Câu hỏi thông hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Phần: Truyện hiện đại

ĐỀ 1. Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:

“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm cái điều nhục nhã ấy!.(5)”

Câu hỏi

Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2: “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều “nhục nhã” được nói đến là điều gì?

Câu 3: Trong đoạn trích trên, những câu văn nào là lời trần thuật của tác giả, những câu văn nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?

 

docx 60 trang linhnguyen 20/10/2022 1100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi thông hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Phần: Truyện hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi thông hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Phần: Truyện hiện đại

Câu hỏi thông hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Phần: Truyện hiện đại
hính tả, dùng từ đặt câu.
 - Nội dung : Đoạn văn phải đảm bảo các ý: 
* Ông Ba nghĩ “chỉ có tình cha con là không thể chết được” vì:
 + Trong giây phút hấp hối cuối cùng, điều mà ông Sáu nghĩ đến vẫn là chiếc lược ngà chưa trao được cho con. 
+ Sự sống trong ông đang lụi tàn nhưng tình cha con lại đang bùng lên mãnh liệt hơn bao giờ hết. 
* Ông Ba “không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn của ông Sáu” vì: 
+ Đó là cái nhìn của một người sắp ra đi, cái nhìn gửi gắm vào đó tất cả những tình cảm cháy bỏng của mình. 
+ Đó là ánh mắt chứa đựng muôn vàn yêu thương, chứa đựng cả nỗi đau xót khi không còn gặp lại đứa con gái. Ánh mắt chứa đựng cả tình yêu mãnh liệt nhờ ông Ba gửi tới con gái, là mệnh lệnh thiêng liêng trao cho đồng đôi “anh hãy trao cây lược cho bé Thu”. 
+ Đó là đôi mắt không bao giờ chết cũng như tình cha con mãi mãi tồn tại. Chiến tranh có thể cướp đi sự sống nhưng không thể hủy diệt tình cảm phụ tử mãnh liệt, thiêng liêng.
ĐỀ 4 : Dưới đây là đoạn trích trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng):
 Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà.
Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.
– Thôi! Ba đi nghe con! – Anh Sáu khe khẽ nói.
Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
– Baaaba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang tay ôm chặt lấy cổ ba nó.
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2014).
Câu hỏi: 
Trong truyện ngắn Chiếc lược ngà, những tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu?
Chỉ ra 2 lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên và chuyển chúng thành những lời dẫn gián tiếp.
Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ tình cảm cha con sâu nặng, cảm động của ông Sáu và bé Thu trong cảnh chia tay, trong đó có sử dụng kiểu câu phủ định mang ý nghĩa khẳng định và phép lặp để liên kết (gạch dưới câu phủ định mang ý nghĩa khẳng định và các từ ngữ được sử dụng trong phép lặp)
GỢI Ý: 
Câu 1
– Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách nhưng bé Thu không nhận ra cha, đến lúc bé nhận ra cha và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi. 
– Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con nhưng chưa kịp trao thì ông đã hi sinh. 
Câu 2
– Học sinh chỉ đúng 2 lời dẫn trực tiếp 
– Chuyển thành lời dẫn gián tiếp đạt yêu cầu 
Câu 3
* Đoạn văn diễn dịch
– Phần mở đoạn đạt yêu cầu 
– Phần thân đoạn gồm khoảng 12 câu với đầy đủ dẫn chứng và lí lẽ để làm rõ: tình cảm cha con sâu nặng, đầy cảm động của ông Sáu và bé Thu trong cảnh chia tay
+ Tình huống éo le: ông Sáu phải vào chiến trường sau ba ngày phép, lúc này bé Thu mới nhận ra ba 
+ Tình yêu thương mãnh liệt bé Thu dành cho ba thể hiện ở các chi tiết như tiếng gọi ba, cử chỉ, hành động dành cho ba 
+ Tình yêu thương con sâu sắc ở ông Sáu biểu lộ qua những chi tiết
diễn tả tâm trạng, cử chỉ, đặc biệt là ánh nhìn của ông dành cho con
 Từ những cảm nhận trên, cần khẳng định thành công của tác giả trong việc tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật nhằm làm nổi bật tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của  chiến tranh. 
ĐỀ 5: Cho đoạn trích:
“Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!”. Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”. (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.196)
Câu hỏi: 
Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm nào, tác giả ai?
Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích?
Kể tên hai nhân vật được người kể chuyện nhắc tới trong đoạn trích?
Xác định thành phần khởi ngữ trong câu: “Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”.
GỢI Ý:
Câu 1. Tên tác phẩm: Chiếc lược ngà 
Tên tác giả: Nguyễn Quang Sáng 
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 
Câu 3: Tên 2 nhân vật được nhắc tới: Anh Sáu, bé Thu 
Câu 4: Thành phần khởi ngữ: Còn anh
LẶNG LẼ SAPA
ĐỀ 1: Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
“ Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe. Giữa lúc đó, xe dừng sít lại. Hai ba người kêu lên một lúc:
- Cái gì thế ?
Bác lái xe xướng to:
- Cho xe nghỉ một lúc lấy nước. Luôn tiện bà con lót dạ. Nửa tiếng, các ông, các bà nhé.
Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, người lái xe quay sang nhà họa sĩ nói vội vã:
- Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn.”
                                            (Ngữ văn 9, tập I)
Câu hỏi
a) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b) Nhân vật được giới thiệu là "người cô độc nhất thế gian" trong tác phẩm đó là nhân vật nào? Vì sao nhân vật đó lại được giới thiệu là "cô độc nhất thế gian"?
c) Các lời thoại của bác lái xe trong đoạn trích là cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp? 
d) Trong câu “Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng.”, từ “đầu” nào dùng theo nghĩa gốc và từ “đầu” nào dùng theo nghĩa chuyển? 
GỢI Ý:
a. - Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa"
- Tác giả Nguyễn Thành Long
b. - Nhân vật được giới thiệu là "người cô độc nhất thế gian" trong tác phẩm đó là nhân vật Anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu .
- Sở dĩ anh được giới thiệu là "người cô độc nhất thế gian" bởi: anh sống và làm việc một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm chỉ có cây cối và mây mù bao phủ, đã bốn năm anh chưa về nhà, anh "thèm người" đến nỗi có lần phải chặt cây chắn đường chặn xe mong gặp người để trò chuyện.
c.- Các lời thoại của nhân vật Bác lái xe trong đoạn văn trên là lời dẫn trực tiếp
d. - Từ "đầu" trong cụm từ "cao quá đầu" là từ nghĩa gốc
- Từ "đầu" trrong cụm từ  "nhô cái đầu màu hoa cà" là từ ngữ nghĩa chuyển
ĐỀ 2: Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi:
Công việc của cháu cũng quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn này thôi.(.). Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu() Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất. Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm: bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được”. 
 (Ngữ văn 9, tập I )
Câu hỏi
Câu 1: Nêu ngắn gọn công việc của anh thanh niên? Nhận xét về công việc của anh.
Câu 2: Xét về cấu tạo, các câu văn “Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi.” Trong đoạn trích trên thuộc kiểu câu gì? Tại sao tác giả lại sử dụng kiểu câu đó?
Câu 3 Biện pháp tu từ chính nào được thể hiện trong các câu văn sau: "Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy." Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
Gợi ý: 
1. - Công việc : Làm công tác khí tg thủy văn kiêm vật lý địa cầu- một công việc thầm lặng nhưng đòi hỏi sự kiên trì, tính chính xác và kỉ luật cao. => Anh rất yêu nghề, sống có lý tưởng.
2. c1 : câu đặc biệt. C2 câu rút gọn chủ ngữ.
3. - Biện pháp tu từ so sánh: “ gió giống như những nhát chổi muốn quét đi tất cả..
- Biện pháp nhân hóa: “ .... nó như bị chặt ra từng khúc...” 
- Tác dụng: Khắc họa sâu sắc sự vất vả, cô đơn của anh thanh niên trong công việc. 
ĐỀ 3: Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi:
"Phải, người họa sĩ già vừa nói chuyện, tay vừa hí hoáy vào cuốn sổ tì lên đầu gối. Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội họa trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời. Ông thấy ngòi bút của ông bất lực trên từng chặng đường đi nhỏ của ông, nhưng nó như là một quả tim nữa của ông, hay chính là quả tim cũ được “đề cao” lên, do đó mà ông khao khát, mà ông yêu thêm cuộc sống. Thế nhưng, đối với chính nhà họa sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan. Làm một bức chân dung, phác họa như ông làm đây, hay rồi vẽ dầu, làm thế nào làm hiện lên được mẫu người ấy? Cho người xem hiểu được anh ta, mà không phải hiểu như một ngôi sao xa? Và làm thế nào đặt được chính tấm lòng của nhà họa sĩ vào giữa bức tranh đó? Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận sự thử thách."
 ( Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sapa)
Câu hỏi
Câu 1: đoạn trích trên nói về ai? Trong đoạn trích trên chủ yếu sử dụng kiểu ngôn ngữ nào?
Câu 2: Ghi lại 1 câu văn trong đoạn trích có thành phần biệt lập và cho biết đó là thành phần biệt lập nào?
Câu 3: Bộ phận in đậm trong câu văn “Ông thấy cuộc sống” sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
Câu 4: Trình bày cảm nhận của em về nhân vật người họa sĩ già trong đoạn trích trên bằng 01 đoạn văn diễn dịch (khoảng 10 dòng).
Gợi ý: 
1. đoạn trích trên nói về ông họa sĩ. Đoạn trích chủ yếu sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
2. “Chao ôi ta bắt gặp..chặng đường dài”. TPBL chao ôi- TPCT.
3. sd biện pháp so sánh.
Td: cho thấy tầm quan trọng của ngòi bút người họa sĩ già trong việc tạo nên sự sống đích thực của cđ ông.
4. Ông có những suy nghĩ rất đẹp về nghệ thuật và con người:
- Ông là một người nghệ sĩ chân chính luôn khao khát nghệ thuật, khát khao sáng tác. Luôn tìm kiếm vẻ đẹp trong cuộc sống để đưa vào nghệ thuật.
- Ông luôn trăn trở phải vẽ được cái gì mà suốt đời mình thích.
- Ông là người nghệ sĩ nhiều kinh nghiệm và óc quan sát tinh tế: (căn phòng, vườn hoa và chân dung anh thanh niên đều được miêu tả qua lăng kính của người họa sĩ).
ĐỀ 4: Cho đoạn trích sau : . . ."Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận sự thử thách . . .”
Câu 1 Những câu văn trên được rút ra từ tác phẩm nào, của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ấy? Nhà văn trần thuật câu chuyện theo điểm nhìn của nhân vật nào? Cách trần thuật đó góp phần như thế nào để tạo nên sự thành công của truyện?
Câu 2. Xác định một thành phần biệt lập và một phép liên kết câu trong đoạn trích đó.
Câu 3. Từ nội dung đoạn trích trên đây, em hãy nhận xét, đánh giá về nhân vật ông bằng 3 câu văn.
GỢI Ý
Câu 1: HS nêu đúng 
- Tên tác phẩm: "Lặng lẽ Sa Pa" - Tác giả: Nguyễn Thành Long 
- Hoàn cảnh sáng tác: Sau chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè năm 1970 của tác giả; khi đó miền Bắc tiến lên xây dựng CNXH, xây dựng cuộc sống mới, là hậu phương lớn cho miền Nam chống M cứu nước. 
Nhà văn trần thuật câu chuyện theo điểm nhìn của nhân vật ông hoạ sĩ 
Tác dụng: + Chân dung nhân vật chính là anh thanh niên được hiên dần lên một cách khách quan, chân thực, có chiều sâu tư tưởng, nổi bật chất trữ tình qua sự cảm nhận tinh tế của một con người từng trải, có con mắt nghệ thuật.
+ Có thể chủ động điều chỉnh nhịp kể (hoặc có thể kể một cách linh hoạt), xen vào nội dung kể những dòng suy nghĩ bình luận, cảm xúc để câu chuyện có chiều sâu tư tưởng, góp phần làm rõ chủ đề câu chuyện: Ca ngợi những con người lao động âm thầm lặng lẽ, cống hiến hết sức mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Câu 2; Thành phần biệt lập cảm thán: Chao ôi 
Phép liên kết nối: Mặc dù vậy
Câu 3: HS diễn đạt bằng một vài câu văn đúng ngữ pháp, với nội dung nhận xét đánh giá: ông hoạ sĩ là người khao khát, quyết tâm tìm đối tượng cái đẹp của nghệ thuật hội hoạ trong cuộc sống con người
ĐỀ 5: Đọc đoạn trích sau:
Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ồ” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong, ngay lúc dưới chân kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mát e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên nhứ với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.
(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9)
Câu 1: Cô họa sĩ trong đoạn văn trên giữ vai trò như thế nào trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa?
Câu 2: Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm?
Câu 3: Đoạn văn trên giúp em hiểu gì về nhân vật anh thanh niên – nhân vật chính trong truyện?
Câu 4.Vì sao ông họa sĩ rất bất ngờ, ngạc nhiên?
Câu 5: Ứng xử của anh thanh niên trong đoạn văn trên đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Từ nhận xét đó, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về cách ứng xử đối với mọi người trong cuộc sống bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi.
GỢI Ý
Câu 1:
- Góp phần làm nổi bật tư tưởng, chủ đề của truyện
- Làm nổi bật vẻ đẹp của anh thanh niên
- Cô cũng là một đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của thanh niên thế hệ lúc bấy giờ
Câu 2:
“Lặng lẽ Sa Pa” : Đảo ngữ ⟶ Gợi:
+ Khung cảnh êm đềm, thanh tĩnh của miền đất Sa Pa.
+ Ẩn dụ: Vẻ đẹp của con người và cuộc sống Sa Pa. (Cuộc sống thanh bình, con người khiêm nhường). Những vẻ đẹp ấy tiềm ẩn, lắng xuống chiều sâu chứ không khoa trương, ồn ã.
Câu 3: Anh thanh niên là một người có tinh thần trách nhiệm trong cuộc việc; là người gọn gàng, biết thu xếp cuộc sống, là người lạc quan, yêu đời.
 Câu 4: Ông họa sĩ bất ngờ vì:
-Cách nhìn nhận đánh giá về anh thanh niên của ông họa sĩ có sự thay đổi: từ chưa hiểu đến hiểu và cảm phục. Lúc đầu, ông chưa gặp, chưa hiểu về anh thanh niên. Sau đó ông được chứng kiến, được nghe và cảm nhận về anh.
-Anh còn trẻ, sống một mình nhưng rất gọn gàng, ngăn nắp, khoa học 
Câu 5: 
1. Giới thiệu vấn đề
2. Giải thích vấn đề
Ứng xử: cách cư xử, giao tiếp, trò chuyện, trao đổi với nhau bằng những hành động rất đời thường hằng ngày. Tuy nhiên đối phương có thể nhìn vào đó để đánh giá được con người bạn như thế nào.
⟹ Chúng ta cần cư xử có văn hóa, lịch thiệp với những người xung quanh.
3. Bàn luận vấn đề
- Vì sao cần cư xử có văn hóa?
+ Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, hài hòa với mọi người
+ Đánh giá được bản thân mỗi người.
- Những người ứng xử có văn hóa luôn được mọi người yêu quý, tôn trọng.
- Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những người ứng xử thiếu văn hóa, nói tục, chửi bậy,
- Liên hệ bản thân
ĐỀ 6: Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu nghĩ ngay ngôi sao lẻ loi kia một mình. Bây giờ làm nghề này cháy không nghĩ như vậy nữa. Và khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được. Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đ, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai chả “thèm” ở bác? Minh sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.
(Trích Ngữ văn 9,  tập một, NXB Giáo dục)
Câu 1:  Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai? Lời nói đó được nói trong hoàn cảnh nào. Hình thức ngôn ngữ nào được sử dụng trong đoạn trích? Dấu hiệu giúp em nhận ra điều ấy?
Câu 2: Đọc đoạn trích trên em thấy nhận vật cháu có những phẩm chất gì?
Câu 3. Câu văn: “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc” giúp em hiểu gì về nhân vật trong truyện?
 Câu 4: Từ phẩm chất của nhân vật cháu trong đoạn trích trên và những hiểu biết về thực tế cuộc sống, em hãy trình bày suy nghĩ về nhiệt huyết của thế hệ trẻ Việt Nam đối với con người và cuộc đời trong giai đọa hiện nay trong khoảng 2/3 trang giấy thi.
GỢI Ý:
Câu 1.
- Lời của anh thanh niên nói với bác họa sĩ
- Hoàn cảnh: cuộc trò chuyện của anh thanh niên với bác họa sĩ khi bác lên thăm nhà của anh trên đỉnh Yên Sơn
- Hình thức ngôn ngữ: Đối thoại
- Dấu hiệu: Bắt đầu bằng gạch đầu dòng, báo hiệu lời nói đối thoại trong cuộc giao tiếp.
- Tên nhân vật: anh thanh niên
- Hình thức ngôn ngữ: đối thọai
- Dấu hiệu: dấu gạch đầu dòng đánh dấu lời nói trực tiếp
Câu 2. Phẩm chất của anh thanh niên:
- Có quan niệm đúng đắn về công việc: ta với việc là một đôi, không thấy cô đơn, lẻ loi.
- Anh không lẻ loi, đơn độc mà tìm thấy những người bạn đồng hành trên con đường mình đã chọn: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ địa chất lập bản đồ sét
- Yêu công việc của mình
- Lối sống đẹp, có tinh thần trách nhiệm cao.
Câu 3: Anh thanh niên là người: Anh đã có những suy nghĩ thật đúng, thật giản dị mà sâu sắc về công việc, về cuộc sống. Có lẽ đây là những tâm sự chân thành và sâu sắc nhất của anh: “mình vì ai mà làm việc”. Dù đang một mình nhưng anh tự hiểu mình đang cùng với bao nhiêu người khác làm việc, làm việc vì con người, vì cuộc sống, nên không còn thấy cô đơn nữa.
Câu 4. Bài văn cần đảm bảo một số nội dung sau:
- Nhiệt huyết là lòng đam mê, hăng say khi thực hiện một công việc nào đó
⟹ Lòng nhiệt huyết là yếu tố cần thiết để giúp chúng ta thành công đặc biệt là thế hệ trẻ
- Ý nghĩa của lòng nhiệt huyết:
+ Động lực thôi thúc ta không ngừng cố gắng.
+ Là động lực giúp ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách
+ Giúp ta vươn đến thành công
+ Thúc đẩy xã hội phát triển.
- Dẫn chứng
- Mở rộng:
+ Bên cạnh đó vẫn còn những kẻ sống hợi hợt không có mục tiêu, không có nhiệt huyết phấn đấu
+ Những kẻ như vậy dễ dàng thất bại, và là một trong những yếu tố khiến xã hội thụt lùi
- Liên hệ bản thân
ĐỀ 7: Cho đoạn trích sau:
“Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, bác lái xe quay sang nói vội vã:
- Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn.”
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam )
Câu hỏi:
Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Do ai sáng tác?
Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích trên?
Trong tác phẩm, tác giả để nhân vật bác lái xe giới thiệu anh thanh niên là “người cô độc nhất thế gian”. Mục đích của tác giả là gì? Em có đồng ý với ý kiến đó của bác lái xe không? Nếu được sửa lại em sẽ thay từ “cô độc” bằng từ nào?
Đoạn trích trên đã nêu lên tình huống truyện của tác phẩm. Hãy cho biết đó

File đính kèm:

  • docxcau_hoi_thong_hieu_ngu_van_lop_9_phan_truyen_hien_dai.docx