Chuyên đề Ngữ văn Lớp 9 - Hình ảnh người lính qua hai tác phẩm "Đồng chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"

 Trong văn học Việt Nam hiện đại, hình ảnh người chiến sĩ cầm súng

bảo vệ Tổ quốc có một vị trí hết sức quan trọng. Đó không chỉ là hình tượng

nghệ thuật tiêu biểu trong nhiều tác phẩm mà còn là biểu tượng đẹp nhất của

con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Phần lớn các tác giả đều có mặt ở

những buổi đầu của cuộc kháng chiến để kịp thời ghi lại một cách chân thực

và sinh động hiện thực chiến đấu của chiến sĩ ta. Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ

trong những năm chống Pháp và người chiến sĩ Giải phóng quân miền Nam

thời đánh Mỹ đã được phản ánh khá rõ nét với những vẻ đẹp khác nhau.

Nhưng không phải học sinh nào cũng hiểu rõ được điểm giống nhau và khác

nhau về hình ảnh anh bộ đội của hai thời kì kháng chiến chống Pháp và chống

Mỹ.

 Chuyên đề: Hình ảnh người lính qua hai văn bản "Đồng chí" của nhà

thơ Chính Hữu và văn bản " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của nhà thơ

Phạm Tiến Duật giúp cho học sinh hiểu được:

 Người lính trong bài thơ “Đồng chí” mamg vẻ đẹp chân chất, mộc mạc

của người lính xuất thân từ nông dân. Đó là vẻ đẹp chân thực, giản dị của anh

bộ đội Cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp.

 Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là những chàng

trai trẻ, có học vấn, tri thức. Họ là những người lính được huấn luyện, đào tạo

làm công việc chính là lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Đó là vẻ đẹp hiên

ngang, dũng cảm của người lính lái xe thời kì chống Mỹ. 2. Nội dung chuyên đề.

 

docx 12 trang linhnguyen 2320
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Ngữ văn Lớp 9 - Hình ảnh người lính qua hai tác phẩm "Đồng chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Ngữ văn Lớp 9 - Hình ảnh người lính qua hai tác phẩm "Đồng chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"

Chuyên đề Ngữ văn Lớp 9 - Hình ảnh người lính qua hai tác phẩm "Đồng chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
CHUYÊN ĐỀ:
HÌNH ẢNH NGƯỜI LÍNH QUA HAI TÁC PHẨM " ĐỐNG CHÍ" VÀ
"BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH"
1. Cơ sở xây dựng chuyên đề 
 1.1. Nội dung trong chương trình hiện hành. 
 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập một. Bài 10: Văn bản: Đồng chí của 
Chính Hữu; Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. 
 Thực hiện theo đúng chương trình do Bộ giáo dục và đào tạo quy định. 
 1.2. Lý do xác định chuyên đề. 
 Trong văn học Việt Nam hiện đại, hình ảnh người chiến sĩ cầm súng 
bảo vệ Tổ quốc có một vị trí hết sức quan trọng. Đó không chỉ là hình tượng 
nghệ thuật tiêu biểu trong nhiều tác phẩm mà còn là biểu tượng đẹp nhất của 
con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Phần lớn các tác giả đều có mặt ở 
những buổi đầu của cuộc kháng chiến để kịp thời ghi lại một cách chân thực 
và sinh động hiện thực chiến đấu của chiến sĩ ta. Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ 
trong những năm chống Pháp và người chiến sĩ Giải phóng quân miền Nam 
thời đánh Mỹ đã được phản ánh khá rõ nét với những vẻ đẹp khác nhau. 
Nhưng không phải học sinh nào cũng hiểu rõ được điểm giống nhau và khác 
nhau về hình ảnh anh bộ đội của hai thời kì kháng chiến chống Pháp và chống 
Mỹ. 
 Chuyên đề: Hình ảnh người lính qua hai văn bản "Đồng chí" của nhà 
thơ Chính Hữu và văn bản " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của nhà thơ 
Phạm Tiến Duật giúp cho học sinh hiểu được: 
 Người lính trong bài thơ “Đồng chí” mamg vẻ đẹp chân chất, mộc mạc 
của người lính xuất thân từ nông dân. Đó là vẻ đẹp chân thực, giản dị của anh 
bộ đội Cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp. 
 Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là những chàng 
trai trẻ, có học vấn, tri thức. Họ là những người lính được huấn luyện, đào tạo 
làm công việc chính là lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Đó là vẻ đẹp hiên 
ngang, dũng cảm của người lính lái xe thời kì chống Mỹ. 2. Nội dung chuyên đề. 
 2.1. Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Chính Hữu và nhà thơ Phạm Tiến Duật. 
 2.1.1. Chính Hữu 
 Chính Hữu là bút danh của nhà thơ; còn tên thật của ông là Trần Đình 
Đắc. Ông sinh ngày 15/12/1926 mất ngày 27/11/2007. Quê ở huyện Can Lộc, 
tỉnh Hà Tĩnh – cùng huyện với nhà thơ Xuân Diệu, cùng tỉnh với cả Xuân 
Diệu và Huy Cận. Chính Hữu thuộc lớp học sinh trung học thời Pháp thuộc 
sớm giác ngộ cách mạng, và sớm tham gia kháng chiến chống Pháp 
 Tuy là quê ở Hà tĩnh, nhưng tháng 12/1946 Chính Hữu đã là chiến sĩ 
cảm tử của Trung đoàn Thủ đô - một Trung đoàn nổi tiếng trong lịch sử đất 
nước. 
 Ông thông minh, tài năng, dũng cảm và có trình độ văn hoá tương đối 
cao nên Chính Hữu trưởng thành và phát triển khá nhanh trong kháng chiến. 
Đến năm 1947 ông làm Chính trị viên Đại đội; sang năm 1949 đến 1952 là 
Phó trưởng ban Văn nghệ quân đội. Tại chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, 
Chính Hữu làm Chính trị viên Tiểu đoàn, thuộc sư đoàn 308 lừng danh bách 
chiến, bách thắng. 
 Sau hòa bình 1954 ở Miền Bắc, Chính Hữu giữ chức Phó Cục trưởng 
Cục tuyên huấn thuộc tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Việt Nam. 
 Những năm sau này, khi đã chuyển ngành, Chính Hữu từng giữ chức 
Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khoá III rồi Uỷ viên BCH Hội Nhà 
văn Việt Nam khóa IV 
 Chính Hữu là lớp người cuối cùng được học và chịu ảnh hưởng của văn 
học Pháp khá sâu đậm, đặc biệt là thơ Bô-đờ-le, ông có thể đọc qua nguyên 
bản bằng tiếng Pháp; nhưng đồng thời, ông cũng là một thanh niên giàu hoài 
bão và lý tưởng cao đẹp, sớm giác ngộ cách mạng và gia nhập quân đội nhân 
dân. Từ trong thực tế cuộc sống cầm súng kháng chiến giành độc lập dân tộc, 
ông đã thật sự có những rung động để cho ra đời những bài thơ về chiến tranh, về người lính hết sức đặc sắc, độc đáo, mang đậm dấu ấn cá nhân tâm 
hồn, tính cách và phong thái thơ Chính Hữu sau này. 
 Những câu thơ trong trẻo, chân chất và giản dị - tưởng không gì giản dị 
và trong trẻo hơn được nữa nhưng nó lại giàu hình ảnh, giàu ngân rung và có 
sức gợi cảm. 
 Thơ viết về thời kỳ đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Pháp của 
Việt Nam, thì Chính Hữu là nhà thơ có được những lời thơ đẹp nhất, lãng 
mạn nhất, cũng là tuyệt đích nhất. 
2.1.2. Phạm Tiến Duật 
 Phạm Tiến Duật sinh năm 1941 mất năm 2007. Quê ở huyện Thanh 
Ba, tỉnh Phú Thọ. Cha ông là nhà giáo, dạy chữ Hán và tiếng Pháp, còn mẹ 
làm ruộng, không biết chữ. Ông tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà 
Nội năm 1964, nhưng sau đó không tiếp tục với nghề giáo mà quyết định lên 
đường nhập ngũ. Trong thời gian này, ông sống và chiến đấu chủ yếu trên 
tuyến đường Trường Sơn. Đây cũng là thời gian ông sáng tác rất nhiều tác 
phẩm thơ nổi tiếng. Năm 1970, sau khi đoạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn 
nghệ, Phạm Tiến Duật được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. 
 Chiến tranh kết thúc, ông về làm việc tại Ban Văn nghệ, Hội Nhà văn 
Việt Nam. Ông sống ở Hà Nội, là Phó trưởng Ban Đối ngoại Hội Nhà văn 
Việt Nam. Ông cũng là người dẫn chương trình của một chương trình dành 
cho người cao tuổi của kênh VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam. 
 Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, được tặng Giải thưởng 
Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001, Giải thưởng Hồ Chí Minh về 
Văn học nghệ thuật năm 2012. 
 Ngày 19 tháng 11 năm 2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký 
lệnh tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì cho nhà thơ Phạm Tiến 
Duật. 
 Ông đóng góp chủ yếu là tác phẩm thơ, phần lớn thơ được sáng tác 
trong thời kỳ ông tham gia quân ngũ. Thơ của ông được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng như: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung và có cái "tinh 
nghịch" nhưng cũng rất sâu sắc. Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc 
thành bài hát trong đó tiêu biểu nhất là "Trường Sơn đông, Trường Sơn tây". 
 Ông được ca tụng là "Con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại", 
"Cây săng lẻ của rừng già", "Nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ". Thơ ông thời 
chống Mỹ từng được đánh giá là "Có sức mạnh của một sư đoàn" 
2.2 Hình ảnh người lính cách mạng qua hai bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. 
 2.2.1. Giới thiệu chung 
 - Về đề tài: Dân tộc ta đứng lên tiến hành hai cuộc chiến tranh cách 
mạng oanh liệt chống Pháp và chống Mỹ. Lẽ tất nhiên, ở đất nước hơn ba 
mươi năm chưa rời tay súng. Hình ảnh anh “Bộ đội cụ Hồ” là hình ảnh “con 
người đẹp nhất” đáng yêu nhất trong văn thơ và là niềm tự hào lớn của dân 
tộc. 
 - Về hai tác phẩm: Cùng với nhiều bài thơ khác, bài thơ “Đồng chí” 
sáng tác vào đầu năm 1948 khi tác giả Chính Hữu chiến đấu trong chiến dịch 
Việt Bắc, bài thơ “Tiểu đội xe không kính” sáng tác năm 1969 khi tác giả 
Phạm Tiến Duật tham gia họat động ở tuyến đường Trường Sơn đã khắc họa 
thành công về đề tài người lính. 
 - Về luận đề: hình tượng anh bộ đội được ghi lại trong hai bài thơ đã 
lưu giữ trong văn chương Việt Nam hai gương mặt đẹp, đáng yêu của người 
lính trong hai thời kỳ lịch sử. 
 2.2.2. Phân tích lịch sử 
 2.2.2.1. Những điểm chung: Đây là người lính của nhân dân nên họ 
cùng mang những vẻ đẹp chung. 
- Yêu nước, yêu quê hương, yêu đồng chí: 
 + Có thể phân tích các câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra trận” 
(Đồng chí) và “Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước” (Tiểu đội xe không 
kính). + Có thể phân tích cử chỉ nắm tay chất chứa bao tình cảm không lời 
trong cả hai bài thơ thể hiện sự gắn bó keo sơn, tình đồng chí, đồng đội. 
- Vượt qua mọi khó khăn gian khổ để quyết tâm tiêu diệt giặc hoàn thành 
nhiệm vụ: 
 + Tất cả những khó khăn gian khổ, thử thách được tái hiện bằng những 
chi tiết hết sức thật, không né tránh tô vẽ trong cả hai bài thơ. 
 + Thế mà, các chiến sĩ đều có một tư thế ngoan cường “Chờ giặc tới”, 
“Ung dung nhìn thẳng”. 
- Lạc quan tin tưởng: Cả hai bài thơ đều thể hiện tinh thần lạc quan của người 
lính. Từ “Miệng cười buốt giá” của anh bộ đội kháng chiến chống Pháp đến 
“Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” của anh lính lái xe thời chống Mỹ đều thể 
hiện tinh thần lạc quan, khí phách anh hùng. 
2.2.2.2. Những điểm riêng khác nhau 
 Người lính trong bài thơ "Đồng chí" của chính Hữu: Mang vẻ đẹp 
chân chất, mộc mạc, giản dị mà vô cùng cao quý của người lính xuất thân 
từ nông dân trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. 
 Những người lính xuất thân từ nông dân, ở những miền quê nghèo khó 
" Nước mặn, đồng chua", " Đất cày lên sỏi đá". Họ "Chưa quen cung ngựa, 
đâu tới trường nhung". 
 Họ đến với cuộc kháng chiến với tinh thần yêu nước thật giản dị: nghe 
theo tiếng gọi cứu nước mà tự nguyện lên đường. Phía sau họ là bao cảnh 
ngộ: xa nhà, xa quê hương, phó mặc nhà cửa, ruộng vườn cho vợ con để sống 
cuộc đời người lính. Chữ “mặc kệ” trong câu thơ “Gian nhà không mặc kệ gió 
lung lay” đã lột tả được tinh thần “mến nghĩa” của những người nghĩa binh 
nông dân trong thơ Nguyễn Đình Chiểu, tinh thần “Ra đi không vương thê 
nhi” của các đấng trượng phu xưa và tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết 
sinh” của những người tự vệ Thủ đô những ngày đầu kháng chiến chống 
Pháp. Nhưng khi đặt cạnh hình ảnh “gian nhà không” và chữ “gió lung lay” 
thì có gì đó cảm động quá. Người lính không hoàn toàn “mặc kệ” như khẩu 
khí đâu. Đó là đức hi sinh. Hi sinh cho quê hương đất nước. Trải qua những ngày gian lao kháng chiến đã ngời lên phẩm chất anh 
hùng ở những người nông dân mặc áo lính hiền hậu ấy. 
 Cái nhìn hiện thực đã giúp nhà thơ ghi lại được những nét chân thực về 
cuộc đời đi chiến đấu của người lính. Hình ảnh họ lam lũ với “Áo rách vai”, 
“Quần có vài mảnh vá”, với "Chân không giày". Đói, rét, gian khổ khắc 
nghiệt đã khiến người lính phải chịu đựng những cơn sốt rét: “Miệng cười 
buốt giá”,"Sốt run người”, "Vừng trán ướt mồ hôi”. Trong hoàn cảnh đầy thử 
thách đó, sống được đã là kì tích. Chính Hữu còn ghi được hình ảnh người 
lính can trường vượt lên vững vàng trên vị trí của mình: “Đêm nay rừng 
hoang sương muối/Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. 
 Họ có một đời sống tình cảm đẹp đẽ, sâu sắc: 
 Lòng yêu quê hương và gia đình thể hiện qua nỗi nhớ “Giếng nước gốc 
đa nhớ người ra lính”, niềm thương “gian nhà không”, qua ý thức về cảnh ngộ 
“Quê hương anh nước mặn đồng chua” và “Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi 
đá”. 
 Từ hiện thực cuộc sống gian lao thiếu thốn, họ vun đắp được tình đồng 
chí keo sơn, gắn bó. Không phải vô cớ Chính Hữu đặt tên bài thơ là “Đồng 
chí” và nhiều lần trong bài thơ hai tiếng ấy đã vang lên. Tình đồng chí, đồng 
đội như là sự hội tụ, tập trung tất cả những tình cảm, những phẩm chất của 
người lính: Lòng yêu thương giữa những con người cùng cảnh ngộ, tinh thần 
đồng cam cộng khổ, tinh thần kề vai sát cánh trong chiến đấu, sự gắn kết giữa 
những người cung chung lí tưởng, chung mục đích và ước mơ. Gian lao thử 
thách khiến tình đồng chí, đồng đội thêm keo sơn, sâu sắc. Ngược lại, tình 
đồng chí ấy lại giúp người lính có sức mạnh để vượt qua gian lao thử. 
 Hình ảnh người lính Cụ Hồ trong những ngày kháng chiến chống Pháp 
được Chính Hữu khắc họa trong tình đồng chí cao đẹp, tình cảm mới của thời 
đại cách mạng. 
 Họ được khắc họa và ngợi ca bằng cảm hứng hiện thực, bằng những 
chất thơ trong đời thường, được nâng lên thành những hình ảnh biểu tượng 
nên vừa chân thực, mộc mạc. Tóm lại, “ Đồng chí” mang vẻ đẹp riêng của người nông dân mặc áo 
lính. Đó là vè đẹp: mộc mạc, giản dị nhưng rất thân thương và trong sáng, 
lòng yêu nước tình đồng chí, đồng đội cùng chia ngọt sẻ bùi gắn kết keo sơn 
đó là phẩm chất quý giá của anh bộ đội cụ Hồ. Bài thơ là đóa hoa đẹp đầy 
hương sắc mà Chính Hữu dâng tặng người lính trong vườn hoa của thơ ca 
kháng chiến. 
 Người lính trong " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của nhà thơ 
Phạm Tiến Duật mang vẻ đẹp trẻ trung, sôi nổi của người có học vấn, có 
tri thức. 
 Nếu như những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp xuất 
thân từ những người nông dân nghèo khổ, quê hương họ là những nơi “nước 
mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” thì người lính trong thời kì kháng chiến 
chống Mỹ là những chàng trai trẻ, có học vấn, tri thức. Họ là những người 
lính được huấn luyện, đào tạo làm công việc chính là lái xe trên tuyến đường 
Trường Sơn. Đó là vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm của người lính lái xe thời kì 
chống Mỹ. Mặc dù không trực tiếp tham gia chiến đấu nhưng họ cũng họ 
cũng góp phần không nhỏ vào cuộc kháng chiến của dân tộc. 
 Hình ảnh người lính lái xe – hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam những năm 
chống Mỹ phơi phới, dũng cảm, yêu thương được khắc họa qua hình ảnh 
những chiếc xe không có kính và một giọng điệu thơ ngang tàn, trẻ trung, gần 
gũi. 
 Những chiếc xe không có kính là hình ảnh để triển khai tứ thơ về tuổi 
trẻ thời chống Mỹ anh hùng. Đây là một thành công đặc sắc của Phạm Tiến 
Duật. Qua hình ảnh chiếc xe bị bom giặc tàn phá, nhà thơ làm hiện lên một 
hiện thực chiến trường ác liệt, dữ dội. Nhưng cũng “chính sự ác liệt ấy lại làm 
cái tứ, làm nền để nhà thơ ghi lại những khám phá của mình về những người 
lính, về tinh thần dũng cảm, hiên ngang, lòng yêu đời và sức mạnh tinh thần 
cao đẹp của lí tưởng sống cháy bỏng trong họ”. Với tư thế thật bình tĩnh, tự 
tin “Ung dung buồng lái ta ngồi”, rất hiên ngang, hào sảng “Nhìn đất, nhìn 
trời, nhìn thẳng”. Một cái nhìn cuộc đời chiến đấu thật lãng mạn, bay bổng, trẻ trung: “Thấy sao trời và đột ngột cánh chim”. Và độc đáo hơn nữa là tinh 
thần hóa rủi thành may, biến những thách thức thành gia vị hấp dẫn cho cuộc 
đối đầu, khiến cho lòng yêu đời được nhận ra và miêu tả thật độc đáo: Các 
câu thơ “ừ thì có bụi”," ừ thì ướt áo” và thái độ coi nhẹ thiếu thốn, gian nguy 
“gió vào xoa mắt đắng”. Họ đã lấy cái bất biến của lòng dũng cảm, thái độ 
hiên ngang để thắng cái vạn biến của chiến trường gian khổ, ác liệt. 
 Vẻ đẹp tâm hồn của người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không 
kính” còn được thể hiện qua những hình ảnh đầy vui tươi, dí dỏm: “Nhìn 
thấy gió vào xoa mắt đắng – Thấy con đường chạy thẳng vào tim” Trên con 
đường ra trận, thiên nhiên khắc nghiệt cũng trở nên thơ mộng, gắn bó, làm 
bạn với con người, con đường đến với miền Nam thân yêu luôn ở trong tim 
những người chiến sĩ. 
 Sâu sắc hơn, nhà thơ bằng ống kính điện ảnh ghi lại được những 
khoảnh khắc “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”, "nhìn nhau mặt lấm cười ha 
ha”. Đó là khoảnh khắc người ta trao nhau và nhà thơ nhận ra sức mạnh của 
tình đồng đội, của sự sẻ chia giữa những con người cùng trong thử thách. Nó 
rất giống với ý của câu thơ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" của nhà thơ 
Chính Hữu nhưng hồn nhiên hơn, trẻ trung hơn, sôi nổi hơn. 
 Hai câu kết bài thơ làm sáng ngời tứ thơ “Xe vẫn chạy” về tuổi trẻ 
Việt Nam thời chống Mỹ: Họ mang trong mình sức mạnh của tình yêu với 
miền Nam, với lí tưởng độc lập tự do và thống nhất đất nước. 
2.2.2.3: Đánh giá chung 
 Hình tượng người lính dù ở thời kỳ kháng chiến chống Pháp hay kháng 
chiến chống Mỹ đều mang phẩm chất cao đẹp của “anh bộ đội cụ Hồ” thời đại 
đã cung cấp cho các nhà thơ nhưng nguyên mẫu đẹp đẽ, họ tạo nên những 
hình tượng làm xúc động lòng người. 
 Viết về những người lính, các nhà thơ nói về chính mình và những 
người đồng đội. Vì thế, hình tượng người lính chân thật và sinh động. 
 Dù có những điểm giống và khác nhau rõ rệt nhưng điều đó càng khiến 
những người lính cụ Hồ hiện lên muôn màu, muôn vẻ, sinh động và gần gũi. Trước hết giúp người đọc càng hiểu rõ hơn về những người lính. Hình ảnh 
của họ hiện lên thật đẹp đẽ, họ chính là biểu tượng, là niềm tin, khát vọng của 
nhân dân gửi gắm nơi họ. Ở các anh, người đọc nhận thấy một ánh sáng lí 
tưởng cao đẹp và thiêng liêng vô cùng. Không chỉ vậy, những nét khác biệt 
còn thể hiện từng phong cách riêng của mỗi tác giả trong phương thức thể 
hiện. Điều đó làm giàu, làm đẹp thêm cho vườn hoa nghệ thuật nước nhà. 
 Kim Đồng, ngày 10 tháng 11 năm 2015 
 Người viết. 
 Trần Thị Bích Lan 
Tài liệu tham khảo. 
 - Sách giáo viên Ngữ Văn 9 tập một. Nhà xuất bản Giáo dục. 
 - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập một. Nhà xuất bản Giáo dục. 
 - Thiết kế bài soạn Ngữ Văn 9 tập một. Đại học sư phạm Hà Nội. 

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_ngu_van_lop_9_hinh_anh_nguoi_linh_qua_hai_tac_pham.docx