Câu hỏi ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Chiếc lược ngà"

Bé Thu là nhân vật trung tâm của truyện ngắn “ Chiếc lược ngà”, đây là một cô bé

giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc. Gặp lại con sau nhiều năm xa cách với bao

nỗi nhớ thương, ông Sáu vô cùng xúc động, nôn nóng vồ vập. Nhưng thật trớ trêu,

bé Thu không nhận ra cha, nó tỏ ra ngờ vực, lảng tránh. Ngay từ những giây phút

đầu tiên khi gặp cha, bé đã hốt hoảng bỏ chạy và kêu thét lên gọi má. Những ngày

ông Sáu ở nhà, bé cố tình lảng tránh ông, xa cách ông thậm chí còn phản ứng lại.

Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của

bé Thu, nhưng điều khiến người đọc phải bất ngờ là sự nhất quán trong tính cách

của bé, dù là bị mẹ quơ đũa dọa đánh, dù là bị dồn vào thế bí, dù là bị anh Sáu đánh,

bé Thu luôn bộc lộ một con người kiên quyết, mạnh mẽ. Thái độ của bé Thu thật

ương ngạnh, cứng đầu nhưng bé hoàn toàn không đáng trách bởi trong hoàn cảnh

éo le của chiến tranh, bé Thu còn quá nhở để hiểu những khắc nghiệt của đời sống.

Lý do bé không nhận cha thật đơn giản, thật trẻ con nhưng cũng thật bất ngờ và hợp

lí: ông sáu có vết thẹo dài trên mặt, không giống với người ba trong bức ảnh chụp

chung với má. Đó là tâm lí tự nhiên của đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ. Tình cảm em

chân thật, sâu sắc, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó là ba của mình, em không muốn

san sẻ tình cảm cho một người cha khác. Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự

bướng bỉnh mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào

đó tính cách cứng cỏi, ngoan cường của cô giao liên giải phỏng sau này.

pdf 7 trang linhnguyen 8760
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Chiếc lược ngà"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Chiếc lược ngà"

Câu hỏi ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Chiếc lược ngà"
 CHIẾC LƯỢC NGÀ 
1. Tình huống bộc lộ sâu sắc tình cảm cha con ông Sáu và bé Thu: 
Sau tám năm xa cách, ông Sáu được về phép thăm nhà nhưng trớ trêu thay bé Thu 
– con gái ông không nhận ra cha, đến lúc em nhận ra và bày tỏ tình cảm thắm thiết 
thì cũng là lúc ông Sáu phải lên đường. 
2. Cảm nghĩ về nhân vật bé Thu 
Bé Thu là nhân vật trung tâm của truyện ngắn “ Chiếc lược ngà”, đây là một cô bé 
giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc. Gặp lại con sau nhiều năm xa cách với bao 
nỗi nhớ thương, ông Sáu vô cùng xúc động, nôn nóng vồ vập. Nhưng thật trớ trêu, 
bé Thu không nhận ra cha, nó tỏ ra ngờ vực, lảng tránh. Ngay từ những giây phút 
đầu tiên khi gặp cha, bé đã hốt hoảng bỏ chạy và kêu thét lên gọi má. Những ngày 
ông Sáu ở nhà, bé cố tình lảng tránh ông, xa cách ông thậm chí còn phản
ứng lại. 
Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của
bé Thu, nhưng điều khiến người đọc phải bất ngờ là sự nhất quán trong tính cách 
của bé, dù là bị mẹ quơ đũa dọa đánh, dù là bị dồn vào thế bí, dù là bị anh Sáu đánh, 
bé Thu luôn bộc lộ một con người kiên quyết , mạnh mẽ. Thái độ của bé Thu thật 
ương ngạnh, cứng đầu nhưng bé hoàn toàn không đáng trách bởi trong hoàn cảnh 
éo le của chiến tranh, bé Thu còn quá nhở để hiểu những khắc nghiệt của đời
sống. 
Lý do bé không nhận cha thật đơn giản, thật trẻ con nhưng cũng thật bất ngờ và hợp 
lí: ông sáu có vết thẹo dài trên mặt, không giống với người ba trong bức
ảnh chụp 
chung với má. Đó là tâm lí tự nhiên của đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ. Tình cảm em 
chân thật, sâu sắc, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó là ba của mình, em không muốn 
san sẻ tình cảm cho một người cha khác. Cái cảm giác đó không đơn thuần
là sự
 bướng bỉnh mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào 
đó tính cách cứng cỏi, ngoan cường của cô giao liên giải phỏng sau này. 
Khi nhận ra ông Sáu là cha, thái độ và hành động của bé Thu đã có sự thay đổi bất 
ngờ. Tình cha con trong Thu giữ gìn bấy lâu nạy, giờ trỗi dậy, vào cái giây phút mà 
cha con phải tạm biệt nhau. Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi “ba”, và “tiếng kêu của 
nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa” vừa 
kêu vừa chạy xô đến nhanh như một con sóc, nó nhảy thót lên và dang hai tay ôm 
chặt lấy cổ ba nó. Nó hôn ba nó cùng khắp hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết
thẹo dài. Vậy là trong đêm về nhà bà ngoại, bé đã được bà ngoại giải thích về vết
thẹo trên mặt ba. Nỗi nghi ngờ bấy lâu được giải tỏa, em ân hận, hối tiếc “ nghe bà 
 kể, nó nằm im lăn lộn và lại thỉnh thoảng thở dài như người lớn”. Vì thế trong giờ 
phút chia tay, tình yêu và nỗi mong nhớ với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy 
lâu nay bùng ra thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt có xen lẫn cả sự hối hận. Ở em 
có những nét tính cách ương bướng, ngang ngạnh nhưng cũng thật dứt khoát, rạch 
ròi, đáng mến với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ. 
3. Trình bày cảm nhận về đoạn văn : 
Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng 
thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc 
không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: 
- Ba... a... a... ba! 
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người , nghe 
thật xót xa. Ðó là tiếng "Ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm, tiếng "Ba" như 
vỡ tung ra từ lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy 
thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. 
Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc
:
- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con! 
Ba nó bế nó lên - nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả 
vết thẹo dài bên má của ba nó nữa. 
Trong giây phút chia tay ba trở lại chiến trường, tình yêu thương của bé Thu dành 
cho ba bộc lộ thật mãnh liệt. Sự nghi ngờ của Thu được giải tỏa khi nghe bà ngoại 
giải thích vì sao ba lại có vết thẹo dài trên má, nghe những điều ấy, “nó nằm im, 
lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Bởi thế, tình yêu ba trong Thu 
đã trỗi dậy mạnh liệt vào cái giây phút bất ngờ nhất, giây phút ông Sáu lên đường. 
Cái tiếng “ba” mà ông Sáu đã chờ đợi từ lâu bất ngờ vang lên: “ Ba..a....a..” và cho 
đến đến lúc này, mọi người mới nhận ra rằng, nó thèm muốn được gọi tiếng “ba” 
đến nhường nào. Tiếng “ba” mà nó đã cất lên trong nghẹn ngào, tiếng “ba” mà nó 
đã đè nén sau bao nhiêu năm cách biệt nghe mới thật thiêng liêng làm sao ! Tình 
cảm của bé Thu dành cho ba được thể hiện một cách mãnh liệt, mạnh mẽ, cuống
quýt, hối hả và có xen lẫn phần hối hận . Đó là những cảm xúc đã dồn nén từ lâu 
bỗng vỡi òa ra: “Ba bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc,hôn cổ, hôn vai
, và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”.. Bà con và người kể chuyện
cũng 
như người đọc không thể kìm được nỗi xúc động như có ai đang nắm chặt tim 
mình bởi vì cái éo le của tình cha con trong hoàn cảnh khắc nghiệt thời chiến. Lúc 
 cha con nhận nhau lại cũng chính là lúc người cha phải ra đi và biết đâu rằng, sự ra 
đi ấy lại là mãi mãi. Những nỗ lực của Thu không giữ được ba nó. Ông Sáu vẫn 
phải ra đi dù giây phút cha con nhận nhau thật ngắn ngủi! Tất cả những điều đó đã 
thể hiện được một tình yêu mãnh liệt lên đến điểm cao trào nhất của đứa con dành 
cho ba nó, khiến mọi người xung quanh ai cũng không cầm được nước mắt trước
cảnh tượng đầy xót xa Đó là minh chứng cho tình cảm của Thu dành cho ba, nó 
vô cùng sâu sắc và mãnh liệt- em chỉ bộc lộ tình yêu sâu sắc của mình với ba khi 
biết chắc đó là ba của mình. Tình cảm
ấy thật cảm động biết bao nhiêu! 
4. Cảnh chia tay của hai cha con ông Sáu – bé Thu 
a.Chứng kiến cảnh ấy, bà con xung quanh không cầm nổi nước mắt và nhân vật tôi 
có cảm giác khó thở như có bàn tay ai nắm chặt lấy trái tim mình. Tâm trạng ấy 
xuất phát từ niềm thương cảm của mọi người trước hoàn cảnh éo le của hai cha con 
ông Sáu. Ông Sáu phải chịu đựng quá nhiều sự hi sinh, mất mát : chiến tranh khiến 
cho ông mang một nỗi đau về thể xác và trong những ngày phép ngắn ngủi
ở nhà, 
ông lại phải chịu thêm nỗi đau tinh thần do bé Thu nhất quyết không chịu nhận ông 
là cha, không gọi một tiếng “ba” mà ông hằng khao khát suốt 8 năm trời. 
Trong buổi sáng trước giờ phút ông Sáu lên đường , thái độ và hành động của bé 
Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn. Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi “ba” và tiếng 
kêu như tiếng xé, rồi “ nó vừa kêu vừa chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ 
ba nó” , “Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo 
dài bên má của ba nó nữa, hai tay nó xiết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không 
thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi cấu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé 
của nó run run”. Như vậy, cho đến lúc chia tay vợ con lần thứ hai để bước vào một 
cuộc chiến đấu mới , ông mới được một khoảnh khắc hạnh phúc quá ngắn ngủi . 
Trước cử chỉ của bé Thu, “anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt
rồi hôn lên mái tóc con”. Đó là giọt nước mắt sung sướng , hạnh phúc của một
người cha cảm nhận được tình ruột thịt từ con mình. Còn với bé Thu, bé cũng thật
đáng thương. Trong đêm về nhà ngoại, Thu đã được bà giải thích về vết thẹo làm 
thay đổi khuôn mặt ba nó. Sự nghi ngờ bấy lâu được giải toả và ở Thu nảy sinh một 
trạng thái như là sự ân hận, hối tiếc.
Vì thế trong giờ phút chia tay với cha, tình yêu 
và nỗi nhớ mong với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật 
mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận. Chứng kiến những
biểu 
hiện tình cảm
ấy trong cảnh ngộ cha con ông Sáu phải chia tay khó có ai lại
dửng 
dưng, vô cảm, còn đối với bác Ba thì lòng trắc
ẩn, sự thấu hiểu những hi sinh 
 mà bạn mình phải chịu đựng khiến cho cho ông “bỗng thấy khó thở như có bàn tay 
ai nắm lấy trái tim”. 
b. Truyện được trần thuật theo lời của ông Ba- người bạn ông Sáu, nhân vật “Tôi”, 
người đã chứng kiến những cảnh ngộ éo le của cha con ông. Chọn nhân vật kể 
chuyện như vậy khiến cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy hơn. Người kể chuyện 
lại hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình, chủ 
động xen vào những ý kiến bình luận, suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người
đọc, người nghe. (VD : trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôi chứng kiến không 
biết bao nhiêu cuộc chia tay, nhưng chưa bao giờ tôi bị xúc động như lần
ấy, “ cây 
lược ngà chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm 
trạng của anh”) 
c. Hai tác phẩm thuộc đề tài kháng chiến chống Mĩ: -
 Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật) 
- Những ngôi sao xa xôi ( Lê Minh Khuê) 
5. ý nghĩa nhan đề 
“Chiếc lược ngà” là một nhan đề hay, thể hiện sâu sắc nội dung của tác phẩm. Đó 
là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng.Chọn 
hình ảnh “Chiếc lược ngà” làm nhan đề cho tác phẩm , nhà văn Nguyễn Quang 
Sáng đã bộc lộ tài năng của mình trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm qua 
một hình ảnh nghệ thuật cô đúc, giàu ý nghĩa: 
+ Với bé Thu, chiếc lược ngà là kỷ vật , là tình cảm yêu mến nhớ thương của 
người cha chiến sĩ. 
+ Với ông Sáu, chiếc lược ngà là một vật quý giá, thiêng liêng bởi nó chứa đựng 
tình yêu, nỗi nhớ thương của ông đối với đứa con gái và làm dịu đi nỗi day dứt, ân 
hận vì đã đánh con khi nóng giân 
+ Chiếc lược còn thể hiện tình đồng chí, đồng đội cao quý trong ông Sáu và ông 
Ba, những người chiến sí, cán bộ cách mạng. 
+ Chiếc lược trở thành cầu nối các nhân vật, các chi tiết chính làm nên cốt truyện 
chặt chẽ. 
=> Với nhan đề này, nhà văn không chỉ nói tình cảm cha con thắm thiết, sâu nặng 
mà còn gợi cho người đọc thấm thía những đau thương mất mát do chiến tranh gây 
ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình. 
 6. Doạn văn: 
Nghe má nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại
:
- Thì má cứ kêu đi. 
........................... 
- Con kêu rồi mà người ta không nghe. 
a. Đoạn văn được kể theo ngôi thứ ba, người kể là bác Ba. 
b. Nhận xét : 
Sự phản ứng của Thu càng ngày càng quyết liệt, từ chỗ ngấm ngầm đến chỗ rõ ràng, 
mạnh mẽ chứng tỏ đây là cô bé ngang ngạnh, bướng bỉnh. Sự ngang ngạnh của em 
hoàn toàn “có lí” và không đáng trách vì em đâu có biết vết sẹo trên mặt ba là do 
chiến tranh, em đâu có biết người đàn ông có “Vết thẹo dài bên má phải”, “đỏ ửng
”, “giần giật, trông rất dễ sợ” kia lại là người mà em trông đợi bấy lâu. Sự phản
ứng 
của em chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, có tình yêu cha sâu sắc. Tình yêu ấy
đã 
khắc ghi trong trái tim ngây thơ ấy kiêu hãnh nên em không chấp nhận người
đàn 
ông khác không phải là cha trong bức
ảnh chụp chung với má mình. 
7. Khi chia tay ông Sáu, bé Thu nói : “ Ba về, ba mua cho con một cây lược 
nghe ba!” 
a. Câu nói trên của bé Thu tiếp nối theo sự việc: ông Sáu chia tay mọi người lên 
đường trở lại chiến khu. 
b. Sự việc trên được kể theo điểm nhìn và ngôn ngữ trần thuật của bác Ba – nhân 
vật xưng “tôi” trong tác phẩm. 
Tác dụng ( xem lại phần b câu 4) 
c.Tên truyện là “ Chiếc lược ngà” nhưng nội dung lại nói về tình cảm cha con sâu 
nặng của ông Sáu và bé Thu là một dụng ý của tác giả .Chiếc lược ngà là kỉ vật 
thiêng liêng của tình cha con sâu nặng. Với bé Thu, chiếc lược là ước mơ của một
cô bé 8 tuổi, một ước ao rất giản dị, trong sáng, rất con gái. Có lẽ đó cũng là món 
quà đầu tiên nhưng cũng lại là món quà cuối cùng người cha tặng cho cô con gái 
bé bỏng. Nó là tất cả tình yêu thương, kỉ niệm của ba dành cho Thu khi ba hi sinh. 
Với bé Thu, chiếc lược
ấy chính là hình ảnh người cha (trong tâm khảm). Còn với
ông Sáu : Những ngày xa con ở chiến khu, bao nhiêu nhớ thương, day dứt, ân hận
anh dồn cả vào việc làm chiếc lược ngà rất tỉ mẩn, rất cẩn thận. Dường như khi dũa 
 từng chiếc răng như vậy, anh cũng bớt áy náy vì đã đánh con, đã không phải với 
con. Cây lược làm xong, mỗi khi thương nhớ con, anh lại ngắm nhìn cây lược. Phải 
chăng với người cha, chiếc lược nhỏ xinh xắn ấy cũng là hình ảnh cô con gái bé 
bỏng. Và trước khi anh Sáu hi sinh, chiếc lược ngà chính là lời trăn trối anh gửi lại, 
là tất cả tình cảm của người cha dành cho con, cho gia đình . Chiếc lược ngà là 
minh chứng cho tình cảm giữa hai cha con ông Sáu, chiến tranh có thể giết chết
con 
người nhưng không thể giết được tình phụ tử thiêng liêng, sâu nặng. 
d. Vai trò của chi tiết “ vết thẹo” với sự phát triển của câu chuyện: 
Vết thẹo trên gương mặt ông Sáu là chi tiết nghệ thuật độc đáo, vừa thắt nút truyện, 
đẩy mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, lại vừa mở nút truyện. Chỉ vì vết thẹo mà bé Thu 
không nhận ra ba, đối xử với ba một cách lạnh lùng, cự tuyệt. Khi được bà ngoại 
giải thích về vết thẹo trên gương mặt ba, mối nghi ngờ của bé Thu về ông Sáu đã 
được giải tỏa, khiến bé Thu nhận ra ba. Khi nhận ra ba, tình cảm, thái độ của em đã
thay đổi hoàn toàn . Như vậy , chi tiết vết thẹo đã tạo nên kịch tính , tình huống 
truyện làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của tác phẩm. 
e. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về tình cha ở ông Sáu những ngày ông ở chiến khu. 
Trở lại căn cứ, ông Sáu luôn mang trong mình day dứt, ân hận vì đã đánh con khi 
nóng giận. Rồi lời dặn của con: “Ba về ba mua cho con một cây lược nghe ba”đã 
thôi thúc ông nghĩ đến việc làm cho con một cây lược bằng ngà. Làm cây lược trở 
thành bổn phận của người cha, thành tiếng gọi cầu khẩn của tình yêu thương con. 
Kiếm được khúc ngà voi, ông Sáu hớn hở như một đứa trẻ được quà và ông dành 
hết tâm trí, công sức vào việc làm ra cây lược . Phải chăng , bao nhiêu tình yêu 
thương con ông dồn vào việc làm cây lược
ấy? Rồi ông gò lưng tỉ mẩn, khắc từng
nét chữ lên sống lưng lược: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”.Cây lược
ấy, dòng chữ 
ấy là tình yêu, là nỗi nhớ thương, sự ân hận của ông đối với đứa con gái. Những
lúc 
rỗi cũng như đêm đêm nhớ con ông thường lấy cây lược ra ngắm ngía, rồi mài lên 
tóc cho cây lược thêm bóng , thêm mượt . Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ 
thành một nghệ nhân – nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất trên đời– 
chiếc lược ngà. Cho nên,cây lược ngà đã kết tinh trong nó tình phụ tử mộc mạc,
sâu 
xa mà đơn sơ, giản dị. Làm được lược cho con, ông Sáu mong được gặp con, được 
tận tay chải mái tóc con. Nhưng rồi, một tình cảnh đau thương lại đến với cha con 
ông Sáu: trong một trận càn lớn của quân Mỹ ngụy, ông Sáu bị một viên đạn
bắn 
vào ngực. “Trong giờ phút cuối cùng,không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình 
như chỉ có tình cha con là không thể chết được”, tất cả tàn lực cuối cùng chỉ còn 
cho ông làm một việc “đưa tay vào túi, móc cây lược” đưa cho người bạn
 chiến đấu. Đó là điều trăng trối không lời nhưng nó thiêng liêng hơn cả những lời 
di chúc. Nó là sự ủy thác, là ước nguyện cuối cùng, ước nguyện của tình phụ tử. 
Tình cảm ấy khiến bác Ba qua bao nhiêu gian khổ của cuộc chiến tranh vẫn giữ 
được cây lược như một vật quý giá của đời mình và trao tận ta cho bé Thu, thực 
hiện ước nguyện cuối cùng của ông Sáu. Đoạn văn đã thể hiện thật sâu sắc và cảm
động tấm lòng của ông Sáu dành cho con, tình cảm
ấy trong hoàn cảnh éo le của
cuộc chiến tranh thật cảm động biết nhường nào! 

File đính kèm:

  • pdfcau_hoi_on_tap_ngu_van_lop_9_van_ban_chiec_luoc_nga.pdf