Đề bài: Lòng hiếu thảo

Trong lớp học của chúng em, bạn Tâm là người luôn nhận được sự yêu quý và giúp đỡ của các bạn trong lớp không chỉ vì bạn học giỏi mà bạn còn là một người con hiếu thảo với mẹ của mình.

 Hoàn cảnh của Tâm thuộc những bạn khó khăn nhất trong lớp, Tâm mồ côi bố từ khi bạn mới bốn tuổi, nghe bạn kể thì vì một tai nạn giao thông mà bố bạn mất, còn mẹ bạn thì may mắn thoát khỏi lưỡi hái của tử thần nhưng bây giờ vẫn còn để lại di chứng mỗi khi trái gió trở trời thì lại đau ốm.

Từ nhỏ gia đình nhỏ bé của Tâm đã thiếu vắng đi người trụ cột gia đình, còn Tâm đã thiếu vắng đi tình thương của bố, một mình mẹ vất vả nuôi Tâm khôn lớn và càng vất vả hơn khi Tâm đi học, chính vì vậy bạn ấy rất thương mẹ mình, Tâm luôn cố gắng học tập rất chăm chỉ và đạt nhiều thành tích học tập cao để mẹ vui lòng, năm học vừa rồi bạn đã giành giải Nhất huyện và giải Nhì của tỉnh trong kì thi chọn học sinh giỏi.

Mẹ Tâm bán rau ở một chợ gần nhà lấy tiền trang trải cho cả gia đình và nuôi Tâm ăn học, mỗi khi tan học là bạn về luôn chợ để giúp mẹ dọn hàng, những ngày được nghỉ học, bạn xin mẹ đi bán rau cùng để mẹ đỡ vất vả. Có những hôm mẹ bị ốm, bạn ấy phải dậy thật sớm nấu cháo cho mẹ rồi mới đi học, sau giờ học lại vội vã về để chăm sóc mẹ. Có một lần, bạn đã từng có ý định nghỉ học cho mẹ đỡ vất vả vì cứ mỗi lần đến kì nộp học phí là mẹ Tâm lại phải chạy vạy khắp nơi mới có tiền cho bạn ấy nộp.

 

docx 16 trang linhnguyen 4540
Bạn đang xem tài liệu "Đề bài: Lòng hiếu thảo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề bài: Lòng hiếu thảo

Đề bài: Lòng hiếu thảo
 trái gió trở trời nên chị Lan thương bà lắm. Thường ngày chị Lan sang giúp bà dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt giũ quần áo,  Không ruột rà máu mủ nhưng, không họ hàng thân thích, vậy mà chị yêu bà sáu như bà ruột của mình.
Hôm hai chị em đến, thấy nhà cửa im lìm, tưởng bà đi đâu đó. Đứng ngoài sân gọi nhưng không thấy bà trả lời. Chị bước vào và đẩy cửa ra. Thấy bà Sáu đang nằm, chị vội chạy đến và lay gọi bà. Bà mới trở mình thều thào nói: “ Bà mệt quá, hai chân bà tê, không dậy được “.
Chị quay sang em và bảo em xoa dầu bóp chân cho bà để chị đi mua cái gì cho bà ăn rồi chị vào ngay.
Em cảm động quá thấy trong lòng em dâng lên một tình thương và một sự cảm phục chị vô cùng. Chị mồ côi mẹ từ bé, chị thiếu đi tình thương bao la của người mẹ, chị sống với ba. Ba chị ở vậy nuôi chị cho đến bây giờ. Phải chăng sống trong hoàn cảnh ấy chị mới thấm thía cảnh cô đơn nên chị đem tình thương ấy sưởi ấm bà Sáu. Cả xóm ai cũng khen chị, quý chị.
Một lát sau chị quay lại với tô cháo trên tay, đến bên giường và đỡ bà Sáu dậy đút từng muỗng cháo cho bà, em nhớ lại hình ảnh trước đây mẹ đã chăm sóc nội như chị Lan bây giờ.
 Thật tuyệt vời chị Lan là một tấm gương của lòng nhân ái và đức hạnh để cho em và các bạn noi theo.
5. BÀI VĂN VỀ TÌNH MẪU TỬ
 Tình mẫu tử - một chủ đề quen thuộc với những ai học văn trên khắp thế giới. Tình yêu thương là sự lo lắng của đấng sinh thành dành cho những đứa con của mình – đó có thể là tình cảm trong sáng nhất của con người.
 “Cha mẹ nuôi con chẳng mong ngày đền đáp”. Và trong cái khung cảnh lạnh lẽo, lầy lội của bức ảnh trước mắt khi mẹ dắt con đi trong mưa, tôi không hề cảm thấy sự cô đơn, lạc lõng. Bởi ở đây có hiện diện của tình mẫu tử trong hình dáng mộc mạc và đẹp nhất của nó.
Người đời vẫn nói: “Hổ dữ không ăn thịt con”. Làm mẹ là một thiên chức thiêng liêng của vạn vật, không riêng gì con người. Chính vì thế, dù trong hình thể của những con vật hiền lành hay tồn tại trong tâm của loài ác thú thì bản năng làm mẹ vẫn luôn giành phần chiến thắng.
Bản thân tôi không biết định nghĩa tình mẫu tử như thế nào bởi một đứa con trai ham chơi như tôi không thể đủ kinh nghiệm để diễn tả điều đó. Nhưng tôi có thể diễn tả lại cho các bạn cảm nhận của tôi về tình mẫu tử.
Không biết như thế nào và tại sao nhưng người đầu tiên mà ánh mắt tôi luôn tìm kiếm đó là má tôi. Cho đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu tại sao mỗi khi nhìn thấy hình ảnh của má tôi trong bếp, lòng tôi lại được trấn tĩnh lại.
Tôi sinh ra trong một gia đình “người Bắc điển hình” với người bố gia trưởng và khó tính. Cố nhiên một đứa con ương bướng và nghịch ngợm như tôi luôn phải chịu những trận đòn từ bố. Những lúc ấy, má tôi sẽ đóng vai một cô y tá để sơ cứu cho bệnh nhân là tôi. Bàn tay má nhẹ nhàng xoa lên những vết bỏng rát sao mà dễ chịu đến thế.
Những trận đòn roi vì nghịch ngợm trải dài khắp tuổi thơ tôi cho đến ngày vào lớp 10. Cũng có lẽ vì thế mà tôi thân với má hơn bố.
Rồi tôi nhớ có lúc phải vào viện (do ngày bé tôi hay tắm mưa nên viêm phổi triền miên), sốt cả tháng liền chỉ được ăn cháo má mang đến. Cháo má nấu dở lắm, vừa loãng lại vừa mặn. Sau này tôi mới biết cháo mặn do má trộn thuốc vào nhưng chẳng hiểu sao tôi lại chịu ăn. Từ đó đến nay, cứ mỗi lần bị bệnh, tôi lại được ăn món cháo ấy. Hương vị của nó có lẽ đi theo suốt cả cuộc đời tôi.
Nếu các bạn hỏi tình mẫu tử xuất phát từ đâu thì xin lỗi tôi cũng không thể giải nghĩa được. Có lẽ đó là nguồn sức mạnh tối thượng tồn tại trong mỗi người mẹ chăng?
Tình mẫu tử thiêng liêng là thế, cao quý là thế, ấy vậy mà vẫn có người dám vấy bẩn chỉ vì lợi ích cá nhân, chỉ vì đồng tiền? Những bà mẹ tuổi teen chẳng phải chỉ vì lỗi lầm mà đang tâm coi rẻ tình mẹ con, thậm chí vứt bỏ tình máu mủ ruột rà.
Lại thêm những đứa con bất hiếu chỉ vì tranh nhau mảnh đất mà đẩy mẹ ra đường. Lại cả những người con giả dối, khi mẹ còn sống thì lạnh lùng, khinh khỉnh, lúc mẹ mất mới ma chay long trọng.
Đó là chưa kể những người mẹ vì thương con mù quáng mà suốt đời o bế con cái, khiến chúng trở nên hư hỏng. Những chuyện như vậy vẫn đầy rẫy quanh cuộc sống chúng ta.
Nhưng may thay những điều trên chỉ là thiểu số, bởi đúng như bản chất tình mẫu tử là hướng về cái tốt. Những ông, bà, bố, mẹ thương con nhiều vô kể. Hành động luôn tốt hơn lời nói. Một cử chỉ bằng vạn lời “Mẹ yêu con”.
Tôi không cần kể thêm ví dụ nữa, bởi ngoài kia có biết bao người mẹ tuyệt vời, hãy bước ra đi và tự cảm nhận, các bạn của tôi.
Tôi không biết các bạn ra sao nhưng đối với tôi, tôi không dám nhận mình là một đứa con có hiếu. Bởi tôi chưa làm tròn được chữ hiếu với má tôi.
Từ nhỏ đến giờ, tôi vẫn là gánh nặng mà cả cuộc đời má tôi phải gánh lấy. Lúc nhỏ thì má luôn phải lo lắng cho sức khỏe của tôi, lớn lên má lại lo lắng cho tính ngang ngạnh của tôi.
Tôi và bố cãi nhau luôn. Những lúc ấy má lại là người giảng hòa. Má là người nín nhịn nên nào có cãi lại bố. Sau những lần cãi vã như thế, má tôi khóc suốt. Những lúc ấy tôi chỉ muốn chạy xuống nhà ôm má nhưng cái tôi trong tâm trí lại cản tôi lại. Sao tôi lại hèn yếu như vậy, sao tôi lại để má khóc?
Không, tôi vẫn chưa xứng đáng là người đàn ông trong nhà. Má ơi con biết má phải chịu nhiều áp lực khi sống trong mái nhà như thế này. Má ơi, giá mà con có thể hiểu được điều ấy sớm hơn. Con không cần phải chứng tỏ mình với bố nữa, xin hãy là con người vui vẻ như ngày nào má nhé.
Bức ảnh mẹ dắt con trên xe qua nơi nước ngập gợi cho tôi nhiều suy nghĩ mà có lẽ người vụng về như tôi không nói hết được bằng lời.
 Các bạn, đôi khi những người mẹ có thể cáu gắt và khó chịu. Xin hãy hiểu cho họ, đừng nhìn vào lời nói, hãy nhìn vào hành động của con người. Mẹ có thể cáu gắt nhưng trái tim mẹ luôn rộng mở ấm áp vì con. Lời nói của mẹ có thể khó nghe nhưng chúng ta luôn cảm nhận được những gì tốt đẹp nhất mẹ dành cho con. Tôi chẳng cần nói nữa có lẽ các bạn biết mình cần làm gì. Về phần tôi, có lẽ tôi vẫn là đứa con có lớn mà không có khôn. Má ơi đứa con bất hiếu này xin lỗi má.
6. BÀI VĂN VỀ TINH THẦN ĐOÀN KẾT, YÊU THƯƠNG
 Sáng thứ sáu tuần qua, ở lớp 7A trường Trung học cơ sở Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình xảy ra một câu chuyện thật là cảm động.
Chúng em vừa vào học tiết Văn của cô chủ nhiệm được khoảng hơn mười phút thì thầy giám thị báo là bạn Thúy ra ngay cổng trường có người cần gặp. Một lát sau, Thúy trở vào với gương mặt tái nhợt và đôi mắt đỏ hoe. Cô Thanh gặng hỏi, Thúy run run cắn chặt môi để kìm tiếng khóc rồi cho biết,rằng vừa nhận được tin cha bị tai nạn giao thông.
Cả lớp lặng đi vì xúc động, vì thương Thúy. Nhà Thúy nghèo lắm! Ba mẹ rời quê hương ở Quảng Ngãi vào đây lập nghiệp mới được vài năm. Sáng sáng, mẹ gánh gánh xôi đi bán dạo. Ba Thúy mướn chiếc xích lô chở khách kiếm, tiền nuôi các con ăn học.
Thúy là chị lớn trong nhà, vừa lo học, vừa lo phụ giúp gia đình. Chúng em đi học bằng xe đạp, còn Thúy đi bộ. Em để ý thấy Thúy chỉ có hai bộ quần áo cũ để thay đổi hằng ngày. Tuy vậy, tinh thần vượt khó và kết quả học tập của Thúy thật đáng nể!
Tai nạn đột ngột của ba Thúy quả là một tai họa đối với gia đình bạn ấy. Từ nay, mấy mẹ con Thúy biết nương tựa vào đâu?! Trong lúc Thúy thu xếp sách vở, cô Thanh đã nhanh chóng hội ý với ban cán bộ lớp Cô cử bạn Quốc lớp trưởng chở Thúy đến bệnh viện, thêm bạn Liên tổ trưởng tổ 2 đi kèm cho an tâm. Khi các bạn đã đi, cô khuyên chúng em quyên góp tiền để giúp đỡ gia đình Thúy. Cả lớp hưởng ứng lời cô. Bạn nào có nhiều góp nhiều, có ít góp ít. Bạn nào không có thì hẹn đến mai
 Số tiền không nhiều nhưng đó là tấm lòng chân thành của chúng em sẻ chia hoạn nạn cùng người bạn bất hạnh. Hơn lúc nào hết, chúng em càng thương Thúy và mong bạn ấy vượt qua dược thử thách nghiệt ngã này. Em thấm thìa lời dạy của ông cha: Thương người như thể thương thân và muốn nói với Thúy rằng: Thúy ơi! Hãy đứng vững vì bên cạnh bạn đã có chúng tôi !
7. BÀI VĂN VỀ TÌNH THẦY TRÒ
 C1: Đường đời vốn không bằng phẳng, ai rồi cũng có lúc phải trải qua chông gai, thử thách, vấp ngã. Dù rất yêu thương kính trọng các thầy cô giáo, những người đã đem đến cho chúng em nguồn tri thức nhưng có lần em khiến thầy (cô) buồn. Lần mắc khuyết điểm ấy khiến em buồn và ân hận mãi. Kỉ niệm đáng nhớ (xúc động) về tình thầy trò khiến em không thể nào quên.
C2: “Không thầy đố mày làm nên”
Hoặc “Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế này
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho bỏ những ngày ước ao”
Mỗi lần nghe câu ca dao (tục ngữ) này em lại nghĩ đến công lao dạy dỗ khó nhọc của các thầy (cô) giáo. Dù rất kính trọng và biết ơn các thầy (cô) giáo – những người đã ươm mầm trí tuệ cho các thế hệ trẻ nhưng có lần em phạm lỗi khiến thầy (cô) giáo buồn. Lần mắc khuyết điểm ấy với em đã trở thành một kỉ niệm không thể nào quên. Kỉ niệm đáng nhớ (xúc động) về tình thầy trò khiến em không thể nào quên.
2. Thân bài:
- Hoàn cảnh trước khi xảy ra sự việc
+ Từ trước đến nay, em vốn là một học sinh chăm ngoan, học giỏi và luôn được thầy cô tin yêu
+ Buồn chán vì cảnh gia đình lâm vào cảnh khó khăn, bố bị ốm nặng, mọi công việc đổ lên đôi vai gầy yếu của mẹ. Tôi bắt đầu xao nhãng việc học và giao du với đám bạn xấu. Việc học của em ngày càng sa sút.
- Hoàn cảnh xảy ra sự việc:
+ Sáng hôm ấy, là một buổi trong xanh mát mẹ, những giọt nắng tinh nghịch nhảy nhót, những chú chim thì chuyền cành này sang cành khác
Hoặc: Đó là buổi chiều mùa đông rét mướt, từng cơn gió lạnh cắt da, cắt thịt thổi đến (miêu tả). Cô giáo đến nhà em...
+ Những ngày trước đó em theo đám Trâm “cận”, Thúy “điệu” đi chơi điện tử suốt. Những ngày nghỉ học rong chơi tự do khiến em thoải mái vô cùng. Chúng em chơi chán chê rồi rủ nhau vào siêu thị chơi bắn cá và ăn kem.
+ Em đang diện một bộ cánh mới, chuẩn bị “chuồn” ra khỏi nhà đến chỗ hẹn với đám game thủ thân thiết của mình thì thấy cô xuất hiện.
+ Nhìn thấy cô ướt sũng trong bộ áo mưa, hai ống quần bùn bắn tung tóe vì phải đi qua con đường lầy lội đầy ổ gà voi vào nhà, em
+ Ban đầu, hơi lúng túng, bất ngờ sau đó em lấy lại bình tĩnh và mời cô vào nhà. 
+ Cô nhìn căn nhà lụp xụp, xiêu vẹo, ướt sũng vì bị dột khắp nới với ánh mắt ái ngại.
+ Em thầm nghĩ: “A, chắc cô đến để thuyết giáo về việc mình bỏ học đây mà”. Nghĩ vậy, em vênh mặt lên, sẵn sàng ứng chiến.
+ Nhìn khắp căn nhà chẳng có chỗ nào để cô ngồi, em đưa cho cô chiếc ghế đã hỏng chân bảo cô ngồi tạm.
+ Cô vừa ngồi thì chiếc ghế đổ sụp xuống, em muốn cười lắm nhưng cố nén im lặng.
+ Cô hỏi thăm về bố mẹ em, em đâm bực mình thầm nghĩ “Lại là bài báo cáo với phụ huynh nữa đây. Chán thiệt!”. Vì thế cô hỏi câu nào em trả lời nhát gừng câu nấy:
- Mẹ em có nhà không?
- Đi bán rồi!
- Thế ba em đâu?
- Đi tù.
Cô sững sờ nhìn vào mắt em, nín lặng, không nói một lời. Nhìn ánh mắt thảng thốt, mang nét phiền muộn, rưng rưng như muốn khóc của cô, em. (tâm trạng)
- Ngồi im lặng một lúc lâu rồi cô đứng lên, chào em ra về. Ánh mắt cô nhìn em đầy nỗi muộn phiền, có chút bất lực.
+ Nhìn dáng người nhỏ bé, gầy gò của cô mất hút vào màn mưa dày đặc em (tâm trạng)
+ Những ngày sau đó, các bạn học thường xuyên đến nhà em khuyên bảo em đi học lại
+ Thỉnh thoảng, cô lại đến đem theo cho em quà của trường, hội phụ huynh và của chính cô. Cô chỉ động viên em đi học lại mà không quở mắng một lời nào. Đôi mắt cô đầy niềm tin yêu hi vọng chứa chan một tình cảm ấm áp.
+ Từ chỗ buông xuôi, bất cần, dần dần em bị sự nhiệt tình và tình cảm của cô chinh phục. Em quyết định đến lớp trở lại.
+ Với quyết tâm thay đổi số phận, cùng với sự giúp đỡ tận tình của cô và nhà trường em lao vào học để bù đắp.
Cuối năm nhận phần thưởng học sinh giỏi mà em không tin đó là sự thật.
KB:
 Em vẫn còn nợ cô một lời xin lỗi, một lời cảm ơn, không biết dùng lời nào để nói hết lòng biết ơn của tôi đối với cô. Em có được ngày hôm nay là nhờ tấm lòng bao dung, tình yêu thương của cô. Em tự hứa với lòng mình ...
8. Bài văn về lòng nhân ái
Dàn ý:
1.MB:
Trong cuộc đời, có lẽ ai cũng có lần làm được việc tốt, em cũng vậy. Lần đó, em đã giúp đỡ quan tâm một cụ già ăn xin nghèo khó. Em kể lại câu chuyện với bố mẹ. Bố mẹ rất vui và khen em là người có tấm lòng nhân hậu.
2.TB
- Kể về hoàn cảnh trước khi xảy ra câu chuyện:
+ Trước đây em vốn là một đứa trẻ hồn nhiên vô tâm, ít quan tâm đến mọi việc xung quanh.
+ Mẹ thường nhắc nhở em hãy biết quan tâm đến những người xung quanh.
+ Sáng hôm ấy, em đang ngồi học bài thì mẹ nhờ ra hàng tạp hóa mua gia vị.
- Kể hoàn cảnh xảy ra sự việc
Thời gian, địa điểm:
+ Sáng hôm ấy, là buổi sáng (miêu tả)
Sự việc mở đầu:
+ Em vừa đến nơi thì thấy bà chủ quán trông dữ dằn, đanh đá. Thân hình hơi béo, ánh mắt hơi sắc.
+ Em đưa tiền cho bà, chờ lấy chai nước mắm.
* Sự việc phát triển:
+ Vừa lúc ấy, có một bà lão già nua, nghèo khổ. Mái tóc bạc phơ, lưng khòm khòm. Trên khuôn mặt có nhiều nếp đồi mồi. Bộ đồ bà đang mang đã rách rưới và bốc mùi hôi. Trên tay cầm cái nón rách. Bà lão nói “Bà làm phúc cho tôi vài đồng, để tôi ăn cơm”. Vừa nói, bà vừa đưa chiếc nón rách về phía bà chủ quán. Chưa kịp nghe bà lão nói hết câu thì bà chủ đã quát lên:
- Mới sáng mà đã xin với xỏ. Đi chỗ khác cho người ta buôn bán. Thật là xui xẻo (Đi ra ngay, ai dư tiền mà cho bà. Mới mở hàng mà đã tới ám. Đi chỗ khác cho người ta làm ăn, buôn bán.
* Sự việc cao trào:
+ Vừa nói bà chủ quán vừa đưa chai nước mắm cho em, vừa đẩy bà lão ăn xin ra đường khiến bà lão loạng choạng ngã dúi ra đường.
+ Nói rồi, bà ta vừa lấy một bó hương vừa thắp vừa khấn vái lầm rầm, quơ quơ giống như muốn đuổi bà lão đi.
+ Lúc này em mới nhìn kỹ bà lão già nua, nghèo khổ
* Sự việc kết thúc
+ Thấy ái ngại cho hoàn cảnh của bà lão, tôi chạy liền tới bà:
“Bà ơi, cháu có thể giúp gì cho bà”
Bà lão thều thào:
- “Bà đói quá và khát nước nữa đi không nổi nữa. Để bà ngồi nghỉ một lát.
+ Nhìn bà, em chợt nhớ đến người bà đã quá cố của mình. Lòng em lại xót xa (tâm trạng)
+ Em lục lọi khắp túi quần, thấy còn một tí tiền, tôi dặn bà hãy chờ đây và mua ít đồ ăn thức uống cho bà.
+ Em quay lại hàng tạp hóa. Vừa thấy em bà chủ quán tươi cười “Cháu muốn mua gì nữa nào?”. Nhìn nụ cười giả dối của bà ta, em thấy gai cả mắt. Thật đúng là loại người 2 mặt
+ Em vội vàng mua 1 ổ bánh mì ngọt và bịch sữa, và chạy đến bà lão:
“Bà ơi, cháu biếu bà ổ bánh mì, sữa và ít tiền để bà mua thức ăn trong vài ngày tới, cháu chỉ có thể giúp bà như vây thôi ạ!.
+ Bà lão liền mở gói bánh mì và nhai ngấu nghiến
+ Nhìn bà lão ăn không kịp nhai em thấy thương vô hạn. Sau khi ăn no, bà lão chào em rồi nói: “Cảm ơn cháu. Cháu là cô bé tốt bụng, nhân hậu..”.
+ Nhìn bóng dáng xiêu vẹo của bà đi giữa dòng đường xe cộ tấp nập,em thấy bà thật nhỏ bé và đáng thương.
+ Trở về nhà, mẹ hỏi “Sao mẹ nhờ con mua chai nước mắm mà sao lâu vậy?”. Em đã kể laị cho mẹ. Biết sự việc em làm mẹ rất vui, khuôn mặt mẹ rạng rỡ. Mẹ nói “Con ngoan lắm.”.
3.KB:
Qua sự việc ngày hôm đó, mẹ đã có cái nhìn khác về em. Nhìn nụ cười, niềm vui và khuôn mặt rạng rỡ của mẹ em cũng vui lây. Em mong mọi người hãy quan tâm giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh bất hạnh, đáng thương. Mỗi chúng ta hãy sống yêu thương nhân hậu để cuộc sống này thêm tươi đẹp như lời bài thơ của Tố Hữu:
“Có gì đẹp hơn trên đơn hơn thế nữa
Người với người sống để yêu nhau”
9. Kể 1 kỉ niệm ấu thơ khiến em nhớ mãi.
Dàn bài :
1.MB Cách 1 :
Ai mà chẳng có một quê hương để thương, để nhớ, để tìm về, em cũng vậy. Quê ngoại em là một vùng trung du, có những cánh đồng thẳng cánh cò bay, có tiếng sáo diều vi vít. Ở nơi đó, em có người bà thân yêu có những kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp. Kỉ niệm một lần cùng bạn đi tắm sông suýt bị chết đuối là một kỉ niệm tuổi thơ khiến em nhớ mãi. (Em không thể nào quên.)
Cách 2. « Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nỗi thành người »
Mỗi lần nghe bài hát này trong em lại hiện lên một vùng đất mới với những cánh đồng bát ngát, vùng đồi núi trập trùng. Quê hương em, nơi em yêu tha thiết và là nơi ghi dấu bao kỉ niệm đẹp đẽ thuở thơ ấu của em. Ở nơi đó, em đã có một kỉ niệm đáng nhớ trong một lần cùng bạn đi tắm sông (suối). Kỉ niệm ấy đến bây giờ em vẫn không thể nào quên.
TB :
- Kể hoàn cảnh trước khi xảy ra sự việc :
+ Tình cảm của em đối với quê hương
+ Mỗi khi những cánh phượng vĩ như những đốm lửa đỏ rực trên cành, em lại được về thăm quê ngoại.
+ Hai bên đường những cánh đồng lúa đang thì con gái xanh mơn mởn đang rì rào đón làn gió nhẹ.
+ Đường làng khúc khủy, quanh co uốn lượn.
+ Đằng xa những dãy núi cao ngất, xanh rì đang hiện rõ dần vì làn sương mờ đang tan trong nắng sớm.
+ Từ đằng xa, em đã nhìn thấy hàng rào râm bụt nở hoa
+ Em vừa vào đến cổng, con Ruby đã chạy ra sủa inh ỏi. Từ sau vườn, ngoại lom khom đi vào “Ái chà bé Nguyên về rồi đấy à” . 
* Kỉ niệm những ngày ở quê
+ Những ngày ở quê em thật thú vị : kể chuyện, trèo cây hái ổi, xoài, những buổi chiều cùng lũ bạn ở quê thả diều, thổi sáo hái những chùm hoa dẻ thơm lừng.
+ Nhớ biết bao những buổi trưa hè đầy nắng em cùng nhỏ bạn thân rủ nhau lên đồi hái những chùm sim chín mọng.
+ Những buổi tối ở hè thật vui, mọi người cùng ngồi ăn đậu rang (kẹo đậu phộng, kẹo dừa, bánh tráng,) vừa uống nước chè trò chuyện, hỏi thăm nhau về công việc đồng áng.
+ Em nhớ biết bao những đêm trăng sáng em nằm trong vòng tay ấm áp của ngoại được nghe những câu chuyện cổ tích, những câu hò đưa em vào thế giới thần tiên
* Kỉ niệm đáng nhớ :
Đó là một buổi trưa hè đầy gió, thổi mát rượi
+ Sự việc bắt đầu :
Em nghe lời rủ rê của nhỏ bạn hàng xóm, cùng nhau đi tắm sông.
+ Sự việc phát triển
Chúng em đến nơi, lũ nhóc cùng xóm đã tụ tập đông đủ. Nhìn dòng sông xanh mướt, óng ả đang lửng lờ trôi, em rất sợ. Lũ bạn động viên em « Xuống đi, mát lắm ! » . Chúng nó đã chuẩn bị nhiều thân chuối đã chặt thành khúc, khuyến khích em « Mau lên Nguyên ơi, nhảy xuống đây. Tụi mình cùng nhau thi bơi, sông này cạn lắm ! » .
* Nghe lời đảm bảo của nhỏ bạn thân, em yên tâm cùng các bạn xuống tắm.
+ Sự việc cao trào:
* Nước sông mát rượi, dòng sông hiền hòa, nước trong vắt, em nhìn thấy cả đàn cá bơi lội trên sông, trên mặt nước. xa xa những đám lục bình tím ngắt đang lững lờ trôi.
* Chúng em cùng nhau lăn những đoạn thân chuối xuống sông, vừa cười đùa inh ỏi vang cả một khúc sông.
+ Vừa xuống mặt nước, tay ôm chặt đoạn cây chuối, em cảm nhận dòng nước mát lạnh hòa vào từng làn da sớ thịt, cảm giác thật tuyệt biết bao !
+ Vừa vùng vẫy khua nước chúng em vừa la hét cười đùa, cười giỡn không biết chán. Lặn ngụp dưới dòng sông trong buổi trưa hè thật thích, chúng em quên cả thời gian.
+ Chẳng may, trong lúc phấn khích em bị tuột tay khỏi thân chuối. Em lo sợ, hoảng hốt Một ngụm, hai ngụm rồi ba ngụm nước sông tràn vào cổ họng, em chới với buông tay, vẫy vùng trong tuyệt vọng.
+ Sự việc kết thúc:
+ Thật may nhỏ bạn thân đã nhìn thấy, cô ấy vội vàng tìm 1 cây sào cho em bám lấy dìu em vào bờ. Em bị sặc nước và trong cổ chỉ toàn là nước. 
+ Thật hú hồn, may không em đã bị nước cuốn trôi. Chúng em rủ nhau ra về lúc chiều muộn.
+ Vừa về đến nhà, em đã nhìn thấy ánh mắt giận dữ lo lắng của ngoại. Đánh em 1 roi mà ngoại đã rưng nước mắt (đôi dòng lệ). Đó là lần đầu tiên em bị ngoại đánh và đó là một kỉ niệm khó quên trong lòng em.
3. Kết bài:.
 10. KỂ VỀ NGƯỜI BẠN THÂN
 Nếu có ai hỏi rằng tôi có người bạn nào thân nhất, tôi sẽ không ngần ngại trả lời rằng: người bạn thân nhất của tôi là Diệu.
Tôi vẫn còn nhớ như in lần đầu gặp Diệu. Hôm ấy là buổi học đầu tiên của tôi ở trường mới. Trống đánh tùng tùng một hồi dài, học sinh hối hả xếp hàng vào lớp. Còn tôi, vì vừa chuyển trường về nên chẳng biết lớp mình ở đâu. Tôi đang ngơ ngác thì bỗng nghe tiếng hỏi:
 –    Này, bạn học lớp nào mà còn đứng đây?
 Tôi quay lại. Một cô bé tóc màu nâu, người khẳng khiu, khuôn mặt thon nhỏ và cặp mắt sáng long lanh. đang chăm chú nhìn tôi. Tôi trả lời rằng tôi tìm lớp 6A. Nghe xong, bạn ấy reo lên vui vẻ:
 –    Nào! Bạn hãy theo mình. Tên bạn là gì? Còn tên mình là Diệu.
 Nói rồi Diệu kéo tay tôi đi. Vào lớp, Diệu giới thiệu tôi với các bạn. Các bạn nhìn tôi với ánh mắt làm quen đẩy thiện cảm.

File đính kèm:

  • docxde_bai_long_hieu_thao.docx