Câu hỏi đọc hiểu văn bản Khối 9 - Chương trình học kì 1
PHẦN I: (6,0 điểm)
Cho câu văn sau:
“Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa , hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”
( SGKNgữ văn 9, tập một)
1. Câu văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai ? “di dưỡng tinh thần” được dùng ở đây có nghĩa là gì? (1,0 điểm )
2. Văn bản chứa câu văn trên đề cập đến chủ đề gì? (1,0 điểm)
3. Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phƣơng Đông của Bác Hồ đƣợc biểu hiện như thế nào? (1,0 điểm)
4. Có bạn cho rằng, học tập theo lối sống cao đẹp của Bác, mỗi chúng ta cần nên ép mình vào cuộc sống khắc khổ.Em có đồng ý với suy nghĩ đó không? Vì sao? (1,0 điểm)
5. Viết một văn bản ngắn ( khoảng một trang giấy thi ) trình bày suy nghĩ của em về một trong các bài học mà em rút ra đƣợc từ câu văn trên? ( 2điểm )
Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi đọc hiểu văn bản Khối 9 - Chương trình học kì 1
ện pháp tu từ nổi bật trong đoạn thơ trên? Cho biết tác dụng của phép tu từ đó? Trả lời: Biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn thơ trên: Ẩn dụ Từ “Mặt trời” trong câu thơ thứ hai chỉ em bé nằm trên lưng mẹ Tác dụng: làm cho câu thơ thêm sinh động, gợi cảm. Thể hiện sự gắn bó của đứa con với người mẹ,đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng, niềm tin của mẹ vào ngày mai. Câu 3: Theo em ý nghĩa của văn bản trên là gì? Trả lời: Ý nghĩa văn bản: Ca ngợi tình cảm thiết tha cao đẹp của bà mẹ Tà-ôi dành cho con, cho quê hương cho đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Câu 4:Em hiểu thế nào về những ước mong, ý chí của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ được thể hiện trong văn bản đó. Trả lời: HS bộc lộ suy nghĩ đúng đắn, hợp lý với yêu cầu đề bài Câu 5:Tình yêu thương con và yêu quê hương đất nước của người mẹ Tà - Ôi được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện như thế nào trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”? (Khoanh tròn) Trả lời: Giản dị, mộc mạc, chân thành, đầy ấn tượng và xúc động. Câu 6: Cùng đề tài trên , nhà thơ Chế Lan Viên viết: "...Lên rừng xuống bể Cò mãi yêu con. Cò sẽ tìm con, Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con..." (Con cò- Chế Lan Viên- Ngữ văn 9) Hãy viết một văn bản nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về tình mẹ. ... Hết ... ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 6 Viết một văn bản nghị luận ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về tình mẹ 2,0 đ a. Yêu cầu về kỹ năng Đúng phương pháp kiểu bài nghị luận xã hội. Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng và phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận) Diễn đạt ý mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể thuyết phục. không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày rõ rang. Dựng đoạn có sự liên kết tốt. Bài làm viết một đoạn văn: b. Yêu cầu về kiến thức Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận Giải thích ngắn Nêu biểu hiện ( dẫn chứng) Tại sao? Giá trị Phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái Bài học nhận thức, liên hệ bản thân ÁNH TRĂNG Phần I: (6 điểm) Cho đoạn thơ sau: Câu 1: (1 điểm) Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình Khổ thơ trên đã có sự vận dụng khéo léo các biện pháp nghệ thuật để hình ảnh ánh trăng trở nên sống động và mang ý nghĩa sâu sắc.Hãy chỉ ra và gọi tên các biện pháp nghệ thuật ấy. Câu 2: (1 điểm) Tại sao trăng chẳng trách cứ, chỉ im lặng mà “ta” lại phải giật mình ? Câu 3: (1 điểm) Nêu ý nghĩa ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh ánh trăng. Câu 4: (1 điểm) Hãy chép chính xác một câu thơ khác đã học có hình ảnh ánh trăng và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm. Câu 5: (2 điểm) Bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy) có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Viết văn bản nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn. Phần I : Nội dung Điểm (6,0 điểm) Câu 1: (1 điểm) Khổ thơ trên đã có sự vận dụng khéo léo các biện pháp nghệ thuật để hình ảnh ánh trăng trở nên sống động và mang ý nghĩa sâu sắc: - Ẩn dụ: Trăng – quá khứ nghĩa tình, người bạn nghĩa tình - Nhân hóa: ánh trăng im phăng phắc Câu 2: (1 điểm) 0,5 0,5 Tại sao trăng chẳng trách cứ, chỉ im lặng mà “ta” lại phải giật mình ? - Chính sự nghiêm khắc, lạnh lùng nhưng cũng thật ân tình, độ 1,0 lượng bao dung đã khiến con người biết “giật mình”, biết ăn năn, tự trách, tự thấy phải thay đổi trong cách sống, biết sống có nghĩa tình thủy chung. Câu 3: (1 điểm) Nêu ý nghĩa ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh áng trăng. - Hình ảnh “ánh trăng” ngoài nghĩa đen là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của cuộc sống còn có nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp của nghĩa tình quá khứ, đầy đặn, thuỷ chung, nhân hậu bao dung của thiên nhiên, của cuộc đời, con người, nhân dân, đất nước. Câu 4: (1 điểm) Hãy chép chính xác một câu thơ khác đã học có hình ảnh ánh trăng và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm. Gợi ý: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa (Cảnh khuya – Hồ Chí Minh) Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ (Ngắm trăng – Hồ Chí Minh Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ (Ngắm trăng – Hồ Chí Minh) Ngẩng đầu nhìn trăng sáng (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh – Lý Bạch) Rằm xuân lồng lộng trăng soi (Rằm tháng giêng – Hồ Chí Minh) + Chép chính xác câu thơ đã học (0,5 đ), tên tác phẩm (0,25 đ), tên tác giả (0,25 đ) Câu 5: (2 điểm) Bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy) có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Viết văn bản nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn. a- Yêu cầu về kĩ năng: Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội. Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng và phối hợp nhiều thao tác nghị luận ( gỉai thích, chứng minh, bình luận) Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt ; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp ; trình bày rõ ràng. b- Yêu cầu về kiến thức: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: suy nghĩ về vấn đề lòng biết ơn của con ngƣời Giải thích ngắn: lòng biết ơn Nêu biểu hiện . (Dẫn chứng) Tại sao? Giá trị của lòng biết ơn. ( Ngược lại nếu thiếu lòng biết ơn) Phê phán những biểu hiện lệch lạc sai trái: thiếu lòng biết ơn, sống vô ơn. Bài học nhận thức, liên hệ bản thân. Nội dung: 1,5 điểm 1,0 1,0 2,0 Diễn đạt, bố cục: 0,5 điểm Lưu ý : Học sinh có thể có những lí giải lập luận riêng; nếu hợp lí, thuyết phục , kĩ năng lập luận tốt vẫn cho điểm tối đa \ LÀNG Đọc phần trích sau rồi trả lời câu hỏi: “Có người hỏi: -Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà? - Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy! Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm.chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: -Hà, nắng gớm, về nào Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên cứ vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú: - Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát! Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi.Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu” (Trích Làng – Kim Lân) Xác định nội dung của phần trích trên? Tâm trạng đau đớn, tủi hổ của ông Hai được biểu hiện qua những chi tiết nào trong phần trích. Xác định ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm có trong đoạn trích trên? Các hình thức ngôn ngữ ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai? Trong hai lời thoại được in đậm sau, phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ “Có người hỏi: -Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà? - Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy! Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm. chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: -Hà, nắng gớm, về nào Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. [] Từ tình yêu làng quê gắn liền với tình yêu đất nƣớc của nhân vật ông Hai và câu nói của nhà văn I-li-a Ê-ren-bua: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dãi trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu làng quê trở nên lòng yêu Tổ quốc” Hãy viết một văn bản nghị luận ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nƣớc. ĐÁP ÁN Câu Nội dung cần đạt 1 Nội dung của phần trích: Tâm trạng đau đớn tủi hổ của ông Hai khi nghe mọi người chửi làng Chợ Dầu của ông việt gian bán nước. 2 Xác định những chi tiết: vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác rồi đi thẳng, cúi gằm mặt xuống mà đi, nằm vật ra giường, nước mắt giàn ra. 3 Độc thoại: - Hà, nắng gớm, về nào Độc thoại nội tâm: Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rung hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu *Tác dụng:Khắc họa sâu sắc tâm trạng đau đớn, dằn vặt của ông Hai; làm cho câu chuyện sinh động hơn 4 Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy! : vi phạm phương châm về chất Hà, nắng gớm, về nào : vi phạm phương châm quan hệ 5 Yêu cầu về kỹ năng -Nắm phương pháp làm văn nghị luận xã hội -Bố cục rõ ràng -Biết vận dụng các phương pháp nghị luận -Văn phong trôi chảy, trong sáng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục Yêu cầu về kiến thức Giới thiệu được vấn đề nghị luận: lòng yêu quê hương, đất nước. Lòng yêu nước là gì? - Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. (có dẫn chứng) + Trong lịch sử + Trong hoàn cảnh đất nước, xã hội hiện nay + Biểu hiện về lòng yêu nước ở một học sinh. - Bàn bạc mở rộng và phê phán mặt trái của vấn đề. 3. Khẳng định ý kiến, quan điểm của bản thân về lòng yêu nước và nêu phương hướng hành động. LẶNG LẼ SA PA Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4: “ () Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Đây là máy móc của cháu. Cái thùng đo mưa này, ở đâu bác cũng trông thấy, mưa xong đổ nước ra cái cốc li phân mà đo. Cái này là máy nhật quang kí, ánh sáng mặt trời xuyên qua cái kính này, đốt các mảnh giấy này, cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy vết cháy mà định nắng. Đây là máy vin, nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió. Ban đêm không nhìn mây, cháu nhìn gió lay lá, hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói được mây, tính được gió. Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất . Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm: bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy.Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được”. (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - sách Ngữ văn 9, tập 1). Câu 1: Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, được nói ra trong hoàn cảnh nào? Những lời tâm sự đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật? (2 đ) Câu 2: Câu văn dưới đây sử dụng biện pháp tu từ nào? “Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Hãy ghi lại các từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ đó? (1đ) Câu 3: Trong hoàn cảnh sống và làm việc đặc biệt ấy, phẩm chất tốt đẹp nào của thanh niên được thể hiện qua đoạn văn trên? ( 1 đ) Câu 4: Từ một nét phẩm chất đáng quý của anh thanh niên qua đoạn văn trên, hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thanh niên ngày nay.(2đ) Câu 1: Đoạn văn là lời của nhân vật thanh niên, nhân vật chính trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long kể về công việc làm của mình cho ông họa sĩ già và cô kỹ sư nông nghiệp trẻ, qua lời giới thiệu của bác lái xe, lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét trong thời gian ba mươi phút. - Những lời tâm sự đó giúp em hiểu: Nhân vật thanh niên đó sống một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng làm việc với cây và mây núi ở Sa Pa nhưng trong anh luôn tràn đầy nhiệt huyết với công việc. Câu 2: -Biện pháp tu từ liệt kê. Các từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ đó là: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Câu 3: Trong hoàn cảnh sống và làm việc đặc biệt, phẩm chất của anh thanh niên thể hiện quan đoạn văn trên : rất yêu nghề, có trách nhiệm với công việc, tỉ mỉ, chính xác, sống có lí tưởng. Câu 4: * Yêu cầu về kĩ năng: HS biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội. Trình bày mạch lạc, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có cảm xúc. * Yêu cầu về kiến thức: Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận -Liên hệ truyện ngắn -> Thanh niên phải sống có lý tửởng II.Thân bài: Giải thích: là mục đích sống cao đẹp, vì mọi người, sống chan hòa, vị tha, nhân ái, có ích cho xã hội. Bàn luận: -Người sống có lý tưởng là luôn hướng đến chân – thiên – mĩ trong cuộc sống. -Quá khứ: các vị danh nhân, anh hùng, chiến sĩ như: Bác Hồ, Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, Trần Văn Ơn. -Hiện tại: nhiều thành niên có lý tưởng sống cao đẹp, phục vụ đất nước. VD: các cuộc thi Olympic quốc tế, các cuộc tranh tài thể thao Lê Quang Liêm, Hoàng Anh. * Tại sao phải sống có lý tưởng? -Sống có lý tưởng như người đi đường có chiếc la bàn, người đi biển dõi theo ngọn hải đăng, định hướng sống tốt đẹp, thấy yêu cuộc sống, dám sống, dám hành động.. Phê phán: -Sống hưởng thụ -Sống ích kỉ,toan tính, nhỏ nhen. Thái độ đúng đắn: -Chiếm lĩnh tri thức, bắt kịp phát triển KHKT, tiến bộ của thế giới. -Khẳng định bản thân: học vấn, tài năng, tấm lòng. -Giúp ích cho gia đình, xã hội. III.Kết bài: -Khẳng định vấn đề và liên hệ bản thân. CHIẾC LƯỢC NGÀ Đọc đoạn văn sau và hoàn thành các câu hỏi bên dƣới. “Những lúc rảnh rỗi, anh cưa từng chiếc răng luợc, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạcKhông bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng được khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm, thêm mượt.Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám- năm đó ta chưa võ trang – trong một trận càn lớn của quân Mĩ – ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâuCho đến bây giờ , thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh” (Trích Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng) Xác định lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên? Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện. Nêu nội dung ý nghĩa chính của đoạn văn trên? “Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu”. Tưởng tượng là người chứng kiến cảnh đó, em hãy viết một vài câu để diễn tả “ cái nhìn ấy”. Viết một văn bản ngắn bàn luận về một vấn đề mà em rút ra từ đoạn trích trên. ĐÁP ÁN Câu 1: Lời dẫn trực tiếp: “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Câu 2: Người kể là bạn của ông Sáu. + Không chỉ chứng kiến khách quan, mà còn bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với các nhân vật. + Các sự việc và nhân vật khác trong truyện bộc lộ rõ ý nghĩa, tư tưởng của truyện. Tạo sức thuyết phục. Câu 3: Tình yêu thương sâu nặng của ông Sáu dành cho con trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Câu 4: Viết được đoạn văn ngắn diễn tả được tâm trạng, cảm xúc, nỗi niềm, sự trao gửi qua ánh mắt của ông Sáu trước khi hi sinh. Câu 5: Xác định được vấn đề bàn luận. Đúng kiểu bài nghị luận xã hội. Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc. Bố cục rõ ràng, lời văn trong sáng. Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả CỐ HƯƠNG Đọc và hoàn thành câu hỏi: “ Lúc bấy giờ, trong kí ức tôi bỗng hiện ra một cảnh tượng thần tiên, kì dị: Một vầng trăng tròn vàng thắm treo lửng lơ trên nền trời xanh đậm, dưới là một bãi cát bên bờ biển, trồng toàn dưa hấu, bát ngát một màu xanh rờn. Giữa ruộng dưa, một đứa bé trạc mười một, mười hai tuổi, cổ đeo vòng bạc, tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba, đang cố sức đâm theo một con tra. Con vật bỗng quay lại, luồn qua háng đứa bé, chạy mất.” ( Cố hƯơng- Lỗ Tấn) Câu 1:Cho biết nội dung của đoạn trích trên? Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt có trong đoạn trích trên? Câu 3:Tìm các từ láy có trong đoạn trên và phân loại chúng? Câu 4: Đoạn văn trên là biểu hiện sâu đậm của tình yêu quê hương, gia đình của nhân vật “tôi”. Từ tình yêu đó, em hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của bản thân về tình yêu quê hương, gia đình của thế hệ trẻ hôm nay. ĐÁP ÁN Câu 1: Hồi ức về quá khứ tuổi thơ của tác giả. Câu 2: Tự sự, biểu cảm kết hợp với miêu tả để biểu lộ tình cảm sâu kín trong lòng tác giả. Câu 3: Từ láy: lửng lơ, bát ngát( láy bộ phận), lăm lăm( láy hoàn toàn). Câu 4: MB: giới thiệu vấn đề: tình yêu quê hương, gia đình của thế hệ trẻ hôm nay. TB: Biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương gia đình của thanh niên ngày nay. Bình luận và lấy dẫn chứng cụ thể từ cuộc sống. Phương hướng của bản thân. KB: - Tóm lược vấn đề. Nêu suy nghĩ của bản thân. CÂU HỎI ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 9 HỌC KÌ II BÀN VỀ ĐỌC SÁCH Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại.Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại. Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hóa, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xóa bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ, thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước. Lúc đó, dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu. Câu hỏi: Câu 1: Tìm câu chủ đề? Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? (1.0 điểm) Câu 2: Phương thức biểu đạt trong đoạn văn trên là gì? (0,5 điểm) Câu 3: Chỉ ra hai phép liên kết trong đoạn văn trên? (1.0 điểm) Câu 4:Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Nhưng ngày nay, nhiều bạn trẻ cho rằng việc đọc sách tốn thời gian không cần thiết vì văn hóa nghe nhìn thuận tiện và phù hợp với cuộc sống hiện đại hơn.Ý kiến của em như thế nào? (1.0 điểm) Câu 5: Viết một văn bản ngắn trình bày suy nghĩ của em về câu nói của Mác-xim Gorki: “Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới” (3 điểm) ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu Đáp án Điểm Câu 1 - Câu chủ đề: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. - Nội dung chính: Tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách 0,5 0,5 Câu 2 - Phương thức biểu đạt: nghị luận 0,5 Câu 3 HS chỉ cần xác định được 2 phép liên kết: mỗi phép 0,5đ Phép lặp: học vấn, sách, nếu Phép nối: Bởi vì Phép thế: Các thành quả đó Hoặc phép khác nếu hợp lí 1,0 Câu 4 Mức tối đa (1 điểm) : HS khẳng định quan điểm không đồng ý với ý kiến của bạn và có lí giải hợp lí, diễn đạt sáng rõ, thuyết phục. Hoặc: HS đồng ý với ý kiến của bạn và có lí giải thông minh, sáng tạo, thuyết phục hoặc đưa ra cách viết hay hơn. Mức chưa tối đa (0.5 điểm): HS không đồng ý với ý kiến của bạn nhưng lí giải còn lủng củng, sơ sài, chưa thuyết phục Mức chưa tối đa (0.25 điểm): HS không đồng ý với ý kiến của bạn nhƣng không lí giải. Không đạt: (0 điểm) Học sinh không trả lời câu hỏi hoặc viết lung
File đính kèm:
- cau_hoi_doc_hieu_van_ban_khoi_9_chuong_trinh_hoc_ki_1.docx