Câu hỏi ôn tập Tiếng Việt Lớp 9 (Có đáp án)

# Những câu sau đã vi phạm phương châm hội thoại nào?

- Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học.

- Chú ấy chụp ảnh cho mình băng máy ảnh.

- Ngựa là một loài thú 4 chân.

TL: Phương châm về lượng.

# Giải thích nghĩa của các thành ngữ và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào: Ăn thừa nói thiếu, nói nhăng nói cuội, nói đơm nói đặt, cãi chày cãi cối.

TL:

Giải thích nghĩa thành ngữ:

- Ăn thừa nói thiếu là dối trá

- Nói nhăng nói cuội là nói không thật, vu vơ nhăng nhít không đáng tin.

- Nói đơm nói đặt là nói năng hàm hồ, bày đặt những điều không có trong thực tế để hại người khác.

- Cãi chày cãi cối là cãi bừa, ngoan cố, không có lý lẽ, cãi lấy được.

Các thành ngữ trên đều chỉ những cách nói không tuân thủ phương châm về chất.

# Trong giao tiếp, khi người nói dùng những cách diễn đạt như: nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, hình như là là đã tuân theo phương châm hội thoại nào, hãy giải thích rõ?

TL: Khi người nói dùng những cách diễn đạt như trên là đã tuân thủ phương châm về chất. Dùng những cách nói trên để báo cho người nghe biết la tính xác thực của điều mình nói chưa được kiểm chứng.

 

doc 18 trang linhnguyen 19/10/2022 3080
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập Tiếng Việt Lớp 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi ôn tập Tiếng Việt Lớp 9 (Có đáp án)

Câu hỏi ôn tập Tiếng Việt Lớp 9 (Có đáp án)
 Tuấn)
TL: Có thể sử dụng cách diễn đạt trực tiếp như sau:
a) Trong lễ giải oan, Vũ Nương, người con gái trong tác phẩm của Nguyễn Dữ đã hiện về cùng năm mươi cỗ xe, cờ tán võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện, nhưng nàng chỉ ở trên kiệu hoa giữa dòng nói vọng vào mấy lời tạ từ chồng: “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trờ về nhân gian được nữa”. Rồi bóng nàng mờ dần và biến mất.
b) Trong bài Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã bộc lộ thật sâu sắc và cảm động lòng yêu nước, căm thù giặc cháy bỏng của mình: “ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng”
# Đọc các câu thơ có hình ảnh “mặt trời” sau đây và trả lời câu hỏi
“Ngày ngày mặt trời(1) đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời(2) trong lăng rất đỏ”
(Viễn Phương)
Cho biết từ “mặt trời” nào mang nghĩa gốc?
TL: “mặt trời”(1)
# Các từ hoa trong các câu thơ sau của Nguyễn Du, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào dùng theo nghĩa chuyển?
a) Nặng lòng xót liễu vì hoa
Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa
b) Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
c) Đừng điều nguyệt nọ hoa kia
Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai
d) Cửa sài vừa ngỏ then hoa
Gia đồng vào gửi thư nhà mới sang
TL: Từ “hoa” theo nghĩa gốc: b
Từ “hoa” theo nghĩa chuyển: a, c, d
# Trong các từ được in đậm sau, trường hợp nào được dùng với nghĩa gốc, trường hợp nào được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ, trường hợp nào được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ?
Ấm trà ngon, đồng hồ báo thức, tay vợt, ngân hàng đề, đồng hồ xăng, trà linh chi, ngân hàng ngoại thương, vua nhạc rock.
TL: 
- Dùng với nghĩa gốc: Ấm trà ngon, đồng hồ báo thức, ngân hàng ngoại thương
- Dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ: tay vợt
- Dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ: ngân hàng đề, đồng hồ xăng, trà linh chi, vua nhạc rock
# Trong hai câu thơ sau “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi / Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” (Nguyễn Khoa Điềm), từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo biện pháp tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?
TL: Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ 2 được sử dụng theo biện pháp tu từ từ vựng ẩn dụ. Tác giả gọi con trai là mặt trời của mẹ dựa trên quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được hình thành theo cảm nhận của nhà thơ. Đây không phải là hiện tượng một từ phát triển thành nhiều nghĩa, bởi vì sự chuyển nghĩa của từ “mặt trời” trong câu thơ chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới và có thể đưa vào giải thích trong từ điển.
# Vận dụng kiến thức đã học ở các môn ngữ văn, lịch sử, toán học, hóa học để điền thuật ngữ thích hợp vào chỗ trống và cho biết thuật ngữ đó thuộc lĩnh vực nào
a)  là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau
b)  là đường vuông góc hạ từ đỉnh của hình đó tới đáy không chứ đỉnh đó
c) ........ là khoa học nghiên cứu lịch sử của xã hội qua những di tích vật chất của đời sống và hoạt động của con người thời cổ
d)  là tên gọi chung của các vật sống, bao gồm động vật, thực vật và sinh vật, có trao đổi chất với môi trường ngoài, có sinh đẻ, lớn lên và chết
e)  là đại lượng vật lý có trị số bằng quãng đường đi được trong đơn vịn thời gian.
f)  là những hiện tượng xảy ra trong khí quyển như mưa, gió, sấm, chớp
g)  là hợp chất mà phần tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđrôxít.
TL: 
a) Từ đồng âm trái nghĩa (tiếng việt)
b) Đường cao (Toán học)
c) Khảo cổ học (Lịch sử)
d) Sinh vật (Sinh học)
e) Vận tốc (Vật lý)
f) Khí tượng (Địa lý)
g) Bazơ (Hóa học)
# Chỉ ra lỗi dùng từ trong các câu sau và giải thích
a) Việt Nam chúng ta có nhiều thắng cảnh đẹp.
b) Nó bị lừa đến tay trắng.
TL: Lỗi dùng từ 
a) Thắng cảnh đẹp: “thắng” nghĩa là đẹp vì vây chỉ nên dùng là “thắng cảnh” hoặc “cảnh đẹp”
Tay trắng: “tay trắng” nghĩa là không có chút vốn liếng, của cải gì; trong trường hợp này phải dùng “trắng tay” (nghĩa là bị mất hết của cải, tiền bạc, hoàn toàn không còn gì) mới phù hợp.
# Tìm ba từ ghép và ba từ láy có các yếu tố cấu tạo giống nhau về nghĩa, về cơ bản không khác nhau (ví dụ như bàn luận- luận bàn, ao ước- ước ao)
TL: 
- Ba từ ghép ví dụ: đấu tranh-tranh đấu, thương yêu- yêu thương, ngợi ca- ca ngợi
Ba từ láy ví dụ: hờ hững- hững hờ, hiu hắt- hắt hiu, khát khao- khao khát
# Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ là những khái niệm thuộc về loại quan hệ nào giữa các từ?
TL: Quan hệ về ngữ nghĩa
# Tìm ví dụ minh họa cho những cách thức phát triển của từ vựng?
TL: Những cách thức phát triển từ vựng: 
- Phát triển từ vựng bằng hình thức phát triển nghĩa của từ như (dưa) chuột, (con) chuột (một bộ phận của máy tính)
- Phát triển từ vựng bằng hình thức tăng số lượng các từ ngữ, theo hai cách
+ Tạo thêm từ ngữ mới: rừng phòng hộ, sách đỏ, điện thoại không dây
+ Mượn từ ngữ tiếng nước ngoài: internet, AIDS, vi-rút
# Vận dụng những kiến thức từ vựng đã học để phân tích nét nổi bật trong việc dùng từ ở các câu sau:
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nắm đất bên đường
Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh
(Nguyễn Du- Truyện Kiều)
TL: Các từ láy trên đoạn thơ trên vừa tả cảnh vừa gợi tâm trạng. Cảnh vừa mang nét nhỏ nhoi, bé hẹp, buồn bã gợi cảm giác bang khuâng, xao xuyến của Kiều và chuẩn bị cho sự gặp gỡ một kiếp người bất hạnh (Đạm Tiên).
# Đoạn thơ sau sử dụng hình thức ngôn ngữ nào trong các hình thức: đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm? Nêu tác dụng của hình thức ngôn ngữ đó?
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
(Nguyễn Du- Truyện Kiều)
TL: Đoạn thơ sử dụng hình thức độc thoại nội tâm để diễn tả nỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ của nàng Kiều. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm đã diễn tả được chân thực, xúc động nỗi niềm của nhân vật. Qua ngôn ngữ, nỗi nhớ thương như tự nó lên tiếng, tự giãi bày.
# Trong Tiếng việt, xưng hô thường tuân theo phương châm: xưng khiêm, hô tôn. Em hiểu phương châm đó như thế nào? Em có nhận xét gì về cách xưng hô của Kiều với Thúc Sinh qua hai từ “người cũ” và “cố nhân” trong đoạn thơ sau:
“Nàng rằng “Nghĩa nặng nghìn non”
Lâm Chi người cũ chàng còn nhớ không?
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng
Tại ai há dám phụ lòng cố nhân”
(Nguyễn Du- Truyện Kiều)
TL: - Phương châm này có nghĩa là: khi xưng hô, người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính. Đối với tiếng Việt, trong các từ ngữ xưng hô thời trước, phương châm này được thể hiện rõ hơn so với hiện nay. Ví dụ: bệ hạ, bần tăng
- Trong đoạn thơ, Kiều nói với Thúc Sinh, tự xưng là “người cũ”, gọi Thúc sinh là “cố nhân”. Hai từ này, nghĩa về cơ bản giống nhau nhưng từ “người cũ” là từ thuần việt, nôm na hơn, còn từ “cố nhân” là từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng hơn. Kiều đã tuân thủ phương châm Xưng khiêm, hô tôn qua cách xưng hô đó. Ngoài ra, cách nói ấy còn mang sắc thái ý nghĩa phù hợp với diễn biến tình cảm, tâm trạng Kiều khi gặp lại Thúc Sinh (từ gần gũi đến xa cách hơn).
# Khởi ngữ là gì? Viết lại và gạch chân thành phần khởi ngữ trong câu sau:
Hiểu, tôi hiểu rồi nhưng giải, tôi chưa giải được.
TL: - Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- Hiểu, tôi hiểu rồi nhưng giải, tôi chưa giải được.
# Nêu khái niệm khởi ngữ.
 Cho ví dụ
TL: Học sinh nêu đúng định nghĩa ở SGK Ngữ Văn 9 Tập 2- Nhà xuất bản Giáo dục- 2005ví dụ đúng
# Khởi ngữ là gì? Đặt câu cho có khởi ngữ.
TL: - Khái niệm SGK/8 
- Đặt 1 câu có khởi ngữ
# Các cụm từ in đậm trong các câu sau đây là cụm từ gì?
a) Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra.
b) Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
TL: .những hàng cây bằng lăng:Cụm danh từ
một màu đỏ nhạt: Cụm danh từ
rộng thêm ra : Cụm tính từ
vẫn theo con: Cụm động từ
# Các từ ngữ in đậm làm thành phần gì trong các câu sau: Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm. Khi làm bài, anh ấy cẩn thận lắm. Anh ấy cẩn thận lắm, nhất là khi làm bài. Anh ấy cẩn thận khi làm bài.
TL: Các từ ngữ in đậm làm thành phần: Khởi ngữ. Trạng ngữ. Thành phần phụ chú. Thành phần bổ ngữ
# Xác định hàm ý cho các câu sau:
a) “Bọn tớ chơi từ khi thức dạy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc” 
b) “Làm thế nào có thể rời mẹ mà đến được”
(Mây và song - Ta -go)
TL: 
a) Mời gọi
b) Từ chối
# Thế bào là sự liên kết về nội dung giữa các câu, các đoạn trong văn bản? Chỉ ra các phép liên kết câu trong đoạn văn sau:
 “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”.
 Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo như chói nắng.”
TL: a) Học sinh nêu được khái niệm liên kết về nội dung: 
- Về chủ đề
- Về logic Các phép liên kết: 
+ Giữa đoạn văn I và đoạn văn II: Phép lặp
+ Giữa các câu trong đoạn văn I: Phép lặp, phép nối, phép liên tưởng.
+ Giữa các câu trong đoạn văn II; Phép lặp.
# Khởi ngữ là gì? 
Xác định khởi ngữ trong đoạn văn sau:
 “Cái tư tưởng trong nghệ thuật náu mình, yên lặng. Và cái yên lặng của một câu thơ lắng sâu xuống tư tưởng. Một bài thơ hay ta không bao giờ đọc qua một lần mà bỏ xuống được”
( Nguyễn Đình Thi- Tiếng nói của văn nghệ )
TL: Nêu đúng khái niệm
Xác định đúng khởi ngữ “Một bài thơ hay”
# Xác định phép lập luận được sử dụng trong đoạn văn sau:
Cũng như các thi sĩ của mọi thời đại, Bác viết rất nhiều bài thơ về trăng trong nhiều hoàn cảnh thật khác nhau. Bác ngắm trăng qua song sắt nhà tù. Bác thưởng thức ánh trăng trên đường đi, khi bị kẻ thù áp giải từ nhà lao này sang nhà lao khác. Bác cảm nhận vẻ đẹp của trăng giữa không gian mênh mông của núi rừng Việt Bắc. Bác trò chuyện cùng trăng khi đang chờ đợi tin thắng trận. 
TL: Phép lập luận: diễn dịch
# Dựa vào kiến thức đã học về liên kết câu, em hãy xác định các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn sau :
 “Trí thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức.(1)Họ coi mục đích của việc học chỉ là để có mảnh bằng mong sau này tìm việc kiếm ăn hoặc thăng quan tiến chức.(2) Họ không biết rằng, muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng ,dân chủ, văn minh ,sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế giới cần phải có biết bao nhiêu nhà tri thức trên mọi lĩnh vực.(3)”
(Trích Tri thức là sức mạnh - Hương Tâm)
TL: Các phép liên kết câu được sử dung trong đoạn văn:
- Phép thế: câu (2) liên kết với câu (1) bởi từ “họ” thế cho “không ít người chưa biết quý trọng tri thức”
- Phép lặp từ ngữ: câu (3) liên kết với câu (2) bởi từ “họ” được lặp lại
# Khởi ngữ là gì? Em hãy chuyển câu sau thành câu có thành phần khởi ngữ: "Tôi đã đọc xong quyển sách này"?
TL: Trả lời đúng khái niệm khởi ngữ (SGK/Trang 8 ) Biết chuyển cụm từ: "quyển sách này" trong câu ra đứng trước chủ ngữ thành câu có khởi ngữ
# Chỉ ra từ ngữ liên kết trong hai câu sau và cho biết đó là phép liên kết nào? 
... Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm. Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chi tốt khướu hay thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào.
(Phạm Đình Hổ)
TL: 
- Từ ngữ liên kết: Họ - Bọn hoạn quan cung giám
- Phép liên kết: Phép thế
# 
a) Thế nào là nghĩa tường minh? Hàm ý?
b) Cho một ví dụ có sử dụng hàm ý đồng thời cho biết nội dung của hàm ý đó là gì?
TL: 
a) Khái niệm về nghĩa tường minh và hàm ý sgk/75
b) Một ví dụ có sử dụng hàm ý, nói đúng nội dung của hàm ý
# Xác định thành phần phụ chú trong khổ thơ sau và cho biết bổ sung cho cụm từ nào?
“Có cô bé nhà bên (có ai ngờ) cũng vào du kích. Hôm gặp tôi cũng cười khúc khích. Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)”
(Giang Nam, Quê hương)
TL: Thành phần phụ chú:
- Có ai ngờ
- Thương thương quá đi thôi
+ Bổ sung cho cụm từ
+ Có ai ngờ à Cô bé nhà bên
- Thương thương quá đi thôi à Mắt đen tròn
# Chỉ ra các thành phần biệt lập trong các câu sau và cho biết đó là thành phần gì?
a) Hãy bảo vệ Trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta, trước những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đang gia tăng.
 (Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000, Ngữ văn 8)
b) Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
 (Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9)
TL: 
# Thêm thành phần phụ chú vào các câu sau đây:
a) Cái mạnh của con người Việt Nam là sự cần cù, sáng tạo.
b) Mỗi ngày chúng tôi phải phá bom đến năm lần.
TL: Không đưa ra gợi ý
# Viết đoạn văn ngắn về chủ đề quê hương (Không quá 7 câu) trong đó sử dụng ít nhất hai thành phần biệt lập. Gạch dưới các từ ngữ là thành phần biệt lập và cho biết đó là các thành phần nào?
TL: Viết đoạn văn đúng chủ đề, thể hiện rõ chủ đề, không quá 7câu, chú ý đến lỗi diễn đạt chính tả : 
Gạch đúng các thành phần biệt lập mỗi thành phần cho biết đó là thành phần nào mỗi thành phần
# Viết 1 đoạn văn (7 đến 10 câu), nội dung bàn về trường học, có sử dụng ít nhất 2 thành phần biệt lập đã học
TL: Viết đảm bảo số câu, nội dung phải đề cập đến trường học và thể hiện trọn vẹn được 1 mình thức trình bày là 1 đoạn văn, có mở, triển khai và kết đoạn, chữ viết rõ ràng, không tẩy xóa, xác định đúng thành phần biệt lập đã sử dụng
# Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý:
 Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm!
 Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi!
 Anh cũng không quay lại.
 (Nguyễn Quang Sáng)
TL: 
- Câu chứa hàm ý trong đoạn trích trên là “Vô ăn cơm”
- Hàm ý chứa trong câu: mời ông Sáu vào ăn cơm
# Ðoạn văn: "  Chờ khi đứa con trai đã bưng thau nước xuống nhà dưới, anh hỏi Liên: Đêm qua, lúc gần sáng, em có nghe thấy tiếng gì không? Liên giả vờ không nghe câu chồng vừa hỏi. Trước mặt chị hiện ra một cái bờ đất lở dốc đứng của bờ bên này, và đêm đêm cùng với con lũ nguồn đã bắt đầu dồn về, những tảng đất đổ oà vào giấc ngủ."
(Bến Quê - Nguyễn Minh Châu)
Cho biết câu hỏi: "Đêm qua  gì không?" có chứa hàm ý gì? Ý nghĩa của hàm ý đó?
TL: Nhận biết hàm ý trong câu 
Cụ thể:
+ Nói đến việc lở đất của bờ sông bên này.
+ Gợi sự đổ vỡ, mất mát, liên tưởng đau lòng.
Ý nghĩa: Thể hiện sự nguy kịch của người chồng đang ốm, khiến anh buồn lo thêm
# Thế nào là phương châm về chất trong hội thoại?
A. Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực
A. Khi giao tiếp, phải nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực
A. Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài giao tiếp, không lạc sang đề tài khác
A. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu không thừa.
# Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng
A. Phương châm về chất
A. Phương châm quan hệ.
A. Phương châm cách thức
# Nói giảm nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng
A. Phương châm về chất.
A. Phương châm quan hệ.
A. Phương châm lịch sự.
# "Bốn người hăm hở đến nhà lão Miệng. Đến nơi họ không chào hỏi gì cả, cậu Chân, cậu Tay nói thẳng với lão:
- Chúng tôi hôm nay đến không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông, mà để nói cho ông biết: Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi."
(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng.
A. Phương châm quan hệ.
A. Phương châm lịch sự.
A. Phương châm về chất.
# Câu trả lời trong đoạn hội thoại sau đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
"Loan hỏi Hạnh:
- Bạn có biết Bệnh viện mắt Hà Nội ở đâu không?
- Thì ở Hà Nội chứ ở đâu nữa!"
A. Phương châm về lượng.
A. Phương châm quan hệ.
A. Phương châm về chất.
A. Phương châm lịch sự.
# Nhận định nào nói đúng nhất những việc chúng ta cần làm khi muốn lựa chọn đúng từ ngữ xưng hô trong hội thoại?
A. Xem xét mối quan hệ giữa người nói với người nói với người nghe 
A. Xem xét các tính chất, đặc điểm của tình huống giao tiếp 
A. Cả A và B đều đúng. 
A. Cả A và B đều sai. 
# Dòng nào có chứa từ ngữ không phải là từ ngữ xưng hô trong hội thoại
A. ông, bà, bố, mẹ, cô, dì, chú , bác, dượng, mợ 
A. chúng tôi, chúng ta, chúng em, chúng nó
A. anh, chị, bạn, cậu, con người, chúng sinh 
A. Thầy, con, em, cháu, tôi, ta, tín chủ, ngài, trẫm, khanh
# Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi “Chúng tôi tham dự hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em để cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn thể nhân loại: Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn”
Từ “chúng tôi” trong câu văn trên được ai dùng?
A. Các nhà lãnh đạo cấp cao trên thế giới
A. Tất cả trẻ em trên thế giới
A. Tất cả công dân trên thế giới
A. Tất cả phụ nữ trên thế giới
# Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật? 
A. Một cách
A. Hai cách
A. Ba cách
A. Bốn cách
# Nhận định nào nói đầy đủ nhất dấu hiệu để nhận ra lời nói của nhân vật được dẫn ra trong các tác phẩm văn xuôi?
A. Thường được viết tách ra như kiểu viết đoạn văn
A. Có thêm dấu gạch ngang ở đầu lời nói
A. Cả A và B đều đúng 
A. Cả A và B đều sai 
# Trong các câu sau, câu nào sai về lỗi dùng từ?
A. Ba tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật.
A. Cô ấy đẹp tuyệt trần.
A. Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguyễn Du.
A. Khủng long là loại động vật đã bị tuyệt tự.
# Thuật ngữ là
A. là những từ ngữ được sử dụng trên báo chí để cung cấp thông tin về các lĩnh vực trong đời sống
A. là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
A. là những từ ngữ thường được dùng trong các tác phẩm văn học nghệ thuật.
A. là từ ngữ biểu thị các khái niệm được dùng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày.
# Thuật ngữ gồm những loại từ nào?
A. Từ ngữ biểu thị các khái niệm khoa học.
A. Từ ngữ biểu thị các hành động.
A. Từ ngữ biểu thị các thái độ tình cảm.
A. Từ ngữ biểu thị các tính chất.
# Nhận định nào nói đúng đặc điểm của Thuật ngữ
A. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm
A. Thuật ngữ không có tính biểu cảm
A. Mỗi thuật ngữ có thể biểu thị cùng lúc nhiều khái niệm 
A. Chỉ có A và B đúng 
# Muốn sử dụng tốt vốn từ của mình, trước hết chúng ta phải làm gì?
A. Phải nắm được các từ có chung nét nghĩa 
A. Phải biết sử dụng thành thạo các kiểu câu chia theo mục đích nói
A. Phải nắm được đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ
A. Phải nắm chắc các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu
# Nói “một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý” là nói đến hiện tượng gì trong từ vựng?
A. Hiện tượng đồng âm của từ
A. Hiện tượng nhiều nghĩa của từ 
A. Hiện tượng đồng nghĩa của từ
A. Hiện tượng trái nghĩa của từ
# Trong các câu sau đây, câu nào sai về nghĩa dùng từ:
A. Khủng long là động vật đã bị tuyệt tự.
A. Cô ấy đẹp tuyệt trần.
A. Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguyễn Du.
A. Ba tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật
# Thành ngữ nào sau đây có nội dung "dung túng, che chở cho kẻ xấu, kẻ phản trắc"?
A. Ếch ngồi đáy giếng.
A. Nuôi ong tay áo.
A. Mỡ để miệng mèo.
A. Cháy nhà ra mặt chuột.
# Từ "vị tha" có nghĩa là
A. tinh thần quên mình, chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác.
A. 

File đính kèm:

  • doctrac_nghiem_tieng_viet_lop_9_co_dap_an.doc