Câu hỏi thông hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Sang thu"
Câu 1. Hãy giải thích từ “chùng chình” và nêu cách hiểu của mình về hình ảnh “sương chùng chình” ? Một tác giả khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng sử dụng từ “ chùng chình” trong sáng tác của mình. Đó là tác phẩm nào, của ai?
Gợi ý:
- Nghĩa từ “chùng chình”: cố ý chậm lại.
- Hình ảnh “sương chùng chình qua ngõ”
+ Từ láy gợi tả hình ảnh cụ thể màu sương giăng mắc trong không gian vườn, ngõ, sự chuyển động chậm rãi => phải tinh tế mới cảm nhận được.
+ Phép nhân hóa: khiến người ta liên tưởng tới sự bâng khuâng, lưu luyến, tiếc nuối dùng dằng chẳng muốn đi mau của thời gian đứng trước ngõ vào thu cũng như của đời người.
+ Phép nhân hóa kết hợp với từ tượng hình diễn tả thời điểm sang thu với những chuyển biến nhẹ nhàng mà giàu sức biểu cảm
- Tác phẩm: “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu
Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi thông hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Sang thu"
CÂU HỎI THÔNG HIỂU "SANG THU" Câu 1. Hãy giải thích từ “chùng chình” và nêu cách hiểu của mình về hình ảnh “sương chùng chình” ? Một tác giả khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng sử dụng từ “ chùng chình” trong sáng tác của mình. Đó là tác phẩm nào, của ai? Gợi ý: - Nghĩa từ “chùng chình”: cố ý chậm lại. - Hình ảnh “sương chùng chình qua ngõ” + Từ láy gợi tả hình ảnh cụ thể màu sương giăng mắc trong không gian vườn, ngõ, sự chuyển động chậm rãi => phải tinh tế mới cảm nhận được. + Phép nhân hóa: khiến người ta liên tưởng tới sự bâng khuâng, lưu luyến, tiếc nuối dùng dằng chẳng muốn đi mau của thời gian đứng trước ngõ vào thu cũng như của đời người. + Phép nhân hóa kết hợp với từ tượng hình diễn tả thời điểm sang thu với những chuyển biến nhẹ nhàng mà giàu sức biểu cảm - Tác phẩm: “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu Câu 2: -Giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ? - Em hãy giải thích từ “dềnh dàng” và nêu cách hiểu của mình về hình ảnh “ Sông được lúc dềnh dàng ” ? Gợi ý: - Nhan đề “Sang thu”: + Với phép đảo ngữ, đảo động từ “sang”lên trước danh từ “thu” thể hiện sự vận động trong bước đi của thiên nhiên phút gia mùa, cả sự vận động trong suy nghĩ của tác giả + Nhan đề cũng thể hiện một hồn thơ nhạy cảm,tinh tế của tác giả Hữu Thỉnh - Giải thích từ dềnh dàng : chậm chạp, thong thả -Cách hiểu về hình ảnh “Sông được lúc dềnh dàng” - NT: Nhân hóa,từ láy gợi hình , sự quan sát tỉ mỉ của tác giả -> Tả dòng sông trôi chậm. Dòng sông không cuồn cuộn, dữ dội như những ngày mưa lũ mùa hạ mà trôi một cách dềnh dàng, thong thả. Chuyển động của dòng nước như có phần chậm lại. Câu thơ gợi suy nghĩ trầm tư, sự chuyển mình khi thu về,đó là trạng thái hòa nhập,đắm chìm với phút giao mùa của cảnh vật. =>Cảnh vật sang thu thấp thoáng hồn người sang thu. Câu 3: Trong bài thơ “Sang thu”, nhà thơ Hữu Thỉnh có viết: “Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.” 1. Tìm và nêu tác dụng của những từ chỉ mức độ trong những câu thơ trên? 2. Hãy chỉ rõ những lớp nghĩa trong 2 câu thơ kết thúc bài thơ? Gợi ý: 1. - Các từ chỉ mức độ vẫn còn, vơi dần, bao nhiêu, bớt. - Tác dụng: diễn tả sự chuyển biến của các hiện tượng tự nhiên: hạ nhạt dần, thu đậm nét => sự quan sát tinh tế, tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ. 2. Có hai lớp nghĩa: - Lớp nghĩa 1: Tả thực về thiên nhiên (Hiện tượng sấm, hình ảnh hàng cây) lúc sang thu - Lớp nghĩa 2: Ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng + Sấm: mang ý nghĩa biểu tượng cho những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời. + Hàng cây đứng tuổi: biểu tượng cho con người từng trải. => Suy ngẫm về con người và cuộc đời Câu 4: Một bạn học sinh chép khổ thơ đầu bài “Sang thu” như sau: Bỗng nhận ra hương ổi Thổi vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về. Em hãy cho biết bạn học sinh đó đã chép sai từ nào trong khổ thơ so với văn bản. Hãy chép lại khổ thơ cho đúng từ đó.Việc bạn chép sai như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến ý nghĩa của câu thơ?Xác định tình thái từ trong khổ thơ em vừa chép. Cho biết ý nghĩa của tình thái từ đó. Gợi ý:- Bạn học sinh chép sai từ “thổi”.Việc chép sai như vậy có ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu thơ vì từ “thổi” cũng là động từ nhưng không gợi được sự tinh tế trong cảm nhận, không gợi được tốc độ mạnh của hương ổi như sánh lại, nồng nàn trong làn gió lan tỏa khắp không gian ngõ xóm đường làng như từ "phả" -Từ tình thái: “Hình như” ->Ý nghĩa: gợi cảm giác hoài nghi, tâm trạng bâng khuâng ngỡ ngàng, bối rối của nhà thơ khi thu về còn mơ hồ mong manh. Câu 5: Lý giải vì sao bài thơ “Sang thu” chỉ có một dấu chấm câu duy nhất ở cuối bài? Gợi ý:Cả bài thơ chỉ có 1 dấu chấm duy nhất ở cuối bài: - Dụng ý nghệ thuật. Dòng cảm xúc miên man, liền mạch. - Sự vận động của thiên nhiên trong phút giao mùa: Thu dần dần hiện hữu. Câu 6: Tại sao tác giả lại đặt tên nhan đề bài thơ là “Sang thu” mà không phải là “Thu sang”? Gợi ý:Cách đặt nhan đề bài thơ: - Nhan đề bài thơ sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, đảo động từ “sang” lên trước danh từ “thu” - Cách đặt nhan đề như vậy thể hiện sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước tín hiệu giao mùa, gợi sự vận động nhẹ nhàng của thời gian cũng như của lòng người. - Nếu đặt là “Thu sang” có nghĩa là mùa thu đã sang hẳn rồi, sẽ không phù hợp với cảm xúc của bài thơ. Câu 7: Hình ảnh “sấm” và “hàng cây đứng tuổi” là tả thực hay ẩn ý điều gì? Hãy làm rõ điều đó. Gợi ý: Vừa tả thực vừa có ý nghĩa tượng trưng: - Tả thực: + Sang thu sấm thưa và nhỏ dần, không đủ sức lay động hàng cây đã bao mùa thay lá. Đó là hiện tượng thiên nhiên. + Nghệ thuật nhân hóa: “bất ngờ” và “ đứng tuổi” là những từ ngữ thể hiện trạng thái của con người. - Ý nghĩa tượng trưng: + Sấm mang ý nghĩa biểu tượng cho giông tố những biến động của cuộc đời. + Hàng cây đứng tuổi là biểu tượng cho sự từng trải, chín chắn của con người. - Nghệ thuật ẩn dụ:Sau những bão táp của cuộc đời, những con người từng trải sẽ vững vàng hơn trước những thử thách của cuộc đời.( Khi còn trẻ tuổi con người thường sôi nổi, nhiệt huyết và đôi khi bồng bột. khi có tuổi thường điềm tĩnh, vững vàng.) Câu 8: Khi diễn tả những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt của thiên nhiên đất trời trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu, tác giả Hữu Thỉnh đã viết: “ Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã ” Gọi tên và phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong cặp câu thơ trên ? Gợi ý:a. BPNT: - Nhân hóa: Sông - dềnh dàng, chim - vội vã - Phép đối: dềnh dàng >< vội vã. b. Tác dụng: - Hai câu thơ đã miêu tả sự vận động của thiên nhiên đất trời lúc sang thu. - Dòng sông mùa thu khác với dòng sông của mùa hạ, nó không cuồn cuộn nước lũ, đục ngầu phù sa mà nhẹ nhàng, êm trôi. Dòng sông như trầm mình, như lắng lại, ngẫm ngợi, suy tư. Hữu Thỉnh đã thổi vào con sông kia một nét tâm hồn rất con người. - Trái ngược với cái dềnh dàng của dòng sông là cái “ vội vã” của cánh chim bay về phương Nam tránh rét. Không phải đang, đã mà là bắt đầu vội vã. Hai chữ bắt đầu cho thấy nhà thơ đã chớp được cái khoảng khắc trong sự chuyển mình của những cánh chim đang bay. Câu 9:Đọc kĩ khổ thơ sau và trả lời câu hỏi: “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về” Từ “phả” trong khổ thơ thuộc từ loại gì? Nêu ý nghĩa của từ “phả” trong khổ thơ đó. Gợi ý: - Từ “phả” thuộc từ loại động từ - Ý nghĩa: thể hiện cảm nhận tinh tế của nhà thơ gợi hương ổi như sánh lại, nồng nàn, xộc vào làn gió, lan tỏa khắp không gian ngõ xóm, đường làng. Câu 10:Cho khổ thơ sau: “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về” Trong chương trình Ngữ văn 9 - THCS, một tác phẩm khác có từ “chùng chình”. Đó là tác phẩm nào? Của ai? Em hiểu “chùng chình” trong hai tác phẩm đó có ý nghĩa như thế nào? Gợi ý:-Từ “chùng chình” trong khổ thơ trên là: động từ. - Trong chương trình Ngữ văn 9, một tác phẩm khác có từ “chùng chình” là “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu. + Giải nghĩa từ : “chùng chình” trong câu thơ “ sương chùng chình” – cố ý đi đi chậm lại => nghệ thuật nhân hóa , gợi hình ảnh làn sương mỏng , nhẹ giăng mắc nơi đường thôn, ngõ xóm như cố ý di chậm lại, như lưu luyến, bịn rịn, bâng khuâng +“Chùng chình” trong Bến quê của Nguyễn Minh Châu : chỉ sự chậm chạp, bỏ lỡ cơ hội => Mang nghĩa ẩn dụ , thể hiện điều suy ngẫm của tác giả : trong cuộc đời con người nhiều lúc khó tránh được những cái sa đà, chậm chạp, khiến người ta mất đi cơ hội duy nhất . Từ đó nhà văn muốn thức tỉnh ta đừng sa vào những điều vòng vèo, chùng chình để hướng đến những giá trị đích thực vốn giản dị , gần gũi, bền vững của cuộc sống Câu 11: Cho khổ thơ sau: “ Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu.” Hình ảnh “đám mây” trong khổ thơ rất đặc sắc. Em hãy nêu cảm nhận của mình về hình ảnh thơ này? Gợi ý:Hình ảnh đám mây: là hình ảnh thơ đẹp và độc đáo tô đậm sự biến chuyển của đất trời trong khoảnh khắc giao mùa. + Nghệ thuật nhân hóa kết hợp và động từ “vắt” diễn tả đám mây có dáng hình mềm mại như dải lụa trên bầu trời. + Ranh giới vô hình giữa hạ và thu tựa hồ như ranh giới cụ thể. + Gợi liên tưởng: Đám mây mới chỉ vắt được nửa mình sang thu; nửa còn lại vẫn bị mùa hạ níu giữ, hay vẫn còn lưu luyến thời chưa xa, chưa thành quá khứ => giao thời của cuộc sống. => Cảm nhận tinh tế, khác lạ, cảm xúc say sưa, yêu thiên nhiên.
File đính kèm:
- cau_hoi_thong_hieu_ngu_van_lop_9_van_ban_sang_thu.docx