Câu hỏi lý thuyết Hóa học hữu cơ thường gặp trong đề thi Đại học

LÍ THUYẾT

Những chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 gồm

1. Ank-1-in (ankin có liên kết ba ở đầu mạch): Phản ứng thế H bằng ion kim loại Ag

Các phương trình phản ứng:

R-C≡CH + AgNO3 + NH3 → R-C≡CAg + NH4NO3

Đặc biệt

CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg + 2NH4NO3

Các chất thường gặp: axetilen (etin) C2H2; propin CH3-C≡C; vinyl axetilen CH2=CH-C≡CH

Nhận xét:

- Chỉ có C2H2 phản ứng theo tỉ lệ 1:2

- Các ank-1-ankin khác phản ứng theo tỉ lệ 1:1

2. Andehit (phản ứng tráng gương): Trong phản ứng này andehit đóng vai trò là chất khử

Các phương trình phản ứng:

R-(CHO)x + 2xAgNO3 + 3xNH3 + xH2O → R-(COONH4)x + 2xAg + 2xNH4NO3

Andehit đơn chức (x=1)

R-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → R-COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3

Tỉ lệ mol nRCHO : nAg = 1:2

Riêng andehit fomic HCHO tỉ lệ mol nHCHO : nAg = 1:4

HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag + 4NH4NO3

Nhận xét:

- Dựa vào phản ứng tráng gương có thể xác định số nhóm chức - CHO trong phân tử andehit. Sau đó để biết andehit no hay chưa no ta dựa vào tỉ lệ mol giữa andehit và H2 trong phản ứng khử andehit tạo ancol bậc I

- Riêng HCHO tỉ lệ mol nHCHO : nAg = 1:4. Do đó nếu hỗn hợp 2 andehit đơn chức tác dụng với AgNO3 cho nAg > 2.nandehit thì một trong 2 andehit là HCHO

- Nếu xác định CTPT của andehit thì trước hết giả sử andehit không phải là HCHO và sau khi giải xong thử lại với HCHO.

3. Những chất có nhóm -CHO

- Tỉ lệ mol nchất : nAg = 1:2

+ axit fomic: HCOOH

+ Este của axit fomic: HCOOR

+ Glucozo, fructozo: C6H12O6

+ Mantozo: C12H22O11

 

doc 49 trang linhnguyen 4920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi lý thuyết Hóa học hữu cơ thường gặp trong đề thi Đại học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi lý thuyết Hóa học hữu cơ thường gặp trong đề thi Đại học

Câu hỏi lý thuyết Hóa học hữu cơ thường gặp trong đề thi Đại học
I. Một số khái niệm
1. Polime: là hợp chất có phân tử khối lớn, phân tử do nhiều đơn vị cơ sở ( gọi là mắt xích) liên kết với nhau 
2.monome là những phân tử nhỏ, phản ứng tạo nên polime
3. hệ số n: là độ polime hóa hay hệ số polime
4. Mắt xích: 
VD: n CH2 = CH2 ( CH2 – CH2 )n 
	Monome	polime	=> mắt xích là -CH2-CH2-
II. Phân loại.
Có 2 cách phân loại polime là dựa vào nguồn gốc, dựa vào cách tổng hợp.
* Dựa vào nguồn gốc chia 3 loại:
 + polime thiên nhiên: có trong tự nhiên như bông, tơ tằm
 + polime nhân tạo ( polime bán tổng hợp): do chế hóa từ polime tự nhiên như tơ visco, tơ axetat, cao su lưu hóa
 + polime tổng hợp: do con người tạo nên từ các monome
Chú ý: polime nhân tạo và tổng hợp đều là polime hóa học.
* Dựa vào cách tổng hợp ( áp dụng phân loại polime tổng hợp)
 + Polime trùng hợp: được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp
 + Polime trùng ngưng: được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng
III. Cấu trúc.
- Các mắt xích của polime có thể nối với nhau tạo thành các loại mạch:
	* Mạch không phân nhánh: thường các chất khi trùng hợp, trùng ngưng đều có cấu trúc mạch không phân nhánh trừ những trường hợp đã nêu ở bên dưới.
	* Mạch phân nhánh: amilopectin, glicogen...
	* Mạng không gian: cao su lưu hóa, nhựa bakelit,...
- Các mắt xích trong mạch polime nối với nhau theo một trật tự nhất đinh ( ví dụ: đầu nối với đuôi, đầu nối với đầu ...) thì người ta gọi polime có cấu tạo điều hòa. Còn các mắt xích nối với nhau không theo một trật tự, quy luật nhất định thì người ta gọi polime có cấu tạo không điều hòa.
IV. Một số loại vật liệu polime
1. Chất dẻo
Tên
Monome tạo thành
Phân loại
nguồn gốc
cách tổng hợp
PE: polietilen
CH2=CH2
Nhựa tổng hợp
Trùng hợp
PP: polipropilen
CH2=CH-CH3
Nhựa tổng hợp
Trùng hợp
PVC: poli (vinyl clorua)
CH2=CH-Cl
Nhựa tổng hợp
Trùng hợp
PVA: poli ( vinyl axetat)
CH2=CH-OOCCH3
Nhựa tổng hợp
Trùng hợp
PS: poli stiren
CH2=CH-C6H5
Nhựa tổng hợp
Trùng hợp
Plexiglas
“thủy tinh hữu cơ”
poli (metyl metacrylat)
CH2=C-COOCH3
 │
 CH3
Nhựa tổng hợp
Trùng hợp
Teflon
“Bạch kim hữu cơ”
CF2=CF2
Nhựa tổng hợp
Trùng hợp
Nhựa poli acrylic
CH2=CH-COOH
Nhựa tổng hợp
Trùng hợp
Poli ( phenol – fomandehit): PPF
* Nhựa novolac
* Nhựa rezol
* Nhựa rezit hay bakelit
*Đun nóng hỗn hợp fomandehit và phenol lấy dư với xúc tác axit được nhựa novolac
* Đun nóng hỗn hợp phenol với fomandehit theo tỉ lệ mol 1: 1,2 có xúc tác kiềm thu được nhựa rezol
* Khi đun nóng nhựa rezol ở nhiệt độ 150oC thu được nhựa rezit hay là bakelit.
Nhựa tổng hợp
2. Tơ
Tên
Mono me tạo thành
Phân loại
Nguồn gốc
Cách tổng hợp
Bông , len, tơ tằm, tơ nhện...
Thiên nhiên
Tơ nilon-6,6
poli( hexametylen-adipamit)
Hexametylen điamin
H2N-(CH2)6-NH2
Và axit adipic
HOOC-(CH2)4 -COOH
Tơ tổng hợp
poliamit
Trùng ngưng
Tơ nilon-6
Policaproamit
axit ε-aminocaproic
H2N-(CH2)5-COOH
Tơ tổng hợp
poliamit
Trùng ngưng
Tơ capron
Cacprolactam; C6H11ON 
có cấu trúc vòng 7 cạnh
Tơ tổng hợp
poliamit
Trùng hợp
Tơ nilon-7 ( tơ enan)
Tơ enan
axit ω-aminoenang
H2N-(CH2)6-COOH
Tơ tổng hợp
poliamit
Trùng ngưng
Tơ lapsan
Axit terephtalic
HOOC-C6H4-COOH
etylen glycol
HO-CH2-CH2-OH
Tơ tổng hợp
polieste
Trùng ngưng
Tơ nitron ( olon )
poliacrilonitrin
Vinyl xianua ( acrilonitrin)
CH2=CH-CN
Tơ tổng hợp
tơ vinylic
Trùng hợp
Tơ clorin
Clo hóa PVC
Tơ tổng hợp
tơ vinylic
clo hóa
Tơ axetat
hỗn hợp xenlulozo diaxxetat và xenlulozo triaxetat.
Nhân tạo
Tơ visco
Nhân tạo
Hòa tan xenlulozơ trong NaOH đặc có mặt CS2
3. Cao su
Tên
Mono me tạo thành
Phân loại
Nguồn gốc
Cách tổng hợp
Cao su Buna
CH2=CH-CH=CH2
cao su tổng hợp
trùng hợp
Cao su Buna - S
CH2=CH-CH=CH2
và CH2=CH-C6H5
cao su tổng hợp
đồng trùng hợp
Cao su Buna-N
CH2=CH-CH=CH2
và CH2=CH-CN
cao su tổng hợp
đồng trùng hợp
Cao su isopren
CH2=C(CH3)-CH=CH2
cao su tổng hợp
trùng hợp
Ca su thiên nhiên
tự nhiên
4. Keo dán ure-fomandehit
n (NH2)2CO	+ n HCHO 	n H2N-CO-NH-CH2OH (-NH-CO-NH-CH2-)n + n H2O
 ure	fomandehit	monometyllolure	poli( ure-fomandehit)
Keo dán ure-pomandehit được sản xuất từ poli( ure-fomandehit)
CÂU HỎI
Câu 1.Câu 3-A7-748: Nilon–6,6 là một loại
A. tơ visco.	B. tơ poliamit.	C. polieste.	D. tơ axetat.
Câu 2.Câu 49-CD7-439: Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ visco và tơ nilon-6,6.	B. Tơ tằm và tơ enang.
C. Tơ nilon-6,6 và tơ capron.	D. Tơ visco và tơ axetat.
Câu 3.Câu 37-B8-371: Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là
A. PVC.	B. PE.	C. nhựa bakelit.	D. amilopectin.
Câu 4.Câu 8-A10-684: Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là
A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 5.
Câu 5.Câu 60-A10-684: Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon-7; (4) poli(etylen- terephtalat); (5) nilon-6,6; (6) poli(vinyl axetat), các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là:
A. (3), (4), (5).	B. (1), (3), (6).	C. (1), (3), (5).	D. (1), (2), (3).
Câu 6.Câu 14-B11-846: Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?
A. 3.	B. 4.	C. 1.	D. 2.
Câu 7.Câu 25-A12-296: Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
A. Tơ nitron.	B. Tơ visco.	C. Tơ xenlulozơ axetat.	D. Tơ nilon-6,6.
Câu 8.Câu 59-A12-296: Có các chất sau: keo dán ure-fomanđehit; tơ lapsan; tơ nilon-6,6; protein; sợi bông; amoni axetat; nhựa novolac. Trong các chất trên, có bao nhiêu chất mà trong phân tử của chúng có chứa nhóm -NH-CO-?
A. 6.	B. 4.	C. 3.	D. 5.
Câu 9.Câu 9-B12-359: Các polime thuộc loại tơ nhân tạo là
A. tơ visco và tơ nilon-6,6.	B. tơ tằm và tơ vinilon.
C. tơ nilon-6,6 và tơ capron.	D. tơ visco và tơ xenlulozơ axetat.
Câu 10.Câu 60-B12-359: Cho các chất: caprolactam (1), isopropylbenzen (2), acrilonitrin (3), glyxin (4), vinyl axetat (5). Các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime là
A. 1, 2 và 3.	B. 1, 2 và 5.	C. 1, 3 và 5.	D. 3, 4 và 5.
Câu 11. Câu 3-A13-193: Tơ nilon-6,6 là sản phẩm trùng ngưng của
A. axit ađipic và etylen glicol.	B. axit ađipic và hexametylenđiamin.
C. axit ađipic và glixerol.	D. etylen glicol và hexametylenđiamin.
Câu 12. Câu 1-B13-279: Trong các polime: tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ nilon-6, tơ nitron, những polime có nguồn gốc từ xenlulozơ là
A. sợi bông, tơ visco và tơ nilon-6.	B. tơ tằm, sợi bông và tơ nitron.
C. sợi bông và tơ visco.	D. tơ visco và tơ nilon-6.
Câu 13. Câu 60-B13-279: Tơ nitron (olon) là sản phẩm trùng hợp của monome nào sau đây?
A. CH2=CH−CN.	B. CH3COO−CH=CH2.
C. CH2=C(CH3)−COOCH3.	D. CH2=CH−CH=CH2.
Câu 14. Câu 56-CD13-415: Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ nilon-6,6.	B. Tơ axetat.	C. Tơ tằm.	D. Tơ capron.
badcba
DẠNG 16: NHỮNG CHẤT THAM GIA PHẢN ỨNG TRÙNG HỢP, TRÙNG NGƯNG
LÍ THUYẾT
1. Điều kiện để các chất tham gia phản ứng trùng hợp.
- vòng kém bền: VD: caprolactam
- có liên kết bội như
	+ anken, ankin, ankadien
	+ stiren,..
	+ hợp chất có liên kết đôi như có nhóm vinyl ( CH2=CH-), axit acrylic, axit metacrylic..
2. Điều kiện để các chất có thể tham gia phản ứng trùng ngưng
- có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng phản ứng taọ liên kết trở lên ( chủ yếu: tách H hoặc OH) như –COOH, - NH2 –OH. 
VD: HOOC-[CH2]4-COOH, H2N-[CH2]6-NH2, H2N-[CH2]5-COOH, HO-CH2-CH2-OH,
CÂU HỎI
Câu 1.Câu 18-B07-285: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:
A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2.	B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.
C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh.	D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.
Câu 2.Câu 36-CD7-439: Polivinyl axetat (hoặc poli(vinyl axetat)) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. C2H5COO-CH=CH2.	B. CH2=CH-COO-C2H5.
C. CH3COO-CH=CH2.	D. CH2=CH-COO-CH3.
Câu 3.Câu 50-CD7-439: Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. CH2 =CHCOOCH3.	B. CH2=C(CH3)COOCH3.
C. CH3COOCH=CH2.	D. C6H5CH=CH2.
Câu 4.Câu 25-CD8-216: Tơ nilon - 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
A. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH.	B. HOOC-(CH2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH.
C. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2. 	D. H2N-(CH2)5-COOH.
Câu 5.Câu 9-A9-438: Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là
A. CH2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.	B. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.
C. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH.D. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH.
Câu 6.Câu 23-B9-148: Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:
A. stiren; clobenzen; isopren; but-1-en.
B. 1,2-điclopropan; vinylaxetilen; vinylbenzen; toluen.
C. buta-1,3-đien; cumen; etilen; trans-but-2-en.
D. 1,1,2,2-tetrafloeten; propilen; stiren; vinyl clorua.
Câu 7.Câu 19-CD10-824: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?
A. poliacrilonitrin. 	B. poli(metyl metacrylat).	C. polistiren. 	D. poli(etylen terephtalat).
Câu 8.Câu 18-A11-318: Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp?
A. Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic.
B. Trùng hợp vinyl xianua.
C. Trùng ngưng axit ε-aminocaproic.
D. Trùng hợp metyl metacrylat.
badcba
DẠNG 17: CÁC PHÁT BIỂU TRONG HÓA HỮU CƠ
LÍ THUYẾT
- Các em cần xem kĩ bài phenol, cacbohidrat, polime, amin – amino axit – peptit và protein ( các phát biểu chủ yếu trong các bài này.
- Ngoài ra các chương khác, chủ yếu phát biểu về những tính chất hóa học đặc biệt của các chất, vì vậy các em khi học các chương này như este, ancol, hidrocacbon thơm,  cần chú ý nhớ những điểm này.
CÂU HỎI
Câu 1.Câu 11-A1-748: Phát biểu không đúng là:
A. Dung dịch natri phenolat phản ứng với khí CO2, lấy kết tủa vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được natri phenolat.
B. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch HCl lại thu được phenol.
C. Axit axetic phản ứng với dung dịch NaOH, lấy dung dịch muối vừa tạo ra cho tác dụng với khí
CO2 lại thu được axit axetic.
D. Anilin phản ứng với dung dịch HCl, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại
thu được anilin.
Câu 2.Câu 25-A1-748: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.
B. kim loại Na.
C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
D. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
Câu 3.Câu 41-A1-748: Mệnh đề không đúng là:
A. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3.
B. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối.
C. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2.
D. CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime.
Câu 4.Câu 16-B07-285: Một trong những điểm khác nhau của protit so với lipit và glucozơ là
A. protit luôn chứa chức hiđroxyl.	B. protit luôn chứa nitơ.
C. protit luôn là chất hữu cơ no.	D. protit có khối lượng phân tử lớn hơn.
Câu 5.Câu 42-B07-285: Phát biểu không đúng là
A. Dung dịch fructozơ hoà tan được Cu(OH)2.
B. Thủy phân (xúc tác H+, to) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosaccarit.
C. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, to) có thể tham gia phản ứng tráng gương.
D. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.
Câu 6.Câu 55-CD7-439: Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút thuốc lá. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là
A. moocphin.	B. cafein.	C. aspirin.	D. nicotin.
Câu 7.Câu 2-A8-329: Este X có các đặc điểm sau:
- Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau;
- Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X).
Phát biểu không đúng là:
A. Chất X thuộc loại este no, đơn chức.
B. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sản phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O.
C. Chất Y tan vô hạn trong nước.
D. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken.
Câu 8.Câu 13-A8-329: Gluxit (cacbohiđrat) chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là
A. tinh bột.	B. mantozơ.	C. xenlulozơ.	D. saccarozơ
Câu 9.Câu 17-A8-329: Phát biểu đúng là:
A. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
B. Phản ứng giữa axit và rượu khi có H2SO4 đặc là phản ứng một chiều.
C. Tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm luôn thu được sản phẩm cuối cùng là muối và rượu ancol.
D. Khi thủy phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2.
Câu 10.Câu 23-A8-329: Phát biểu không đúng là:
A. Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+-CH2-COO-.
B. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.
C. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin (hay glixin).
D. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.
Câu 11.Câu 25-A8-329: Phát biểu đúng là:
A. Các chất etilen, toluen và stiren đều tham gia phản ứng trùng hợp.
B. Tính bazơ của anilin mạnh hơn của amoniac.
C. Cao su thiên nhiên là sản phẩm trùng hợp của isopren.
D. Tính axit của phenol yếu hơn của rượu (ancol).
Câu 12.Câu 60-A9-438: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Benzen làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường.
B. Anilin tác dụng với axit nitrơ khi đun nóng, thu được muối điazoni.
C. Các ancol đa chức đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
D. Etylamin phản ứng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, sinh ra bọt khí.
Câu 13.Câu 37-B9-148: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tơ visco là tơ tổng hợp.
B. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.
C. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol-fomanđehit).
D. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng.
Câu 14.Câu 44-B9-148: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Saccarozơ làm mất màu nước brom.	B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. D. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
Câu 15.Câu 53-B9-148: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Glucozơ tác dụng được với nước brom.
B. Khi glucozơ ở dạng vòng thì tất cả các nhóm OH đều tạo ete với CH3OH.
C. Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng.
D. Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm OH kề nhau.
Câu 16.Câu 10-CD9-956: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
B. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
C. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
D. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.
Câu 17.Câu 15-A10-684: Trong số các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):
(1) Phenol tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch HCl.
(2) Phenol có tính axit, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím. 
(3) Phenol dùng để sản xuất keo dán, chất diệt nấm mốc.
(4) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen. Các phát biểu đúng là:
A. (2), (3), (4).	B. (1), (2), (4).	C. (1), (2), (3).	D. (1), (3), (4).
Câu 18.Câu 41-B10-937: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi đun C2H5Br với dung dịch KOH chỉ thu được etilen.
B. Đun ancol etylic ở 140oC (xúc tác H2SO4 đặc) thu được đimetyl ete.
C. Dung dịch phenol làm phenolphtalein không màu chuyển thành màu hồng.
D. Dãy các chất: C2H5Cl, C2H5Br, C2H5I có nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải.
Câu 19.Câu 40-CD10-824: Phát biểu đúng là:
A. Vinyl axetat phản ứng với dung dịch NaOH sinh ra ancol etylic.
B. Phenol phản ứng được với nước brom.
C. Thuỷ phân benzyl clorua thu được phenol.
D. Phenol phản ứng được với dung dịch NaHCO3.
Câu 20.Câu 9-CD11-259: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit.
B. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.
C. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.
D. Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính.
Câu 21.Câu 58-CD11-259: Có một số nhận xét về cacbohiđrat như sau:
(1) Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều có thể bị thuỷ phân.
(2) Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều tác dụng được với Cu(OH)2 và có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(3) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
(4) Phân tử xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều gốc β-glucozơ.
(5) Thuỷ phân tinh bột trong môi trường axit sinh ra fructozơ.
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là
A. 2.	B. 4.	C. 3.	D. 5.
Câu 22.Câu 16-A11-318: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
B. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 .
C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.
D. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit.
Câu 23.Câu 53-A11-318: Phát biểu nào sau đây về anđehit và xeton là sai?
A. Axeton không phản ứng được với nước brom.
B. Anđehit fomic tác dụng với H2O tạo thành sản phẩm không bền.
C. Hiđro xianua cộng vào nhóm cacbonyl tạo thành sản phẩm không bền.
D. Axetanđehit phản ứng được với nước brom.
Câu 24.Câu 9-B11-846: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. (b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu
được một loại monosaccarit duy nhất.
(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag. (g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là
A. 5.	B. 6.	C. 4.	D. 3.
Câu 25.Câu 12-B11-846: Cho các phát biểu sau:
(a) Khi đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X bất kì, nếu thu được số mol CO2 bằng số mol H2O
thì X là anken.
(b) Trong thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon.
(c) Liên kết hoá học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị.
(d) Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng phân tử khối là đồng phân của nhau. (e) Phản ứng hữu cơ thường xảy ra nhanh và không theo một hướng nhất định.
(g) Hợp chất C9H14BrCl có vòng benzen trong phân tử. Số phát biểu đúng là
A. 3.	B. 2.	C. 5.	D. 4.
Câu 26.Câu 34-B11-846: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong phản ứng este hóa giữa CH3COOH với CH3OH, H2O tạo nên từ -OH trong nhóm –COOH của axit và H trong nhóm –OH của ancol.
B. Tất cả các este đều tan tốt trong nước, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm.
C. Để phân biệt benzen, toluen và stiren (ở điều kiện thường) bằng phương pháp hoá học, chỉ cần dùng thuốc thử là nước brom.
D. Phản ứng giữa axit axetic với ancol benzylic (ở điều kiện thích hợp), tạo thành benzyl axetat có mùi thơm của chuối chín.
Câu 27.Câu 46-B11-846: Cho các phát biểu sau:
(a) Anđehit vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
(b) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen.
(c) Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một. (d) Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2.
(e) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hoá đỏ. (g) Trong công nghiệp, axeton được sản xuất từ cumen.
Số phát biểu đúng là
A. 4.	B. 3.	C. 5.	D. 2.
Câu 28.Câu 55-B11-846: Phát biểu không đúng là:
A. Metylamin tan trong nước cho dung dịch có môi trường bazơ.
B. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.
C. Etylamin tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường tạo ra etanol.
D. Đipeptit glyxylalanin (mạch hở) có 2 liên kết peptit.
Câu 29.Câu 57-B11-846: Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ.
(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hoá lẫn nhau.
(c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
(d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch
màu xanh lam.
(e) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.
(g) Trong dun

File đính kèm:

  • doccau_hoi_ly_thuyet_hoa_hoc_huu_co_thuong_gap_trong_de_thi_dai.doc