Chuyên đề Giáo dục ý thức về tài nguyên, môi trường, chủ quyền biển, hải đảo thông qua dạy học tích hợp liên môn qua văn bản “Đoàn thuyền đánh cá” (Ngữ văn 9)

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

2.1. Về kiến thức: Trong chuyên đề này HS cần lĩnh hội được những kiến thức sau:

2.1.1. Kiến thức văn học

Hiểu biết về tác giả Huy Cận: tiểu sử, sự nghiệp sáng tác (các tác phẩm chính, phong cách thơ, những đóng góp của tác giả với nền thơ ca hiện đại Việt Nam).

Cảm nhận được những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động cũng như tinh thần lao động của những ngư dân trên biển.

Cảm nhận được bút pháp lãng mạn, nghệ thuật ẩn dụ để tạo dựng những hình tượng thơ lãng mạn, kì vĩ.

2.1.2. Kiến thức lịch sử: Hiểu biết về thời kì lịch sử miền Bắc đi lên xây dựng CNXH sau kháng chiến chống Pháp 1954. Hiểu biết về tình hình đất nước hiện tại với tiềm năng phát triển kinh tế biển và những khó khăn, thách thức cần phải đối mặt với mưu đồ bành trướng.

2.1.3. Kiến thức địa lí: Những kiến thức cơ bản giới thiệu tỉnh Quảng Ninh về vị trí địa lí, các tiềm năng kinh tế. Vị trí địa lí chủ quyền biển đảo của đất nước.

2.1.4. Kiến thức sinh học: nhận biết được sinh thái môi trường biển

2.1.5. Kiến thức âm nhạc:

Những tác phẩm âm nhạc ra đời cùng thời kì góp phần thể hiện rõ chủ đề,

nội dung tư tưởng bài thơ. Những tác phẩm âm nhạc ra đời sau, góp phần bồi đắp lòng tự hào và ý thức bảo vệ về biển trời quê hương.

2.1.6. Kiến thức mĩ thuật: Vẽ tranh với chủ đề: “Em yêu biển đảo quê hương”.

2.1.7. Kiến thức giáo dục công dân: Giáo dục lòng tự hào và biết ơn với biển quê hương. Ý thức giữ gìn môi trường và tài nguyên biển; Ý thức bảo vệ chủ quyền dân tộc; Thái độ khâm phục và lòng biết ơn với những chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ biển trời Tổ quốc, những ngư dân đang bám biển tìm luồng cá, khai thác tài nguyên biển để làm giàu cho đất nước và khẳng định chủ quyền dân tộc.

2.2. Về kĩ năng: Bài học rèn cho các em các kĩ năng sau:

-Đọc - hiểu tác phẩm văn học thơ hiện đại

- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ.

- Rèn phát âm chuẩn

- Trình bày vấn đề trước tập thể

- Viết bài nghị luận theo yêu cầu

- Vẽ tranh theo đề tài: “ Em yêu biển đảo quê hương”

- Rèn luyện tinh thần học tập chủ động, tích cực, sáng tạo

- Rèn kĩ năng khái và hướng giải quyết những vấn đề đặt ra trong tương lai. Kĩ năng giải quyết tình huống thực tiễn rút ra từ bài học.

2.3. Về thái độ: Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, yêu biển đảo quê hương, lòng tự hào dân tộc; Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường biển, môi trường sống và tài nguyên đất nước; Ý thức được vai trò của mỗi cá nhân trong sự phát triển của tương lai đất nước.

 

doc 19 trang linhnguyen 17/10/2022 4260
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Giáo dục ý thức về tài nguyên, môi trường, chủ quyền biển, hải đảo thông qua dạy học tích hợp liên môn qua văn bản “Đoàn thuyền đánh cá” (Ngữ văn 9)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Giáo dục ý thức về tài nguyên, môi trường, chủ quyền biển, hải đảo thông qua dạy học tích hợp liên môn qua văn bản “Đoàn thuyền đánh cá” (Ngữ văn 9)

Chuyên đề Giáo dục ý thức về tài nguyên, môi trường, chủ quyền biển, hải đảo thông qua dạy học tích hợp liên môn qua văn bản “Đoàn thuyền đánh cá” (Ngữ văn 9)
 dạy có hiệu quả và sinh động.
2. Đối với học sinh
- Chuẩn bị ở nhà trước về các vấn đề liên quan đến bài học.
- Đọc, soạn bài, chuẩn bị bài theo yêu cầu được giao.
- Làm việc nhóm
- Vẽ tranh theo chủ đề.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.GIAO NHIỆM VỤ HỌC TẬP: (định hướng nhiệm vụ cho HS theo chuyên đề)
Phương pháp: Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế hoạch đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án.
Hình thức hoạt động: làm việc chủ yếu theo nhóm.
Kết quả dự án: là những sản phẩm đươc trình bày, giới thiệu trong tiết học.
BẢNG PHÂN CÔNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HỌC TẬP THEO CHUYÊN ĐỀ
Phạm vi kiến thức
Nội dung 
chuẩn bị
Hình thức chuẩn bị hoạt động
Đối tượng chuẩn bị
Đối tượng thực hiện nhiệm vụ chính
Đánh giá, 
cho điểm
KIẾN THỨC BÀI HỌC NGỮ VĂN
Tìm hiểu về tác giả: Chân dung tác giả, tiểu sử, sự nghiệp
Nhóm khăn phủ bàn
- Cả lớp
- Nhóm 1
- Tinh thần làm việc nhóm 1đ)
- Vai trò của cá nhân trong tập thể ( 1đ)
- Cách thức trình bày nội dung vấn đề (1đ)
- Hình thức trình bày (1đ)
- Nội dung chuẩn bị ( 6đ)
Tìm hiểu về tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ tác phẩm.
- Bản đồ địa lí tỉnh Quảng Ninh
Nhóm chuyên sâu.
- Cả lớp
- Nhóm 2
Chú thích về các loài cá: Hình ảnh - chú thích
Nhóm thông thường
- Cả lớp
- Nhóm 3
Tìm hiểu về bố cục bài thơ.
Nhóm thông thương
- Cả lớp
- Nhóm 4
Tìm hiểu Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển: Khổ 1,2
Cá nhân
- Cả lớp
Cá nhân
Tìm hiểu Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi: Khổ 4-6
Cá nhân
- Cả lớp
Cá nhân
Tìm hiểu Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi: Khổ cuối
Cá nhân
- Cả lớp
Cá nhân
Kiến thức lịch sử
Tìm hiểu giai đoạn lịch sử miền Bắc đi lên xây dựng CNXH sau năm 1954
Nhóm 2
- Cả lớp
Nhóm 2
Kiến thức Địa lí
Vị trí địa lí tỉnh Quảng Ninh,tiềm năng kinh tế biển, một số bãi biển ở Thanh Hóa.
Nhóm 2/ cả lớp
- Cả lớp
Cá nhân
Kiến thức sinh học
Tìm hiểu sự đa dạng sinh học, môi trường sinh thái biển.
Nhóm 3
- Cả lớp
Nhóm 3
Kiến thức GDCD
Tìm hiểu về chủ quyền biển, hải đảo 
- Cả lớp
Cá nhân
Kiến thức Âm nhạc
Những bài hát ca ngợi biển, chủ quyền biển đảo
Nhóm 3
- Cả lớp
Nhóm 4
Kiến thức Mĩ Thuật
Vẽ tranh theo đề tài: “ Em yêu biển đảo quê hương”
Nhóm 2,4
Nhóm 2, 4 
HS tiêu biểu: Việt Anh, Hoài
Vận dụng kiến thức liên môn
Viết bài thu hoạch sau khi học xong dự án
Cả lớp
- Cả lớp
HS tiêu biểu
2. KIỂM TRA: GV kiểm tra sự chuẩn bài của HS trước khi vào tiết học.
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động – Giới thiệu bài
Trong dạy học nói chung, môn Ngữ văn nói riêng, phần giới thiệu bài thường chiếm lượng thời gian rất ít trong tiết dạy nhưng lại rất quan trọng trong việc gây hứng thú ban đầu cho học sinh trong giờ học. Chính vì thế, khi dạy các văn bản, bên cạnh những gợi ý ở sách giáo viên, với mỗi bài học cần cố gắng tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm, để hiểu kỹ nội dung bài, tìm cách giới thiệu phù hợp, hay nhất để thu hút sự chú ý của các em với bài học mới. Với dự án này tôi áp dụng hình thức giới thiệu bài bằng clip âm nhạc có nội dung chủ đề gần gũi với văn bản được học....
 - Tích hợp Âm Nhạc: GV trình chiếu đoạn video có hình ảnh minh họa cảnh ra khơi lồng trong lời bài hát: “Tình ta biển bạc đồng xanh”của nhac sĩ Hoàng Sông Hương do ca sĩ Anh Thơ và ca sĩ Trọng Tấn trình bày. 
? Nghe lời hát và quan sát hình ảnh em hình dung ra cảnh tượng gì?
+ Định hướng trả lời
	- Khung cảnh ra khơi của đoàn thuyền đánh cá
 - Niềm vui, tình yêu mến gắn bó với biển khơi của những người lao động.
GV giới thiệu: Đây là khung cảnh lao động trong náo nức niềm vui, rộn rã tiếng ca và tràn trề hi vọng vào một tương lai tươi sáng của đất nước và của mỗi cuộc đời. Trong niềm vui lao động ấy, rất nhiều tác phẩm nghệ thuật đã ra đời để ngợi ca và ghi lại dấu ấn tươi đẹp và hào hùng một thời lịch sử của dân tộc. Đó là hình ảnh của cuôc sống mới, con con người mới trong công cuôc đi lên xây dưng Chủ nghĩa xã hôi trên quê hương miền Bắc sau kháng chiến chống thưc dân dân Pháp 1954. Hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu không khí lao động tươi vui hứng khởi đó qua bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận .
Hoat đông 2. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN
- Phương pháp: Vấn đáp, giảng bình, dạy học tích cực
- Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, kĩ thuât hoạt động nhóm: nhóm khăn phủ bàn.
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN
1. Tác giả Huy Cận.
- Cho HS quan sát chân dung Huy Cận. ( slides 1 – H. 1: Chân Dung Huy Cận)
? Dựa vào chú thích * trong sách giáo khoa cùng với sự hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Huy Cận? 
- Kĩ thuật khăn phủ bàn: 
 Đại diện HS nhóm 1 (nhóm khăn phủ bàn) trình bày nội dung đã chuẩn bị. Nhóm khác bổ sung. GV chốt theo SGK, và nhấn mạnh: Ông là một cây bút nổi tiếng của phong trào Thơ mới với tập thơ “Lửa thiêng” (1940), là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam.
? Kể tên những tác phẩm chính của Huy Cận. HS nêu, GV chốt SGK và hình ảnh: (slides 2 – H. 2: Các tác phẩm thơ Huy Cận)
 2. Tác phẩm: “Đoàn thuyền đánh cá”
- Tích hợp Lịch sử: Bằng hiểu biết về lịch sử, em hãy cho biết bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Nêu xuất xứ bài thơ? ( Nhóm 2- Nhóm chuyên sâu)
Bài thơ được sáng tác năm 1958 trong một chuyến đi thực tế tại vùng biển Hòn Gai - Quảng Ninh, in trong "Trời mỗi ngày lại sáng" (1958). Đây là giai đoạn miền Bắc đang tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa. 
GV nhấn mạnh: Đây là thời kì đất nước ta vừa hồi sinh sau những năm dài kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc đang bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội với không khí lao động náo nức và phấn khởi của những con người được làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời mình: Con người mới - cuộc sống mới.
- Tích hợp Địa lí: Xác định vị trí tỉnh Quảng Ninh trên bản đồ Việt Nam? Trình bày những hiểu biết của em? ( Nhóm 2- Nhóm chuyên sâu)(slides 3 – H. 3: Bản đồ địa lí Việt Nam)
GV nhấn mạnh: Đây là một tỉnh có phần lớn chiều dài giáp biển, là phên dậu của Tổ Quốc cả trên đất liền cũng như trên biển, có tiềm năng lớn về khai thác khoáng sản, kinh tế du lịch và đặc biệt là khai thác hải sản. Nhà thơ Huy Cận đã viết bài thơ Đoàn thuyền đánh cá ở vùng biển Hòn Gai (Bây giờ là Hạ Long).
*Tích hợp với Âm nhạc và Lịch sử: GV minh họa bằng cách trình chiếu đoạn video có hình ảnh công trường lao động CNXH lồng trong lời bài hát: “Trên công trường rộn tiếng ca”. )(slides 4 – video: Hình ảnh công trường lao động lồng bài hát “Trên công trường rộn tiếng ca”)
GV nhấn mạnh: Trong không khí lao động ấy, nhà thơ Huy Cận tâm sự rằng ông muốn viết một khúc tráng ca, ca ngợi những con người lao động mới với tinh thần làm chủ, với niềm vui. Và bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đã ra đời trong hoàn cảnh ấy.
- Tích hợp dọc thơ Huy Cận trước và sau CM: GV trình chiếu bài thơ Tràng Giang. )(slides 4 – H.4: Bài thơ “Tràng giang”)
Giới thiệu: Đây là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám - Một hồn thơ luôn hướng về tạo vật với cảm hứng vũ trụ. Nhưng bao trùm lên cảm hứng đó là cảm giác buồn, cô đơn, lạc lõng trước thiên nhiên. Sau Cách mạng, thơ Huy Cận vẫn đi theo mạch cảm hứng cũ: Cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ nhưng không còn nỗi buồn, cô đơn mà ta cảm nhận rất rõ niềm vui, niềm khát khao hòa nhập với thiên nhiên vũ trụ trong tư thế của con người làm chủ vũ trụ, làm chủ cuộc đời.
3. Đọc và tìm hiểu chú thích.
- Hướng dẫn đọc, đọc mẫu, gọi HS đọc- HS khác nhận xét. Gv nhận xét. Hai khổ thơ đầu đọc tiết tấu hơi nhanh, phấn chấn. Ba khổ tiếp theo đọc chậm. 
Khổ cuối trở lại tiết tấu nhanh, giọng đọc khỏe khoắn. 
- Cho HS đọc thầm chú thích.
- Tích hợp sinh học: Thuyết minh về một số loài cá - Sự đa dạng sinh học 
môi trường biển. HS nhóm 3: trình bày hình ảnh, thuyết minh về một số loài cá được nhắc đến trong bài. )(slides 5 – H. 5: Các loài cá)
Bố cục, cảm hứng của bài thơ:
? Nếu coi cả bài thơ khúc hát trong suốt hành trình ra khơi của đoàn thuyền đánh cá, em có thể chia bố cục bài thơ như thế nào?
 ? Em có nhận xét gì về thời gian, không gian được miêu tả trong bài thơ 
 ? Từ đó em hãy cho biết, bài thơ được tác giả viết với những cảm hứng gì? 
 * Bố cục: 3 phần
- Khổ 1,2 : Khúc hát ra khơi.
- Khổ 3,4,5,6: Khúc hát đánh cá trên biển.
- Khổ 7: Khúc hát trở về.
 * Thời gian: Theo nhịp tuần hoàn của vũ trụ từ lúc hoàng hôn đến bình minh. Không gian: rộng lớn, bao la và thơ mộng .
 * Cảm hứng bao trùm của bài thơ: Sự thống nhất giữa hai nguồn cảm hứng: Thiên nhiên, vũ trụ và con người lao động trong cuộc sống mới.
 Hoạt động 2: HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH VĂN BẢN.
Phương pháp dạy học: phương pháp đàm thoại (PP vấn đáp), Phương pháp trực quan, PP giảng bình, PP dạy học theo dự án...
Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật động não...
Hoạt động của thầy trò
Nội dung cần đạt
- Cho HS đọc thầm khổ 1,2. Quan sát hình ảnh (slides 6 – H.6: Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong buổi hoàng hôn)
* Cảnh hoàng hôn trên biển (PP Vấn đáp, giảng bình)
? Đoàn thuyền ra khơi vào thời điểm nào? Thiên nhiên ở thời điểm ấy có gì đặc biệt?
? Cảnh hoàng hôn trên biển được tác giả miêu tả qua những từ ngữ hình ảnh nào? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả sự vận động ấy?Sử dụng những biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng gì? 
 - Tích hợp địa lí: Trên thực tế, Biển Việt Nam nằm ở phía Đông, từ trên đất liền, ta không thể nhìn thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển trừ vùng Tây nam của đất nước. Hình ảnh mặt trời xuống biển ở câu thơ này chỉ thấy được từ vị trí nào? ( Vị trí con thuyền trên biển)
 * Cảnh ra khơi (PP Vấn đáp, giảng bình)
 GV chuyển ý: Và đúng vào lúc thiên nhiên vũ trụ đã nghỉ ngơi thì con người ra khơi. Khung cảnh ấy được miêu tả như thế nào? Không phải từng con thuyền đơn lẻ mà là cả một đoàn thuyền tấp nập nối nhau ra khơi. Hình ảnh ấy gợi trong em liên tưởng gì?
 ? Hình ảnh nào đặc tả được khí thế ra khơi của đoàn thuyền? 
 ? Đối lập với cảnh thiên nhiên là cảnh đoàn thuyền ra khơi. Vậy những ngư dân ra khơi với khí thế ntn?
 ? Từ “lại” trong câu “Đoàn thuyền... lại ra khơi” có ý nghĩa gì ? Em hiểu hình ảnh “câu hát căng buồm” ntn ? Nội dung lời hát gợi mơ ước gì của người đánh cá ?
 ? Hình ảnh thơ: Câu hát căng buồm gợi cho em hình dung điều gì?
- Gạch chân: Câu hát, buồm, gió khơi
 Tích hợp với bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh. Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi gợi cho em nhớ tới hình ảnh thơ nào cũng nói về điều này? Em hãy đọc những câu thơ có hình ảnh đó? 
 Giáo viên bình: Trong không gian của màn đêm đã bắt đầu buông xuống, thênh thênh vút lên, bừng sáng tiếng hát của người dân chài. Không phải ánh sáng toát lên từ cánh buồm trắng trong buổi mai như ở quê hương của Tế Hanh: 
“Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.”
 Mà là ánh sáng của âm thanh, của khúc hát lãng mạn cất lên từ lòng tin, tình yêu lao động đã tạo ra sức mạnh cùng gió biển làm căng cánh buồm để con thuyền lướt sóng ra khơi. 
- GV khái quát? Khổ 2 nối tiếp nội dung câu hát của những người dân chài. Họ hát về điều gì? Bức tranh về thế giới trong lòng biển thẳm được mở ra bằng những biện pháp nghệ thuật gì? (Gạch chân từ). Nêu tác dụng của những biện pháp ấy? Tác dụng của phép liệt kê và hình ảnh so sánh?
? Khát vọng ấy gửi trong câu hát. Đó là ước mơ gì ?
GV chốt ý: Khúc hát yêu đời, yêu cuộc sống tự do, yêu biển, yêu lao động. Từ đó cho thấy ước mơ đánh bắt được nhiều hải sản cùng với khát vọng chinh phục thiên nhiên, được làm chủ biển cả của dân chài.
II. PHÂN TÍCH VĂN BẢN
1. Khúc hát ra khơi của đoàn thuyền đánh cá.
 * Hình ảnh: 
 + Mặt trời xuống biển như hòn lửa 
 + Sóng đã cài then đêm sập cửa
 -> Sự vận động của thời gian, không gian vũ trụ. 
 * NT: So sánh (Mặt trời như hòn lửa) nhân hóa (sóng cài then, đêm sập cửa) kết hợp với biện pháp ẩn dụ.-> Tạo liên tưởng thú vị, độc đáo. Vũ trụ như một ngôi nhà lớn, màn đêm là cánh cửa khổng lồ, những con sóng là then cài cửa. Ngôi nhà vũ trụ đang dần khép lại đi vào giờ phút nghỉ ngơi.
 * Cảnh ra khơi 
- Con người và đoàn thuyền bắt đầu một chuyến ra khơi, bắt đầu một ngàylao động mới.Khhoong khí làm ăn tập thể.
- Thủ pháp đối lập giữa hoạt động của vũ trụ và hoạt động của con người.
- “lại ra khơi”=> hoạt động lặp đi lặp lại tuần hoàn thường xuyên hằng ngày, khi hoàng hôn buông xuống thì người ngư dân giăng buồm ra khơi. Đây là một trong trăm nghìn chuyến đi trên biển của người lao động.
* Không khí ra khơi:
 - Gạch chân: Câu hát, buồm, gió khơi
 - Câu thơ gắn kết 3 sự vật, hiện tượng: Câu hát, cánh buồm và gió khơi tạo nên hình ảnh thơ vừa thực, vừa lãng mạn, vừa khỏe, vừa lạ. Đây là sự giao hòa đầu tiên giữa con người và thiên nhiên, vũ trụ.
+ Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
- NT: Nhân hóa, cường điệu=> Khí thế phấn chấn, hào hứng, lạc quan, tinh thần lao động tích cực khi làm chủ thiên nhiên, đất nước, làm chủ cuộc sống của ngư dân.
-“ câu hát căng buồm cùng gió khơi” là một hình ảnh lãng mạn- > hình tượng thơ hùng vĩ -> không khí lao động với khí thế hăng say, với tinh thần lạc quan chiến thắng.
Hát: Về sự giàu đẹp phong phú của biển:+ Hát rằng cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi
 * Nghệ thuật: Liệt kê (cá bạc, cá thu) So sánh (cá như đoàn thoi) nhân hóa (cá dệt biển, dệt lưới) kết hợp với sự liên tưởng phong phú
 => Biển đông rất giàu đẹp, rất nhiều tôm cá đang chờ bàn tay con người đến khai thác 
-> Khúc hát ngợi ca biển quê hương đẹp và giàu; thể hiện tình yêu và say mê công việc.
* Cũng cố tiết 1: Giới thiệu các bài vẽ chủ đề: Em yêu biển đảo quê hương
Kĩ thuật phòng tranh.
Tích hợp với Mĩ thuật, giáo dục công dân.
- Giới thiệu các bài vẽ: Em yêu biển đảo quê hương của HS Kèm lời bài hát: Hò kéo lưới, hò sông mã ( Tích hợp với Âm nhạc và Mĩ thuật) )(slides 7 Video: Hò sông mã). H.7: HS trình bày bài vẽ chủ đề “Em yêu biển đảo quê hương”
- HS giới thiệu về tác phẩm của mình.
- HS nhận xét, GV đánh giá nhận xét.
+ GV: Chúng ta yêu biển trời quê hương và thể hiện điều đó bằng những hành động khác nhau. Với người lính là chắc tay súng giữ biển trời, với những ngư dân là kiên cường bám biển bất chấp khó khăn, nguy hiểm. Còn với chúng ta- lứa tuổi học sinh đơn giản chỉ là luôn khắc ghi hình ảnh đất nước trong tim, là học tập và rèn luyện thật tốt để góp phần xây dựng một đất nước mạnh giàu. Còn với học sinh lớp 9A, tình yêu đất nước, lòng tự hào về biển quê hương còn được thể hiện cụ thể hơn nữa qua những bức tranh vẽ với chủ đề: Em yêu biển đảo quê hương mà các em đã trình bày.
GV chuyển tiếp sang tiết 2: Đoàn thuyền đã ra khơi trong không khí phấn chấn, hào hứng. Vậy niềm vui về cảnh đánh bắt cá của họ trên biển được thể hiện như thế nào cô trò ta theo dõi tiếp ở mục 2. 
? Học sinh đọc khổ 3, 4, 5, 6? (slides 8 – H. 8: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển)
 ? Khổ thơ thứ 3 tác giả gợi lên cho người đọc điều gì? 
 ? Hình ảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá được miêu tả qua những từ ngữ hình ảnh nào? Em có cảm nhận gì về hình ảnh ấy? 
 ? Tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh biển khơi. Qua đó em nhận xét gì về biển? Dưới ngòi bút của tác giả hình ảnh đoàn thuyền hiện lên ntn, có gì đáng chú ý?
 GV bình: Bằng trí tưởng tượng bay bổng tác giả miêu tả đoàn thuyền ra khơi rất độc đáo, con thuyền hòa nhập với thiên nhiên. Đoàn thuyền có gió làm bánh lái, có trăng làm buồm phóng như bay trên mặt biển. Thiên nhiên hoà nhập với niềm vui của con người. Vì vậy đã biến con thuyền đánh cá tầm thường hằng ngày thành chiếc thuyền đi trong cảnh tiên lớn lao, kì vĩ. 
 ? Sau hình ảnh đoàn thuyền ra khơi là cảnh gì được nói tới ? 
 ? Cảnh đánh cá của ngư dân được gợi lên qua từ ngữ hình ảnh nào? 
 ? Em có nhận xét gì về từ ngữ được dùng ở 2 câu thơ trên?( Chủ yếu là động từ chỉ hoạt động)? Những từ ngữ chỉ hoạt động đánh cá của ngư dân gợi cho em liên tưởng tới điều gì? 
Giáo viên bình: Cuộc đánh cá thực sự là một trận đánh, mỗi thủy thủ là một chiến sĩ, ngư cụ là vũ khí vì vậy cũng phải bài binh bố trận, cũng phải kết hợp, phối hợp với nhau. Đoàn thuyền đánh cá khẩn trương tự giác, có kĩ thuật cao cho nên mới ra được tận khơi xa, dò sâu dưới đáy biển để tìm luồng cá lớn. Chất lãng mạn bao trùm cả bức tranh lao động. biến công việc nặng nhọc thành niềm vui, lòng yêu đời chan chứa.
 ? HS đọc tiếp khổ thơ thứ 4? Nội dung của khổ thơ thứ 4.? Những loài cá nào được tác giả nhắc đến?(slides 5 – H. 5: Các loài cá)
 ? Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng? Việc sử dụng các biện pháp đó có tác dụng như thế nào? Vẻ đẹp của các loài cá biển trong đêm gợi cho em liên tưởng tới điều gì? 
 ? Cảm nhận về 2 câu thơ “Biển cho ta cá như lòng mẹ - Nuôi lớn đời ta tự thưở nào”?
 - HS đọc khổ thơ thứ 6.? Nội dung của khổ thơ? ? Cảnh kéo lưới được tác giả miêu tả cụ thể như thế nào ? ? Theo em, “kéo xoăn tay” là kéo như thế nào? 
 ? Từ cách miêu tả trên em cảm nhận gì về hình ảnh người lao động ở đây? 
HS đọc khổ cuối. Quan sát(slides 9 – H. 9: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về)
 ? Đối chiếu với khổ thơ đầu, cho biết tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả cảnh đoàn thuyền ra khơi và cảnh đoàn thuyền trở về? (Thời điểm, khí thế?....)? Hình ảnh “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” gợi cho em ấn tượng gì? Em có cảm nhận gì về hai câu thơ cuối? Hình ảnh “mặt trời” và “mắt cá huy hoàng” gợi cho em liên tưởng điều gì? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đây? Sử dụng biện pháp ấy có tác dụng gì? 
 ? Tại sao nói: Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là khúc tráng ca của người lao động.
Từ “hát” 5 lần - Đoàn thuyền đánh cá hát từ khi ra đi đến khi trở về. Đó là khúc hát tươi vui, khỏe khoắn của nhưng con người mới đang làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc trong công cuộc đi lên xây dựng CNXH.
 ? Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? 
 2. Khúc hát đánh cá trên biển.
* Vẻ đẹp lãng mạn của đoàn thuyền đánh cá
 “Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng”
 => Hình ảnh mang vẽ đẹp lãng mạn. Con thuyền hòa vào với thiên nhiên vũ trụ trở nên kì vĩ, lớn lao 
 * Hình ảnh con người lao động.
- “Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”
 => Thế trận trước một trận đánh. Đánh cá như đánh trận, cũng phải bài binh bố trận, cũng phải kết hợp, phối hợp với nhau và cũng phải có kĩ thuật cao để thu được hiệu quả cao nhất. Hình ảnh kì vĩ của người lao động đang làm chủ biển khơi, làm chủ cuộc đời mình trong công cuộc chinh phục thiên nhiên
 * Ca ngợi biển giàu đẹp, ân tình 
*NT: Liệt kê (cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song), nhân hóa (cái đuôi em quẫy, đêm thở, sao lùa) kết hợp với tưởng tượng phong phú, và nghệ thuật phối sắc đặc biệt tài tình
 -> Vẻ đẹp rực rỡ, lộng lẫy, huyền ảo của bầy cá trong khung cảnh biển đêm.
 - so sánh “biển như lòng mẹ”- Mẹ biển giàu đẹp, ân tình.=> khúc hát ca ngợi biển Hạ Long thanh bình, đẹp đẽ và giàu có, ân tình. 
* Thành quả lao động
- Thời gian: Mờ sáng
- Hình ảnh : kéo xoăn tay
=> Kéo hết sức, liền tay, liên tục khiến cơ bắp nổi lên cuồn cuộn
=> Hình ảnh đẹp rắn rỏi, mạnh mẽ, 
- Kết quả: Chùm cá nặng, vẩy bạc, đuôi vàng....thành quả lao động mà dân chài đã thu được
-> Hình ảnh “nắng hồng” tượng trưng cho ánh sáng của một ngày mới, ánh sáng của một cuộc đời mới, cuộc đời tràn đầy niềm vui.
 3. Khúc hát trở về của đoàn thuyền đánh cá.
- Hình ảnh: Mặt trời, đoàn thuyền, câu hát..-> Nghệ thuật: Hô ứng, đối lập => Biểu thị nhịp tuần hoàn của thời gian vũ trụ, từ đêm hôm trước đến sáng ngày hôm sau. Ra khơi khi hoàng hôn xuống, trở về khi bình minh lên. 
=> Đoàn thuyền đầy ắp cá, căng buồm lướt nhanh trên biển cả một cách hối hả, khẩn trương hướng về phía đất liền, mang thành quả lao động cập bến => con người đang chạy đua cùng thời gian.
* Khí thế: “chạy đua cùng mặt trời”. Con người chạy đua với thiên nhiên. Trong cuộc chạy đua ấy con người đã chiến thắng trong niềm vui chói lọi, tưng bừng đầy th

File đính kèm:

  • docchuyen_de_giao_duc_y_thuc_ve_tai_nguyen_moi_truong_chu_quyen.doc