Các dạng đề liên hệ từ bài "Sóng"
Đề 1: Phân tích những suy tư, trăn trở và khao khát về tình yêu được Xuân Quỳnh bộc lộ qua đoạn thơ sau:
“ Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
(Trích “Sóng” – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.155)
Bạn đang xem tài liệu "Các dạng đề liên hệ từ bài "Sóng"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các dạng đề liên hệ từ bài "Sóng"
1. Dạng đề Liên hệ. 2018 * Đề 1: Phân tích những suy tư, trăn trở và khao khát về tình yêu được Xuân Quỳnh bộc lộ qua đoạn thơ sau: “ Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ” (Trích “Sóng” – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.155) Liên hệ với những suy tư, trăn trở, khao khát của Hàn Mặc Tử trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”, anh / chị có nhận xét gì về vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Xuân Quỳnh, Hàn Mặc Tử được thể hiện trong hai bài thơ? * Gợi ý: 1) Giới thiệu khái quát về tác phẩm “Sóng”: Đề tài tình yêu, bố cục. 2) Phân tích những suy tư, trăn trở, khao khát trong tình yêu của Xuân Quỳnh HS cần phân tích được các ý sau: – Khổ 1: những trăn trở về cung bậc trạng thái của trái tim yêu đương: Hai câu đầu: + Biện pháp đối lập : Dữ dội – dịu êm; ồn ào – lặng lẽ , cùng với liên từ “và” miêu tả những trạng thái đối lập, nhưng đa dạng, phong phú của những con sóngàsóng có tính chất luôn biến đổi không ngừng. + Những trạng thái của sóng gợi liên tưởng đến trạng thái khác thường của trái tim đang cồn cào khao khát tình yêu. Đó là tâm trạng vừa phong phú, vừa phức tạp của người phụ nữ khi yêu: vừa dữ dội mãnh liệt, vừa dịu dàng sâu lắng, vừa đắm say, thuỷ chung . Hai câu sau : + Biện pháp nhân hoá vì “Sông không hiểu nổi mình” nên “Sóng tìm ra bể”, sóng không bằng lòng với khuôn khổ nhỏ hẹp của “sông” mà khao khát vươn ra biển rộng “tìm ra tận bể” để thể hiện mình. +Tâm hồn của người phụ nữ đang yêu cũng như sóng, luôn khát khao nhận thức, khát khao sự đồng cảm, đồng điệu trong tình yêu. Trái tim người con gái đang yêu không chịu chấp nhận sự tầm thường, nhỏ hẹp, luôn khát khao một tình yêu lớn lao để có thể đồng cảm, đồng điệu với mình à Quan niệm tình yêu mới mẻ, bạo dạn của Xuân Quỳnh: người con gái khát khao yêu đương nhưng không còn nhẫn nhục, cam chịu nữa. – Khổ 2: Khao khát tình yêu “ Ôi con sóng ngày xưa Bồi hồi trong ngực trẻ”. + Lời thơ khẳng định: con sóng ngày xưa – ngày sau – vẫn thếà khẳng sự trường tồn của sóng trước thời gian, muôn đời không đổi. + Tình yêu cũng như sóng, nó là quy luật của muôn đời, là khát vọng lớn lao, vĩnh hằng của nhân loại, mà mãnh liệt nhất là tuổi trẻ. Từ ngàn xưa con người đã từng đến với tình yêu và mãi mãi cứ đến với tình yêu. + Giọng thơ chân thực, tự nhiên đầy suy tưởng, XQ mượn quy luật của sóng để khẳng định quy luật của trái tim, biểu đạt một quan niệm mới mẻ và khát vọng mãnh liệt trong tình yêu. *Tóm lại:Với thể thơ năm chữ, âm điệu sâu lắng dạt dào, nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, đối lập, đoạn thơ đãthể hiện những cảm nhận sâu sắc của nhà thơ XQ về tình yêu qua hình tượng sóng. Qua đó nhà thơ thể hiện sự khao khát tình yêu lớn lao, mãnh liệt trong trái tim của người phụ nữ đang rạo rực yêu đương. 3. Liên hệ “Đây thôn Vĩ Dạ”: – Bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử (ra đời trước Cách mạng tháng Tám) thể hiện những trạng thái cảm xúc của một mối tình đơn phương: day dứt tủi buồn, khát khao đồng cảm sẻ chia – Cả hai bài thơ, dù ra đời trong những hoàn cảnh khác nhau, vẫn gắp nhau ở những điểm chung: đều thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người viết. Những suy tư, trăn trở khao khát được thể hiện trong hai bài thơ đều xuất phát từ những tấm lòng chân thật, từ tình yêu sâu sắc và giàu tính nhân văn * Đề 2: Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ (Sóng, Xuân Quỳnh,SGK Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục) Cảm nhận của anh chị về khát vọng tình yêu của Xuân Quỳnh trong đoạn thơ trên. Qua đó, liên hệ với bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu (SGK Ngữ Văn 11, tập 2, NXB Giáo dục) để nhận xét về cách bày tỏ khát vọng tình yêu và cuộc sống của hai nhà thơ Xuân Quỳnh, Xuân Diệu. * Gợi ý: 1. Cảm nhận khát vọng tình yêu của Xuân Quỳnh qua 2 đoạn thơ cuối – Thế giới của thời gian và không gian được Xuân Quỳnh đặt cạnh nhau trong sự tương phản và đối lập giữa cái hữu hạn (kiếp người) và cái vô hạn (thời gian và biển lớn). Nữ sĩ như thấy mình nhỏ bé, mong manh, nhạy cảm, lo âu và day dứt đã làm cho hồn thơ này trở nên tha thiết mãnh liệt hơn giữa cuộc đời. – Từ những âu lo, dự cảm đó đã mang đến cho Xuân Quỳnh một khát vọng mãnh liệt, khát vọng được bất tử hoá tình yêu, được tan thành trăm con sóng nhỏ, để vượt qua mọi giới hạn không gian, thời gian để trường tồn cùng tình yêu để hoà nhập trọn vẹn và bất tử trong tình yêu. – Yêu và mong ước được hiến dâng và hi sinh cũng chính là khao khát được sống hết mình vì tình yêu. Có như thế tình yêu mới có thể tồn tại vĩnh hằng cùng với thời gian; có như thế tình yêu mới chiến thắng được cái hữu hạn, mong manh của đời người. Đó là khát vọng xuất phát từ tình yêu chân thành và mãnh liệt. 2. Liên hệ với bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu để nhận xét về cách bày tỏ khát vọng tình yêu và cuộc sống của hai nhà thơ Xuân Quỳnh, Xuân Diệu. – Cả hai bài thơđều bộc lộ cái tôi cá nhân trước cuộc sống và tình yêu, đều thể hiện cái tôi giàu cảm xúc, giàu khát vọng mãnh liệt về tình yêu và cuộc đời. – Khát vọng trong “Sóng” là khát vọng của tình yêu lứa đôi, là khao khát dâng hiến đến tận cùng, khát vọng bất tử hoá tình yêu. Còn trong “Vội Vàng” – Xuân Diệu thể hiện một quan niệm sống: sống vội vàng, sống giục giã, cuống quýt, phải tận hưởng vì thời gian đi qua tuổi trẻ sẽ không còn. – Sóng của Xuân Quỳnh là vẻ đẹp của cái tôi dịu dàng mà mãnh liệt khao khát được tan ra, được hiến dâng cho cuộc đời, muốn vượt qua sự hữu hạn của đời người để hoá thân vào biển lớn tình yêu; thì Vội Vàng của Xuân Diệu lại bộc lộ một cái tôi sôi nổi, vồ vập và khát vọng chiếm lĩnh bởi “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”. 3. Đánh giá chung: – Nghệ thuât: Thể thơ ngũ ngôn giàu nhịp điệu. Sử dụng các phép tu từ: nhân hoá, ẩn dụNgôn ngữ thơ chọn lọc, tinh tế. Giọng thơ mềm mại, nữ tính. – Đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh thể hiện cái tôi đầy những âu lo, trắc ẩn nhưng cũng dồn chứa bao khát vọng tình yêu “bồi hồi trong ngực trẻ – Dù mang hai quan niệm khác nhau nhưng cả hai đoạn thơ và tư tưởng của những thiên tài thi ca Xuân Quỳnh – Xuân Diệu vẫn cất lên những giá trị nhân bản, nhân văn: yêu là sống hết mình cho tình yêu. 2. Dạng đề so sánh. * Đề: Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau: “Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy suối Lê vơi đầy (Việt Bắc – Tố Hữu) và “Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức.” (Sóng – Xuân Quỳnh) Cảm nhận hai đoạn thơ Đoạn thơ trong bài thơ Sóng – Nỗi nhớ tràn ngập khắp không gian: dưới lòng sâu, trên mặt nước – Nỗi nhớ tràn ngập khắp thời gian: ngày đêm không ngủ được – Nỗi nhớ tràn cả vào ý thức, vô thức, tiềm thức “cả trong mơ còn thức” * Nghệ thuật: thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu; phép ẩn dụ, nhân hóa, điệp cấu trúc, tươgn phản.. Đoạn thơ trong Việt Bắc – Nỗi nhớ tràn ngập không gian thời gian, thấm vào cảnh vật thiên nhiên: + Thiên nhiên bình dị tươi đẹp: nắng chiều, trăng lên đầu núi, bản khói cùng sương, ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê + Con người Việt Bắc cần cù chăm chỉ, chịu thương chịu khó: sớm khuya bếp lửa người thương đi về * Nghệ thuật: – Thể thơ lục bát âm điệu ngọt ngào sâu lắng; sử dụng phép điệp từ, ngôn ngữ bình dị. So sánh: a. Giống nhau: Cả hai đoạn thơ đều tập trung thể hiện nỗi nhớ của một tình yêu tha thiết sâu đậm đối với con người, cuộc sống, quê hương, đất nước của hai thi sĩ. - Nội dung cảm xúc: Cả hai đoạn thơ đều viết về nỗi nhớ, một trạng thái cảm xúc nảy sinh trong cuộc chia ly với những con người đã từng gắn bó sâu nặng, thắm thiết, những mảnh đất để lại dấu chân đi qua. - Nghệ thuật thể hiện: Hai đoạn thơ, các tác giả đều tập trung khắc họa những cung bậc trạng thái phong phú, đa chiều của nỗi nhớ. Nỗi nhớ mênh mang được đặt trong quan hệ với không gian thiên nhiên vô tận. Nỗi nhớ triền miên da diết được đặt trong thời gian của đêm – ngày, sớm – chiều. Nỗi nhớ còn được so sánh, thể hiện trong những điều sâu thẳm, mãnh liệt nhất (nhớ người yêu, cả trong mơ còn thức). (Hai đoạn thơ đều sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ, điệp từ để khéo léo diễn tả nỗi nhớ sâu đậm, giọng điệu da diết, khắc khoải của con người khi phải chia ly. b. Điểm khác biệt: - Việt Bắc (Tố Hữu) – Nội dung cảm xúc: nỗi nhớ trong thơ Tố Hữu thuộc về tình cảm lớn lao, tình cảm chính trị, tình cảm cách mạng. Nỗi nhớ ấy gắn liền với cuộc chia ly của người cán bộ cách mạng rời căn cứ địa kháng chiến để trở về thủ đô. Chủ thể của nỗi nhớ là những con người kháng chiến nhớ những kỉ niệm với quê hương Việt Bắc, đồng bào Việt bắc ân tình đùm bọc, cưu mang họ trong suốt những tháng ngày gian khổ của cuộc kháng chiến. Đoạn thơ sử dụng thể thơ lục bát của dân tộc. Giọng điệu ngọt ngào như một khúc trữ tình sâu lắng, da diết. Các điệp từ: nhớ gì, nhớ từng, nhớ những cùng với nghệ thuật so sánh (như nhớ người yêu), ẩn dụ (ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê) và tiểu đối đã góp phần thể hiện thành công những cung bậc cảm xúc phong phú của nỗi nhớ quê hương cách mạng. Sóng (Xuân Quỳnh) – Cảm xúc của chủ thể trữ tình được thể hiện vừa gián tiếp, vừa trực tiếp. “Sóng” là hóa thân mà cũng là phân thân của chủ thể trữ tình. “Sóng” là ẩn dụ để diễn tả nỗi nhớ. Sắc thái của nỗi nhớ trong đoạn thơ (có nỗi nhớ cồn cào, cháy bỏng, có nỗi nhớ triền miên, da diết, có nỗi thao thức, bồi hồi trăn trở, nỗi nhớ còn lặn cả vào trong tiềm thức, trong giấc mơ). - Sóng – Đoạn thơ sử dụng thể thơ năm chữ và ẩn dụ nghệ thuật sóng. Thể thơ và nhịp điệu thơ đã gợi hình hài và nhịp điệu bất tận vào ra của những con sóng nỗi nhớ tình yêu. Nhờ nghệ thuật ẩn dụ, nỗi lòng của người phụ nữ khi yêu được thể hiện chân thành, nữ tính, duyên dáng mà không kém phần mãnh liệt sâu sắc. Đoạn thơ có hình ảnh sáng tạo diễn tả nỗi nhớ trong mơ (Lòng em nhớ đến anh – Cả trong mơ còn thức). Đánh giá chung: Từ hai nỗi nhớ được thể hiện trong đoạn thơ, người đọc không chỉ cảm nhận được nét đặc sắc của hai giọng điệu thơ mà còn thấy được vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam yêu thương đằm thắm, dịu dàng mà mãnh liệt, tình nghĩa thủy chung. 3. Cảm nhận về 1 đoạn thơ. * Đề 1: Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau: “Con sóng dưới lòng sâu Dù muôn vời cách trở” * Gợi ý: Bottom of Form Bottom of Form Xuân Quỳnh cũng đã phát hiện ra một tín hiệu cơ bản của tình yêu: Tình yêu thường gắn liền với nỗi nhớ, nhất là khi xa cách. Nhưng đó không phải là một nỗi nhớ thoáng qua, nhẹ nhàng mà là một nỗi nhớ mãnh liệt. Nỗi nhớ ấy bao trùm cả không gian (Con sóng dưới lòng sâu – Con sóng trên mặt nước), thời gian (Ôi con sóng nhớ bờ - Ngày đêm không ngủ được), xâm chiếm tâm hồn con người cả trong cõi vô thức, tiềm thức lẫn ý thức, cả khi tỉnh lẫn khi mơ: Lòng em nhớ đến anh – Cả trong mơ còn thức. Đúng là một nỗi nhớ cồn cào,da diết, không thể nào yên, không thể nào nguôi, nó cuồn cuộn, dạt dào như những con sóng biển triền miên, vô hồi, vô hạn. “Tình động nhi từ phát”, “Ý phấn nhi bút túng”,phải chăng những rung cảm mãnh liệt của một trái tim yêu đã buộc lời thơ phải dài thêm ra(khổ thơ dôi hai câu) để diễn tả cho thỏa cái ngút ngàn của nỗi nhớ và nhịp thơ – hơn bao giờ hết – phải là nhịp sóng, nhịp lòng dào dạt, náo nức của một trái tim đang khao khát yêu thương? “Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được” Trong bốn câu thơ, hình ảnh sóng lặp lại ba lần như một điệp khúc của một bản tình ca với những giai điệu da diết, như một ám ảnh thường trực về tình yêu và nỗi nhớ.Ba câu thơ gắn liền với hình ảnh sóng giống như những đợt sóng gối lên nhau, hối hả vươn tới bờ. Đó cũng là một ẩn dụ nghệ thuật về những đợt sóng lòng đang dâng trào trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Mượn hình tượng con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được để diễn tả nỗi nhớ da diết, mạnh mẽ của người phụ nữ khi yêu nhưng với Xuân Quỳnh, dường như điều đó là chưa đủ. Tác giả cần phải nhấn mạnh thêm một lần nữa qua một phát biểu trực tiếp: Lòng em nhớ đến anh – Cả trong mơ còn thức. Có thể thấy, nhân vật trữ tình của bài thơ đã vừa soi mình vào sóng vừa tự tách ra(em) để cảm nhận hết những cung bậc tình cảm, cảm xúc của tình yêu. - Yêu là nhớ, một nỗi nhớ thường trực, da diết, cháy bỏng. Nhưng nhớ chưa phải là tất cả.Trái tim phụ nữ trong bài thơ còn muốn khẳng định và hướng tới những phẩm chất cao đẹp, vững bền của tình yêu: “Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh - một phương” Chọn cách nói ngược: Dẫu xuôi về phương bắc (đáng lẽ phải là ngược về phương bắc) và Dẫu ngược về phương nam (đáng lẽ là xuôi về phương nam), Xuân Quỳnh muốn khẳng định: Dù cuộc đời có nghịch lí, trái ngang đến mức nào thì em cũng vẫn chỉ hướng về một “phương” duy nhất – phương anh. Như chưa thỏa mãn với sự khẳng định ấy, nhà thơ còn nhấn mạnh thêm qua hình ảnh sóng: Con nào chẳng tới bờ - Dù muôn vời cách trở. Sóng khát khao tới bờ như em khát khao có anh. Sóng vượt qua mọi trở ngại để tới bờ như em bước qua mọi khó khăn,cách trở để cập bến hạnh phúc. * Đề 2: Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh: “Ở ngoài kia đại dương .... Để ngàn năm còn vỗ”Top of Form * Gợi ý: - Người ta thường nói, những nhà thơ yêu đời, yêu sống đến say mê, cuồng nhiệt cũng thường là những nhà thơ của cảm thức thời gian. Điều đó rất đúng với Xuân Quỳnh trong hai khổ cuối. - Xuân Quỳnh là người nhạy cảm với sự chảy trôi của thời gian.Ý thức về thời gian trong chị thường đi liền với niềm lo âu và khát khao nắm lấy hạnh phúc trong hiện tại. Tuy lúc này thời gian với Xuân Quỳnh dường như còn ở cả phía trước, cuộc đời còn rộng dài nhưng ý thức về sự hữu hạn của đời người và sự mong manh khó bền chặt của hạnh phúc đã hiện ra thành một thoáng âu lo: “Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa” Xuân Quỳnh đã không nói ra một cách trực tiếp những chiêm nghiệm của chị nhưng đằng sau những vần thơ về cái vĩnh hằng, trường cửu của thiên nhiên, người ta vẫn nhận ra cái hiện thực đối lập: sự hữu hạn,nhỏ bé của đời người, sự ngắn ngủi, mong manh sương khói của tình yêu. Bình thường, sự âu lo ấy có thể dẫn con người đến những phản ứng tiêu cực (thất vọng,chán chường hoặc sống gấp,thả trôi theo dòng đời) nhưng cũng có thể là động lực khiến con người sống tích cực và mạnh mẽ hơn (sống hết mình,sống mãnh liệt trong tình yêu). Xuân Quỳnh đã chọn cho mình một cách ứng xử thật tích cực và thật đẹp. Chị không chán nản, tuyệt vọng mà trái lại càng khao khát được sống hết mình trong tình yêu. Chị ước muốn được hóa thân thành trăm con sóng nhỏ để vĩnh viễn hóa tình yêu của mình, để cho nó sống mãi với thời gian, nhịp bước cùng năm tháng: “Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ.” Như vậy, hành trình của sóng, của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu có một sự vận động rất nhất quán dù ý thơ đôi chỗ có vẻ tự do, tản mạn. Đó là “cuộc hành trình mà khởi đầu là sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la, rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở” (Trần Đăng Suyền). Trước sau, Xuân Quỳnh vẫn là nhà thơ của những khát vọng tình yêu và hạnh phúc cao đẹp, đáng trân trọng.
File đính kèm:
- cac_dang_de_lien_he_tu_bai_song.docx