Đánh giá về 3 bộ Sách giáo khoa Ngữ văn Lớp 6
NXB: Cánh diều
Chủ biên: Nguyễn Minh Thuyết
- Hình thức đẹp, hình ảnh bắt mắt, ngôn ngữ gần gũi, dễ hiểu, phù hợp đặc trưng bộ môn. Ngữ liệu sử dụng phù hợp, có tính giáo dục.
- Nội dung: Có tính kế thừa, sử dụng nhiều văn bản từ chương trình hiện hành giúp giáo viên và học sinh không bỡ ngỡ với sách giáo khoa mới và có thể phát huy những kinh nghiệm đã tích lũy được trong quá trình dạy học theo sách giáo khoa năm 2002.
- Cấu trúc biên soạn: Tạo sự quen thuộc cho giáo viên cũng như học sinh vì dựa trên trục kiểu văn bản: Truyện, thơ, ký, nghị luận
- Cấu trúc từng bài: Cụ thể, dễ sử dụng.
- Sự đổi mới về nội dung chưa nhiều.
- Một số văn bản chọn đưa vào bài minh họa chưa phù hợp với nhận thức của học sinh đầu cấp; có những yêu cầu còn nặng.
- Cách biên soạn và tổ chức các hoạt động còn nặng tính giao thoa giữa chương trình hiện hành (2002) với chương trình GDPT 2018.
- Cách đặt tên bài theo thể loại ở một số bài còn khô khan, chưa thể hiện sự sáng tạo, hấp dẫn ở học kỳ 1 vì thế sự lặp lại ở kì 2 gây ra sự nhàm chán.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá về 3 bộ Sách giáo khoa Ngữ văn Lớp 6
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI NHÓM NGỮ VĂN PHIẾU ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN SGK LỚP 6 MÔN: NGỮ VĂN Tên NXB, tác giả, chủ biên Ưu điểm Hạn chế Đề xuất lựa chọn SGK NXB: Cánh diều Chủ biên: Nguyễn Minh Thuyết - Hình thức đẹp, hình ảnh bắt mắt, ngôn ngữ gần gũi, dễ hiểu, phù hợp đặc trưng bộ môn. Ngữ liệu sử dụng phù hợp, có tính giáo dục. - Nội dung: Có tính kế thừa, sử dụng nhiều văn bản từ chương trình hiện hành giúp giáo viên và học sinh không bỡ ngỡ với sách giáo khoa mới và có thể phát huy những kinh nghiệm đã tích lũy được trong quá trình dạy học theo sách giáo khoa năm 2002. - Cấu trúc biên soạn: Tạo sự quen thuộc cho giáo viên cũng như học sinh vì dựa trên trục kiểu văn bản: Truyện, thơ, ký, nghị luận - Cấu trúc từng bài: Cụ thể, dễ sử dụng. - Sự đổi mới về nội dung chưa nhiều. - Một số văn bản chọn đưa vào bài minh họa chưa phù hợp với nhận thức của học sinh đầu cấp; có những yêu cầu còn nặng. - Cách biên soạn và tổ chức các hoạt động còn nặng tính giao thoa giữa chương trình hiện hành (2002) với chương trình GDPT 2018. - Cách đặt tên bài theo thể loại ở một số bài còn khô khan, chưa thể hiện sự sáng tạo, hấp dẫn ở học kỳ 1 vì thế sự lặp lại ở kì 2 gây ra sự nhàm chán. NXB: Kết nối tri thức Tổng chủ biên: Bùi Mạnh Hùng - Hình thức: đẹp, hình ảnh sinh động, trình bày khoa học, ngôn ngữ trong sáng. Cách thiết kế các bài học khoa học. - Nội dung sách giáo khoa: Có tính kế thừa kết hợp đổi mới. Cách đặt tên bài theo chủ đề tạo sự hấp dẫn. Việc chọn nội dung bài tương đối tiêu biểu, phù hợp. - Cấu trúc bài: Cụ thể, đảm bảo tiến trình lịch sử, phù hợp, khoa học. các hoạt động được thiết kế theo tiến trình đảm bảo mức độ năng lực học sinh. Các chủ đề được sắp xếp theo tâm lý lứa tuổi và có sự tích hợp giữa đọc- hiểu văn bản với thực hành Tiếng Việt và tập làm văn gắn liền với thực tiến đời sống. - Cách thiết kế bài học, chủ đề: Có tác dụng thúc đẩy sự tích cực trong quá trình học tập của học sinh. - Các văn bản và hệ thống bài tập đảm bảo tính giáo dục và phù hợp với lứa tuổi học sinh. Câu hỏi rõ ràng, đễ hiểu. - Các bài học tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học lấy học sinh làm trung tâm, khuyến khích học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập.Sách giáo khoa thuận lợi trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị dạy học. - Đưa một số ngữ liệu, văn bản chưa phù hợp. - Có những yêu cầu còn nặng so với đối tượng học sinh. - Trình tự sắp xếp một số bài chưa phù hợp với nhận thức học sinh đầu cấp và tiến trình lịch sử văn học (bài 1, 2; bài 6, 7). - Bài số 2: Chủ đề: Gõ cửa trái tim - ở phần viết có yêu cầu: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả nhưng đến phần tham khảo và phần thực hành viết thì đều minh họa bằng một văn bản hoàn chỉnh.Vậy là giữa tiêu đề và nội dung chưa chặt chẽ. NXB: Chân trời sáng tạo Chủ biên: Nguyễn Thị Hồng Nam - Hình thức đẹp, bắt mắt; SGK trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, đảm bảo tính thẩm mĩ, tạo được sự hứng thú cho học sinh. Ngôn ngữ gần gũi, dễ hiểu phù hợp đặc trưng bộ môn. Ngữ liệu sử dụng phù hợp, có tính giáo dục. - Nội dung sách giáo khoa có tính kế thừa và tính đổi mới được sắp xếp theo trật tự chủ đề. Trong mỗi chủ đề, kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, nội dung chủ đề gắn với đời sống, giá trị văn hóa và bài học thực tiễn; ngôn ngữ và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, văn hóa địa phương.Cấu trúc phù hợp, khoa học; mỗi hoạt động được thiết kế theo tiến trình đảm bảo phù hợp với năng lực học sinh. - Cấu trúc bài học đảm bảo tiến trình các hoạt động. các chủ đề được sắp xếp theo tiến trình phát triển văn học, có sự kết hợp với các văn bản, các chủ điểm mang tính thực tiễn. - Mỗi bài học được đặt tên theo chủ đề mới mẻ, sáng tạo và khơi gợi được hứng thú học tập cho học sinh. - Còn một số văn bản chưa phù hợp, có những yêu cầu nặng với học sinh lớp 6. - Một số yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cao, nặng so với học sinh đầu cấp. - Việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch dạy học ở một số nội dung sẽ khó thực hiện. Lựa chọn Nghĩa Lộ, ngày 05 tháng 3 năm 2021 NHÓM ĐÁNH GIÁ Nguyễn Thị Hường Đồng Thị Thanh Quê Nguyễn Thị Minh Thanh Phạm Thị Kiều Hương
File đính kèm:
- danh_gia_ve_3_bo_sach_giao_khoa_ngu_van_lop_6.docx