Câu hỏi trắc nghiệm Vật lí Lớp 12 - Bài 7: Sóng cơ và sự truyền sóng cơ

Câu 3. Trong sóng cơ, tốc độ truyền sóng là

A. tốc độ lan truyền dao động trong môi trường truyền sóng.

B. tốc độ cực tiểu cửa các phần tử môi trường truyền sóng.

C. tốc độ chuyển động của các phần tử môi trường truyền sóng.

D. tốc độ cực đại của các phần tử môi trường truyền sóng.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng cơ ?

A. Sóng ngang là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua vuông góc với

phương truyền sóng

B. Khi sóng truyền đi, các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua cùng truyền đi theo sóng.

C. Sóng cơ không truyền được trong chân không

D. Sóng dọc là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua trùng với phương

truyền sóng.

Câu 5. Khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng gần nhau nhất và dao động cùng pha với nhau

gọi là

A. Vận tốc truyền sóng B. Chu kỳ C. Tần số D. Bước sóng.

Câu 6. (ĐH 2012). Khi nói về sự truyền sóng cơ trong một môi trường, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Những phần tử của môi trường trên cùng một hướng truyền sóng và cách nhau một số nguyên lần

bước sóng thì dao động cùng pha.

B. Những phần tử của môi trường cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha.

C. Hai phần tử của môi trường cách nhau một phần tư bước sóng thì dao động lệch pha nhau 900.

D. Hai phần tử của môi trường cách nhau một nủa bước sóng thì dao động ngược pha.

pdf 42 trang linhnguyen 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Vật lí Lớp 12 - Bài 7: Sóng cơ và sự truyền sóng cơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi trắc nghiệm Vật lí Lớp 12 - Bài 7: Sóng cơ và sự truyền sóng cơ

Câu hỏi trắc nghiệm Vật lí Lớp 12 - Bài 7: Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
ng là 50cm/s. Gọi d là đường thẳng nằm trên mặt chất lỏng vuông góc với AB tạ M cách A 
một đoạn 3cm. Số điểm cực đại trên d là 
A. 15cm. B. 16cm. C. 17. D. 18. 
Câu 77. Tại 2 điểm A, B cách nhau 13cm trên mặt nước có 2 nguồn sóng đồng bộ, tạo ra sóng mặt nước 
có bước sóng là 1,2cm. M là điểm trên mặt nước cách A và B lần lượt là 12cm và 5cm. N đối xứng với M 
qua AB. Số hyperbol cực đại cắt đoạn MN là 
A. 0. B. 3. C. 2. D. 4. 
Câu 78. Tại 2 điểm A, B cách nhau 13cm trên mặt nước có 2 nguồn sóng kết hợp ngược pha, tạo ra sóng 
trên mặt nước có bước sóng là 1,2cm. M là điểm trên mặt nước cách A và B lần lượt là 12cm và 5cm. N 
đối xứng với M qua AB. Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn MN là 
A. 0. B. 3. C. 2. D. 4. 
Câu 79. hai nguồn kết hợp S1 và S2 giống nhau, S1S2=8cm, f=10Hz.vận tốc truyền sóng 20cm/s. Hai điểm 
M và N trên mặt nước mà S1S2 vuông góc với MN, MN cắt S1S2 tại C và nằm gần phía S2, trung điểm I 
của S1S2 cách MN là 2cm và MS1=10cm, NS2=16cm. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn MN 
là 
A. 1. B. 2. C. 0. D. 3. 
DẠNG 4. BÀI TOÁN KHOẢNG CÁCH THỎA MÃN MỘT ĐIỀU KIỆN CHO TRƯỚC. 
1. Khoảng cách lớn nhất, nhỏ nhất. 
Câu 80. Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp AB cách nhau 40cm dao động cùng pha. Biết sóng do 
mỗi nguồn phát ra có tần số f=10Hz, vận tốc truyền sóng 2m/s. Gọi M là một điểm nằm trên đường vuông 
góc với AB tại B và M dao đông với biên độ cực đại. Đoạn BM có giá trị lớn nhất là 
A. 20cm B. 30cm C. 40cm D. 50cm. 
Câu 86B. Trên bề ặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp AB cách nhau 100cm dao động cùng pha. Biết sóg 
do mỗi nguồn phát ra có tần sốf=10Hz, vận tốc truyền sóng 3m/s. Gọi M là một điểm nằm trên đường 
vuông góc với AB tại B dao đông với biên độ cực đại. Đoạn BM có giá trị nhỏ nhất là 
A. 5,28cm. B. 10,56cm C. 12cm D. 30cm. 
Câu 81. Biết A và B là 2 nguồn sóng nước giống nhau cách nhau 4cm. Điểm C trên mặt nước (nằm trong 
trường giao thoa) sao cho ABAC ⊥ . Giá trị lớn nhất của đoạn AC để C nằm trên đường cực đại giao thoa 
là 4,2cm. Bước sóng có giá trị bằng bao nhiêu ? 
A. 2,4cm. B. 3,2cm. C. 1,6cm. D. 0,8cm. 
Câu 82. (THPT Đào Duy Từ - Thái Nguyên 2016). Tại hai điểm A và B cách nhau 26cm trên mặt chất 
lỏng có hai nguồn dao động kết hợp, cùng pha, cùng tần số 25Hz. Một điểm C trên đoạn AB cách A là 
4,6cm. Đường thẳng d nằm trên mặt chất lỏng, qua C và vuông góc với AB. Trên đường thẳng d có 13 
điểm dao động với biên độ cực đại. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng bằng 
A. 70cm/s. B. 35cm/s C. 30cm/s. D. 60cm/s 
 Câu 83. Trên bề mặt chất lỏng có 2 nguồn phát sóng kết hợp và dao động đồng pha, cách nhau một 
khoảng O1O2 bằng 40cm. Biết sóng do mỗi nguồn phát ra có f = 10Hz, vận tốc truyền sóng v = 2m/s. Xét 
điểm M thuộc mặt nước nằm trên đường thẳng vuông góc O1O2 với tại O1. Đoạn O1M có giá trị lớn nhất là 
bao nhiêu để tại M có dao động với biên độ cực đại 
A. 20cm. B. 50cm. C. 40cm. D. 30cm. 
Câu 84. Trên mặt thoáng chất lỏng người ta bố trí hai nguồn kết hợp A, B ngược pha nhau và cách nhau 
15cm. Trên đoạn thẳng nối A và B, hai điểm dao động mạnh nhất kế tiếp nhau cách nhau đoạn 0,8cm. Gọi 
M là điểm cực đại nằm trên đường thẳng đi qua A, vuông góc với AB và nằm trong mặt thoáng chất 
lỏng.Khoảng cách nhỏ nhất từ A đến M bằng 
A. 14,72mm. B. 6,125mm. C. 11,25mm. D. 12,025mm. 
Câu 85. (Chuyên ĐH Vinh năm 2017). Trong thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặc nước, hai nguồn kết 
hợp A và B, cách nhau một khoảng AB 11= cm, dao động cùng pha với tần số 16 Hz. Tốc độ truyền sóng 
trên mặt nước là 24 cm/s. Trên đường thẳng vuông góc với AB tại B, khoảng cách lớn nhất giữa vị trí cân 
bằng trên mặt nước của hai phần tử dao động với biên độ cực đại xấp xỉ 
A. 39,59 cm. B. 71,65 cm. C. 79,17cm . D. 45,32 cm. 
Câu 86. (THPT Thanh Oai – Hà Nội – 2016). Phương trình sóng tại hai nguồn là ( )cos 20u a t = cm, 
AB cách nha 20cm, vận tốc truyền sóng trên mặt nước là v = 15cm/s. Điểm M nằm trên đường thẳng vuông 
góc với AB tại A và dao động với biên độ cực đại. Diện tích tam giác ABM có giá trị cực đại là 
A.
21325,8cm . B. 22651,6cm C. 23024,3cm D. 21863,6cm . 
Câu 87. Trong thí nghiệm giao thoa sóng mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 8cm dao động cùng 
pha với tần số f 20Hz= . Tại điểm M trên mặt nước cách AB lần lượt những khoảng d1 = 25cm, d2 = 
20,5cm dao động với biên độ cực đại, giữa M và đường trung trực của AB có hai dãy cực đại khác. Điểm 
C cách A khoảng L thỏa mãn CA vuông góc với AB. Giá trị cực đại của L để điểm C dao động với biên 
độ cực đại bằng 
A. 24,9cm. B. 23,7cm. C. 17,3cm. D. 20,6cm. 
Câu 87BS. (TXQT 2020). Trong thí nghiệm giao thoa sóng nước với hai nguồn kết hợp, cùng pha, đặt tại 
hai điểm A, B cách nhau 20 cm. Biết sóng truyền trên mặt nước có bước sóng bằng 4cm. C là một cực đại 
giao thoa sao cho ba điểm A, B, C tạo thành tam giác vuông tại C. Diện tích nhỏ nhất của tam giác ABC 
có giá trị bằng 
 A. 96 cm. B. 84 cm. C. 36 cm. D. 64 cm 
Câu 88. (Sở GD Quảng Bình 2019). Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 34 
cm dao động cùng pha, cùng chu kì 0,1 s. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng 80 cm/s. Xét 3 điểm 
M, N, Q nằm trên tia By vuông góc với AB tại B. Điểm M là điểm dao động với biên độ cực đại và cách B 
một đoạn nhỏ nhất, N là điểm có biên độ cực đại và cách B một đoạn xa nhất, Q là trung điểm của MN. 
Điểm Q cách B một khoảng xấp xỉ bằng 
A. 29 cm. B. 35 cm. C. 48 cm. D. 33 cm. 
2. Khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất của điểm nằm trên đường thẳng song song với hai nguồn. 
Câu 99B. Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động cùng pha, 
cùng tần số, cách nhau AB = 8cm tạo ra hai sóng kết hợp có bước sóng  = 2cm. Trên đường thẳng song 
song với AB và cách AB một khoảng là 2cm, khoảng cách ngắn nhất từ giao điểm C của với đường trung 
trực của AB đến điểm M dao động với biên độ cực tiểu là 
A. 0,43 cm. B. 0,64 cm C. 0,56 cm. D. 0,5 cm. 
Câu 89. Trong thí nghiệm với 2 nguồn phát sóng giống nhau A và B trên mặt nước, khoảng cách 2 nguồn 
AB =16cm. hai sóng truyền đi với bước sóng  = 4cm. Xét đường thẳng xx’ song song với AB, cách AB 
một khoảng 5 3 cm. Gọi C là giao điểm của xx’ với trung trực của AB. Khoảng cách ngắn nhất từ C đến 
điểm dao động với biên độ cực đại trên xx’ là 
A.2cm. B. 3cm. C. 2,88cm. D. 4cm. 
Câu 90. Trên mặt thoáng chất lỏng, tại A và B cách nhau 20cm, người ta bố trí hai nguồn đồng bộ có tần 
số 20Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt thoáng chất lỏng v=50cm/s. Hình vuông ABCD nằm trên mặt thoáng 
chất lỏng, I là trung điểm của CD. Gọi điểm M nằm trên CD là điểm gần I nhất dao động với biên độ cực 
đại. Khoảng cách từ M đến I bằng 
A. 1,25cm. B. 2,8cm. C. 2,5cm. D. 3,7cm. 
1O 2O
Câu 91. Tại hai điểm A và B trên mặt nước cách nhau 8 cm có hai nguồn kết hợp dao động với phương trình: 
1 2u u acos40 t(cm)= = , tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 30cm/s. Xét đoạn thẳng CD = 4cm trên mặt nước 
có chung đường trung trực với AB. Khoảng cách lớn nhất từ CD đến AB sao cho trên đoạn CD chỉ có 3 điểm 
dao dộng với biên độ cực đại là 
A. 3,3 cm. B. 6 cm. C. 8,9 cm. D. 9,7 cm. 
Câu 92. (Thi thử THPT Cẩm Bình – 2016). Tại mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B phát sóng kết hợp, 
AB = 8cm. Gọi M,N là hai điểm thuộc mặt chất lỏng sao cho MN = 4cm và ABMN là hình thang cân (AB 
// MN). Bước sóng trên mặt chất lỏng do các phần tử phát ra là 1cm. Để trong đoạn MN có đúng 5 điểm 
dao động với biên độ cực đại thì diện tích lớn nhất của hình thang là 
A.18 5 cm2 . B.9 5 cm2. C. 6 3 cm2 . D.18 3 cm2 . 
Câu 93. . Trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng giống nhau A, B cách nhau 44 cm. M, N là hai điểm 
trên mặt nước sao cho ABMN là hình chữ nhật. Bước sóng của sóng trên mặt chất lỏng do hai nguồn phát 
ra là 8 cm. Khi trên MN có số điểm dao động với biên độ cực đại nhiều nhất thì diện tích hình nhữ nhật 
ABMN lớn nhất có thể là 
A. 184,8 mm2. B. 184,8 cm2. C. 260 cm2. D. 260 mm2. 
Câu 94. Trên mặt nước có hai nguồn đồng bộ tại A và B cách nhau AB = 30 cm. Sóng do mỗi nguồn phát 
ra có bước sóng 4 cm. Đường thẳng d thuộc mặt nước song song với đường thẳng AB và cách AB một 
đoạn là 20 cm. Trung trực của đoạn AB cắt d tại I. Điểm M thuộc d và dao động với biên độ cực đại sẽ 
cách I một khoảng lớn nhất là 
A. 55,35 cm. B. 38,85 cm. C. 53,85 cm. D. 44,56 cm. 
3. Khoảng cách lớn nhất nhỏ nhất của một điểm nằm trên đường tròn. 
Câu 95. Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước hai nguồn giống hệt nhau A và B cách nhau 8 cm, 
tạo ra sóng trên mặt nước với bước sóng 2 cm. Điểm M trên đường tròn đường kính AB (không nằm trên 
trung trực của AB) thuộc mặt nước gần đường trung trực của AB nhất dao động với biên độ cực đại. M 
cách A một đoạn nhỏ nhất và lớn nhất lần lượt là 
A. 4,57cm và 6,57cm. B. 3,29 cm và 7,29 cm. C. 5,13 cm và 6,13 cm. D. 3,95 cm và 6,95 cm. 
Câu 96. Cho hai nguồn sóng kết hợp đồng pha S1 và S2 tạo ra hệ giao thoa sóng trên mặt nước. Xét đường 
tròn tâm S1 bán kính S1S2. M1 và M2 lần lượt là cực đại giao thoa nằm trên đường tròn, xa S2 nhất và gần 
S2 nhất. Biết M1S2 – M2S2 = 12cm và S1S2 = 10cm. Trên mặt nước có bao nhiêu đường cực tiểu? 
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. 
Câu 97. (THPTQG 2015). Tại mặt nước, hai nguồn kết hợp được đặt ở A và B cách nhau 68 mm, dao 
động điều hòa cùng tần số, cùng pha, theo phương vuông góc với mặt nước. Trên đoạn AB, hai phần tử 
nước dao động với biên độ cực đại có vị trí cân bằng cách nhau một đoạn ngắn nhất là 10 mm. Điểm C là 
vị trí cân bằng của phần tử ở mặt nước sao cho AC BC⊥ . Phần tử nước ở C dao động với biên độ cực đại. 
Khoảng cách BC lớn nhất bằng 
A. 37,6 mm. B. 67,6 mm. C. 64,0 mm. D. 68,5 mm. 
Câu 98. (ĐH 2012). Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, hai nguồn dao động theo phương vuông góc 
với mặt nước, cùng biên độ, cùng pha, cùng tần số 50 Hz được đặt tại hai điểm S1 và S2 cách nhau 10cm. 
Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 75 cm/s. Xét các điểm trên mặt nước thuộc đường tròn tâm S1, bán 
kính S1S2, điểm mà phần tử tại đó dao động với biên độ cực đại cách điểm S2 một đoạn ngắn nhất bằng 
A. 85 mm. B. 15 mm. C. 10 mm. D. 89 mm. 
Câu 99. (Sở GD Bình Thuận 2018). Giao thoa sóng nước với hai nguồn giống hệt nhau A, B cách nhau 
20cm có tần số 50Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1,5m/s. Trên mặt nước xét đường tròn tâm A, 
bán kính AB. Điểm trên đường tròn dao động với biên độ cực đại cách đường thẳng qua A, B một đoạn 
gần nhất là 
A. 19,97mm. B. 15,34mm. C. 18,67mm. D. 17,96mm. 
Câu 100. Hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước do hai nguồn điểm A, B kết hợp và đồng pha, cách 
nhau 48 cm gây ra. Tại điểm M trên mặt nước, với MA vuông góc AB và MA = 36 cm, thì M trên một 
đường cực tiểu giao thoa, còn MB cắt vòng tròn đường kính AB tại N thì N trên một đường cực đại giao 
thoa, giữa M và N chỉ có một đường cực đại giao thoa không tính đường qua N. Bước sóng là 
A. 4,8 cm. B. 9,6 cm. C. 3,2 cm. D. 6,4 cm. 
4. Khoảng cách từ một điểm nằm trên đường tròn đến đường trung trực của đoạn thẳng nối hai 
nguồn. 
Câu 101. Giao thoa sóng nước với hai nguồn giống hệt nhau A, B cách nhau 20cm có tần số f = 50Hz. 
 Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là v = 1,5m/s. Trên mặt nước xét đường tròn tâm A, bán kính AB. Điểm 
trên đường tròn dao động với biên độ cực đại cách đường trung trực một đoạn xa nhất bằng 
A. 22,6 cm. B. 26,1 cm. C. 18,1 cm. D. 23 cm. 
Câu 102. Giao thoa sóng nước với hai nguồn giống hệt nhau A, B cách nhau 20cm có tần số 50Hz. Tốc 
độ truyền sóng trên mặt nước là 1,5m/s. Trên mặt nước xét đường tròn tâm A, bán kính AB. Điểm trên 
đường tròn dao động với biên độ cực đại cách đường thẳng qua A, B một đoạn gần nhất là 
A. 18,67mm. B. 17,96mm. C. 19,97mm. D. 15,34mm. 
DẠNG 5. PHA DAO ĐỘNG CỦA MỘT ĐIỂM DAO ĐỘNG TRÊN ĐƯỜNG TRUNG TRỰC HAI 
NGUỒN. 
Câu 103. (ĐH 2011). Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 18 cm, dao động theo phương 
thẳng đứng với phương trình là uA= uB= acos50πt (với t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng của mặt chất lỏng 
là 50 cm/s. Gọi O là trung điểm của AB, điểm M ở mặt chất lỏng nằm trên đường trung trực của AB và 
gần Onhất sao cho phần tử chất lỏng tại M dao động cùng pha với phần tử chất lỏng tại O. Khoảng cách 
MO là 
A.10cm. B. 2 10 cm. C. 2 2 cm. D.2cm. 
Câu 104. Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, Bcách nhau 16cm, dao động theo phương thẳng đứng 
với phương trình uA = uB=acos(50πt)mm. Tốc độ truyền sóng ở mặt chất lỏng là 50 cm/s. Gọi Olà trung 
điểm của AB, điểmMở mặt chất lỏng nằm trên đường trung trực của AB và gần O nhất sao cho phân tử 
chất lỏng tại M dao động ngược pha với phần tử tại O. Khoảng cách MO là 
A. 17 cm. B.4 cm. C. 4 2 cm. D. 6 2 cm 
Câu 105. (CĐ 2014). Tại mặt một chất lỏng nằm ngang có hai nguồn sóng O1, O2 cách nhau 24 cm, dao 
động điều hòa theo phương thẳng đứng với cùng phương trình u = Acosωt. Ở mặt chất lỏng, gọi d là đường 
vuông góc đi qua trung điểm Ocủa đoạn O1O2, M là điểm thuộc d mà phần tử sóng tại M dao động cùng 
pha với phẩn tử sóng tại O, đoạn OM ngắn nhất là 9 cm. Số điểm cực tiểu giao thoa trên đoạn O1O2 là 
A.18. B.16. C.20. D.14. 
Câu8. Hai nguồn kết hợp S1 và S2cách nhau một khoảng là 11 cm đều dao động theo phương trình u = 
acos(20πt) mm trên mặt nước. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước 0,4 m/s và biên độ sóng không đổi 
khi truyền đi. Hỏi điểm gần nhất dao động ngược pha với các nguồn nằm trên đường trung trực của S1S2 
cách nguồn S1 bao nhiêu ? 
A.32 cm. B.18 cm. C.24 cm. D.6 cm. 
Câu 106. Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 40 cm dao động theo phương thẳng đứng 
với phương trình uA= uB= Acos(l0πt)cm. Tốc độ truyền sóng ở mặt chất lỏng 20 cm/s. Điểm M trên trung 
trực của AB gần A nhất, dao động ngược pha với A cách AB là 
A. 2 69 cm. B.26 cm. C. 2 21 cm. D.22 cm. 
Câu 107. Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp AB cùng pha cách nhau một đoạn 12cm đang dao động 
vuông góc với mặt nước tạo ra sóng với bước sóng 1,6cm. Gọi C là một điểm trên mặt nước cách đều hai 
nguồn và cách trung điểm O của đoạn AB một khoảng 8 cm. Hỏi trên đoạn CO, số điểm dao động ngược 
pha với nguồn là 
A.2. B.3 C.4. D.5 
Câu 108. Trên mặt nước có hai nguồn sóng giống nhau A và B, cách nhau khoảng AB = 12 cm đang dao 
động vuông góc với mặt nước tạo ra sóng có bước sóng λ =1,6 cm. Cvà D là hai điểm khác nhautrên mặt 
nước, cách đều hai nguồn và cách trung điểm O của AB một khoảng 8 cm. Số điểm dao động cùng pha với 
nguồn ở trên đoạn CD là 
A.3. B.10. C.5. D. 6. 
Câu 109. Trên mặt nước có hai nguồn giống nhau A và B, cách nhau 20 cm, đang dao động vuông góc 
với mặt nước tạo ra bước sóng 2 cm. Gọi C là điểm trên mặt nước, cách đều hai nguồn và cách trung điểm 
O của AB một đoạn 16 cm. Số điểm trên đoạn CO dao động ngược pha với nguồn là 
A.5. B.6. C.4. D.3. 
DẠNG 8. LI ĐỘ, VẬN TỐC TẠI HAI THỜI ĐIỂM 
Câu 110. Hai nguồn sóng kết hợp A, B trên mặt thoáng của chất lỏng dao động theo phương trình 
( )4 10A Bu u cos( t ) mm = = Coi biên độ sóng không đổi, tốc độ sóng v = 15cm/s. Hai điểm M1, M2 cùng 
nằm trên một elip nhận A, B làm tiêu điểm có AM1 – BM1 = 1cm và AM2 - BM2 = 3,5cm Tại thời điểm li 
độ của M1 là 3mm thì li độ của M2 tại thời điểm đó là 
A. 3mm. B. -3mm. C. 3− mm. D. 3 3− mm. 
Câu 111. Trên mặt thoáng của chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A, B dao động theo phương trình uA 
= uB = acos20 t (mm). Coi biên độ sóng không đổi, tốc độ truyền sóng v = 60cm/s. Hai điểm M1, M2 
cùng nằm trên một elip nhận A, B làm tiêu điểm có M1A – M1B = -2cm và M2A–M2B = 6cm. Tại thời 
điểm ly độ của M1 là 2 mm thì điểm M2 có li độ 
A. 2cm. B. - 2 2 cm. C. -2cm. D. 2 3 cm. 
Câu 112. (Sở HK1 Sở TT Huế 2017). Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn dao động A và B có phương 
trình lần lượt: A Bu u Acos 20 t= = (cm). Người ta đo được khoảng cách giữa hai điểm đứng yên trên đoạn 
AB là 3cm. Xét hai điểm M1 và M2 trên đoạn AB cách trung điểm H của đoạn AB lần lượt là 0,5cm và 
2cm. Tại thời điểm vận tốc của điểm M1 là 12cm/s thì vận tốc điểm M2 bằng 
A. 4 cm/s. B. 4 3− cm/s. C. 2 3 cm/s. D. 3 2 cm/s. 
Câu 113. (Sở GD Nghệ An 2016). Trên mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp A, B dao động theo phương 
trình ( )cos 20A Bu u a t = = (cm), biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 40 cm/s. Coi biên độ sóng 
không đổi trong quá trình truyền đi. Điểm C, D là hai điểm trên cùng một elip nhận A,B làm tiêu điểm. 
Biết AC – BC = 9 (cm), BD-AD = 56/3 (cm). Tại thời điểm li độ của C là -2cm thì li độ của D là 
A. 3− cm. B. 2 cm. C. 2− cm. D. 3 cm. 
BÀI 9. SÓNG DỪNG 
I.TRẮC NGHIỆM ĐỊNH TÍNH. 
Câu 1. Khi phản xạ trên vật cản cố định, sóng phản xạ trên sợi dây luôn ngược pha với sóng tới tại 
A. mọi điểm trên dây B. trung điểm sợi dây C. điểm bụng D. điểm phản xạ. 
Câu 2. Chọn phát biểu sai khi nói về sóng dừng ? 
A. Điểm bụng là điểm mà sóng tới và sóng phản xạ cùng pha. 
B. Điểm nút là điểm mà sóng tới và sóng phản xạ ngược pha. 
C. Trong sóng dừng có sự truyền pha từ điểm này sang điểm khác. 
D. Các điểm nằm trên một bụng thì dao động cùng pha. 
Câu 3. Một sợi dây hai đầu cố định, sóng phản xạ so với sóng tới tại điểm cố định sẽ không cùng 
A. tần số B. tốc độ C. bước sóng D. pha ban đầu. 
Câu 4. Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ một bụng đến nút gần nó nhất bằng 
A. một số nguyên lần bước sóng B. một nửa bước sóng. 
C. một bước sóng. D. một phần tư bước sóng. 
Câu 5. Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách giữa ba bụng liên tiếp bằng 
A. một số nguyên lần bước sóng B. một nửa bước sóng. 
C. một bước sóng D. một phần tư bước sóng. 
Câu 6. Trên một sợi dây đàn hồi có chiều dài l, hai đầu dây cố định và đang có sóng dừng. Trên dây có 
một bụng sóng. Biết vận tốc truyền sóng trên dây là v không đổi. Tần số của sóng là 
A.
2
v
l
. B.
4
v
l
. C.
2v
l
. D. 
v
l
. 
Câu 7. (CĐ 2012). Khi nói về sự phản xạ của sóng cơ trên vật cản cố định, phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Tần số của sóng phản xạ luôn lớn hơn tần số của sóng tới. 
B. Sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ. 
C. Tần số của sóng phản xạ luôn nhỏ hơn tần số của sóng tới. 
D. Sóng phản xạ luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ. 
Câu 8. Chọn phát biểu sai. Trong sóng dừng? 
A. vị trí các nút luôn cách đầu cố định những khoảng bằng số nguyên lần nửa bước sóng. 
B. vị trí các bụng luôn cách đầu cố định những khoảng bằng số nguyên lẻ lần một phần tư bước sóng. 
C. Hai điểm đối xứng qua nút luôn dao động cùng pha. 
D. Hai điểm đối xứng bụng luôn dao động cùng pha. 
Câu 9. Chọn phát biểu sai khi nói về sóng dừng ? 
A. Ứng dụng của sóng dừng là đo tốc độ truyền sóng. 
B. Khoảng thời gian giữa hai lần sợi dây duỗi thẳng là nửa chu kì. 
 C. Khoảng cách giữa một bụng và một nút liên tiếp là một phần tư bước sóng. 
D. Biên độ của bụng là 2a, bề rộng của bụng là 4a nếu sóng tới có biên độ là#a. 
Câu 10. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì 
A. nguồn phát sóng ngừng dao động còn các điểm trên dây vẫn dao động. 
B. trên dây có các điểm dao động mạnh xen kẽ với các điểm đứng yên. 
C. trên dây chỉ còn sóng phản xạ, còn sóng tới bị triệt tiêu. 
D. tất cả các điểm trên dây đều dừng lại không dao động. 
Câu 11. Ta quan sát thấy hiện tượng gì khi trên một sợi dây có sóng dừng? 
A. Tất cả các phần tử của dây đều đứng yên. 
B. Trên dây có những bụng sóng xen kẽ với nút sóng. 
C. Tất cả các phần tử trên dây đều dao động với biên độ cực đại. 
D. Tất cả các phần tử trên dây đều chuyển động với cùng tốc độ. 
Câu 12. Sóng dừng xảy ra trên dây đàn hồi có hai đầu cố định khi 
A. chiều dài của dây bằng một phần tư bước sóng. 
B. bước sóng gấp ba chiều dài của dây. 
C. chiều dài của dây bằng một số nguyên lần nửa bước sóng. 
D. chiều dài của dây bằng một số lẻ lần nửa bước sóng. 
Câu 13. Sóng truyền trên một sợi dây đàn hồi có hai đầu cố định với bước sóng λ. Muốn có sóng dừng trên 
dây thì chiều dài của dây có thể nhận giá trị nào sau đây? 
A. 
2

= . B. 
3

= C. 
4

= D. 2=  . 
Câu 14. Xét sóng dừng trên 

File đính kèm:

  • pdfcau_hoi_trac_nghiem_vat_li_lop_12_bai_7_song_co_va_su_truyen.pdf