Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 6 - Năm học 2018-2019

Đọc hiểu nội dung

- Nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể tác phẩm.

- Nhận biết được chủ đề của văn bản.

- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.

Đọc hiểu hình thức

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện truyền thuyết, cổ tích, đồng thoại như: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật.

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.

- Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.

- Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của thơ lục bát.

- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.

- Nhận biết và nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.

- Nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của hồi kí hoặc du kí.

Liên hệ, so sánh, kết nối

- Nhận biết được những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản.

- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra.

Đọc mở rộng

- Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

- Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ yêu thích trong chương trình.

 

docx 15 trang linhnguyen 3460
Bạn đang xem tài liệu "Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 6 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 6 - Năm học 2018-2019

Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 6 - Năm học 2018-2019
2.2. Trạng ngữ: đặc điểm, chức năng liên kết câu).
2.3. Công dụng của dấu chấm phẩy (đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt kê phức tạp); dấu ngoặc kép (đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường).
3.1. Biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ: đặc điểm và tác dụng.
3.2. Đoạn văn và văn bản: đặc điểm và chức năng.
3.3. Lựa chọn từ ngữ và một số cấu trúc câu phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản.
3.4. Kiểu văn bản và thể loại
- Văn bản tự sự: bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, bài văn kể lại một truyện cổ dân gian.
- Văn bản miêu tả: bài văn tả cảnh sinh hoạt.
- Văn bản biểu cảm: thơ lục bát; đoạn văn ghi lại cảm xúc khi đọc bài thơ lục bát.
- Văn bản nghị luận: ý kiến, lí lẽ, bằng chứng; bài trình bày ý kiến về một hiện tượng trong học tập, đời sống.
- Văn bản thông tin: nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự và dấu đầu dòng; văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện; biên bản ghi chép về một vụ việc hay một cuộc họp, thảo luận.
4.1. Sự phát triển ngôn ngữ: hiện tượng vay mượn từ, từ mượn, sử dụng từ mượn
4.2. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu.
Văn bản văn học
Đọc hiểu nội dung
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể tác phẩm.
- Nhận biết được chủ đề của văn bản.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
- Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.
Đọc hiểu hình thức
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện truyền thuyết, cổ tích, đồng thoại như: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật.
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.
- Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.
- Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của thơ lục bát.
- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.
- Nhận biết và nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.
- Nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của hồi kí hoặc du kí.
Liên hệ, so sánh, kết nối
- Nhận biết được những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản.
- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra.
Đọc mở rộng
- Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.
- Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ yêu thích trong chương trình.
Văn bản nghị luận
Đọc hiểu nội dung
- Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản; chỉ ra được mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.
- Tóm tắt được các nội dung chính trong một văn bản nghị luận có nhiều đoạn.
Đọc hiểu hình thức
- Nhận biết được đặc điểm nổi bật của văn bản nghị luận.
Liên hệ, so sánh, kết nối
- Nhận ra được ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
Đọc mở rộng
- Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 9 văn bản nghị luận (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có độ dài tương đương với các văn bản đã học.
Văn bản thông tin
KIẾN THỨC VĂN HỌC
Đọc hiểu nội dung
- Nhận biết được các chi tiết trong văn bản; chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu với thông tin cơ bản của văn bản.
- Tóm tắt được các ý chính của mỗi đoạn trong một văn bản thông tin có nhiều đoạn.
Đọc hiểu hình thức
- Nhận biết và hiểu được tác dụng của nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự và dấu đầu dòng trong văn bản.
- Nhận biết được văn bản thuật lại một sự kiện, nêu được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.
- Nhận biết được cách triển khai văn bản thông tin theo trật tự thời gian và theo quan hệ nhân quả.
Liên hệ, so sánh, kết nối
- Nhận biết được vai trò của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu,...).
- Chỉ ra được những vấn đề đặt ra trong văn bản có liên quan đến suy nghĩ và hành động của bản thân.
Đọc mở rộng
- Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thông tin (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các văn bản đã học.
1.1. Tính biểu cảm của văn bản văn học.
1.2. Chi tiết và mối liên hệ giữa các chi tiết trong văn bản văn học.
1.3. Đề tài, chủ đề của văn bản; tình cảm, cảm xúc của người viết.
2.1. Các yếu tố: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật trong truyền thuyết, cổ tích, đồng thoại.
2.2. Người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.
2.3. Các yếu tố hình thức của thơ lục bát: số tiếng, số dòng, vần, nhịp.
2.4. Nhan đề, dòng thơ, khổ thơ, vần, nhịp, ngôn từ và tác dụng của các yếu tố đó trong bài thơ.
2.5. Yếu tố tự sự, miêu tả trong thơ.
2.6. Hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất trong hồi kí hoặc du kí.
NGỮ LIỆU
1.1. Văn bản văn học
- Truyền thuyết, cổ tích, đồng thoại, truyện ngắn.
- Thơ, thơ lục bát.
- Hồi kí hoặc du kí.
1.2. Văn bản nghị luận
- Nghị luận xã hội
- Nghị luận văn học
1.3. Văn bản thông tin
- Văn bản thuật lại một sự kiện
- Biên bản ghi chép
- Sơ đồ tóm tắt nội dung
2. Gợi ý chọn văn bản: xem danh mục gợi ý
VIẾT
Quy trình viết
- Biết viết văn bản bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
Thực hành viết
- Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể.
- Viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích.
- Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt.
- Bước đầu biết làm bài thơ lục bát; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của mình sau khi đọc một bài thơ lục bát.
- Bước đầu biết viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà mình quan tâm: nêu được vấn đề và suy nghĩ của người viết, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình.
- Bước đầu biết viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện
- Viết được biên bản ghi chép đúng quy cách, nêu đầy đủ các nội dung chính về một vụ việc hay một cuộc họp, cuộc thảo luận.
- Tóm tắt được nội dung chính của một số văn bản đơn giản đã đọc bằng sơ đồ.
NÓI VÀ NGHE
Nói
- Kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân, thể hiện cảm xúc và suy nghĩ về trải nghiệm đó.
- Kể được một truyền thuyết hoặc cổ tích một cách sinh động, biết sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo để tăng tính hấp dẫn trong khi kể.
- Trình bày được ý kiến về một vấn đề trong đời sống.
Nghe
- Tóm tắt được nội dung trình bày của người khác.
Nói nghe tương tác
- Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận
DANH MỤC VĂN BẢN (NGỮ LIỆU) GỢI Ý LỰA CHỌN 
Ở CÁC LỚP
LỚP 6 VÀ LỚP 7
LỚP 8 VÀ LỚP 9
Truyện, tiểu thuyết
- Buổi học cuối cùng (A. Daudet)
- Búp sen xanh (Sơn Tùng)
- Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)
- Cô bé bán diêm (H. Andersen)
- Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi)
- Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài)
- Điều không tính trước (Nguyễn Nhật Ánh)
- Ếch ngồi đáy giếng (Truyện ngụ ngôn Việt Nam)
- Lá cờ thêu sáu chữ vàng (Nguyễn Huy Tưởng)
- Treo biển (Truyện cười dân gian Việt Nam)
- Ông lão đánh cá và con cá vàng (A. Puskin)
- Thánh Gióng (Truyền thuyết Việt Nam)
- Thạch Sanh (Cổ tích Việt Nam)
- ...
Truyện, tiểu thuyết
- Bắt sấu rừng UMinh Hạ (Sơn Nam)
- Chiếc lá cuối cùng (O. Henry)
- Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
- Chuyện chiếc ẩm sứt vòi (Trần Đức Tiến)
- Đá trổ bông (Nguyễn Ngọc Tư)
- Hai vạn dặm dưới đáy biển (J. Veme)
- Hoàng tử bé (Antoine de Saint-Exupéry)
- Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan)
- Làng (Kim Lân)
- Lão Hạc (Nam Cao)
- Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)
- Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)
- Robinson Crusoe (D. Defoe)
- Sherlock Holmes (A. Doyle)
- Tôi đi học (Thanh Tịnh)
- Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán)
- Vũ trung tuỳ bút (Phạm Đình Hổ)
- ...
Thơ, ca dao, tục ngữ
- Ca dao về tình yêu, tình cảm gia đình
- Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
- Dặn con (Trần Nhuận Minh)
- Hành trình của bầy ong (Nguyễn Đức Mậu)
- Khi con tu hú (Tố Hữu)
- Mây và sóng (R. Tagore)
- Mẹ (Đỗ Trung Lai)
- Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông)
- Quê hương (Tế Hanh)
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh (Nguyễn Nhược Pháp)
- Tiếng vọng (Nguyễn Quang Thiều)
- Tục ngữ Việt Nam
- Viếng lăng Bác (Viễn Phương)
- ...
Thơ, ca dao, truyện thơ Nôm
- Bánh trôi nước, Mời trầu (Hồ Xuân Hương)
- Bếp lửa (Bằng Việt)
- Ca dao về con người, xã hội
- Chân quê, Không đề (Nguyễn Bính)
- Chó sói và chiên con, Ve và kiến (J. La Fontaine)
- Con đường chưa đi (R. Frost)
- Đây mùa thu tới (Xuân Diệu)
- Đồng chí (Chính Hữu)
- Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu)
- Hội Tây, Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm)
- Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)
- Mộ (Chiều tối - Hồ Chí Minh)
- Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)
- Nam quốc sơn hà (Thời Lý)
- Nói với con (Y Phương)
- Ngôn chí số 20, Thuật hứng 24 (Nguyễn Trãi)
- Ông đồ (Vũ Đình Liên)
- Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan)
- Sang thu (Hữu Thỉnh)
- Thuốc đắng (Mai Văn Phấn)
- Mẹ Tơm (Tố Hữu)
- Tống biệt (Tản Đà)
- Truyện Kiều (Nguyễn Du)
- ...
Kí, tản văn
- Cây tre Việt Nam (Thép Mới)
- Cõi lá (Đỗ Phấn)
- Cô Tô (Nguyễn Tuân)
- Lòngyêu nước (I. Ehrenburg)
- Một lít nước mắt (Kito Aya)
- Người ngồi đợi trước hiên nhà (Huỳnh Như Phương)
- Những năm ở tiểu học (trích Hồi kỉ Nguyễn Hiến Lê)
- Thẳm sâu Hồng Ngài (Tống Lam Linh)
- Thương nhớ mười hai (Vũ Bằng)
- Tôi ăn Tết ở Cồn Lân (Khuông Việt)
- Trưa tha hương (Trần Cư)
- ...
Kịch, chèo
- Bắc Sơn (Nguyễn Huy Tưởng)
- Ông Jourdain mặc lễ phục (Moliere)
- Quan Ấm Thị Kính (chèo dân gian)
- Quẫn (Lộng Chương)
- Romeo và Juliet (W. Shakespeare)
- ...
Văn nghị luận
- Bài nghị luận xã hội: về một hiện tượng mà mình quan tâm.
- Bài nghị luận văn học: phân tích đặc điểm nhân vật và bài phân tích tác phẩm.
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (Seattle)
- Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)
- Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai)
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)
- ...
Văn nghị luận
- Bài nghị luận xã hội: bàn về một vấn đề trong đời sống
- Bài nghị luận văn học: phân tích tác phẩm văn học
- Bàn luận về phép học (Nguyễn Thiếp)
- Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm)
- Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)
- Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn)
- Đi bộ ngao du (Trích Emile hay về giáo dục - J. Rousseau)
- Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo)
- Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà)
- ...
Văn bản thông tin
- Văn bản thuật lại một sự kiện lịch sử (thuyết minh).
- Văn bản giới thiệu một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi hay hoạt động (thuyết minh).
- Văn bản kiến nghị; biên bản, tin nhắn, thư điện tử.
- ...
Văn bản thông tin
- Văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên hoặc văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim đã xem.
- Văn bản giải thích một hiện tượng xã hội hoặc văn bản giới thiệu quy trình tiến hành một thí nghiệm.
- Bản tin (báo in và báo mạng); văn bản tường trình, quảng cáo, bài phỏng vấn.
- ...
YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT
PHẨM CHẤT
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Yêu nước
- Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.
- Có ý thức tìm hiểu truyền thống của gia đình, dòng họ, quê hương; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ, quê hương.
- Có ý thức bảo vệ các di sản văn hoá, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hoá.
Nhân ái
Yêu quý mọi người:
- Trân trọng danh dự, sức khoẻ và cuộc sống riêng tư của người khác.
- Không đồng tình với cái ác, cái xấu; không cổ xuý, không tham gia các hành vi bạo lực; sẵn sàng bênh vực người yếu thế, thiệt thòi,...
- Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động từ thiện và hoạt động phục vụ cộng đồng.
Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người:
- Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác.
- Tôn trọng sự đa dạng về văn hoá của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và các dân tộc khác.
- Cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
Chăm chỉ
Ham học:
- Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.
- Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
Chăm làm:
- Tham gia công việc lao động, sản xuất trong gia đình theo yêu cầu thực tế, phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân.
- Luôn cố gắng đạt kết quả tốt trong lao động ở trường lớp, cộng đồng.
- Có ý thức học tốt các môn học, các nội dung hướng nghiệp; có hiểu biết về một nghề phổ thông.
Trung thực
- Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm.
- Nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân và chịu trách nhiệm về mọi lời nói, hành vi của bản thân.
- Tôn trọng lẽ phải; bảo vệ điều hay, lẽ phải trước mọi người; khách quan, công bằng trong nhận thức, ứng xử.
- Không xâm phạm của công.
- Đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống.
Trách nhiệm
Có trách nhiệm với bản thân:
- Có thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khoẻ.
- Có ý thức bảo quản và sử dụng hợp lí đồ dùng của bản thân.
- Có ý thức tiết kiệm thời gian; sử dụng thời gian hợp lí; xây dựng và thực hiện chế độ học tập, sinh hoạt hợp lí.
- Không đổ lỗi cho người khác; có ý thức và tìm cách khắc phục hậu quả do mình gây ra.
Có trách nhiệm với gia đình:
- Quan tâm đến các công việc của gia đình.
- Có ý thức tiết kiệm trong chi tiêu của cá nhân và gia đình.
Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội:
- Quan tâm đến các công việc của cộng đồng; tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.
- Tôn trọng và thực hiện nội quy nơi công cộng; chấp hành tốt pháp luật về giao thông; có ý thức khi tham gia các sinh hoạt cộng đồng, lễ hội tại địa phương
- Không đồng tình với những hành vi không phù hợp với nếp sống văn hoá và quy định ở nơi công cộng.
- Tham gia, kết nối Internet và mạng xã hội đúng quy định; không tiếp tay cho kẻ xấu phát tán thông tin ảnh hưởng đến danh dự của tổ chức, cá nhân hoặc ảnh hưởng đến nếp sống văn hoá, trật tự an toàn xã hội.
Có trách nhiệm với môi trường sống:
- Sống hoà hợp, thân thiện với thiên nhiên.
- Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; phản đối những hành vi xâm hại thiên nhiên.
- Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu.
YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ NĂNG LỰC CHUNG 
NĂNG LỰC CHUNG
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Năng lực tự chủ và tự học
Tự lực
Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không đồng tình với những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại.
Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng
Hiểu biết về quyền, nhu cầu cá nhân; biết phân biệt quyền, nhu cầu chính đáng và không chính đáng.
Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình
- Nhận biết tình cảm, cảm xúc của bản thân và hiểu được ảnh hưởng của tình cảm, cảm xúc đến hành vi.
- Biết làm chủ tình cảm, cảm xúc để có hành vi phù hợp trong học tập và đời sống; không đua đòi ăn diện lãng phí, nghịch ngợm, càn quấy; không cổ vũ hoặc làm những việc xấu.
- Biết thực hiện kiên trì kế hoạch học tập, lao động.
Thích ứng với cuộc sống
- Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới.
- Bình tĩnh trước những thay đổi bất ngờ của hoàn cảnh; kiên trì vượt qua khó khăn để hoàn thành công việc cần thiết đã định.
Định hướng nghề nghiệp
- Nhận thức được sở thích, khả năng của bản thân.
- Hiểu được vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội.
- Nắm được một số thông tin chính về các ngành nghề ở địa phương, ngành nghề thuộc các lĩnh vực sản xuất chủ yếu; lựa chọn được hướng phát triển phù hợp sau trung học cơ sở.
Tự học, tự hoàn thiện
- Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.
- Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt, bằng bản đồ khái niệm, bảng, các từ khoá; ghi chú bài giảng của giáo viên theo các ý chính.
- Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập.
- Biết rèn luyện, khắc phục những hạn chế của bản thân hướng tới các giá trị xã hội.
Năng lực giao tiếp và hợp tác
Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp
- Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp.
- Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả.
- Tiếp nhận được các văn bản về những vấn đề đơn giản của đời sống, khoa học, nghệ thuật, có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với biểu đồ, số liệu, công thức, kí hiệu, hình ảnh.
- Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với biểu đồ, số liệu, công thức, kí hiệu, hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề đơn giản về đời sống, khoa học, nghệ thuật.
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.
Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội; điều chỉnh và hoá giải các mâu thuẫn
- Biết cách thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ với các thành viên của cộng đồng (họ hàng, bạn bè, hàng xóm,...).
- Nhận biết được mâu thuẫn giữa bản thân với người khác hoặc giữa những người khác với nhau; có thiện chí dàn xếp và biết cách dàn xếp mâu thuẫn.
Xác định mục đích và phương thức hợp tác
Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.
Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân
Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.
Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác
Đánh giá được nguyện vọng, khả năng của từng thành viên trong nhóm để đề xuất phương án tổ chức hoạt động hợp tác.
Tổ chức và thuyết phục người khác
Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
Đánh giá hoạt động hợp tác
Nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân, của từng thành viên trong nhóm và của cả nhóm trong công việc.
Hội nhập quốc tế
- Có hiểu biết cơ bản về quan hệ giữa Việt Nam với một số nước trên thế giới và về một số tổ chức quốc tế có quan hệ thường xuyên với Việt Nam.
- Biết tích cực tham gia một số hoạt động hội nhập quốc tế phù hợp với bản thân và đặc điểm của nhà trường, địa phương.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Nhận ra ý tưởng mới
Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.
Phát hiện và làm rõ vấn đề
Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.
Hình thành và triển khai ý tưởng mới
Phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến của người khác; hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp; so sánh và bình luận được về các giải pháp đề xuất.
Đề xuất, lựa chọn giải pháp
Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.
Thiết kế và tổ chức hoạt động
- Lập được kế hoạch hoạt động với mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động phù hợp.
- Biế

File đính kèm:

  • docxchuong_trinh_giao_duc_pho_thong_mon_ngu_van_6_nam_hoc_2018_2.docx