Đề bài: Cảm nhận 8 câu thơ cuối trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
Nguyễn Du là đại thi hào của văn học VN, là danh nhân văn hóa thế giới. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm thành công về nghệ thuật ở nhiều phương diện: ngôn ngữ đặc sắc, nghệ thuật tả cảnh, tả tình, tả người đạt đến mức điêu luyện. Thành công nhất về nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du là tả cảnh ngụ tình. Đặc điểm đó hiện lên rất rõ trong tám câu thơ cuối trích trong đoạn trích : “Kiều ở lầu Ngưng Bích” ( trích Truyện Kiều- Nguyễn Du). Đoạn thơ đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó phai mờ:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Tám câu thơ, bốn cặp lục bát đều bắt đầu bằng điệp ngữ: “buồn trông”, cùng một nỗi buồn nhưng mỗi câu thơ lại mang nét nghĩa khác nhau. “Buồn trông” nghĩa là nỗi buồn đã có sẵn tự trong lòng nên khi ngắm cảnh, càng ngắm càng buồn. Đây là bức tranh thứ nhất:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề bài: Cảm nhận 8 câu thơ cuối trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH- “BUỒN TRÔNG” ĐỀ: Cảm nhận 8 câu thơ cuối trong đt : “KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH” BÀI LÀM: Nguyễn Du là đại thi hào của văn học VN, là danh nhân văn hóa thế giới. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm thành công về nghệ thuật ở nhiều phương diện: ngôn ngữ đặc sắc, nghệ thuật tả cảnh, tả tình, tả người đạt đến mức điêu luyện. Thành công nhất về nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du là tả cảnh ngụ tình. Đặc điểm đó hiện lên rất rõ trong tám câu thơ cuối trích trong đoạn trích : “Kiều ở lầu Ngưng Bích” ( trích Truyện Kiều- Nguyễn Du). Đoạn thơ đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó phai mờ: “Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu ? Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” Tám câu thơ, bốn cặp lục bát đều bắt đầu bằng điệp ngữ: “buồn trông”, cùng một nỗi buồn nhưng mỗi câu thơ lại mang nét nghĩa khác nhau. “Buồn trông” nghĩa là nỗi buồn đã có sẵn tự trong lòng nên khi ngắm cảnh, càng ngắm càng buồn. Đây là bức tranh thứ nhất: “Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa” Kiều trông về “cửa bể”, mà lại là “cửa bể chiều hôm”, lúc ấy mặt trời đã tắt, chỉ còn lại những ánh sáng thoi thóp cuối ngày. Nhìn về “cửa bể”- một không gian mênh mông, Kiều lại nhìn thấy “thuyền ai” nghĩa là chỉ một con thuyền cô đơn dường như đang mất hút phía chân trời. Từ láy “thấp thoáng, xa xa” vừa gợi hình ảnh cánh buồm lênh đênh trên mặt biển nhưng thuyền còn có đi, có về, còn đời Kiều không biết sẽ về đâu? Thuyền đang về nơi quê nhà thân yêu ư? Hay thuyền cũng cô đơn, vô định, cũng lưu lạc giang hồ như ta? Những câu hỏi xé lòng khiến nỗi cô đơn, nỗi nhớ quê hương đến nhói đau đang dâng lên trong lòng Kiều. Như để tìm một chút lãng quên, Kiều ngoảnh mặt sang hướng khác, nàng lại bắt gặp hình ảnh một cánh hoa trôi: “Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu ?” Nhìn cánh hoa trôi nổi trên dòng nước, Kiều liên tưởng đến thân phận mình chẳng khác nào cánh hoa kia. “Ngọn nước mới sa ấy”, cánh hoa trôi ấy có khác chi đời Kiều cũng đơn độc, mong manh trên dòng đời vô định, nhiều cạm bẫy. Câu hỏi tu từ: “Hoa trôi man mác biết là về đâu ?” cũng là câu hỏi Kiều đạng tự hỏi về số phận của chính mình. Câu thơ bộc lộ trạng thái hoang mang, lo lắng cho số kiếp lênh đênh chìm nổi của Kiều như cánh hoa mỏng manh, cô độc giữa dòng nước xoáy. Bông hoa kia biết trôi về đâu hay cuộc đời nàng giữa gió dập sóng vùi biết sẽ ra sao? Nỗi buồn thấm đượm tâm can, bàng bạc khắp cỏ cây nên Kiều thấy cảnh vật cũng nhuốm một màu sắc úa tàn: “Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh” Lại một cảnh mênh mông, hoang vắng: một đồng cỏ phẳng lặng, kéo dài mãi đến cuối tầm nhìn. Cả một không gian rộng lớn lại vắng vẻ vô cùng, chỉ có đồng cỏ trải dài vô tận nhưng cỏ ở đây không xanh ngắt hay tràn đầy sức sống mà lại “rầu rầu”. Từ láy “rầu rầu” biểu hiện một cách rõ nét sự úa tàn của cảnh vật. Từ chân mây đến mặt đất, đâu đâu cũng là sự ảm đạm. Cảnh vật dường như cũng nhuốm màu tâm trạng bởi : “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?” Nỗi buồn như vây phủ lấy tâm trạng Kiều, nàng hướng đôi mắt ra biển cả, lại đối mặt với cơn phong ba dữ dội của tiếng sóng: “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” Bức tranh thật dữ dội: một vũng biển ăn sâu vào đất liền, gió biển hun hút, gió cuốn ào ào khiến mặt biển nổi đầy sóng lớn, trắng xóa một màu. Tiếng sóng thét gào cuồng nộ xô đập vào bờ, xô đập vào nhau, chưa hết lớp này đã đến lớp khác, liên tục bất tận. Tiếng sóng lớn quá, Kiều tưởng như mình không còn ngồi ở lầu Ngưng Bích nữa, mà như ngồi giữa duềnh biển mênh mông ấy. Từ láy “ầm ầm” như dự báo một cơn phong ba bão táp sắp ập đến cuộc đời Kiều. Đằng sau nỗi buồn và tâm trạng bi thương của Kiều là lời tố cáo đanh thép của Nguyễn Du đối với xã hội phong kiến thối nát đã xô đẩy một người con gái trong trắng , ngây thơ, lương thiện đến bước đường cùng không lối thoát. Đoạn thơ cho thấy Nguyễn Du thật là bậc thầy trong việc miêu tả tâm lí nhân vật. Ông đã tái hiện bức tranh tâm trạng đầy xúc cảm của Kiều một cánh hết sức tinh tế. Qua đó, ta cảm nhận được tình yêu thương sâu sắc, sự cảm thông của ông đối với số phận của một người con gái bất hạnh. Đoạn thơ cho thấy Nguyễn Du thật tài tình trong việc sử dụng ngôn ngữ. Với cách sử dụng ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, hình ảnh giàu sức biểu cảm, kết hợp với thể thơ lục bát uyển chuyển, Nguyễn Du đã để lại cho đời một bức tranh tâm trạng làm xúc động lòng người. Nỗi đau trước số phận đáng thương của Kiều cũng là hồi chuông cảnh tỉnh đối với con người: xin đừng ngoảnh mặt, quay lưng trước những số phận bất hạnh.
File đính kèm:
- de_bai_cam_nhan_8_cau_tho_cuoi_trong_doan_trich_kieu_o_lau_n.doc