Câu hỏi ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Bếp lửa"

Câu 1: (2 điểm)

Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

(Bếp lửa – Bằng Việt)

Xác định và gọi tên 3 biện pháp tu từ được sử dụng ở đoạn thơ trên.Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó?

Trả lời

- Biện pháp tu từ:

+ Từ láy gợi tả: chờn vờn, ấp iu, lận đận

+ Điệp ngữ: một bếp lửa (hoặc nhóm, biết mấy nắng mƣa)

+ Liệt kê: niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi, nồi xôi gạo, những tâm tình (HS chỉ cần nêu tên 2 biện pháp tu từ)

- Tác dụng:

+ Tạo hình ảnh thơ sinh động, hấp dẫn, gợi cảm

+ Nhấn mạnh sức mạnh diệu kì của tình bà dành cho cháu ( HS có thể trình bày theo suy nghĩ, cảm nhận của mình )

 

docx 2 trang linhnguyen 4320
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Bếp lửa"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Bếp lửa"

Câu hỏi ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Bếp lửa"
CÂU HỎI ÔN TẬP : BẾP LỬA
Phần I
Cho đoạn thơ sau:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm 
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa 
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ 
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm 
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Câu 1: (2 điểm)
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
(Bếp lửa – Bằng Việt)
Xác định và gọi tên 3 biện pháp tu từ được sử dụng ở đoạn thơ trên.Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó?
Trả lời
- Biện pháp tu từ:
+ Từ láy gợi tả: chờn vờn, ấp iu, lận đận
+ Điệp ngữ: một bếp lửa (hoặc nhóm, biết mấy nắng mƣa)
+ Liệt kê: niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi, nồi xôi gạo, những tâm tình (HS chỉ cần nêu tên 2 biện pháp tu từ)
- Tác dụng:
+ Tạo hình ảnh thơ sinh động, hấp dẫn, gợi cảm
+ Nhấn mạnh sức mạnh diệu kì của tình bà dành cho cháu ( HS có thể trình bày theo suy nghĩ, cảm nhận của mình)
Câu 2: (2 điểm)
Từ “bếp lửa” nào đƣợc dùng theo nghĩa gốc? Từ “bếp lửa” nào được dùng theo nghĩa chuyển? Nếu là nghĩa chuyển thì nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?
Trả lời:
- Từ “bếp lửa” trong “bếp lửa chờn vờn” dùng theo nghĩa gốc
- Từ “bếp lửa” trong “bếp lửa ấp iu nồng đượm” dùng theo nghĩa chuyển.
- Nghĩa chuyển được hình thành theo phương thức ẩn dụ.
Câu 3: (2 điểm)
Xác định 2 từ tượng hình được sử dụng trong đoạn thơ trên?Tìm 2 từ cùng thuộc 1 trường từ vựng?Gọi tên trường từ vựng đó.
Trả lời:Xác định 2 từ tượng hình được sử dụng trong đoạn thơ trên? Tìm 2 từ cùng thuộc 1 trường từ vựng?Gọi tên trường từ vựng đó?
- Từ tượng hình: ấp iu, chờn vờn
- Trường từ vựng:
+Hiện tượng tự nhiên: Mưa nắng, sương
Câu 4: (2 điểm)Hãy giải thích hình ảnh bếp lửa và ngọn lửa ,trong những câu thơ sau:
“Rồi sớm, rồi chiều lại bếp lửa bà nhen 
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.”
Trả lời: Bếp lửa : vật hữu hình cụ thể của những gia đình, gần gũi, thân quen với những ngƣời dân VN, đặc biệt là hai bà cháu.
Ngọn lửa : Ngọn lửa trong lòng bà- ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương, niềm tin. Bởi vậy , từ “bếp lửa” đã thành “ngọn lửa”với ý nghĩa trừu tượng và khái quát .
Câu 5: (2 điểm)Nêu ý nghĩa hình ảnh người bà trong những câu thơ trên?
Ý nghĩa hình ảnh bà không chỉ là ngƣời nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa- ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.
Câu 6: (2 điểm) Em hiểu như thế nào về điều kì lạ và thiêng liêng trong câu thơ
-“ Ôi, kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa !”
Trả lời:Điều kì lạ và thiêng liêng của hình ảnh thơ- bếp lửa :
a. Bếp lửa của bà kì lạ vì không thể dập tắt đƣợc, nó cháy lên trong mọi cảnh ngộ.(0,5đ)
b. Bếp lửa của bà thiêng liêng vì nơi ấy ấp ủ và sáng lên mãi tình bà cháu trong cuộc đời mỗi con người- đó là tình cảm gia đình, quê hương, tổ quốc. .(0,5đ)
Câu 7: (2 điểm)Chỉ ra đâu là nghĩa gốc, đâu là nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của từ “nhóm” trong khổ thơ sau :
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm 
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui 
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” 
(Bếp lửa, Bằng Việt, Ngữ Văn 9, tập 1)
Trả lời:
- Từ “nhóm” trong các dòng thơ (1),(3) : chỉ hành động cho lửa bén vào làm chất đốt (củi, rơm) cháy lên để nấu nướng hoặc sưởi ấm.0,5
- Từ “nhóm” trong các dòng thơ (2),(4) : chỉ sự khơi gợi, vun đắp những tâm tư, tình cảm.0,5
- Từ “nhóm” ở (1),(3) : Nghĩa gốc - Từ “nhóm” ở (2),(4) : Nghĩa chuyển
Câu 8: (2 điểm)Phân tích nghĩa của điệp từ “nhóm” trong khổ thơ sau: “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi 
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” 
(Bếp lửa – Bằng Việt)
Trả lời: Điệp từ “nhóm” mang hai ý nghĩa:
- Nghĩa đen: Làm cho lửa bén vào củi, làm cho củi cháy.
- Ngha chyển: Khơi lên, gợi lên những tình cảm tươi đẹp trong tâm hồn con người. Qua từ “nhóm”, bà không chỉ là ngƣời nhóm lên một bếp lửa để nuôi cháu lớn lên mà bà còn khơi lên, gợi lên những tình cảm trong cháu, gíup cháu hiểu thêm về quê hương, đất nước mình, hiểu thêm về những phụ nữ Việt Nam, những người bà, người mẹ muôn đi tần tảo, bồi dưỡng cho cháu niềm tin, nghị lực, tình yêu quê hương, lòng kính trọng, biết ơn đối với bà. Từ “nhóm”được lặp đi lặp lại nhằm- khắc sâu tình cảm thiêng liêng.
Câu 9 : (2điểm )
Hãy chép lại 2 câu thơ có từ bếp lửa trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt Theo em việc sử dụng từ “ngọn lửa” trong bài thơ có ý nghĩa gì ?
Trả lời:Chép đúng 2 câu thơ có từ bếp lửa trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng việt
Ngọn lửa trong lòng bà- ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thƣơng, niềm tin. Bởi vậy , từ “bếp lửa” đã thành “ngọn lửa”với ý nghĩa trừu tượng và khái quát .

File đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_ngu_van_lop_9_van_ban_bep_lua.docx