Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn Lớp 9

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hoá Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luật, tự sự, biểu cảm.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1. Kiến thức

- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua đoạn văn cụ thể.

2. Kỹ năng:

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, lối sống.

III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

- Bản sắc văn hóa dân tộc kết tinh những giá trị tinh thần mang tính truyền thống của dân tộc. Trong thời kì hội nhập hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc càng trở nên có ý nghĩa.

- Văn bản được trích trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam của tác giả Lê Anh Trà.

2. Đọc – hiểu văn bản

a) Nội dung

- Sự hiểu biết sâu, rộng về các dân tộc và văn hóa thế giới nhào nặn nên cốt cách văn hóa dân tộc Hồ Chí Minh.

- Phong cách Hồ Chí Minh là sự giản dị trong lối sống, sinh hoạt hàng ngày, là cách di dưỡng tinh thần, thể hiện một quan niệm thẩm mĩ cao đẹp.

b)Nghệ thuật

- Sử dụng ngôn ngữ trang trọng.

- Vận dụng các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, lập luận.

- Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập.

c)Ý nghĩa văn bản

 Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập : tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

3. Hướng dẫn tự học

- Tìm đọc một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của bác Hồ.

- Tìm hiểu ý nghĩa của một số từ Hán Việt trong đoạn trích.

 

doc 117 trang linhnguyen 20/10/2022 2200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn Lớp 9

Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn Lớp 9
 thống các kiến thức về nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ vựng.
- Tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện được các từ vựng, các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản.
- Phân tích tác dụng của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ và biện pháp tu tù trong văn bản.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Luyện tập
- Lựa chọn từ ngữ thích hợp với ý nghĩa diễn đạt.
- Nhận xét cách hiểu hàm nghĩa chuyển của từ.
- Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ trong văn bản và chỉ rõ phương thức chuyển nghĩa của từ.
- Vận dụng kiến thức về từ vựng phân tích cái hay trong cách dùng từ của đoạn thơ.
- Vận dụng kiến thức về từ mới để giải thích cách đặt tên sự vật hiện tượng.
- Nhận xét về lạm dụng từ ngữ nước ngoài.
3. Hướng dẫn tự học
	Tập viết đoạn văn sử dụng mottj trong các phép tu từ đã học.
------------------------
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Thấy rõ vai trò kết hợp của các yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự và biết vận dụng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Đoạn văn tự sự
- Các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
2. Kỹ năng:
- Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận với độ dài trên 90 chữ.
- Phân tích được tác dụng của yếu tố lập luận trong đoạn văn tự sự.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Củng cố kiến thức
- Sự việc được kể, người kể, ngôi kể, trình tự kể
- Các yêu tố nghị luận được sử dụng để làm cho tự sự sâu sắc hơn với việc bày tỏ quan điểm, lập trường, cách nhìn nhận, đánh giá.
- Trong đoạn văn tự sự, các yếu tố nghi luận không được lấn át tự sự.
2. Luyện tập
- Xác định các yếu tố tự sự và nghị luận trong một đoạn văn tự sự và nhận xét về vai trò, tác dụng của các yêu tố nghị luận trong đoạn văn đó.
- Viết đoạn văn tự sự và xác định sự việc, thứ tự kể, ngôi kể, người kể
3. Hướng dẫn tự học
- Rút ra được bài học trong viết đoạn văn tự sự có sử dụng kết hợp yếu tố nghị luận.
- Viết một đoạn văn tự sự kể lại một sự việc trong một câu chuyện đã học.
------------------------
LÀNG
(Trích)
Kim Lân
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có hiểu biết bước đầu về tác giả Kim Lân – một đại diện của thế hệ nhà văn đã có những thành công từ giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám.
- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Làng.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại.
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.
- Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại.
trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.
III. Hướng dẫn thực hiện
1. Tìm hiểu chung
- Tác giả: Chú thích * SGK
- Làng là tác phẩm thành công của văn học Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
2. Đọc – hiểu văn bản
	a) Nội dung
- Tâm trạng của nhân vật ông hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc thực chất là tâm trạng và suy nghĩa về danh dự, lòng tự trọng của người dan làng Chơ dầu, của người dân Việt Nam. Nhà văn đã khắc họa hình tượng nhân vật ua các chi tiết miêu tả.
- Khi tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính, tâm trạng ông hai khác hẳng.
Tình yêu làng của ông hai như vậy đồng thời là biểu hiện của tình yêu với đất nước, với kháng chiến, với cụ Hồ.
	b) Nghệ thuật
- Tạo tình huống gay cấn.
- Miêu tả tâm lí nhân vât chân thực, sinh động qua suy nghĩ, hành động, lời nói.
	c) Ý nghĩa văn bản
	Đoạn trích thể hiện tình yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
3. Hướng dẫn tự học
	- Nhớ được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc miêu tả tâm trạng nhân vật ông Hai.
------------------------
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Tiếng Việt)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu được sự khác biệt giữa phương ngữ mà học sinh đang sử dụng với phương ngữ khác và ngôn ngữ toàn dân thể hiện qua những từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất,.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất
- Sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương.
2. Kỹ năng:
- Phân biệt một số từ ngữ thuộc các phương ngữ khác nhau.
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng phương ngữ trong một số văn bản.
trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.
III. Hướng dẫn thực hiện
1. Luyện tập
- Tìm trong phương ngữ đang sử dụng hoặc trong những phương ngữ mà bản thân có biết các từ ngữ chỉ các sự vật, hiện tượng không có trong ngôn ngữ toàn dân. Giải thích lí do.
- Tìm trong phương ngữ đang sử dụng hoặc trong những phương ngữ mà bản thân có biết những từ ngữ đồng nghĩa với các từ ngữ đồng nghĩa trong ngôn ngữ khác hoặc từ ngữ toàn dân.
- Tìm trong phương ngữ đang sử dụng hoặc trong những phương ngữ mà bản thân có biết nghĩa trong ngôn ngữ khác hoặc từ ngữ toàn dân.
- Phân tích tác dụng của việc dùng từ ngữ đị phương trong văn bản cụ thể
2. Hướng dẫn tự học
	Điền thêm một số từ ngữ, cách hiểu vào bảng đã lập ở lớp.
------------------------
ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- Biết viết văn bản tự sự có đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
- Tác dụng của việc sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
2. Kỹ năng:
- Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Đối thoại, độc thoai, độc thoại nội tâm đều là ngôn ngữ của nhân vật, là hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Đối thoại là hình thức đối đáp trò chuyện giữa hai hay nhiều người. Trong văn bản đối thoại thể hiện bằng gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lười đáp.
- Độc thoại là lời của người nào đó nói với chính mình hoặc với ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản khi độc thoại được nói thành lời thì phía trước lời độc thoại có gạch đàu dòng, khi độc thoại không thành lời thì đó là độc thoại nội tâm.
2. Luyện tập
- Phân biệt đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong các đoạn văn cụ thể.
- Xác định người trao và đáp của đối thại trog van bản cụ thể.
- Phân tích , cảm nhận được nét riêng của đối thaoij trong khắc họa nhân vật.
- Xây dựng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
3. Hướng dẫn tự học
- Liên hệ thực tế sử dụng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm rút ra bài học để sử dụng có hiệu quả.
------------------------
LUYỆN NÓI: TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN
VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM, 
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được vai trò của tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
- Biết kết hợp tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.
- Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong một văn bản.
- Sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Củng cố kiến thức
- Sự việc được kể, người kể, ngôi kể, trình tự kểtrong tác phẩm tự sự.
- Các yếu tố nghị luận được sử dụng để làm cho tự sự sâu sắc hơn.
- Các yếu tố miêu tả được sử dụng để làm hiện lên hình ảnh nhân vật với các đặc điểm diện mạo, hành động, nội tâm.
- Trong đoạn văn tự sự, các yếu tố nghị luận, miêu tả không được lấn át tự sự.
2. Luyện tập
- Xác định yếu tố nghị luận và miêu tả trong một văn bản tự sự, xác định giọng kể phù hợp.
- Lập dàn ý cho câu chuyện được kể.
- Lựa chọn ngôn ngữ để trình bày trước lớp.
- Biết nghe, nhận xét phần kể của bạn về nội dung và hình thức.
3. Hướng dẫn tự học
- Tìm hiểu sự kết hợp của các yếu tố nghị luận và miêu tả trong truyện Lặng lẽ Sa Pa.
------------------------
LẶNG LẼ SA PA
(Trích)
Nguyễn Thành Long
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có hiểu biết thêm về tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại vết về những người lao động mới trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm.
- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.
2. Kỹ năng:
- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.
- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
III. Hướng dẫn thực hiện
1. Tìm hiểu chung
- Tác giả: Chú thích * SGK
- Tác phẩm ra đời năm 1970, sau chuyến đi thực tế lào cai của ta giả.
2. Đọc – hiểu văn bản
	a) Nội dung
- Bức tranh nên thơ về cảnh đẹp Sa Pa.
- Chân dung người lao động bình thường với những phẩm chất cao đẹp.
- Lòng mến yêu, cảm phục với những người đang cống hiến quên mình cho nhân dân, đất nước.
	b) Nghệ thuật
- Tạo tình huống tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn.
- Nghể thuật tả cảnh thiên nhiên đặc sắc, miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn.
- Xây dựng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
- Kết hợp kể, tả, nghị luận.
- Tạo tính chất trữ tình trong tác phẩm truyện.
	c) Ý nghĩa văn bản
	Tác phẩm thể hiện lòng yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ cống hiến quên mình cho đất nước.
3. Hướng dẫn tự học
- Đọc diễn cảm văn bản.
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nhận về chi tiết nghệ thuật mà bản thân thích nhất.
------------------------
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Củng cố một số nội dung của phần Tiếng Việt đã học ở học kì I
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Các phương châm hội thoại.
- Xưng hô trong hội thoại.
- Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
2. Kỹ năng:
Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
III. Hướng dẫn thực hiện
1. Hệ thống hóa kiến thức
- Nội dung các phương châm hội thoại.
- Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt và cách dùng chúng.
- phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
2. Luyện tập
- Kể một tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hôi thoại không được tuân thủ
- Nhận xét cách xưng hô trong tiếng Việt.
- Chuyển lời đối thoại snag dẫn trực tiếp.
------------------------
CHIẾC LƯỢC NGÀ
(Trích)
Nguyễn Quang Sáng
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Chiếc lược ngà.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà.
- Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật. 
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
III. Hướng dẫn thực hiện
1. Tìm hiểu chung
- Tác giả: Chú thích * SGK
-Tác phẩm viết năm 1966.
- Vị trí đoạn trích: nằm ở phần giữa truyện.
2. Đọc – hiểu văn bản
	a) Nội dung
- Nỗi niềm của người cha: 
+ Lần đầu tiên gặp con.
+ Những ngày đoàn tụ.
+ Những ngày xa con.
- Niềm khao khát tình cha của người con.
	b) Nghệ thuật
- Tạo tình huống éo le.
- Có cốt truyện mang yếu tố bất ngờ.
- Lựa chọn người kể chuyện là bạ của ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ tâm trạng nhân vật.
	c) Ý nghĩa văn bản
	Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng.
3. Hướng dẫn tự học
	- Nhớ được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc miêu tả tâm trạng nhân vật.
------------------------
NHỮNG ĐỨA TRẺ
(Trích Thời thơ ấu)
M.Go-rơ-ki
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có hiểu biết bước đầu về nhà văn M.Go-rơ-ki và tác phẩm của ông. 
- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Những đứa trẻ.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Những đóng góp của M.Go-rơ-ki đối với văn học Nga và văn học nhân loại.
- Mối đồng cảm chân thành của nhà văn với những đứa trẻ bất hạnh.
- Lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường với truyện cổ tích.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
- Kể và tóm tắt được đoạn truyện.
III. Hướng dẫn thực hiện
1. Tìm hiểu chung
- Tác giả: Chú thích * SGK
-Những đứa trẻ trích chương IX của tác phẩm Thời thơ ấu.
2. Đọc – hiểu văn bản
	a) Nội dung
- Hoàn cảnh đáng thương của những đứa trẻ.
- Tình cảm đẹp đẽ trong snags của những đứa trẻ.
	b) Nghệ thuật
- Kể chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng nhau thể hiện tâm hồn trong sáng khát khao tình cảm của những đứa trẻ.
Kết hợp giữa kể, tả và biểu cảm.
	c) Ý nghĩa văn bản
	Đoạn trích thể hiện tình bạn tuổi thơ trong sáng, đẹp đẽ và những khát khao tình cảm của những đứa trẻ.
3. Hướng dẫn tự học
	- Đọc và nhớ được một số chi tiết thể hiện kí ức bền vững của nhân vật tôi.
------------------------------
ÔN TẬP THƠ, TRUYỆN HIỆN ĐẠI
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hệ thống kiến thức thơ, truyện hiện đại đã học ở học kì I
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- ôn tập củng cố lại phần kiến thức đã học ở các tác phẩm thơ và truyện hiện đại dã học.
2. Kỹ năng:
- Hệ thống khái quát để nắm chi tiết theo hệ thống kiến thức dã học 
III. Hướng dẫn thực hiện
1. Hệ thống hóa kiến thức
- Các tác phẩm thơ, truyện đã học, tên tác giả, năm sáng tác, nội dung, nghệ thuật.
2. Luyện tập
- Tình đồng chí, đồng đội trong bài thơ Đồng Chí.
- Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước qua bài thơ về tiểu đội xe không kính,
- Xác định tình huống truyện trong các tác phẩm truyện đã học
3. Hướng dẫn tự học
- Nhớ được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc.
-------------------------
CỐ HƯƠNG
Lỗ Tấn
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có hiểu biết bước đầu về nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông.
- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Cố hương
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nên văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.
- Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.
- Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.
- Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện hiện nước ngoài.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
- Kể và tóm tắt được truyện.
III. Hướng dẫn thực hiện
1. Tìm hiểu chung
- Tác giả: Chú thích * SGK
- Nhân vật trung tâm Tôi, nhân vật chính Nhuận Thổ.
2. Đọc – hiểu văn bản
	a) Nội dung
- Nhuận Thổ là nhân vật chính trong truyện. Có hai hình ảnh nhuận Thổ, một Nhuận Thổ trong kí ức và một trong hiện tại.
- Tôi là nhân vật trung tâm, đồng tời là người kể chuyện. Đó là hình tượng nhân vật nhạy cảm, hiểu biết, sâu sắc vfa tỉnh táo là hóa thân của tác giả nhưng không đồng nhất với tác giả.
	b) Nghệ thuật
- Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
- Xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.
- Kết hợp giữa kể với tả, biểu cảm và lập luận.
	c) Ý nghĩa văn bản
	Cố hương là nhận thức về thực tại và mong ước đầy trách nhiệm của Lỗ Tấn về một đất nước Trung quốc đẹp đẽ trong tương lai.
3. Hướng dẫn tự học
	- Đọc và nhớ được một số đoạn truyện miêu tả, biểu cảm, lập luận tiêu biểu.
-------------------------
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hệ thống kiến thức Tập làm văn đã học ở học kì I
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự.
- Hệ thống văn bản buộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đã học.
2. Kỹ năng:
- Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
III. Hướng dẫn thực hiện
1. Hệ thống háo kiến thức
- Tái hiện các kiến thức đã học về văn bản thuyết minh, về việc sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- Tái hiện các kiến thức đã học về văn bản tự sự, tóm tắt văn bản tự sự, miêu tả và nghị luận trong văn tự sự, đối thoại độc thoại và độc thoại nôi tâm trong văn tự sự.
- Liên hệ với các văn bản thuyết minh và tự sự đã học trong chương trình.
2. Luyện tập
- Xác định và phân tích việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- Nhận xét về vai trò của ngôi kể trong văn bản tự sự cụ thể.
- So sánh các văn bản tự sự khác nhau để thấy được sự khác nhau giữa chúng.
- Phân tích để thấy vai trò của các yêu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong văn bản tự sự.
3. Hướng dẫn tự học
	- Vận dụng kiến thức phần Tập làm văn, Tiếng Việt để đọc – hiểu một đoạn văn bản tự sự theo đặc trưng thể loại
------------------------
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
(Trích)
Chu Quang Tiềm
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.
2. Kỹ năng:
- Biết cách đọc – hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào phân tích ngôn từ)
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
- Rèn luyện thêm cách việt một bài văn nghị luận.
III. Hướng dẫn thực hiện
1. Tìm hiểu chung
- Tác giả: Chú thích * SGK
- Bàn về đọc sách trích trong Danh nhân Trung quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách.
- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
2. Đọc – hiểu văn bản
	a) Nội dung
- Sách có ý nghĩa vô cùng quan trong trên con đường phát triển của nhân loại.
- Đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy và nâng cao tri thức.
- Tác hại của việc đọc sách không đúng phuuuwowng pháp.
- Phương pháp đọc sách đúng đắn.
	b) Nghệ thuật
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí.
- Dẫn dắt tự nhiên, xác đáng bằng giọng chuyện trò, tâm tình.
- Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể, thú vị.
	c) Ý nghĩa văn bản
	Tầm quan trọng ý nghĩa của việc đọc sách và lựa chọn sách, cách đọc sách hiệu quả.
3. Hướng dẫn tự học
- Lập lại hệ thống luận điểm trong bài.
- Ôn lại phương pháp nghị luận đã học.
------------------------
KHỞI NGỮ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
- Biết đặt câu có khởi ngữ.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Đặc điểm của khởi ngữ.
- Công dụng của khởi ngữ.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện khởi ngữ ở trong câu.
- Đặt câu có khởi ngữ.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Đặc điểm của khởi ngữ.
- Công dụng của khởi ngữ: nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
2. Luyện tập
- Nhận diện khởi ngữ.
- Chuyển câu không có khởi ngữ thành câu có khởi ngữ.
3. Hướng dẫn tự học
- Tìm câu có thành phần khởi ngữ trong văn bản đã học.
------------------------
PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp khi làm văn nghị luận.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Sự k

File đính kèm:

  • docchuan_kien_thuc_ki_nang_mon_ngu_van_lop_9.doc