Câu hỏi thông hiểu môn Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản nhật dụng

Câu 1: Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào? Vì sao Người lại có được vốn tri thức sâu rộng như vậy?

* Gợi ý :

a. Hồ Chí Minh có một vốn tri thức văn hoá nhân loại sâu rộng. Đó là những hiểu biết uyên thâm về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới từ Đông sang Tây, từ văn hoá các nước châu Á, châu Âu cho đến châu Phi, châu Mĩ.

b. Để có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng ấy, Người đã:

- Học tập để nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như: Pháp, Anh, Hoa, Nga ;

- Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề - tức là học hỏi từ thực tiễn và lao động;

- Tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật của các khu vực khác nhau trên thế giới một cách sâu sắc, uyên thâm.

Điều quan trọng là Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc, không ảnh hưởng thụ động. Người biết tiếp thu cái hay, cái đẹp đồng thời với việc phê phán những hạn chế, những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản, trên nền tảng văn hóa dân tộc và ảnh hưởng quốc tế mà nhào nặn một nhân cách rất Việt Nam, rất bình dị, rất phương Đông và cũng rất hiện đại.

 

doc 11 trang linhnguyen 3860
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi thông hiểu môn Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản nhật dụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi thông hiểu môn Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản nhật dụng

Câu hỏi thông hiểu môn Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản nhật dụng
từ thực tiễn và lao động;
- Tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật của các khu vực khác nhau trên thế giới một cách sâu sắc, uyên thâm.
Điều quan trọng là Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc, không ảnh hưởng thụ động. Người biết tiếp thu cái hay, cái đẹp đồng thời với việc phê phán những hạn chế, những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản, trên nền tảng văn hóa dân tộc và ảnh hưởng quốc tế mà nhào nặn một nhân cách rất Việt Nam, rất bình dị, rất phương Đông và cũng rất hiện đại.
Câu 2: Văn bản có tựa đề Phong cách Hồ Chí Minh. Tác giả không giải thích “phong cách” là gì nhưng qua nội dung văn bản, em hiểu từ “phong cách” trong trường hợp này có ý nghĩa như thế nào? Nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh được Lê Anh Trà nêu trong bài viết là gì ?
* Gợi ý:
- Từ “phong cách” có nhiều nghĩa. Ở văn bản này “phong cách” được hiểu là đặc điểm có tính ổn định trong lối sống, sinh hoạt, làm việc của một người tạo nên nét riêng của người đó.
- Nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh:
+ Kết hợp giữa bản sắc văn hóa dân tộc bền vững với hiểu biết sâu rộng tinh hoa văn hóa thế giới.
+ Lối sống hết sức giản dị, thanh đạm nhưng cũng rất thanh cao. Đó là “Một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”.
Câu 3: Vì sao có thể nói lối sống giản dị của Bác Hồ là một “lối sống thanh cao” và “có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác”?
* Gợi ý:
- Lối sống giản dị của Bác thể hiện một quan niệm sống đẹp, văn minh, một quan niệm thẩm mĩ sâu sắc. Đó là sự coi trọng các giá trị tinh thần, là cách sống không lệ thuộc vào điều kiện vật chất, không coi mục đích sống chỉ là hưởng thụ vật chất. Đó cũng là cách sống coi trọng và luôn tạo được sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, đem lại niềm vui, sự khỏe khoắn và thanh cao cho tâm hồn thể xác. Chẳng hạn ngôi nhà sàn của Bác dù ở giữa chốn đô thị vẫn có sự hài hòa với thiên nhiên vườn cây, ao cá như những ngôi nhà sàn giản dị ở làng quê. 
- Lối sống giản dị và thanh cao của Bác là sự kế tục truyền thống của các bậc hiền triết phương Đông. Cách sống ấy thể hiện quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị.
Câu 4: Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
* Gợi ý 
* Phong cách Hồ Chí Minh thể hiện ở lối sống giản dị mà thanh cao:
- Những biểu hiện của lối sống giản dị ở Bác Hồ:
+ Nơi ở và làm việc đơn sơ: “chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao” như cảnh làng quê quen thuộc, “chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ”.
+ Trang phục hết sức giản dị: “bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ”; tư trang ít ỏi: “một chiếc va li con với vài bộ áo quần, vài vật kỉ niệm”.
+ Bác ăn uống đạm bạc: “cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa,”.
- Cách sống giản dị ấy lại rất mực thanh cao vì:
+ Cuộc sống vật chất đon giản tới mức tối thiểu giúp con ‘người được sống nhiều hơn với cuộc sống tinh thần phong phú, sâu sắc. Con người không còn lệ thuộc vào các điều kiện vật chất, các nhu cầu vật chất để có thể toàn tâm toàn ý với những mục đích cao cả, những khát vọng tốt đẹp.
+ Lối sống giản dị cho con người được sống hài hoà với thiên nhiên, được tận hưởng cái đẹp vô tận trong tự nhiên. (Thơ Bác Hồ, kể cả những bài làm trong hoàn cảnh bị tù đày, luôn tràn đầy hình ảnh, vẻ đẹp của thiên nhiên, đó chính là một minh chứng cho sự thanh cao trong tâm hồn và lối sống của Bác.) Chính vì thế, lối sống ấy có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tinh thần và thể xác con người. Lối sống của Bác Hồ có nhiều nét tương đồng với cốt cách của những nhà hiền triết phương Đông xưa, gợi nhớ đến hình ảnh Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Đây không phải là lối sống kham khổ của những người tự tìm vui trong cảnh nghèo. Giản dị mà không sơ sài, đạm bạc mà không gợi cảm giác cơ cực.
- Từ cách bài trí cho đến ăn ở, sinh hoạt hằng ngày đều thể hiện sự thanh thản, ung dung.
- Bản lĩnh, ý chí của một người chiến sĩ cách mạng đã hòa nhập cùng tâm hồn một nhà thơ lớn. Khao khát cống hiến cho Tổ quốc bao nhiêu thì người lại càng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống bấy nhiêu.
- Vẻ đẹp tâm hồn Người: rất mạnh mẽ song cũng rất lãng mạn, rất thơ.
Câu 5: Bài học của em rút ra khi học văn bản này?
 * Gợi ý:
 - Kính yêu, tự hào về Bác, từ đó có ý thức học tập,tu dưỡng, rèn luyện theo gương Bác.
 - Cần tiếp thu cái mới của nhân loại nhưng phải chú ý đến giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, hòa nhập mà không hòa tan.
 - Cần tỉnh táo trước nguy cơ có thể bị biến mất những giá trị tinh thần, vật chất của bản thân trước xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.
 Câu 6: Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh có gì đặc biệt?
* Gợi ý:
 Tiếp thu văn hóa thế giới đến mức uyên thâm nhưng có sự chọn lọc và giữ gìn bản sắc dân tộc -> kết quả: sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo nên một nhân cách, một lối sống rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại.
 + Hiện đại : Người đã đi qua nhiều nước, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa từ phương Đông đến phương Tây, hiểu biết sâu rộng nền văn hóa các nước trên thế giới. Người có vốn kiến thức văn hóa sâu rộng vì: Người nắm vững nhiều thứ tiếng, qua lao động mà học hỏi. Học hỏi, tìm tòi tới mức sâu sắc.
 + Rất phương Đông : Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại.
Câu 7: Trong câu "Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì", tác giả đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu hiệu quả của phép tu từ đó?
* Gợi ý :
- Trong câu, tác giả đã sử dụng phép tu từ: Liệt kê, so sánh.
- Tác dụng: Làm rõ được lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác được thể hiện qua sinh hoạt thường ngày.  
Câu 8. Bác Hồ- vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của chúng ta sống rất giản dị. Theo em, lối sống ấy có ưu điểm gì?
* Gợi ý :
- Giữ cho con người luôn được thăng bằng, đạo đức luôn luôn được trong sáng. 
- Làm cho con người luôn thoải mái.
- Dễ tiếp xúc và gần gũi được với mọi người.
- Tiết kiệm được thời gian và tiền của trong cuộc sống.
---------------------------------------------------------------------------------------
VĂN BẢN: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH
Câu 1. Theo em, vì sao văn bản lại được đặt tên là “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”? 
* Gợi ý:
- Vì chủ đích của người viết không phải chỉ là chỉ ra mối đe dọa hạt nhân, mà muốn nhấn mạnh vào nhiệm vụ cấp bách của nhân loại là phải ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đồng thời đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
- Nhan đề ấy thể hiện luận điểm cơ bản của bài văn, đồng thời như một khẩu hiệu, kêu gọi, hướng nhân loại tới một thái độ đấu tranh tích cực.
- Lên án những kẻ đã vì tham vọng chính trị mà sản xuất ra loại vũ khí giết người hàng loạt , đe doạ sự sống của con người.
Câu 2. Con số ngày tháng rất cụ thể và số liệu chính xác về đầu đạn hạt nhân được nhà văn nêu ra ở đầu văn bản có ý nghĩa gì?
* Gợi ý: Thời gian cụ thể: 8/ 8/1986 và số liệu chính xác 50.000 đầu đạn hạt nhân. Thể hiện tính chất hiện thực và sự khủng khiếp của nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
Câu 3. Để thấy rõ hơn sự tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí hạt nhân, tác giả đã đưa ra những lí lẽ nào? Điều đó có tác dụng gì?
*Gợi ý: Đưa ra tính toán lý thuyết: 
- Tất cả mọi người, không trừ trẻ em, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó nổ tung sẽ làm biến hết thảy mọi dấu vết của sự sống trên trái đất.
- Kho vũ khí ấy có thể huỷ diệt tất cả các hành tinh xoay quanh hệ mặt trời, cộng thêm 4 hành tinh nữa và phá huỷ thế thăng bằng của hệ mặt trời...
- Gây ấn tượng thu hút người đọc.
Câu 4: Vì sao trong văn bản “Đấu tranh vì một thế giới hòa bình” tác giả không nêu luận điểm "Chúng ta có nhiệm vụ phải ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh vì một thế giới hòa bình" lên trước luận điểm "Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất"?
* Gợi ý: Vì tác giả muốn mọi người phải nhận thức được rõ nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất thì mới đề ra chiến lược hành động. 
Câu 5. Vì sao có thể nói: chiến tranh hạt nhân “không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa”?
* Gợi ý:
- Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại lí trí của con người mà còn đi ngược lại cả lí trí của tự nhiên. Chiến tranh hạt nhân không chỉ tiêu diệt toàn nhân loại mà còn tiêu huỷ mọi sự sống trên trái đất. Vì vậy, nó phản tiến hoá, phản lại “lí trí tự nhiên” như cách nói của Mác-két. (“Lí trí tự nhiên” ở đây có thể hiểu là quy luật của tự nhiên, lôgíc tất yếu của tự nhiên).
- Để làm rõ luận điểm này, tác giả đã đưa ra những chứng cứ từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hoá của sự sống trên trái đất. Tất cả cho thấy, sự sống ngày nay trên trái đất và con người là kết quả của một quá trình tiến hoá hết sức lâu dài của tự nhiên, một quá trình được tính bằng hàng triệu năm: “Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi”. Từ đó, tác giả dẫn người đọc đến một nhận thức rõ ràng về tính chất phản tiến hoá, phản tự nhiên của chiến tranh hạt nhân: nếu nổ ra, nỏ sẽ đẩy lùi sự tiến hoá trở vể điểm xuất phát ban đầu, tiêu huỷ mọi thành quả của quá trình tiến hoá sự sống trong tự nhiên. Với luận điểm này, hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân đã được nhận thức sâu hơn ở tính chất phản tự nhiên, phản tiến hoá của nó.
Câu 6: Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về đề nghị của Mác-két : “Tôi rất khiêm tốn nhưng cũng rất kiên quyết đề nghị mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân.”?
* Gợi ý:
- Đề nghị của Mác-két thành lập một nhà băng lưu giữ tri nhớ, tồn tại được cả sau thảm hoạ hạt nhân để nhân loại các thời đại sau biết đến cuộc sống của con người đã từng tồn tại trên trái đất và không quên những kẻ đã vĩ lợi ích ti tiện mà đẩy nhân loại vào hoạ diệt vong. 
- Nhấn mạnh sự hủy diệt khủng khiếp của thảm họa hạt nhân.
- Nhà văn Mác-két là muốn: Nhân loại cần giữ gìn kí ức của mình, không thể để cho chiến tranh hạt nhân huỷ diệt hoàn toàn thành quả tiến hoá của sự sống và văn minh trên trái đất, cần lên án mạnh mẽ những kẻ vì lợi ích ti tiện mà đẩy loài người vào thảm hoạ chiến tranh hạt nhân.
- Làm rực sáng trí tuệ vầ tâm hồn nhà hoạt động xã hội lỗi lạc, nhà đấu tranh cho các dân tộc trên hành tinh.
Câu 7. Cho đoạn văn: 
 “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí vì một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tại họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích”
 (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)
a.“Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó” ,“việc đó” mà tác giả đề cập đến trong đoạn trích trên là việc gì? “Việc đó” đem lại hậu quả gì cho nhân loại? 
b. Vì sao tác giả khẳng định: “dù cho tại họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích”?
* Gợi ý: 
a. “việc đó” là nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa sự sống trên toàn trái đất.
* Hậu quả: Hiểm hoạ chung của nhân loại, huỷ diệt sự sống trên trái đất.
b. Tác giả khẳng định: “dù cho tại họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích” vì:
- Bài viết trên đã chỉ ra hậu quả khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân -> kêu gọi mọi người cùng lên án.
- Việc mọi người họp bàn, lên tiếng đưa ra lời kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân sẽ góp phần tích cực để đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hạt nhân, mang lại hòa bình, môi trường sống an toàn cho thế giới.
Câu 8. Đọc đoạn trích sau:
“Năm 1981.UNICEF đã định ra một chương trình để giải quyết những vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới. Chương trình này dự kiến cứu trợ về y tế, giáo dục sơ cấp, cải thiện điều kiện vệ sinh và tiếp tế thực phẩm, nước uống. Nhưng tất cả đã tỏ ra là một giấc mơ không thể thực hiện được vì tốn kém 100 tỉ đô la. Tuy nhiên số tiền này cũng chỉ gần bằng những chi phí bỏ ra cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mĩ và cho dưới 7000 tên lửa vượt đại châu”.
 Trong văn bản, tác giả đã đưa ra những con số cụ thể trong một phép so sánh, ấn tượng. Phép so sánh ấy là gì? Qua phép so sánh ấy em cảm nhận được điều gì?
 * Gợi ý: 
 - Phép so sánh: Tuy nhiên số tiền này cũng chỉ gần bằng những chi phí bỏ ra cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mĩ và cho dưới 7000 tên lửa vượt đại châu.
 - Tác dụng: Sự tốn kém của việc chạy đua chiến tranh hạt nhân.
Câu 9. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.
 “Tôi rất khiêm tốn nhưng cũng rất kiên quyết đề nghị mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân. Để cho nhân loại tương lai biết rằng sự sống đã từng tồn tại ở đây, bị chi phối bởi đau khổ và bất công nhưng cũng đã từng biết đến tình yêu và biết hình dung ra hạnh phúc. Để cho nhân loại tương lai hiểu điều đó và làm sao cho ở mọi thời đại, người ta đều biết đến tên thủ phạm đã gây ra những lo sợ, đau khổ cho chúng ta, đã giả điếc làm ngơ trước nhũng lời khẩn cầu hòa bình, những lời kêu gọi làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, để mọi người biết rằng bằng những phát minh dã man nào, nhân danh những ti tiện nào, cuộc sống đó đã bị xóa bỏ khỏi vũ trụ này ”.
 (“Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” – G.G. Mác- két).
a. G.G. Mác- két đã lên án điều gì trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”?
b. Gạch chân dưới các trạng ngữ trong đoạn văn trên.Việc tách các trạng ngữ thành câu riêng trong đoạn văn có tác dụng gì?
* Gîi ý:
a. Mác – két lên án việc các nước chạy đua vũ trang và sản xuất vũ khí hạt nhân. 
b. Gạch chân dưới các trạng ngữ : 
 Để cho nhân loại tương lai biết rằng sự sống đã từng tồn tại ở đây, bị chi phối bởi đau khổ và bất công nhưng cũng đã từng biết đến tình yêu và biết hình dung ra hạnh phúc. Để cho nhân loại tương lai hiểu điều đó và làm sao cho ở mọi thời đại, người ta đều biết đến tên thủ phạm đã gây ra những lo sợ, đau khổ cho chúng ta, đã giả điếc làm ngơ trước nhũng lời khẩn cầu hòa bình, những lời kêu gọi làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, để mọi người biết rằng bằng những phát minh dã man nào, nhân danh những ti tiện nào, cuộc sống đó đã bị xóa bỏ khỏi vũ trụ này. 
	Việc tách các trạng ngữ thành câu riêng để nhấn mạnh mục đích của đề xuất mở nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại sau thảm họa hạt nhân.=> Tăng sức lên án, tố cáo chạy đua vũ trang, sản xuất và sử dụng vũ khí hạt nhân. 
--------------------------------------------------------------------------------------
VĂN BẢN: TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
Câu 1. T¹i sao b¶n Tuyªn bè l¹i gäi thùc tr¹ng Êy lµ "sù th¸ch thøc"?
* Gîi ý: Bëi v× ®Êy lµ nh÷ng th¶m häa cô thÓ vµ nghiªm träng, cã nguy c¬ ph¸t triÓn, kh«ng dÔ gi¶i quyÕt cña nh©n lo¹i khi thùc hiÖn quyÒn sèng, quyÒn được phát triển của trẻ em.
Câu 2. Ở phần "sù th¸ch thøc", bản tuyên bố đã nêu lên thực tế trẻ em trên TG ra sao? Ở Việt Nam, trẻ em có phải chịu những thảm họa đó không? Tình cảm của em như thế nào trước thực trạng đó?
* Gîi ý:
- Ở phần “Sự thách thức”, bản Tuyên bố đã nêu lên khá đầy đủ, cụ thể tình trạng bị rơi vào hiểm họa, cuộc sống khố cực về nhiều mặt của trẻ em thế giới hiện nay:
+ Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.
+ Chịu đựng những thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp.
+ Nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
- Ở Việt Nam, trẻ em cũng đã từng phải chịu những thảm họa đó.
- Học sinh liên hệ tình cảm bản thân.
Câu 3. Cho đoạn trích: “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở rông tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới.”
 (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
a. Xét về mục đích nói, những câu “Tuổi chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở rông tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới.” thuộc kiểu câu gì? Nêu tác dụng của kiểu câu đó trong việc thể hiện nội dung đoạn văn?
b. Chỉ ra biện pháp tu từ có trong đoạn trích trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
c. Từ chúng trong đoạn văn trên dùng để chỉ ai? Tại sao tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ?
d. “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc”. Vậy trong thực tế hiện nay, trẻ em đang đứng trước những nguy cơ nào?
* Gợi ý:
a. Câu cầu khiến.
b. Biện pháp tu từ: Lặp lại cấu trúc câu
- T/d: Tạo giọng điệu mạnh mẽ, dứt khoát.
+ Nhấn mạnh những quyền mà trẻ em được hưởng, khẳng định trẻ em cần được bảo vệ và phát triển.
c. Từ chúng dùng để chỉ Tất cả trẻ em trên thế giới
- Nghĩa là: chúng phải được sống trong môi trường hòa bình, luôn có sự tương trợ, giúp đỡ land nhau trên mọi lĩnh vực; không có hiềm khích, không có chiến tranh. Đó là điều kiện tốt để cho trẻ em phát triển cả về thể chất và tâm hồn.
d. Nguy cơ: đói nghèo, mù chữ, bị bạo hành gia đình, xâm hại, bóc lột.
Câu 4. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Hàng ngày có vô số trẻ em trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển của các cháu đó. Chúng phải chịu bao nhiêu nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ a- pác- thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài ..môi trường xuống cấp”
 (Trích Tuyên bố..trẻ em, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)
a. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn trích như thế nào?
b. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Chúng phải chịu bao nhiêu nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ a- pác- thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.”
* Gợi ý:
a. - Nội dung: Nêu ra những nguy cơ, thách thức đối với trẻ em.
 - Thái độ: Lên án, tố cáo, xót thương
b. - Biện pháp: Liệt kê. 
 - T/d: Kể ra những nguy cơ mà trẻ em phải hứng chịu
Câu 5. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
 “Cần tạo cho trẻ em cơ hội tìm biết được nguồn gốc lai lịch của mình và nhận thức được giá trị của bản thân trong một môi trường mà các em cảm thấy là nơi nương tựa an toàn, thông qua gia đình hoặc những người khác trông nom các em tạo ra. Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do. Cần khuyến khích trẻ em ngay từ lúc còn nhỏ tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội”. 
a. Xét theo mục đích nói, các câu trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu gì? Tác dụng của kiểu câu đó trong việc biểu đạt nội dung của đoạn văn trên?
b. Theo em, việc nhận thức được giá trị của bản thân có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với trẻ em? Tại sao ngay từ lúc còn nhỏ, trẻ em cần tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội ?
* Gợi ý:
a.- Câu cầu khiến.
 - T/d: Nhấn mạnh nhiệm vụ cấp bách mà các nước cần phải nỗ lực hành động vì quyền trẻ em.
b.- Ý nghĩa: Để phát huy cái mạnh, khắc phục cái yếu của bản thân.
 - Ngay từ lúc còn nhỏ, trẻ em cần tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội, để: trẻ em có cơ hội phát triển toàn diện, được học hỏi và giao lưu với bạn bè, được rèn luyện bản thân về kỹ năng sống./
Câu 6. Qua bản Tuyên bố, em nhận thức như thế nào về tầm

File đính kèm:

  • doccau_hoi_thong_hieu_mon_ngu_van_lop_9_van_ban_nhat_dung.doc