Chuyên đề Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 1

MỤC TIÊU CHUNG

-Dạy học theo vấn đề hay chủ đề tích hợp là khai thác sự liên quan, gần gũi ở nội dung kiến thức và khả năng bổ sung cho nhau giữa các bài học cho mục tiêu giáo dục chung. Các tiết học chủ đề Gv không tổ chức thiết kế kiến thức, thông tin đơn lẻ, mà phải hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lý, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa.

-Thông qua dạy học tích hợp, học sinh có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập hàng ngày, đặt cơ sở nền móng cho quá trình học tập tiếp theo; cao hơn là có thể vận dụng để giải quyết những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày;

- Thông qua việc hiểu biết về thế giới tự nhiên bằng việc vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu giúp các em ý thức được hoạt động của bản thân, có trách nhiệm với chính mình, với gia đình, nhà trường và xã hội ngay trong cuộc sống hiện tại cũng như tương lai sau này của các em;

- Đem lại niềm vui, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Phát triển ở các em tính tích cực, tự lập, sáng tạo để vượt qua khó khăn, tạo hứng thú trong học tập.

- Thiết lập các mối quan hệ theo một logic nhất định những kiến thức, kỹ năng khác nhau để thực hiện một hoạt động phức hợp.

- Lựa chọn những thông tin, kiến thức, kỹ năng cần cho học sinh thực hiện được các hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sống hàng ngày, làm cho học sinh hòa nhập vào thế giới cuộc sống.

 

doc 34 trang linhnguyen 1980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 1

Chuyên đề Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 1
 trong “Truyện Kiều”?
- HS trình bày kết quả sưu tầm tình huống của nhóm
-HS xung phong trả lời.
-Nhận xét, rút kinh nghiệm.
 GV khái quát: Trong truyện Kiều nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật đã đạt đến đỉnh cao. Với những nhân vật chính diện được Nguyễn Du yêu mến, trân trọng nên ông đã ngợi ca vẻ đẹp của họ điều đó được thể hiện rõ trong đoạn trích “ Chị en Thuý Kiều.”
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I.Tìm hiểu chung 
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- G nêu câu hỏi.
- Nêu vị trí đoạn trích.
- Tóm tắt từ dầu truyện đến hết đoạn trích trên?
-Nêu nội dung của đoạn trích?
- Thống nhất chung
1. Vị trí đoạn trích: 
Thuộc phần đầu (Gặp gỡ và đính ước).
Trước đó tả cảnh xã hội và gia đình Kiều..Sau đoạn này là cảnh chơi xuân.
2. Nội dung: tả chân dung của chị em Thuý Kiều.
II. Đọc –Hiểu văn bản:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- G nêu cách đọc 
- G đọc và gọi H đọc
- Đọc chú thích.
-Nêu bố cục của đoạn? 
 - Thống nhất chung
- Đọc 2 câu đầu? Em hiểu “ tố nga?”
- Em cảm nhận chung gì về hai câu đầu?
- Tác giả đã sử dụng câu văn nào để giới thiệu TV, TK?
- Đọc chú thích và giải thích ý nghĩa của từng câu? 
- Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? 
- Cảm nhận ban đầu về vẻ đẹp của chi em Thúy Kiều?
- Câu thơ thứ 4 có gì đặc biệt?
- Đọc lại những câu thơ tả Thuý Vân.
- Khi miêu tả Thuý Vân, tác giả tả những chi tiết nào? Những hình ảnh nào của thiên nhiên được dùng để tả mĩ nhân?
-Tác giả sử dụng biện pháp gì để tả TV?
 Các chi tiết được miêu tả thuộc dáng vẻ hay tâm hồn? 
- Cảm nhận của em về chân dung nhân vật?
- Hãy dùng đoạn văn nói để giới thiệu về chân dung Thúy Vân?
- Gọi HS trình bày miệng.
- Tổ chức cho HS nhận xét bổ sung ý kiến?
- Theo em: Vì sao Thuý Vân là em lại là nhân vật phụ lại được miêu tả trước?
1.Đọc- Chú thích:
2. Bố cục đoạn trích: 3 phần:
+ Giới thiệu chung về hai chị em
+ Vẻ đẹp của Thuý Vân
+ Vẻ đẹp của Thuý Kiều
+ Cuộc sống của hai chị em
3.Phân tích:
a. Vẻ đẹp chung chị em (4 câu đầu):
- Hai câu đầu: Giới thiệu khái quát và thứ bậc của hai chị em.
- mai cốt cách - Tuyết tinh thần 
- mỗi người một vẻ 
- Mười phân vẹn  
-> Bút pháp ước lệ tượng trưng .
=>Vẻ đẹp trong sáng, thanh tao, duyên dáng .
=> Cách miêu tả nhằm vào cái hồn, cái thần: vẻ đẹp mảnh mai,trong trắng, cao quí.
- Mỗi ngườivẹn mười-> hai chị em đẹp hoàn hảo song hé mở mỗi người có nét đẹp riêng.
b. Chân dung Thuý Vân( Bốn câu thơ tiếp):
+ Trang trọng: vẻ đẹp cao sang, quí phái, sang trọng
- Khuôn trăng - Nét ngài  
- Hoa cười - Ngọc thốt đoan trang 
- Mây thua nước tóc, thuyết nhường màu da
->Hình ảnh ẩn dụ lấy vẻ đẹp thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp mĩ nhân những hình ảnh đẹp của thiên nhiên:Khuôn mặt đầy đặn tươi thắm như mặt trăng rằm, mắt phượng mày ngài, miệng cười tươi như hoa, giọng nói trong như ngọc,mái tóc óng nhẹ hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết-> Vẻ đẹp - trang trọng, đầy đặn, phúc hậu của một giai nhân.
Thuý Vân là em lại là nhân vật phụ nhưng lại được miêu tả trước. Đó là dụng ý nghệ thuật của tác giả: Lấy Thuý Vân làm nền so sánh, Để làm nổi bật Thuý Kiều. Đó là bút pháp đòn bẩy hay “Tả khách hình chủ ” của văn học trung đại.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
 1.Viết đoạn văn ngắn phân tích 4 câu thơ miêu tả Thuý Vân.
HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN: 
- Hướng dẫn học sinh viết bài.
+ Đảm bảo làm nổi bật nghệ thuật và nội dung đoạn trích.
+ Hình thức đoạn văn, diễn đạt, chữ viết, chính tả....
-Quan sát học sinh làm bài.
- Tổ chức cho HS trình bày và rút kinh nghiệm.
4.Nghệ thuật+ bút pháp ước lệ: dùng những hình ảnh: trăng, hoa, ngọc... 	
+ Sử dụng biện pháp ẩn dụ: khuôn trăng, hoa cười....	
+ Sử dụng các từ ngữ Hán Việt: trang trọng, đoan trang.- Nội dung: + Chân dung Thuý Vân hiện ra với vẻ đẹp: phúc hậu, đoan trang, đầy đặn... 
+Dự báo cuộc đời sau này của nàng hạnh phúc viên mãn, phẳng lặng, bình yên..	
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1.Học thuộc lòng đoạn thơ
2. Hoạt động nhóm: Sưu tầm những câu thơ tả nhân vật chính diện ( Kim Trọng)-phản diện ( Mã Giám Sinh, Tú Bà) và so sánh bút pháp tả nhân vật chính diện và phản diện của Nguyễn Du?
VD: Sự xuất hiện của Kim Trọng:
Tuyết in sắc ngựa câu dòn
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời
-Mã Giám Sinh:
Quá niênn trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao
- Tú Bà:
Nhác trông nhờn nhợt màu da
 Ăn gì to béo đẫy đà làm sao?
3. Sử dụng nguồn học liệu mở và CNTT để trình chiếu, giới thiệu về Nguyên Du và Truyện Kiều?
---------------------- 
TUẦN 6- TIẾT 27
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
CHỊ EM THUÝ KIỀU
 ( Truyện Kiều - Nguyễn Du) 
A.MỤC TIÊU
 Đã trình bày ở tiết 28
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
- Tư liệu về “Truyện Kiều”
- Phiếu học tập:
THẢO LUẬN NHÓM BÀN (3 PHÚT)
So sánh cách miêu tả Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn thơ và điền vào bảng sau:
Thúy Vân
Thúy Kiều
Số câu thơ
Cách MT
Phương diện MT
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc diễn cảm đoạn trích.
- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ phân tích nội dung, nghệ thuật đoạn trích Truyện Kiều.
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hs thảo luận tìm nội dung theo câu hỏi của Gv.
- Kĩ thuật trình bày một phút: Trình bày suy nghĩ, cảm nhận sau khi học đoạn trích.
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” và cho biết vị trí đoạn trích?
-Giới thiệu vẻ đẹp của Thúy Vân trong đoạn trích?
- Thuộc phần I: Gặp gỡ và đính ước.
- Thúy Vân có vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, quí phái, cao sang...
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
 - Gọi HS đọc 12 câu thơ miêu tả Thúy Kiều?
- Chân dung Thuý Kiều hiện lên như thế nào? Đọc những câu thơ đó?
+ Sắc sảo?
+ Mặn mà?
- Chân dung Thuý Kiều được miêu tả qua những hình ảnh nào?
- Đoc chú thích SGK để hiểu về câu thơ “ làn thu thủy, nét xuân sơn”?
- Theo em tác giả đặc tả đôi mắt nhằm mục đích gì?
- Nghiêng nước nghiêng thành?
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
-Qua tìm hiểu hai bức chân dung, em hãy triển khai câu chủ đề sau thành đoạn văn nói:“Hai bức chân dung giai nhân dồng thời cũng là chân dung tính cách, chân dung số phận”
c. Chân dung Thuý Kiều ( 12 câu tiếp):
- Càng sắc sảo mặn màtài sắc lại là phần hơn-> So sánh hơn, mang ý khái quát- vẻ đẹp nổi trội của Kiều: Sự sắc sảo tinh anh về trí tuệ, sự đằm thắm mặn mà về tình cảm.
- Nhan sắc:
+ Làn thu thuỷ - Nét xuân sơn 
=>Hình ảnh ước lệ tương trưng: Đôi mắt trong sáng, long lanh như nước hồ thu, lông mày thanh tú, trẻ trung, như dáng núi xuân
* Tác giả đặc tả đôi mắt. - Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, đôi mắt gợi sự tinh anh của trí tuệNó gợi ra chiều sâu nội tâm.
+Hoa ghen - Liễu hờn kém  => So sánh , nhân hóa. Kiều tươi thắm, rực rỡ hơn hoa; yểu điểu, thướt tha hơn liễu.
+ Nghiêng nước-> cực tả vẻ đẹp mê hồn khiến người khác phải đắm say, phải si mê của tuyết thế giai nhân.
 GV khái quát: Nguyễn Du khắc hoạ vẻ đẹp toàn thiện, toàn mĩ về cốt cách và phẩm cách của hai chị em Kiều.Những hình ảnh thiên nhiên có vẻ đẹp đặc biệt trong trắng. rực rỡ,bền vững như : Tuyết – mai - liễu, trăng – hoa – mây – nước, ngọc, thể hiện bút pháp cực tả theo lối tuyệt đối hoá , lí tưởng hoá về nhan sắc và cốt cách. Hai bức chân dung giai nhân dồng thời cũng là chân dung tính cách, chân dung số phận. vẻ đẹp của Thuý Vân hài hoà, êm đềm với thiên nhiên: “mây thua”, “tuyết nhường”. Đó là dự báo cuộc đời nàng bình an, hạnh phúc. Vẻ đẹp của Kiều khiến cho tạo hoá phải ghen ghét, đố kị: “Hoa ghen”, “ liễu hờn”. Điều đó gợi mở cuộc đời trắc trở, éo le, bất hạnh. Nguyễn Du thể hiện một triết lí dân gian: 
“ Một vừa hai phải người ơi
Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Tác giả đã giới thiệu về tài của Kiều trong những câu thơ nào? Đọc diễn cảm những câu thơ đó?
- Kiều có những tài gì? nhận xét của em về tài của Kiều?
- Nếu tả sắc đẹp, tác giả đặc tả đôi mắt thì tả tài, Nguyễn Du dừng lâu ở tài nào?
+ Bạc mệnh?
- Em cảm nhận được gì về nhân vật ? Về bản nhạc mà nàng soạn?
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Nhà phê bình văn học Đặng Thanh Lê nhận xét: Dù tả tài hay sắc của Kiều, Nguyễn Du cũng làm nổi bật cái tình của nàng.
Em có đồng ý không? Hãy chứng minh?
-Tổ chức cho HS thảo luận.
-Tổng hợp, kết luận.
- Tài năng:
Cầm, kỳ, thi, hoạ, ca ngâm -> khẳng định tài năng và vẻ đẹp của TKđạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến.
* Tác giả dừng ở tài soạn nhạc của Kiều->Nàng có sở trường, năng khiếu về soạn nhạc -điều vượt quá trội hẳn. Cung “ Bạc mệnh” chính là tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm với những dự cảm về tương lai.-> Nỗi buồn thương, não nùng sẽ bám diết đời nàng.
=> Những tài năng lí tưởng, chuẩn mực, trái tim đa sầu đa cảm.
* Tình:
- Tả sắc: đôi mắt=> Tâm hồn trong sáng, tình cảm nồng thắm...
-Tả tài: Soạn nhạcBản nhạc nhan đề “ Bạc mệnh” vì đó là bản nhạc khóc thương cho số phận bất hạnh của con người, gợi niềm thương cảm cho người đọc )=> Sự đa sầu, đa cảm, đa thương.
4. Tổng kết:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-GV cho HS tổng kết giá trị đoạn trích.
-GV cho HS đọc ghi nhớ
- Nghệ thuật:
- Nội dung:
 Ghi nhớ (Sgk Tr 81)
 Gv tổng hợp: Đoạn thơ thể hiện sự tài hoa của Nguyễn Du trong bút pháp khắc hoạ chân dung nhân vật. Hai chị em Kiều hiện lên hết sức hoàn hảo về nhan sắc và nhân cách. Đoạn thơ thể hiện tấm lòng ưu ái, trân trọng, ngợi ca của tác giả- tinh thần nhân đạo. Đọc đoạn thơ, chúng ta không khỏi khâm phục cái tâm, cái tài của đại thi hào dân tộc.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- G giao bài tập cho H qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Gọi H trình bày..
- Tổ chức cho HS nhận xét
- G tổng kết, củng cố kiến thức.
1. 
Thúy Vân
Thúy Kiều
Số câu thơ
4 câu
12 câu
Cách MT
Tả diện
Đặc tả
Phương diện MT
Nhan sắc
Sắc- tài - Tình
GV tổng hợp: Tả Thúy Vân trước để làm đòn bảy cho Thúy Kiều: Nghệ thuật Tả khách hình chủ trong văn học cổ. Số câu thơ tả Thúy Kiều nhiều hơn (12 câu) và đầy đủ hơn :Vẻ đẹp của nhan sắc, tâm hồn, tình cảm của nhân vật.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
2. Cho HS đọc đoạn tham khảo để thấy những sáng tạo của Nguyễn Du ( từ kể đến gợi tả):
 Vợ họ Hà, cũng là người hiền năng, sinh được một người con trai tên Vương Quan, và hai gái, Chị tên Thuý Kiều, em tên Thuý Vân, tuổi đều đang độ thanh xuân. Cả hai chị em đều thạo thơ phú. Riêng Thuý Kiều vẻ người thướt tha phong lưu, tính chuộng hào hoa, lại thích âm luật, rất thạo ngón hồ cầm. ..
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
LUYỆN ĐỀ THI VÀO THPT- CÂU HỎI ĐỌC- HIỂU:
 CÂU I .Đọc kỹ phần văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
1. Cho biết đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Của ai ? Nhân vật được thể hiện trong đoạn thơ?
2. Từ “ xuân” trong “ nét xuân sơn” và “ xuân” trong “ Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” có ý nghĩa như thế nào? Từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Phương thức chuyển nghĩa? 
SO SÁNH ĐỂ THẤY SỰ SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN DU:
3. Hoạt động nhóm: Hãy so sánh hai cách giới thiệu nhân vật sau và rút ra nhận xét?:
*“ Kim Vân Kiều truyện”- Thanh Tâm Tài Nhân:
“Thuý Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào , còn Thuý Vân thì tinh thần tĩnh chính, dung mạo đoan trang, có một phong thái riêng khó tả.”
* “ Truyện Kiều” – Nguyễn Du:
Đầu lòng
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc truyết nhường màu da
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bè tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
(3)HƯỚNG DẪN TỰ HỌC ( theo nhóm):
VĂN BẢN
CẢNH NGÀY XUÂN
MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
Vị trí đoạn trích
Nhân vật
Nghệ thuật miêu tả
Khái quát nội dung.
------------------- 
TUẦN 6 - TIẾT 28
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
 ( Truyện Kiều – Nguyễn Du)
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thông qua bài hs cảm nhận được tâm trạng cô đơn buồn tủi, nỗi niềm thương nhớ, tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. H nắm được đoạn thơ tả cảnh ngụ tình, cảnh thấm đẫm tâm trạng, tâm trạng của nhân vật trào dâng nỗi buồn, nỗi cô đơn rợn ngợp, ngơ ngác trước biển trời bao la. 
-H nắm được ngôn ngữ độc thoại nội tâm. 
2 Rèn kỹ năng phân tích hình ảnh thơ và tâm trạng nhân vật qua ngoại cảnh.
-Thấy được ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật miêu tả nội tâm, tả cảnh ngụ tình... tài tình của Nguyễn Du.
 2. Kĩ năng: Bổ sung kiến thức đọc hiểu văn bản truyện thơ trung đại.
Rèn kĩ năng phân tích nghệ thuật miêu tả nội tâm, ngôn ngữ độc thoại... 
Phân tích tâm trạng nhân vật qua đoạn trích.
Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong đoạn trích.
 3. Thái độ : Giáo dục lòng cảm thông với những cuộc đời bất hạnh.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ.
– Năng lực đọc hiểu một văn bản thơ trung đại (thể thơ lục bát và các thủ pháp nghệ thuật đặc trưng của thơ trung đại: tả kết hợp với gợi, tả cảnh ngụ tình, cách sử dụng từ ngữ; nghệ thuật khắc hoạ nội tâm nhân vật bằng ngôn ngữ độc thoại... từ đó cảm nhận và trình bày được vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật).
– Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (qua việc cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ và hình tượng nghệ thuật...).
– Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (thông qua việc thực hành sử dụng từ ngữ đúng ngữ nghĩa và văn cảnh; viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, qua các hoạt động nhóm, thuyết trình...).
– Năng lực tạo lập văn bản qua việc viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.
– Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (thông qua việc nhận ra vẻ đẹp về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản).
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Tư liệu về Truyện Kiều.
- Bài tập đọc hiểu.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc diễn cảm đoạn trích.
- Kĩ thuật động não:Suy nghĩ phân tích nội dung, nghệ thuật đoạn trích Truyện Kiều.
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hs thảo luận tìm nội dung theo câu hỏi của Gv.
- Kĩ thuật trình bày một phút: Trình bày suy nghĩ, cảm nhận sau khi học đoạn trích 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Quan sát - tóm tắt đoạn trong Truyện Kiều có liên quan đến hình ảnh.
Gv sử dụng phương pháp thuyết trình:
 Thiên nhiên trong Truyện Kiều đại thi hào Nguyễn Du đã đi về đây đó khắp cả cốt truyện. Bên cạnh những bức tranh phong cảnh hữu tình là những bức tranh cảnh ngụ tình đặc sắc, có thể nói đây là một trong số những thành công tiêu biểu của Nguyễn Du trong nghệ thuật miêu tả. “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” là đoạn trích điển hình cho nghệ thuật này.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I.Tìm hiểu chung
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Đọc thầm chú thích SGK.
- Xác định vị trí đoạn trích?
- Tóm tắt truyện từ VB trước đến VB này?
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
1.Vị trí đoạn trích:
-Thuộc phần II: Gia biến và lưu lạc (Từ câu 1033 đến câu 1055).
2. Nội dung: tâm trạng của Thúy Kiều khi ơ laug Ngưng Bích.
II.Đọc –hiểu văn bản: 
H. ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- GV hướng dẫn đọc.
- G đọc 6 câu đầu. Gọi HS đọc tiếp.
- Khoá xuân là gì?
- Đọc thầm và chia bố cục bài thơ?
- Gọi HS nhận xét.
1. Đọc văn bản.
Hs đọc văn bản.
2. Bố cục.( 3 phần )
- P1: Sáu câu đầu: Tâm trạng của Kiều trước cảnh Lầu Ngưng Bích.
- P2: Tám câu tiếp: Tâm trạng Kiều khi nghĩ về người thân.
- P3: Tám câu cuối: Tâm trạng của Kiều khi nghĩ về bản thân.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Cảnh thiên nhiên lầu NB trong cảm nhận của Kiều như thế nào?
- Cảnh vật được hiện ra với những nét đặc sắc nào? 
- Tg sử dụng nghệ thuật gì để tả cảnh?
- Nhận xét về màu sắc và đường nét của cảnh vật? Qua đó nêu cảm nhận của em về cảnh lầu NB?
- Theo dõi chú thích và cho biết ý nghĩa cụm từ “ Mây sớm đèn khuya”? Thời gian?
+ Vị trí câu thơ thứ 6 có giá trị như thế nào trong mạch cảm xúc của nhân vật?
- Đọc câu thơ bộc lộ rõ nhất tâm trạng của Kiều? 
+ Từ : Bẽ bàng?Vì sao Kiều thấy bẽ bàng?
 Đó là tâm trạng gì? cảnh như thế nào?
3. Phân tích.
a. Cảnh trước cảnh lầu Ngưng Bích.
- Khóa xuân: - giam lỏng.
- Vẻ non xa - Tấm trăng gần 
- Bốn bề bát ngát => Tg sử dụng h. ảnh ước lệ
- cát vàng cồn nọ- bụi hồng dặm kia =>TT gợi đường nét bề bộn, màu sắc nhạt nhoà, hư ảo => sự ngổn ngang bề bộn của lòng người.
+ Không gian:rộng lớn, rợn ngợp, hiu quạnh. Không gian càng rộng lớn con người càng nhỏ bé. Cái vắng lặng của không gian khắc sâu thêm nỗi cô đơn của lòng người. 
+ Thời gian: mây sớm đèn khuya -> sự tuần hoàn khép kín của thời gian-Thời gian đằng đẵng kéo dài ngày dài rồi lại đêm thâu.=> sự cô đơn hiu quạnh của nàng Kiều.
+ Con người:Bẽ bàng: Xấu hổ, tủi thẹn
 Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.=> Cảnh đẹp - tình buồn khiến lòng người tan bát, đau thương. Câu thơ khép lại thế giới ngoại cảnh, mở ra thế giới tâm cảnh.
GV: Cảnh lầu Ngưng Bích được miêu tả qua cái nhìn đầy tâm trạng của Kiều. Sau biến cố đau đớn của cuộc đời, Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích trong nỗi đau đớn, tủi cực. Chính vậy cảnh vật cũng nhuốm màu tâm trạng:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS nêu ý câu thơ: Tưởng ngườichờ? 
+Tin sương?
- Điều đó cho em hiểu Thúy Kiều đối với Kim Trọng như thế nào? 
- Nghĩ đến mình, Thúy Kiều đã khẳng định điều gì?
- Chân trời góc bể ? 
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
-Em hiểu gì về hình ảnh tấm son? Hình ảnh tấm son gợi cho em sự liên tưởng tới câu thơ nào trong chương trình đã học? 
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Tìm và giải thích các điển tích trong những câu thơ trên?
-Theo em , nỗi nhớ cha mẹ của Kiều được thể hiện ở những khía cạnh nào?
- Qua 8 câu thơ em hiểu thêm gì về TK- Con người tài sắc ấy?
b. Nỗi nhớ người thân
* Nhớ Kim Trọng:
- Tưởng...chén đồng-> Nhớ đêm trăng thề hẹn, đính ước cùng Kim Trọng.
- Tin sương...- thương người yêu đang mong tin
- Bên trời...-> thương cho phận mình trên bước đường bơ vơ lưu lạc.
- Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
+ Lòng thuỷ chung không phai nhạt của Kiều dành cho Kim Trọng.
+Tấm lòng son của Kiều hoen ố biết bao giờ gột rửa được?
-> Tình cảm sâu nặng với mối tình đầu.
=> Ngôn ngữ độc thoại nội tâm: Lòng thủy chung son sắt.
* Nhớ cha mẹ:
-Xót người tựa cửa hôm mai => Xót xa cho cha mẹ già vẫn ngày đêm mong ngóng đứa con lưu lạc
- Quạt nồng ấp lạnh... - câu hỏi thương cho tuổi già của cha mẹ thiếu mình phụng dưỡng
- Sân lai, gốc tử - điển tích
- Biết mẫy nắng mưa- Lời thơ đa nghĩa 
=> cảnh vật đã thay đổi do sự tan phá của thời gian - diễn tả sự day dắt, lo lắng, nỗi nhớ thương, sự dằn vặt về bổn phận, trách nhiệm của người làm con. 
=> Ngôn ngữ độc thoại nội tâm: Lòng hiếu thảo của Kiều.
* GV tổng hợp: Trong cảnh ngộ ấy, Kiều là người đáng thương nhất, nhưng nàng quên bản thân để nghĩ về người yêu, cha mẹ. Kiều là người tình chung thuỷ, người con hiếu thảo và giàu đức hy sinh.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
Đọc kỹ phần văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Chân trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
(“ Kiều ở lầu Ngưng Bích” - Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập I)
1.Em hãy nêu nội dung của đoạn thơ trên?
2. a.Cụm từ “tấm son” có nghĩa gì?
b. Có thể đổi vị trí hai từ “tưởng” và “xót” trong đoạn thơ trên được không? Vì sao?
3.Em hãy nhận xét về trình tự thương nhớ của Thúy Kiều trong đoạn trích trên. Theo em thứ tự đó có hợp lý không?
HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN:
- GV phát bài tập cho HS.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Gọi HS trình bày-rút kinh nghiệm.
- HS nhận bài tập.
- Tích cực suy nghĩ, làm bài.
-Nhận xét.
HƯỚNG DẪN:
1. Đoạn trích diễn tả nỗi nhớ thương người yêu và cha mẹ của Thúy Kiều khi nàng bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
2.a.“Tấm son” thể hiện tấm lòng son sắt, thủy chung của Kiều dành cho Kim Trọng không bao giờ nhạt phai. 
- Cũng có thể Kiều đang cảm thấy tủi hờn, nhục nhã khi tấm lòng son bị vùi dập, hoen ố, không biết gột rửa thế nào cho hết.
=> Dù hiểu theo cách nào cũng thể hi

File đính kèm:

  • docchuyen_de_ngu_van_lop_9_chuong_trinh_hoc_ki_1.doc