Câu hỏi ôn tập Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)

# Viết bài thuyết minh về chiếc nón lá, trong đó có vận dụng một số biện pháp nghệ thuật như: kể chuyện, tự thuật, hỏi đáp theo lối nhân hóa.

TL: Có thể sử dụng biện pháp kể chuyện hoặc tự thuật để làm cho bài viết sinh động, hấp dẫn.

Gợi ý về nội dung:

- Lịch sử của cái nón: Có từ xa xưa, có nhiều vùng quê làm nón truyền thống như Huế, Quảng Bình, Hà Tây

- Các loại nón: Nón chóp của đàn ông, nón dấu của binh lính, nón tu lờ của nha sư, nón thúng quai thao, nón bài thơ

- Cách làm nón: Tạo khung, vành, lá, khâu

- Công dụng của nón: che năng mưa, tạo nét đẹp duyên dáng cho phụ nữ, đạo cụ trong biểu diễn nghệ thuật.

Nón lá gắn với đời sống văn hóa tinh thần phong phú của người dân Việt, là Sản phẩm mang nét độc đáo của Việt Nam, là mặt hàng xuất khẩu có giá trị

# Hãy vận dụng yếu tố miêu tả trong việc giới thiệu:

- Con trâu ở làng quê Việt Nam (hình ảnh con trâu trên đồng ruộng làng quê Việt Nam)

- Con trâu trong việc làm ruộng (sớm hôm gắn bó với người nông dân)

TL: Kết hợp miêu tả với thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam

- Đi khắp làng quê Việt Nam, đâu đâu ta cũng gặp con trâu, con vật hiền lành, thân thuộc, gắn bó với người nông dân. Con trâu ung dung, cần mẫn gặm cỏ, con trâu bì bõm làm lụng vất vả cùng người nông dân trên đồng ruộng sớm hôm. Con trâu không chỉ là “đầu cơ nghiệp” của nhà nông mà nó còn có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống của làng quê.

Con trâu giúp cho người nông dân trong công việc làm ruộng, chủ yếu là kéo cày, kéo bừa, kéo xe. “Con trâu đi trước cái cày theo sau”, đó là hình ảnh quen thuộc của làng quê. Lực kéo trung bình trên ruộng của trâu là 70-75 kg, bằng 0,36 - 0,40 mã lực. Trâu loại A mỗi ngày cày 3-4 sào, loại B 2-3 sào và loại C 1,5-2 sào Bắc Bộ.

 

doc 15 trang linhnguyen 3560
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi ôn tập Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)

Câu hỏi ôn tập Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)
ạn là gì
- Tâm trạng sau khi gây ra việc đó cho bạn như thế nào (có thể là tự bào chữa rồi tự phê phán, tự nhận lỗi, tự trách mình)
- Niềm ân hận, muốn sửa chữa lỗi lầm và mong bạn tha thứ như thế nào
Lưu ý: Cần bộc lộ cảm xúc nội tâm một cách chân thành
# Hãy tìm và chỉ ra những câu chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận trong đoạn trích sau: 
“Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cứ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à.
Không thể được! Làng thì yêu thật nhưng làng yêu Tây mất rồi thì phải thù.”
TL: Câu chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận trong đoạn trích
- Những câu ngắn, câu phủ định (không thể). Câu nghi vấn mang ý khẳng định, câu cảm than, câu có nhiều vế có quan hệ ý nghĩa chặt chẽ (Làng thì yêu thật nhưng làng yêu Tây mất rồi thì phải thù)
- Các từ ngữ biểu thị quan hệ: nhưng, thì
→Những từ ngữ này cho thấy cuộc đấu tranh nội tâm trong nhân vật ông Hai rất quyết liệt.
# Đoạn trích sau đây được kể ở ngôi nào? So với cách kể ở Lặng lẽ Sa Pa, cách kể ở đoạn trích này có ưu điểm gì?
“Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm chặt lấy trái tim tôi. Tôi bỗng nảy ra ý nghĩ muốn bảo anh ở lại vài hôm. Nhưng thật khó, chúng tôi chưa biết mình sẽ đi tập kết hay ở lại. Chúng tôi cần về đúng ngày nhận lệnh để kịp chuẩn bị” 
(Nguyễn Quang Sáng- Chiếc lược ngà)
TL: Đoạn trích kể ở ngôi thứ nhất
Cách kể này giúp người kể dễ bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của mình, làm cho câu chuyện có vẻ chân thực hơn.
# Suy nghĩ về tình cha con trong “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
TL: Yêu cầu:
Nội dung: Tình cảm cha con ông Sáu như một bài ca bất tử về sự hi sinh, mất mát trong chiến tranh é Thu một đứa trẻ đầy cá tính, có một tình yêu cha sâu sắc. Nó luôn tụ hào và kiêu hãnh về người cha của mình.
Ông Sáu luôn đối mặt với bao nguy hiểm ở chiến trường. Trước lúc hi sinh tình cảm cha con trong ông không hề chết.
Hình thức: Bài viết thực hiện đầy đủ bố cục: Mở bài, thân bài, kết bài
Viết có luận điểm rõ rang, trình bày mạch lạc, không sai lỗi chính tả, diễn đạt trôi chảy
# Suy nghĩ về nhân vật Phương Định qua “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Qua đó hãy phát biểu cảm nghĩ của em về thế hệ thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mỹ.
TL: Yêu cầu nội dung
Giới thiệu nhân vật Phương Định, một trong những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ. Một cô gai Hà Thành nhưng thật gan dạ dũng cảm, có lòng yêu tổ quốc
Phương Định cũng như đồng đội, là việc trong điều kiện thật nguy hiểm
Với lòng yêu tổ quốc, yêu hoà bình cô luôn đặc trách nhiệm và hiệu quả công việc lên trên hết
Dù sống trong gian khổ, cuộc chiến tranh khốc liệt, Phương Định vẫn giữ nguyên nét hồn nhiên lãng mạn của một cô gái Hà Nội mơ mộng đáng yêu.
Yêu cầu hình thức:
Bài viết có đầy đủ bố cục
Luận điểm, luận cứ rõ ràng, lập luận phù hợp
Diễn đạt trôi chảy, không sai về lỗi câu và chính tả
# Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. 
TL: Yêu cầu về hình thức: Trình bày theo bố cục 3 phần, rõ ràng, sạch đẹp, ý văn hay.
- Yêu cầu về hình thức: Nêu cảm nghĩ của mình về nhân vật Phương Định. 
* Dàn ý như sau: 
a) Mở bài: Giới thiệu khái quát vài nét về tác giả, tác phẩm.
Lê Minh Khuê là nhà văn có nhiêu sáng tác về cuộc sống chiến đấu của thanh niên xung phong.
“Những ngôi sao xa xôi” là truyện ngắn viết năm 1971. Truyện viết về cuộc sống chiến đấu của những cô gái trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ.
b) Thân bài: Khái quát chung về truyện và qua đó cần làm nỗi bật nhân vật Phương Định.
Phương Định là cô gái hồn nhiên, vô tư, đã 3 năm sống và chiến đấu ở chiến trường, quen với những thử thách, nguy hiểm, giáp mặt với cái chết.
Phương Định yêu mến đồng đội, đặc biêt là cô luôn dành tình thương và sự cảm phục cho tất cả những chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của con đường vào mặt trận.
Phương Định có đời sống tâm lí phong phú.
Phương Định dũng cảm khi phá bom...........
à Phương Định là một cô gái trong sáng, hồn nhiên hay mộng mơ, lạc quan, hiên ngang dũng cảm......
c) Kết bài: Nêu nhận định đánh giá chung của mình về tác phẩm đó.
# Cảm nhận của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
TL: Yêu cầu chung: 
Thể loại: Nghị luận về một tác phẩm thơ 
- Nội dung: Học sinh trình bày cảm nhận của mình về bài thơ. 
 Cụ thể phải đi vào những nội dung chính sau: Bài thơ thể hiện niềm cảm động, thành kính, thiêng liêng, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn xót đau của nhà thơ Viễn Phương khi nhà thơ từ Miền Nam ra viếng lăng Bác. Tâm trạng và cảm xúc của nhà thơ qua khổ thơ đầu là sự xúc động của một người từ chiến trường Miền Nam sau bao năm mong mỏi được ra viếng Bác qua cách xưng hô, qua hình ảnh ẩn dụ “hàng tre”. Ở khổ thứ 2, học sinh cần tập trung phân tích những hình ảnh đẹp, sáng tạo: “Mặt trời, tràng hoa, mùa xuân” để thể hiện sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác. Ở khổ thứ 3, tâm trạng của nhà thơ xúc động đau xót trước hình ảnh của Bác trong lăng. Khổ cuối cùng, tâm trạng của nhà thơ lưu luyến muốn được ở mãi bên Người và chỉ có thể gủi lòng mình bằng cách hoá thân, hoà nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác
# Làm sáng tỏ nhận định: “Bài thơ mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng thể hiện tình yêu và khát vọng được cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải.
TL: * Nội dung
a) Mở bài: Giới thiệu bài thơ, tác giả và vấn đề liên quan đến bài thơ 
b) Thân bài:
Qua việc phân tích, bình giá những cảm xúc suy nghĩ của nhà thơ Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” làm rõ 2 luận điểm
* Tình yêu cuộc đời
* Khát vọng được cống hiến cho đời
c) Kết bài: Khẳng định sự đúng đắn của nhận định
* Hình thức: Viết đúng kiểu bài nghị luận một vấn đề văn học - văn viết lưu loát, trình bày sạch, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
# Nêu cảm nhân của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương
TL: Các yêu cầu:
Viết đúng thể loại nghị luận về một bài thơ
-Nội dung:Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng thiết tha thành kính, vừa tự hào vừa đau xót của tác giả
Làm rõ được nghệ thuật của bài thơ : Giọng điệu trang trọng và tha thiết phù hợp với tâm trạng và cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị,súc tích và gợi cảm. Lời thơ giản dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng.
-Phương pháp : Thể hiện rõ năng lực cảm nhận thơ
-Bố cục đủ 3 phần -Dùng từ, đặt câu, dựng đoạn tốt
# Cảm nghĩ của em về tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải.
TL: * Nội dung:
Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận (tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh) 
Thân bài: Nghị luận 1 số ý sau:
+ Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ
+ Bức tranh xuân được vẽ bằng màu sắc, âm thanh
+ Hình ảnh mùa xuân trong cảm xúc thiết tha, trìu mến
+ Nguyện ước chân thành của Thanh Hải
Kết bài: Nhận xét, đánh giá về tác phẩm 
* Hình thức:
+ Trình bày lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt.
+ Viết đúng kiểu văn nghị luận về tác phẩm văn học.
# Về giá trị truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, sách giáo viên Ngữ văn 9, tập 2, nhận định: “Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và góp vào thành công của truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là chất trữ tình”. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
TL: Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê (Phần trích ở sách Ngữ văn 9), học sinh cần vận dụng các thao tác nghị luận để làm rõ được yêu cầu đề bài. Nêu cầu kỹ năng:
Bài viết đúng kiểu bài nghị luận văn học với việc kết hợp nhiều thao tác; bố cục cân đối hợp lí; biết chọn lọc, sắp xếp dẫn chứng có hệ thống; lời văn trong sáng có cảm xúc; lập luận chặt chẽ, lô gíc; không sai lỗi dùng từ đặt câuừ những yêu cầu trên, định hướng chính của bài làm như sau:
1) Giới thiệu khái quát chung về tác giả, tác phẩm, trích dẫn ý kiến.
2) Giải thích ý kiến.
Thành công của truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi có nhiều yếu tố (tình huống truyện, cốt truyện, xây dựng nhân vật, cách kể chuyện, ngôi kể) trong đó, chất trữ tình là yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn và giá trị của tác phẩm.
Chất trữ tình của tác phẩm được tạo nên bởi những cảm xúc, suy tưởng và thể hiện bằng lời văn giàu nhịp điệu, giàu hình ảnh
3) Chứng minh:
Chất trữ tình được tạo nên từ những chi tiết, khung cảnh thiên nhiên đẹp và đầy thơ mộng của Phương Định được miêu tả qua hồi tưởng.
Chất trữ tình được toát lên chủ yếu từ nội dung của truyện: cuộc sống đầy nguy hiểm mà để lại nhiều dư vị trong lòng mỗi người, từ những nết đẹp giản dị, từ những truyện kể về cuộc sống ở cao điểm và từ những cảm xúc, tình cảm, sự yêu thương đoàn kết nảy nở trong tâm hồn của các nhân vật.
# Trình bày cảm nhận của em về bài thơ “Sang Thu” của Hữu Thỉnh.
TL: Yêu cầu của đề là nghị luận về một tác phẩm văn học có dung lượng ngôn ngữ tương đối ngắn. Bài làm cần đáp ứng những định hướng sau:
a) Giới thiệu đối tượng cần nghị luận là bài thơ.
b) Giải thích, nhận xét, đánh giá, nêu cảm nhận ... về nội dung và nghệ thuật của bài thơ: Sự chuyển biến nhẹ nhàng của thiên nhiên từ cuối hạ sang thu được thể hiện qua cái nhìn tinh tế của nhà thơ. Hình ảnh thơ giàu tính biểu cảm, mang ý nghĩa sâu sắc, có thể nói đó là nhận thức của một tâm hồn phong phú, đạt độ chín thật sự
c) Đánh giá giá trị của bài thơ.
# Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 
TL: Học sinh cơ bản phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Giải thích được nghĩa đen nghĩa bóng câu tục ngữ.
b) Phân tích các mặt đúng, lợi của phẩm chất nhớ ơn
c) Phân tích các mặt sai: vô ơn bạc nghĩa
d) Xây dựng thái độ đúng cần phải có
e) Phân tích nguyên nhân hậu quả tác dụng
g) Thái độ, kết luận chung về phẩm chất nhớ ơn.
# Nêu ý kiến của em về nhận định sau: “Bài thơ mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng thể hiện tình yêu và khát vọng được cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải”.
TL: * Bài viết đảm bảo các yêu cầu sau:
Kiểu bài: Nghị luận văn học về một tác phẩm thơ.
- Bố cục: Đủ 3 phần.
+ MB: Giới thiệu bài thơ và nêu nhận xét, đánh giá.
+ TB: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
+ KB: Khái quát giá trị, ý nghĩa của bài thơ.
* Chú ý: Để làm tốt đề này, HS cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của mình. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc của tác phẩm.
# Một hiện tượng phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường và nơi công cộng. Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy.
 Nêu suy nghĩ của em về hiện tượng ấy và bày tỏ thái độ của mình.
TL: 1-Nội dung:
-Đặt được NHAN ĐỀ. Ví dụ: Nỗi đau rác thải môi trường 
-Nêu được vấn đề cần nghị luận: bảo vệ môi trường 
Tình hình thực tế về ý thức của con người.
Tác hại:
+Ô nhiễm môi trường làm hại đến sự sống.
+Ô nhiễm môi tường làm ảnh hưởng cảnh quan
-Đánh giá:
+ Những việc làm thiếu ý thức với vấn đề bảo vệ moi trường.
+ Chưa có trách nhiệm với cộng đồng
+ Cần phê phán và lên án
Giải pháp:
+ Rèn ý thức bảo vệ môi trường
+ Tuyên truyền cho mọi người cùng làm theo
+ Đây là vẫn đề cấp bách của toàn xã hội.
-Hình thức:
-Bài đủ 3 phần: mạch lạc, liên kết
Có luận điểm, luận cứ rõ ràng, thuyết phục.
Lập luận logic xác đáng.
# Em có suy nghĩ gì về câu ca dao:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
TL: 
- Đây là kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý
Vấn đề nghị luận: Tình yêu thương con người giữa những người cùng một quốc gia, dân tộc.
- Đề yêu cầu HS phải biết vận dụng tốt các kỹ năng giải thích, chứng minh, bình luận... để nêu ý kiến riêng của mình về một vấn dề.
+ Giải thích ý nghĩa câu ca dao: tình yêu thương con người vốn là một đạo lý sống tốt đẹp đã trở thành truyền thống của dân tộc ta.
+ Khẳng định tính đúng đắn của đạo lý đó: tình yêu thương, sự sẻ chia gian khó, sự giúp đỡ khi người khác gặp hoạn nạn... chính là những hành động cao đẹp, tạo nên sức mạnh cộng đồng.
+ Thực tiễn cuộc sống đã chứng minh đạo lý trên (sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần của nhân dân cho các khu vực gặp thiên tai bão lũ...)
+ Mỗi cá nhân cần phát huy đạo lý sống thương người như thể thương thân bằng những việc làm thiết thực, cụ thể.
+cần mở rộng tình yêu thương con người sang phạm vi rộng lớn hơn: tình nhân loại
# "Sang thu" là sức cảm của nhà thơ Hữu Thỉnh trong sự chuyển mùa mang đầy tâm cảm. Hãy trình bày cảm nhận của em về bài thơ trên.
TL: Bài thơ diễn tả sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự chuyển mùa từ hạ sang thu. Dòng trôi của thời gian là sự đổi thay mà con người từng trãi nghiệm đã nhận ra điều đó.
- Bài làm ý sâu sắc- bố cục chặc chẽ, ít sai lỗi chính tả
Ý bài thể hiện yêu cầu nội dung nhưng cách trình bày chưa trôi chảy, sâu sắc
# Suy nghĩ của em về khổ thơ 4 và khổ thơ 5 trong bài thơ: Mùa Xuân Nho Nhỏ của Thanh Hải (Từ: "Ta làm con chim hót  Dù là khi tóc bạc")?
TL: Bài viết đúng thể loại nghị luận về một đoạn thơ (1.0 điểm).
Biết kết hợp giải thích, phân tích, chứng minh, bình làm rõ cái hay, cái đẹp chiều sâu tư tưởng, thẩm mĩ 2 khổ thơ.
 Cụ thể:
+ Tâm nguyện chân thành của nhà thơ muốn dâng hiến cho đời, cho đất nước và nhân dân tất cả tài năng, tâm huyết của mình.
+ Phân tích các điệp từ, điệp ngữ "Ta làm ".
+ Các hình ảnh "chim hót, nhành hoa, bản hoà ca, một nốt trầm xao xuyến ". (4 điểm).
 (Bài làm có thể phân tích lần lượt từng khổ hoặc từng ý, từng vấn đề).
Bài viết không mắc lỗi chính tả và diễn đạt, dùng từ (1 điểm).
* Lưu ý thêm:
- Khuyến khích bài viết có sáng tạo, ý tưởng hay.
Linh động mức độ bài làm để cân nhắc cho điểm phù hợp.
# Tình cảm chân thành và tha thiết của nhân dân ta đối với Bác Hồ qua bài thơ" Viếng lăng Bác" của Viễn Phương.
TL: * Bài viết đảm bảo các yêu cầu sau:
Kiểu bài: Nghị luận văn học về một tác phẩm thơ.
- Bố cục: Đủ 3 phần.
+ MB: Giới thiệu bài thơ và nêu nhận xét, đánh giá.
+ TB: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
+ KB: Khái quát giá trị, ý nghĩa của bài thơ.
* Chú ý: Để làm tốt đề này, HS cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của mình. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc của tác phẩm.
# An toàn giao thông - một vấn đề bức thiết đặt ra cho toàn xã hội.
TL: Kiểu bài: Nghị luận văn học về một sự việc hiện tượng đời sống.
Bố cục: Đủ 3 phần.
# Phân tích bài thơ “Song thu” để thấy được sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ
TL: Tập làm văn - Vận dụng:
. Nội dung: Phân tích bài thơ phải đảm bảo các nội dung chính.
Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng khi thời tiết giao mùa bằng những từ ngữ độc đáo: sương chùng chình, sông dềnh dàng, mấy vắt nửa mình...
Tính chất triết lí ở cuối bài qua nghệ thuật ẩn dụ.
# Vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
TL: * Về nội dung:
 - Cần tập trung làm rõ các phẩm chất tốt đẹp của Phương Định, qua đó thấy được hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
 - Khái quát về hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái (đặc biệt là Phương Định). Mỗi người một cá tính ( ập trung vào Phương Định)
Nêu và phân tích về đặc điểm của nhân vật Phương Định:
+ Cô rất trẻ (người Hà Nội) có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư
+ Vào chiến trường vẫn giữ được sự hồn nhiên.
+ Phương Định nhạy cảm, hay mơ mộng và thích hát
+ Yêu mến đồng đội, yêu mến và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn.
+ Là cô gái kín đáo trong tình cảm và tự trọng về bản thân mình.
+Có những đức tính đáng quý: có trách nhiệm với công việc, dũng cảm. Bình tĩnh, tự tin
Qua nhân vật Phương Định và các cô gái thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã gợi cho người đọc hình dung được phẩm chất tốt đẹp của thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Liên hệ với thanh niên trong giai đoạn hiện nay (đã phát huy và học tập được gì ở thế hệ trước)
* Về nghệ thuật:
Truyện kể theo ngôi thứ nhất (nhân vật kể là nhân vật chính)
Tác giả am hiểu và miêu tả sinh động tâm lí của những nữ thanh niên xung phong (nhân vật Phương Định)
- Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện tạo cho tác phẩm có giọng điệu tự nhiên và ngôn ngữ tự nhiên trẻ trung và nữ tính.
* Về hình thức: 
Bài có bố cục chặt chẽ, mạch lạc.
Lập luận phải xác đáng, dẫn chứng chính xác.
Phải có liên kết giữa các đoạn và các phần.
# Bàn về tinh thần tư học.
TL: Học sinh vận dụng phương pháp làm bài nghị luận xã hội để giải quyết yêu cầu của đề với các ý cơ bản sau đây:
I. Mở bài: nêu vấn đề tự học. Thân bài: có các luận diễn chính:
. Giải thích thế nào là tinh thần tự học>
. Nêu những lợi ích của tinh thần tự học.
. Làm thế nào để rèn luyện tinh thần tự học. Kết bài
Trên đây chỉ là một số luận điểm có tính gợi ý, giáo viên cần căn cứ vào thực tế bài làm để đánh gia kiến thức và kỹ năng của học sinh.
# Ðể chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới, Vũ Khoan viết: “Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”. Em hãy bình luận ý kiến trên.
TL: Học sinh vận dụng phương pháp thực hiện kiểu bài NL về vấn đề tư tưởng để giải quyết yêu cầu của đề bài.
 I. Mở bài: nêu vấn đề và nêu câu trích dẫn
 II. Thân bài: một số luận điểm cơ bản ;
 1. Thế nào là sự chuẩn bị bản thân con người?
 2. Tại sao nói để chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới thì chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất?
 3. Ta phải làm gì để thực hiện được điều này?
 III. Kết bài: nêu ý nghĩa của câu nói đối với bản thân các em 
 Trên đây chỉ là một số gợi ý cơ bản. Giáo viên căn cứ vào thực tế làm bài để đánh kiến thức và kỹ năng làm văn nghị luận của học sinh.
# Tác phẩm mang tên “ Mùa xuân nho nhỏ .” nhưng lại ôm ấp biết bao nhiêu khát vọng cao đẹp của một con người .Em hãy phân tích các khổ hay nhất của bài thơ để thấy các khát vọng cao đẹp đó .
TL: Chọn được các khổ thơ nổi bật để phân tích các giá trị nội dung và nghệ thuật làm nổi bật luận điểm chính của đề bài: Những khát vọng cao đẹp của một con người với tâm nguyện cống hiến (theo các giá trị nội dung bài học )ình thức : 
Có kết cấu chặt chẽ của một bài nghị luận tác phẩm trữ tình thể hiện qua lập luận chặt chẽ 
Có kết cấu ba phần chặt chẽ 
Dựng đoạn văn nghị luận thể hiện rõ phương pháp phân tích và tổng hợp
Tuân thủ các yêu cầu về diễn đạt, dung từ, lỗi chính tả
# Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải 
TL: Phân tích mạch cảm xúc của bài thơ từ mùa xuân thiên nhiên, đất trời đến mùa xuân đất nước và suy nghĩ, ước nguyện của nhà thơ.
a) Mùa xuân thiên nhiên, đất trời qua hình ảnh “dòng sông, bông hoa, tiếng chim”; Giọng điệu ngọt ngào; cảm xúc say sưa, ngây ngất của tác giả.
b) Hình ảnh mùa xuân đất nước qua những hình ảnh biểu tượng như người cầm súng, người ra đồng, lộc; Sức sống đất nước hối hả đi lên so sánh như những vì sao.
c) Suy ngẫm, ước nguyện của nhà thơ qua nghệ thuật điệp ngữ “Ta làm, dù là” ;Ước nguyện bình dị, khiêm tốn, tha thiết được cống hiến được hoà nhập vào cuộc sống chung. Quá trình phân tích cần khai thác các yếu tố như thể thơ, ngắt nhịp, gieo vần
# Khi nào cần thuyết minh sự vật một cách hình tượng, bóng bẩy?
A. Khi thuyết minh các đặc điểm cụ thể, dễ thấy của đối tượng.
A. Khi thuyết minh các đặc điểm trừu tượng, không dễ thấy của đối tượng.
A. Khi muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn.
A. Khi muốn trình bày diễn biến của sự việc, sự kiện.
# Điều cần tránh khi thuyết minh kết hợp với sử dụng một số biện pháp nghệ thuật là gì?
A. Sử dụng đúng lúc đúng chỗ.
A. Kết hợp với các phương pháp thuyết minh.
A. Làm lu mờ đối tượng được thuyết minh.
A. Làm đối thượng thuyết minh được nổi bật gây ấn tượng.
# Miêu tả trong văn thuyết minh có vai trò gì? 
A. Làm đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ hiểu
A. Làm cho đối tượng thuyết minh có tính cách và cá tính riêng
A. Làm cho bài văn thuyết minh giàu sức biểu cảm
A. Làm cho bài văn thuyết minh giàu tính logic và màu sắc triết lý.
# Đoạn văn sau được viết theo phương thức biểu đạt nào?
“Xuân Quỳnh tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày mùng 6 th

File đính kèm:

  • doccau_hoi_on_tap_ngu_van_lop_9_co_dap_an.doc