tất cả mọi người. Sự đón nhận ấy gắn kết với cảm xúc buồn thì thơ buồn, còn vui thì thơ mang âm hưởng khác. Nếu như “ Thu “ của Xuân Diệu là “ Gió thầm”, “mây lặng” là “ nõn nà sương ngọc quanh thềm “, là nỗi buồn không tên,thì đến với “sang thu” ta được bắt gặp hình ảnh vô cùng tinh tế, độc đáo của vạn vật trước thời khắc giao mùa :
	“ Bỗng nhận ra hương ổi
	Phả vào trong gió se
	Sương chùng chình qua gõ 
	Hình như thu đã về “
	Vốn nguyên quán ở Vĩnh Phúc, một vùng nông thôn mang đặt trưng của đồng bằng Bắc bộ, nên ông đưa vào thơ của mình hình ảnh đơn sơ, mộc mạcvô cùng quen thuộc của quê hương. Cái cảm nhận rất riêng, thu như đang chuyển mình chủ động qua cái dấu hiệu “ Hương ổi “ trong làngió se đầu thu. Từ “ Bỗng “ mang đến cho ta cảm giác bắt chợt, vô tình, không tính toán trước. Đồng thời cũng mang đến cho ta cảm giác nhẹ nhàng : “ Thu đến thu đi như hoa vàng trước ngõ “. Thu đến một cách nhẹ nhàng, rồi lạ nhẹ nhàng đi vào lòng người gieo cho ta cảm giác xao xuyến. Ta sẽ cảm thấy dễ chịu biết bao khi bỗng ngửi được hương ổi hòa quyện vào ngọn gió heo may ấy. Gió heo may chỉ đủ để ta khoát một chiếc áo len và đủ lạnh để làm phố phường Hà Nội ngập tràn màu sắc tươi vui của những chiếc áo ấy, và bỗng dưng ta lại cảm thấy những thiếu nữ trong xinh hơn, dịu dàng, nữ tính hơn. Tất cả là nhờ giờ. Từ “ Phả “ như để khẳng định sự xuất hiện của hơi thở thu trong không gian, thoang thoảng cái dư vị gắn bó bao kỷ niệm của thờ thơ ấu, thắm đẫm trong tâm tưởng nhà thơ và cứmỗ đội thuvề nó lại trở thànhtác nhân gợi nhớ.
	Trong khí trời se lạnh ấy, mọi vật như chậm chạp thong thả hơn. Sương như cố ý chậm lại để hòa mình vào nhịp sông ấy, cái nhịp sống thiên nhiên bình dị. Nhà thơ cảm nhận mùa thu bằng tất cả con người mình. Bắt đầu là khưu giác với mùi thơm của hương ổi, đến thị giác là làn sương quấn quýt trong rặng cây, lũy tre. Từ “ hình như “ càng nhấn mạnh thêm cảm giác bâng khuâng, xao xuyến, ngỡ ngàng trước những sự thay đổi mới lạ ấy, vẫn như không chắc thu đã về. “ Hình như” nhẹ nhàng những gợi được bao cảm xúc trước thời khắc lập thu. Thế mới biết thu đâu chỉ có lá vàng rơi như trong bài “ Đây mù thu tới của Xuân Diệu, hay “ nai vàng ngơ ngác “ cửa Lưu Trọng Lư hoặc bầu trời xanh ngắt của Nguyễn Khuyến mà còn mang nhiều dấu hiệu độc đáo khác chỉ những ai thật sự yêu tha thiết mùa thu mơi cảm nhận được. Và Hữu Thỉnh là người như thế!
	Rồi cái bỡ ngỡ ban đầu vụt tan biến đi, nhường ch64 cho sự rung cảm mãnh liệt suốt mùa thu : “Sông được lúc dềnh dàng
	Chim bắt đầu vội vã 
	Có đám mây mùa hạ
	Vắt nửa mình sang thu “
	Thu ”của” đất trời đã thật sự về. Liệt kê hình ảnh “Sông , chim, trời “ là cách lựa chọn rất đặt trưng để nhân hoa như đang ở trạng thái ngập ngừng, con sông quê hương như đang chờ mùa thu, còn những cánh chim bay đi vội vã, tất cả đều hối hả, xô xao khi thu về. Dường như mọi vật đều trở mình, xao động để đón chào ‘ thu”. Một mùa thu mong đợi, không còn cái nắng gay gắt của mùa thu mới chớm rất nhẹ, rất dịu, rất êm, mơ hồ như cả đất trời rùng mình thay áo mới. Hữu Thỉnh không tả màu mây xanh như Nguyễn Khuyến, mây đã được nhân hóa “ vắt nửa mình “. Một lối diễn đạt độc đáo làm cảnh mùa thu càng thêm thú vị – mùa hạ chưa qua hết nhung mùa thuđã tới. Aán tượng vê cái ào ạt, mạnh mẽ của những cơn mưa mùa hạ vẫn còn nguyên vẹn những nỗi bâng khuâng trướcvẻ dịu dàng, êm mátcủa mùa thu đã len nhẹ vào hồn lúc nào chẳngrõ. Nắng cuối hạ vẫn còn nhưng đã bớt nồng nàn, rực rỡ và những cơn mưa rào àoạt cũng thưa dần: “Vẫn còn bao nhiêu nắng
	Đã vơi dần cơn mưa
	Sấm cũng bớt bất ngờ
	Trên cành cây đứng tuổi”
	Hình ảnh cụ thể của mùa hạ đang là hiện tại nhưng cơn mưa mùa hạ thì đã trở thành quá khứ. Một lần nữa tác giả như khẳng định ngập ngừng đầy chủ động cũa vạn vật trước thời gian sống, dù có lần lữa thì nó vẫn bươc đi, những bước đi vô tình, không thể níu kéo. Điều đó được thể hiện “qua hàng cây đứng tuổi” gợi lên cho ngươi đọc tuôi tác và tâm trạng con người. Thời gian trôi nhanh qua cuộc đời mỗi con người là một chứng nhân nhìn mùa Thu mà nuối tiếc. Chính vì thế đã lý giải vì sao tất cả các sự vật Hữu Thỉnh đều khác họa bằng những động từ mang trạng thái chủ động. Hình ảnh hàng cây khôg còn giật mình, run rẩy vì tiếng sấm là Hữu Thỉnh muốn gửi gắm suy ngẫm của mình đến bạn đọc : khi con người đã từng trải thì bản lĩnh cũng vững vàng hơn trước thử thách ccủa cuộc đời. Bài thơ tả cảnh thật đặc sắc nhưng cũng mang một bài học thật sâu sắc, triết lý.
	Xưa nay, mùa thu thường ngắn với hình ảnh lá vàng,lá khô xào xạc. Nhưng đến ‘ Sang Thu “ người đọc chợt nhật ra : Một làn hươg ổi, một màn sương, một dòng sông, một đám mây, một tia nắng  Những sự vật gần gũi thế, quen thuộc thế cũng làm nên những nét riêng biệt của mùa thu Việt Nam. Và có lẽ chính điều đó đã làm nên sự hấp dẫn và nét thành công của bài thơ.
	“ Sang Thu “ của Hữu Thỉnh không chỉ mang đến cho người đọc những cảm nhận mới về mùa thu quê hương qua cách cảm nhận tinh tế, dùng từ tự nhiên, chân thực cùng cách nhân hóa tài tình, mà còn tôn thêm vẻ đẹp cho đất nước, cho quê nhà trong mùa thu chung của Việt Nam. Miêu tả mùa thu bằng những bước chuyển mình của vạn vật nhà thơ như khấy động một cách nhìn riêng, một lối miêu tả riêng thoát khỏi những ước lệ để khẳng định vị trí của mình trên con đường sáng tạo nghệ thuật. “ Sang thu” – một dấu ấn riêng của Hữu Thỉnh.

File đính kèm:

  • docde_bai_phan_tich_bai_tho_sang_thu_cua_huu_thinh.doc