Câu hỏi ôn tập văn học Lớp 9

# Cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh được nói tới trong văn bản này là gì?

TL: Cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh được nói tới trong văn bản này là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.

# Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu các nền văn hóa theo cách nào?

TL: Chủ tịch Hồ chí Minh đã tiếp thu mọi cái hay cái đẹp đồng thời với việc phê phán những hạn chế, tiêu cực, trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế.

# Em có suy nghĩ và bài học gì từ vẻ dẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh qua văn bản này?

TL: Từ vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh có thể rút ra cho mình bài học:

- Cần phải hòa nhập với khu vực và quốc tế nhưng cũng cần phải bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc. Trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, con người nên tỉnh táo trước nguy cơ có thể bị biến mất những giá trị tinh thần và vật chất của bản thân mình

- Học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

# Hãy nêu luận điểm và hệ thống luận cứ của bài văn? Nhận xét về tính chặt chẽ của hệ thống luận cứ ấy?

TL: Luận điểm cơ bản của bài văn:

- Chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất. Vì vậy đấu tranh dể loại bỏ nguy cơ ấy là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại.

Hệ thống luận cứ của bài văn khá toàn diện, chặt chẽ.

 

doc 32 trang linhnguyen 2980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi ôn tập văn học Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi ôn tập văn học Lớp 9

Câu hỏi ôn tập văn học Lớp 9
ương cho mọi người (dẫn chứng).
# Nhận xét về bố cục của bài thơ?
TL: Bài thơ có ba đoạn, mỗi đoạn đều có lời ru của tác giả và lời ru của bà mẹ nối tiếp nhau tạo nên sự hòa thanh mới lạ. Mỗi đoạn đều mở đầu bằng hai câu thơ “em cu Tailưng mẹ” và kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ “” ngắt nhịp đều đặn ở giữa đoạn. Cách lặp đi lặp lai, cách ngắt nhịp đó tạo nên âm điệu nhịp nhàng, dìu dặt, vấn vương của lời ru
# Tấm lòng và ước mong của người mẹ thể hiện như thế nào qua lời ru con?
TL: Tấm lòng và ước mong của người mẹ qua những lời ru trực tiếp thể hiện:
- Tình yêu con tha thiết, dịu dàng, âu yếm thể hiện qua lời mở đầu của những khúc hát ru “ngủ ngoan”, qua lời ru thấy được sự nâng niu âu yếm, vỗ về rất dịu dàng của người mẹ với con.
- Thương con, mẹ mong ước cho con bao điều. Lời ru của tác giả hướng vào thực tại, lời ru của người mẹ hướng về tương lai, như là sự lý giải động lực tinh thần sâu xa giúp người mẹ vượt qua gian khó.
Tình cảm của người mẹ đối với con hòa vào với tình yêu dành cho dân làng, bộ đội và đất nước. người mẹ gửi trọn niềm mong mỏi vào giấc mơ của con “con mơ cho mẹ”, mẹ mong con ngủ ngoan và có giấc mơ đẹp. Người mẹ lao động vất vả mà ước mơ bay bổng, đầy tin tưởng ở tương lai.
# Theo em, trong bài thơ “ánh trăng”, yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình được kết hợp với nhau như thế nào?
TL: 
- Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện, một lời tâm tình kể theo trình tự thời gian. Dòng cảm nghĩ trữ tình của nhà thơ men theo dòng tự sự đó. 
- Bắt đầu từ “hồi nhỏ” đến “hồi chiến tranh”, sống gần gũi với thiên nhiên, với ánh trăng, không bao giờ quên “vầng trăng tình nghĩa”. 
- Tiếp đó là sự đổi thay của hoàn cảnh, “từ hồi về thành phố”, con người sống với tiện nghi hiện đại mà quên đi vầng trăng, vầng trăng trở thành “người dưng qua đường”. 
Bước ngoặt của thời gian là việc “thình lình đèn điện tắt”, vầng trăng hiện ra gọi bao nghĩa tình.
# Liên hệ với hoàn cảnh ra đời bài thơ, hãy phát biểu chủ đề của bài “Ánh trăng”, bài thơ gợi cho em nghĩ gì về đạo lý, lẽ sống của con người Việt Nam ta?
TL: 
- Từ một câu chuyện riêng, bài thơ cất lên lời nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm với những năm tháng quá khứ gian lao, tình yêu đất nước giản dị, hiền hậu.
- Ánh trăng không chỉ là chuyện của một người mà có ý nghĩa với cả một thế hệ (thế hệ hào hùng suốt một thời đánh giặc, trải qua gian lao, hi sinh, từng gắn bó với thiên nhiên giờ tiếp xúc với nhiều tiện nghi hiện đại). Bài thơ đặt ra thái độ với quá khứ, với những người đã khuất, với chính mình
Ánh trăng nằm trong mạch cảm xúc uống nước nhớ nguồn, gợi lên đạo lý thủy chung đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
# Tình huống nào trong truyện Làng đã làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước ở nhân vật ông Hai?
TL: Truyện Làng đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước của nông dân. Ông Hai trong truyện rất yêu và hãnh diện về cái làng Chợ Dầu của mình. Ấy thế mà ông lại phải nghe cái tin làng mình theo giặc lập tề từ miệng những người tản cư qua vùng quê ông, tình huống bất ngờ ấy làm ông tủi hổ, đau xót, day dứt trong sự xung đột giữa tình yêu làng và tình yêu nước, mà tình cảm nào cũng mãnh liệt, xót xa. Đặt nhân vật vào mối xung đột ấy, tác giả dã làm bộc lộ cả hai tình cảm nói trên và cho thấy tình yêu nước, tinh thần kháng chiến rộng lớn, bao trùm và chi phối tình yêu làng, chi phối mọi tình cảm khác của con người VN thời kháng chiến.
# Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác phẩm.
TL: Nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả có nhiều thành công, thể hiện ở:
+ Ngôn ngữ đối thoại
+ Ngôn ngữ độc thoại
+ Ý nghĩ
+ Hành động
- Tâm lý nhân vật trải qua quá trình diễn biến hợp lý
- Đặt nhân vật vào tình huống thử thách để bộc lộ chiều sâu tâm trạng
- Miêu tả tâm lý NV cụ thể, chân thực, ấn tượng và giàu sức ám ảnh. 
Chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc con người và thế giới tinh thần con người, đặc biệt là người nông dân.
# Nhà văn Nguyễn Thành Long có viết “Nghĩ cho cùng, Lặng lẽ Sa Pa là một bức chân dung, như tôi có nói trong đó”. Đó là bức chân dung của ai? Được thể hiện trong tình huống nào, qua cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật nào?
TL: Đó là bức chân dung anh thanh niên làm công tác khí tượng, ở một mình tại trạm khí tượng trên núi cao, giữa lặng lẽ của Sa Pa. Anh hiện lên trong tình huống gặp gỡ bất ngờ với ông họa sĩ già, cô kỹ sư trẻ qua giới thiệu của bác lái xe. Anh hiện ra qua cái nhìn và ấn tượng, cảm xúc của các nhân vật ấy trong cuộc gặp gỡ chốc lát với họ khi xe dừng lại nghỉ. Chỉ chốc lát nhưng cũng đủ để mọi người kịp ghi nhận một “kí họa chân dung” về anh rồi dường như anh lại khuất lấp trong bạt ngàn mây mù và cái lặng lẽ của Sa Pa.
# Tên truyện Lặng lẽ Sa Pa gợi cho em điều gì mà tác giả muốn gửi gắm trong truyện?
TL: Lặng lẽ chỉ là cái không khí bề ngoài của cảnh vật, điều mà tác giả đã khám phá ra và muốn truyền đến người đọc là một Sa Pa lặng lẽ mà không lặng lẽ chút nào, đằng sau vẻ lặng lẽ ấy là sự miệt mài, hăng say lao động, cống hiến cho đất nước một cách bền bỉ thầm lặng. 
Từ đó tác giả còn muốn gợi ra những suy nghĩ triết lý về ý nghĩa công việc, của sự cống hiến bằng lao động miệt mài, tự giác của mỗi người cho sự nghiệp chung.
# Chi tiết chiếc lược ngà có vai trò như thế nào trong truyện?
TL: Chi tiết “chiếc lược ngà” (cũng được lấy làm tên truyện) có ý nghĩa quan trọng trong tác phẩm. Chiếc lược ngà đã nối kết hai cha con ông Sáu và bé Thu trong xa cách và cả sau khi ông Sáu đã hi sinh, chiếc lược ngà mang bao tình yêu thương, nhớ mong của người cha với con. Nó trở thành kỷ vật thiêng liêng, thành biểu tượng của tình cha con sâu nặng (dẫn chứng).
# Trong truyện có mấy nhân vật chính, nhân vật nào là nhân vật trung tâm? Vì sao?
TL: 
- Nhân vật chính trong tác phẩm là Nhuận Thổ và Tôi
- Hình tượng Nhuận Thổ rất quan trọng. Sự thay đổi ghê gớm của làng quê bộc lộ rõ qua nhân vật này. Sự thay đổi của Nhuận Thổ tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của nhân vật Tôi.
Nhưng Nhuận Thổ không phải là nhân vật trung tâm vì Nhuận Thổ không phải là đầu mối của toàn bộ câu chuyện, có quan hệ với toàn bộ hệ thống nhân vật, từ đó không thể toát lên tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Nhân vật “tôi” mới là NV trung tâm, có mặt ở tất cả các phần của truyện, đầu mối của toàn bộ câu truyện, toát lên tư tưởng chủ đạo của tác phẩm.
# Những biện pháp nghệ thuật chính nào làm nổi bật sự thay đổi của Nhuận Thổ cũng như của “cố hương”?
TL: Những biện pháp nghệ thuật chính nào làm nổi bật sự thay đổi của Nhuận Thổ cũng như của “cố hương”:
- So sánh đối chiếu giữa quá khứ và hiện tại cả ở cảnh vật và con người, ở từng nhân vật và giữa các nhân vật với nhau (ví dụ: Nhuận Thổ trong quá khứ với Thủy Sinh trong hiện tại)
Những hồi ức làm nổi bật sự đối chiếu, khắc sâu nên sự thay đổi ghê gớm của “cố hương” (dẫn chứng)
# Điều gì khiến tình bạn tuổi thơ trong trắng của Aliosa với mấy đứa trẻ để lại ấn tượng sâu sắc cho nhà văn khiến mấy chục năm sau ông vẫn còn nhớ như in và kể lại hết sức xúc động?
TL: 
- Aliosa mất bố, mẹ đi lấy chồng khác, em có mẹ mà như không, lại thường xuyên bị ông ngoại đánh đòn, chỉ có bà ngoại là chỗ dựa tình thương.
- Ba đứa trẻ hàng xóm tuy gia đình quan chức giàu sang nhưng cũng bất hạnh: mẹ chết, sống với dì ghẻ, ông bố khắc nghiệt thường cấm đoán, đánh đòn chúng.
- Qua trò chuyện, bọn trẻ đã hiểu và thông cảm, trở nên thân thiết với nhau 
→Hoàn cảnh sống thiếu tình thương đó đã để lại dấu ấn trong nhà văn khiến mấy chục năm sau ông vẫn còn nhớ tường tận và kể lại hết sức xúc động.
# Aliosa đã có những quan sát, nhận xét tinh tế về các bạn như thế nào?
TL: Với tình cảm trong sáng và sớm từng trải, Aliosa có sự quan sát, nhận xét tinh tế về ba đứa trẻ hàng xóm:
- Trước khi quen thân, Aliosa đã quan sát thấy về hình thức lũ trẻ từ ăn mặc đến vóc dáng (dẫn chứng)
- Khi kể về mẹ, nhắc đến dì ghẻ mà chúng gọi là “mẹ khác”: Aliosa thấy “chúng ngồi sát vào nhau giống những chú gà con”, sự so sánh đó toát lên niềm cảm thong của Aliosa với nỗi bất hạnh của các bạn
- Khi Lão Đại tá xuất hiện và mắng “Đứa nào gọi nó sang?” thì Aliosa lại thấy “cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn”, so sánh này gợi đúng dáng dấp bề ngoài và cả nội tâm của bọn trẻ. Chúng bị bố áp chế, chẳng dám hé răng.
Tác giả còn kể “tôi nhớ lại thì không bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ”, điều đó cũng nói lên sự thông cảm của Aliosa với cuộc sống thiếu tình thương của các bạn nhỏ.
# Suy nghĩ của em về nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải?
TL: 
-Mùa xuân nho nhỏ được khơi nguồn từ hình ảnh thực mùa xuân thiên nhiên, đất nước.
Mùa xuân nho nhỏ là hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng cho lòng thiết tha, yêu mến gắn bó với đất nước, với cuộc đời thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước
- Mùa xuân nho nhỏ là nhan đề thể hiện sợ sáng tạo độc đáo, có ý nghĩa biểu tượng gợi mở chủ đề bài thơ.
# Trong Viếng lăng Bác tác giả viết: về miền Nam thương trào nước mắt ốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn nầy. (Ngữ văn 9, tập 2 NXB Giáo dục -2005)hãy viết một đoạn văn (10 dòng ) Trong đó có sử dụng thành phần biệt lập tình thái (gạch chân từ ngữ của Tptình thái) trình bày cảm nhận của mình về khổ thơ trên.
TL: Tạo lập được đoạn văn nghị luận về nội dung khổ thơ, trong đó có sử dụng thành phần biệt lập tình thái.ình bày cảm nhận về khổ thơ:
+ Từ mong ước chân thành, tha thiết của nhà thơ đã làm cảm xúc trong bài thành kính trang trọng, nhưng lại gần gũi.
# Chép nguyên văn khổ thõ đầu tiên bài thõ “Ðoàn thuyền đánh cá”
Viết một đoạn văn ngắn ( 5-7 câu ) nêu cảm nhận của em về đoạn thõ đó .
TL: 
a - Chép nguyên văn khổ thõ đầu bài “Ðoàn thuyền đánh cá” 1
b-Viết được đoạn ngắn nêu cảm nhận về :
+Cảnh hoàng hôn tráng lệ huy hoàng trong cảm quan của tác giả
+Cảnh đêm xuống kì vĩ , bí ẩn vừa rộng lớn vừa gần gũi với con người
+ Đoàn thuyền ra khơi trong không khí hào hứng , phấn chấn .
# Viết đoạn văn (không quá 10 câu ) tóm tắt truyện ngắn Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Tác phẩm được viết trong giai đoạn nào của văn học Việt Nam? 
TL: Tóm tắt đầy đủ các diễn biến chính của truyện để làm rõ ý nghĩa triết lí của câu truyện, không quá 10câu
-Tác phẩm viết vào giai đoạn sau 1975
# Chép nguyên văn khổ thơ cuối bài thơ viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương.
Nghệ thuật đặc sắc trong khổ thơ trên.
TL: Chép đúng nguyên văn
 Nêu đúng 2 hình thức nghệ thuật cơ bản: Điệp ngữ và hình ảnh mang tính chất đầu đuôi tương ứng tạo nên kết cấu vòng tròn trong bài thơ
# Chép khổ thơ cuối trong bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh và nêu giá trị nội dung và nghệ thuật trong khổ thơ trên
TL: Chép đúng khổ thơ cuối. Nghệ thuật: Ẩn dụ: Sấm: Những biến cố của cuộc đời 
Hàng cây đứng tuổi: Chỉ con người từng trải. Nội dung: Những trải nghiệm về một đời người. Những con người từng trải thường vững vàng trước những biến cố cuộc đời
# Những hình ảnh ẩn dụ “ mặt trời ”, “ vầng trăng ”, “ trời xanh ”, trong bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương có tác dụng như thế nào trong việc biểu hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ đối với Bác Hồ ?
TL: 
Về hình thức: Trình bày rõ ràng, sạch đẹp, ý văn trong sáng
Về nội dung : Phải nêu rõ tác dụng của những hình ảnh ẩn dụ “ mặt trời ”, “ vầng trăng ”, “ trời xanh ” trong bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương.
Những hình ảnh ẩn dụ “ mặt trời ”, “ vầng trăng ”, “ trời xanh ” gợi cho người đọc cảm nhận nhiều điều : vừa nói lên sự vĩ đại của Bác qua những hình ảnh lớn lao, vĩnh hằng vừa thể hiện sự tôn kính của nhà thơ của nhân dân đối với Bác. Những hình ấy đã nói lên được những dồn nén, giằng xé trong tình cảm, cảm xúc trong nhà thơ : lí trí thì nhận biết sự trường tồn của Bác với đất nước nhưng tình cảm thì không thể không đau xót vì Bác đã vĩnh biệt nhân dân.
# Hãy nêu nội dung và nghệ thuật về bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên.
TL: 
- Giá trị nội dung: Ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với cuộc sống của mỗi con người. 
- Giá trị nghệ thuật: giọng thơ êm ái, mượt mà, nhịp thơ linh hoạt.
- Vận dụng sáng tạo ca dao.
# Ghi thuộc lòng khổ thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Nêu những nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
TL: 
- Ghi đủ, đúng khổ thơ 1
- Nêu được những nét chính về tác giả 
- Nêu được hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Viết năm 1980, trước khi tác giả qua đời không bao lâu
# Hãy chép lại khổ thơ thứ hai bài thơ “Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương và cho biết nội dung của khổ thơ đó
TL: 
- Chép lại chính xác khổ thơ thứ hai của bài Viếng lăng Bác
- Mỗi dòng được
- Nêu được nội dung của khổ thơ: Tình cảm đáng kính, Biết ơn của tác giả và nhân dân đối với Bác
# Chép 2 câu thơ cuối bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Nêu cảm nhận về hai câu thơ đó ?
TL: -Chép đúng 2 câu cuối bài thơ “Sang thu” 
- Nếu viết thiếu 1 câu không ghi điểm cho phần chép
Nêu cảm nhận ở hai tầng nghĩa:
+ Sự chuyển đổi hình ảnh sự vật lúc sang thu: Bớt đi những tiếng sấm bất ngờ và cũng có thể hiểu hàng cây không còn bị bất ngờ, giật mình vì tiếng sấm nữa . 
+ Từ giá trị tả thực về thiên nhiên tác giả gửi gắm suy ngẫm của mình khi con người từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
# Nhân vật chính trong truyện “Bến quê” là ai? 
Em hãy cho biết truyện đó có những tình huống nghịch lí nào?
TL: 
- Nhân vật chính trong truyện Bến quê là Nhĩ.
- Có 2 tình huống nghịch lí:
+ Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất nhưng cuối đời, căn bệnh quái ác buộc chặt anh vào giường bệnh
+ Khi Nhĩ phát hiện vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông, Nhĩ nhờ cậu con trai giúp mình thực hiện khao khát qua bên đó nhưng con sa vào đám chơi cờ
# Tóm tắt truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” ( Lê Minh Khuê) trong một đoạn văn không quá 15 dòng.
TL: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau. Cần nêu được các ý chính sau:
Nhiệm vụ của tổ trinh sát mặt đường trên tuyến đường Trường Sơn là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom.
Họ phải bình tĩnh đối mặt với cái chết trong mỗi lần phá bom nhưng vẫn có những niềm vui hồn nhiên và đặt biệt là rất gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội dù mỗi người là một cá tính.
- Phương Định là một cô gái giàu cảm xúc luôn nhớ về kỉ niệm với gia đình và thành phố thân yêu của mình.
Ở phần cuối, truyện tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của các nhân vật. Trong một lần phá bom, Nho bị thương. Cô được sự lo lắng, săn sóc của 2 người đồng đội.
# Chủ đề tư tưởng truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu.
TL: Qua những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh. Truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống của quê hương.
# 
a) Chép nguyên văn khổ thơ cuối bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương .
b) Nêu cảm nhận của em về khổ thơ đó.
TL: 
a) HS chép đúng khổ thơ cuối của bài thơ Viếng lăng Bác
b) HS nêu cảm nhận sâu sắc chân thành, đúng với nội dung khổ thơ
# Hãy chép nguyên văn khổ thơ cuối trong bài thơ " Viếng lăng Bác" của Viễn Phương 
Nêu ý nghĩa khái quát của khổ thơ trên 
TL: Đoạn thơ (SGK)
- Ý nghĩa: Tâm nguyện sống có nghĩa để thực hiện tấm lòng tác giả trước công đức vĩ đại của Bác.
# Chép nguyên văn khổ thơ đầu trong bài: Sang Thu của Hữu Thỉnh. Nêu nội dung chính của khổ thơ đó?
TL: Chép đúng khổ thơ (SGK/Trang 70)
Nêu nội dung chính: Cảm nhận của nhà thơ về sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu
# Tóm tắt truyện: “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê 
TL: Văn - Thông hiểu: Tóm tắt phải đảm bảo các sự việc chính sau:
- Các công việc chính của ba nhân vật: Nho, Thao, Định.
- Sở thích của 3 nhân vật đặc biệt là tính cách của Phương Định.
- Việc phá ban nguy hiểm của ba cô gái.
Tình cảm của ba người giành cho nhau khi Nho bị thương.
* Giáo viên cho điểm tuỳ theo cách diễn đạt của học sinh.
# Chép lại khổ thơ thứ ba trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương .Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên.
TL: 
-Chép đúng khổ thơ thứ ba: không sai lỗi chính tả.
- Đoạn văn viết đúng 10 câu và đảm bảo các yêu cầu về nội dung và nghệ thuật như sau:
+ Tập trung để làm nổi bật cảnh trong lăng và cảm xúc khi nhìn thấy Bác.
+ Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian ở bên trong lăng được nhà thơ gợi tả rất đẹp
+ Tâm trạng đau nhói với một cảm giác: Bác không còn nữa!
+Vầng trăng là tương trưng và lí trí thì nói rằng Bác ngủ, Bác sống mãi.
+ Bài viết bố cục mạch lạc rõ ràng.
+Lời văn gợi cảm thể hiện tình cảm chân thành của người viết.
# Tóm tắt truyện ngắn những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê ) trong một đoạn văn khoảng 12 dòng .
TL: Không đưa ra gợi ý
# Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải
TL: 
- Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế được thể hiện qua các chi tiết : hình ảnh, màu sắc, âm thanh 
- Cảm xúc của tác giả trước đất trời lúc vào xuân
# Tóm tắt truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
TL: Tóm tắt truyện “Những ngôi sao xa xôi” 
Tổ thanh niên xung phong gồm Phương Định,Nho và Thao làm nhiệm vụ phá bom ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Hoàn cảnh chiến trường khắc nghiệt,nguy hiểm nhưng họ vẫn sống hồn nhiên của tuổi trẻ đặc biệt họ gắn bó nhau. Phần cuối truyện tập trung miêu tả, hành động, tâm trạng của các nhân vật mà chủ yếu Phương Định trong một lần phá bom. Nho bị thương trong sự lo lắng của động đội.
# Ý nào nói đúng nhất những phương diện thể hiện lối sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
A. Nơi ở và làm việc.
A. Trang phục và ăn uống.
A. Phong cách làm việc.
A. Cả A, B, C đều đúng. 
# Tác phẩm trên của Mác-két được viết theo phương thức nào là chính?
A. Tự sự
A. Biểu cảm
A. Thuyết minh
A. Nghị luận
# Nội dung nào không được đặt trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình?
A. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất.
A. Nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại và ngăn chặn nguy cơ đó.
A. Cần kích thích khoa học kỹ thuật phát triển nhưng không phải bằng con đường chạy đua vũ trang.
A. Cần chạy đua vũ trang để chống lại chiến tranh hạt nhân.
# Trong Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, những luận cứ về các lĩnh vực y tế, thực phẩm, giáo dục... được tác giả đưa ra nhằm mục đích gì? 
A. Làm cho mọi người thấy chi phí cho những lĩnh vực này là rất tốn kém
A. Thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của tác giả về các vấn đề thời sự nóng hổi
A. Làm nổi bật sự tốn kém và tính chất phi lí của các cuộc chạy đua vũ trang
A. Làm cho mọi người thấy đây là các vấn đề mà những nước nghèo không thể cải thiện được.
# Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em?
A. Là một văn bản nhật dụng.
A. Là một văn bản thuyết minh.
A. Là một văn bản tự sự.
A. Là một văn bản biểu cảm.
# Nội dung phần "Sự thách thức" của văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em là gì?
A. Nêu lên những khó khăn trong bối cảnh thế giới hiện nay.
A. Nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới.
A. Nêu ra những giải pháp để giúp đỡ trẻ em ở những nước nghèo.
A. Nêu lên những nhiệm vụ của người lớn nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
# Nội dung nào dưới đây không phải là nhiệm vụ được đưa ra trong Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em? 
A. Viết nhiều bài báo về những hoàn cảnh khó khăn của trẻ em để kêu gọi sự ủng hộ của những người có lòng hảo tâm.
A. Tạo cho trẻ em cơ hội được biết nguồn gốc và lai lịch của mình.
A. Quan tâm hơn nữa đến những trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
A. Tăng cường sức khỏe và chế đô dinh dưỡng cho trẻ em.
# Phẩm chất nào không có ở nhân vật Vũ Nương trong

File đính kèm:

  • doccau_hoi_on_tap_van_hoc_lop_9.doc