Các bài văn đoạt giải nhất quốc gia và điểm 10 Đại học

Những vần thơ Anđécxen, những vần thơ ngân vang từ thung lũng Ôđenzơ, nơi có

những hẻm núi sương giăng mờ ảo và những vòm hoa thạch thảo tim tím nên thơ đã gieo

vào tâm hồn nhà văn Pauxtôpxki niềm xúc cảm mãnh liệt: “Anđécxen đã lượm lặt hạt thơ

trên luống đất của người dân cày, ấp ủ chúng nơi trái tim ông rồi gieo vào những túp lều,

từ đó lớn lên và nảy nở những bó hoa thơ tuyệt đẹp, chúng an ủi trái tim những người

cùng khổ”. Thơ ca, hai chữ kì diệu mà muôn đời vẫn chưa tìm ra một định nghĩa trọn

vẹn, hoàn chỉnh. Thơ là gì ? Thơ bắt nguồn từ đâu ? Thơ có mãnh lực gì khiến cung đàn

cảm xúc của triệu triệu con người trên trái đất này không ngừng lay động, thổ thức,

xuyến xao ? Phải chăng “thơ” ở đây như trong lời bình của nhà văn học Nga V.Bêlinxki

vào thế kỉ mười chín”:

“Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”

Từ thủa thơ ca xuất hiện mang đến hơi thở ấm áp cho hành tinh xanh xanh những

đại dương và điệp trùng những cánh rừng tươi thắm của chúng ta, có thể nói chưa bao giờ

tổng kết được những định nghĩa về thơ. Có người cho thơ là “lơ tơ mơ”, “thơ là sự tuôn

trào bột phát những tình cảm mãnh liệt”, thậm chí “thơ là một cái gì mà người ta không

định nghĩa được”. Phải chăng vì thế mà thơ thuộc về cõi huyền nhiệm, mông lung, xa vời

vợi? Không, theo quan niệm của Bêlinxki, thơ là một khái niệm hết sức gần gũi: “Thơ

trước hết là cuộc đời”. Trong câu nói của Bêlinxki, chữ “cuộc đời” như một vì sao được

chiếc đòn bẫy “trước hết” bật vào từ thơ, làm sáng lên một ánh sáng lung linh, rạng rỡ.

Thơ ca bắt nguồn từ cuộc sống.

pdf 61 trang linhnguyen 19/10/2022 4160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Các bài văn đoạt giải nhất quốc gia và điểm 10 Đại học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các bài văn đoạt giải nhất quốc gia và điểm 10 Đại học

Các bài văn đoạt giải nhất quốc gia và điểm 10 Đại học
 phần thanh cao" 
Cho nên bài thơ đẫm nước mẳt trong giọng điệu bi phẫn, sầu tủi, nghẹn ngào. Dẫu 
sao tấm lòng tri âm của Tố Như với Tiểu Thanh cũng vô cùng cao quý, đáng trân trọng. 
Hai trăn năm sau Nguyễn Du, Tố Hữu đứng trên đỉnh cao của thời đại, của dân tộc, 
hướng về quá khứ cha ông, với niềm xót xa thương cảm. Biết bao nhà thơ đồng cảm với 
Nguyễn Du như ở Tố Hữu, sự đồng cảm ấy sâu sắc, mênh mông hơn. Trước hết, nhà thơ 
hiểu, chia sẻ với bi kịch của Nguyễn Du: 
"Hỡi lòng tê tái thương yêu 
Giữa lòng trong đục, cánh bèo lênh đênh 
Ngổn ngang bên nghĩa bên tình 
Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao? 
Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào 
Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường!" 
Tưởng như đó là những lời Tố Hữu viết về Thuý Kiều. Mà quả thực, nhà thơ tỏ 
lòng thương cảm với nàng Kiều tài sắc mà như cánh bèo lênh đênh. Nàng đã từng đứng 
trước sự lựa chọn chữ "Hiếu' và chữ "Tình" khi quyết định bán mình chuộc cha, đã từng 
xao lòng trước vinh hoa để rồi xót xa thấy ngọn cờ đào Từ Hải, kết liễu đời mình nơi 
dòng Tiền Đường định mệnh. Thế nhưng qua sự so sánh "đành như thân gái", người đọc 
hiểu được đó là lời tâm huyết gan ruột của Tố Hữu gửi Tố Như. Trong cuộc đời bể dâu 
kia, Tố Như cũng như cánh bèo chìm nổi, từng đớn đau trước bi kịch cuộc sống "sống 
hay không sống" và sống như thế nào giữa đen tối và tội ác, "giữa dòng trong, dòng đục 
kia?". Nguyễn Du cũng đã từng đứng trước sự lựa chọn giữa "nghĩa"và "tình". Người 
hiểu xã hội phong kiến đã đến hồn cáo chung, hiểu được sự mọt rỗng của triều Lê nhưng 
tình với nhà Lê, tư tưởng phù Lê của tổi trung không thờ hai chủ nên Người đã từng 
chống lại Tây Sơn. Thế nhưng trong đêm đen cuộc đời, người đâu đã thoát khỏi bi kịch. 
Người thấy triều đại Tây Sơn là tiến bộ, châm chí còn hướng về những tưỡng lĩnh Tây 
Sơn tài hoa trong "Long thành cầm giả" nhưng cuối cùng lại theo Nguyễn Ánh, làm quan 
cho triều Nguyễn. Bi kịch không tự giải thoái được, Người "đành như thân gái sóng xao 
Tiền Đường" phó mặc cho số phận. Tố Hữu thấy Thuý Kiều là hiện thân của Nguyễn Du. 
Nguyễn Du viết truyện Kiều để ký thác tâm sự chính mình. Đó thực sự là một tấm lòng 
tri âm sâu sắc. 
Không chỉ hiểu bi kịnh của Nguyễn Du, Tố Hữu còn chia sẻ cảm thông với bi kịch 
tình đời của Người: 
"Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương: 
Dẫu lìa ngỏ ý còn vương tơ lòng... 
Nhân tình , nhắm mắt, chưa xong 
Biết đâu hậu thế khóc cùng Tố Như? 
Mai sau dù có bao giờ... 
Câu thơ thuở trước, đâu ngờ hôm nay" 
Phải thương cảm Tố Như sâu sắc lắm, Tố Hữu mới có thể nhận thấy bi kịch ẩn sâu 
này. Nguyễn Du cả một đời yêu thương con người, cả đến khi nhắm mắt xuôi tay vẫn 
chưa nguôi nỗi đau đáu hỏi người ba trăm năm sau: Ai người khóc Tố Như? Tố Hữu sử 
dụng ý thơ ấy thật linh hoạt. Khóc cùng không chỉ khóc cho Tố Như mà cùng Tố Như 
khóc cho nỗi đau của con người. Đó phải chăng cũng là điều Tố Như tìm kiếm, trăng trối 
trước lúc đi xa? 
"Tiếng thơ ai động đất trời 
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu 
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du 
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày" 
Tiếng thơ ai nghe vừa trìu mến, vừa thân thương, vừa ngưỡng phục. Tiếng thơ của 
Nguyễn Du thấu lòng người, thấu cả trời xanh. Dường như trời xanh cũng rung động bở 
những vần thơ ấy. Thật là một tầm vóc lớn lao, vĩ đại! Không những vậy, Tỗ Hữu còn 
nghe thấy trong tiếng thơ ấy hồn của dân tộc, lời của nước non: 
"Nghe như non nước vọng lời ngàn thu" 
Tố Hữu đã từng vì tiếng nói của Hồ Chí Minh như lời non nước: 
"Con nghe Bác, tưởng nghe lời non nước 
Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau..." 
Lần thức hai ông lại hình dung hình ảnh so sánh để ca ngợi sự vĩ đại của một nhà 
thơ - một danh nhân văn hoá lỗi lại của dân tộc và thế giới. Tiếng thơ của Nguyễn Du là 
tiếng nói của cá nhân đã trở thành lời của non nước. Non nước mượn thơ người để vọng 
lời. Trong tiếng thơ ấy có cả tiếng lòng của dân tộc, của nước non. Cho nên nó có tầm 
vóc ngang hàng với không gian vũ trụ, dằng dặt mà còn gợi không gian mênh mông cho 
tiếng thơ cụ Tiên Điền vang vọng, chảy trôi. Hôm nay, mai sau, thậm chí nghìn năm sau 
người Việt Nam vẫn không quên được tiếng thơ ấy vì: "Tiếng thơ như tiếng mẹ ru tháng 
ngày" 
Thơ của Nguyễn Du được ví với "tiếng thơ", "lời non nước", "lời nghìn thu", "tiếng 
thương", rồi "tiếng mẹ ru". Đó là những cấp bậc đánh giá hay chăng chính là con đường 
đi vào bất tử của thơ Nguyễn Du? Cái đích cuối cùng của thơ là "chảy đến lòng người" 
nên hình ảnh tiếng mẹ ru chính là cách đánh giá cao nhất dành cho một tiếng thơ. Tiếng 
thơ ấy đã nhập vào nguồn mạch văn hoá, vào đời sống tâm hồn, tình cảm của người dân 
Việt Nam trở thành dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng bao thế hệ. Tiếng thơ ấy là tình 
thương của mẹ dành cho người con, là hiện thân của tình mẹ mênh mông. "Thương" là 
nội dung bản chất, là cội nguồn hay là phương tiện của tiếng thơ? Và hiêu theo cách nào 
cũng là sự tri âm tuyệt đối của Tố Hữu và Tố Như rồi. Bở lẽ Nguyễn Du là "nhà nhân đạo 
lỗi lạc" (Niculin), là trái tim lớn suốt đời mang nặng nỗi thương đời: 
"Đau đớn thay phận đàn bà" 
Không chỉ thấu hiểu, sẻ chia với cuộc đời, ngợi ca thơ Nguyễn Du, Tố Hữu còn tìm 
cách lí giải nỗi đau của Nguyễn Du. Ông cho rằng nỗi đau ấy không phải do trời mà 
chính là do xã hội 
vạn ác thời Nguyễn Du gây nên: 
"Gớm quân Ưng khuyển, ghê bầy Sở Khanh 
Cũng loài hổ báo, ruồi xanh 
Cũng phường gian ác hôi tanh hại người!" 
Chính thằng bán tơ, bè lũ Mã Giám Sinh, Tú Bà, Ưng Khuyển, Sở Khanh mới là 
những kẻ gieo mần đau khổ cho Nguyễn Du, Tiểu Thanh, Thuý Kiều. Cho nên muốn 
thay đổi số phận phải tiêu diệt xã hội vạn ác ấy đi. Và tiếng trống ba hồi gọi quân kết thúc 
bài thơ là sự giải quyết ấy. Xã hội nay vẫn còn những kẻ ác, nhưng cả dân tộc ra trận để 
tiêu diệt kẻ thù để cuộc đời nhiều hạnh phúc và tình yêu hơn. Tố Hữu không sa vào tư 
tưởng bi quan như Nguyễn Du bởi ông là nhà thơ của cách mạng, được luồng gió mới 
của thời đai thổi mát. Nguyễn Du ơi, xin người hãy yêu lòng. Những cô Kiều, cô Cầm, 
người mẹ ăn xin...của Người sẽ không còn đau khổ nữa đâu. 
Chính sự khác nhau về tiếng nói tri âm ấy đã chuyển hoá thành hình thức nghệ 
thuật khác nhau. Bài "Độc Tiểu Thanh ký" của Tố Như viết theo thể thơ Đường luật, cô 
đúc, hàm xúc nhưng phảng phất giọng điệu bi phẫn do rất nhiều thanh trắc, dấu nặng tạo 
cảm giác trĩu nặng, ngưng đọng. Còn Tố Hưu sử dụng thành công thể lục bát nhẹ nhàng, 
đằm thắm, trang trọng; hình thức tập Kiều, lẩy Kiểu để chuyển tải giọng điệu lạc quan, 
hào hứng, say mê. 
` Như vậy, tiêng nói tri âm giữa người đọc và người viết là điều văn học dân tộc 
nào, thời đại nào cũng hướng tới. Điều đó đặt ra yêu cầu với nghệ sĩ phải sáng tác từ 
những cảm xúc chân thành nhất, da diêt nhất. Và người đọc hãy sống hết mình với tác 
phẩm để hiểu được thông điệp thẩm mỹ của tác giả, để chia sẻ cảm thông với tác giả. Mỗi 
người hãy rung lên khúc đàn Bá Nha như Tử kì để văn chương mãi tươi đẹp, kỳ diệu. 
Tôi muốn đến với Nguyễn Du như đến với một con người suốt đời khắc khoải, da 
diết với thân phận con người. Nguyễn Du đã từng rỏ bao nhiêu nước mắt khóc thương 
những người đau khổ ấy, lẽ nào ta lại chẳng một lần khóc cho Nguyễn Du để bi kịch của 
Người sẽ tan như bóng hình Trương Chi trong chén nước của Mị Nương xưa. 
Nguyễn Thị Hải Hậu 
Trường THPT chuyên Hùng Vương - Phú Thọ 
Bài đoạt giải nhất 
Bài văn đạt giải nhất quốc gia năm học 2001 bảng B 
BÀI VĂN ĐẠT GIẢI NHẤT QUỐC GIA NĂM 2001 
BẢNG B 
Đề : Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn 
Thi và Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu đều là những truyện ngắn hay đã 
khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu 
nước. 
Anh, chị hãy so sánh và làm rõ những khám phá, sáng tạo riêng của mỗi tác phẩm 
trong sự thể hiện của mỗi chủ đề đó. 
Bài làm 
Yêu biết mấy những con người đi tới 
Hai cánh tay như hai cánh bay lên 
Ngực dám đón những phong ba dữ dội 
Chân đạp bùn không sợ các loài sên! 
Hình ảnh những con người Việt Nam ấy đã đi vào thơ ca như một niềm thơ lớn và 
trở thành phầm hồn của mỗi người con đất Việt. Yêu biết mấy hình ảnh những người dân 
quê tôi: cần cù trong lao động, anh hùng trong chiến đấu. Văn thơ thời kì kháng chiến 
chống Mĩ đã dựng lại cả một thời kì máu lửa, đi sâu tìm tòi, khám phá, ngợi ca vẻ đẹp 
của con người. Tôi nhớ mãi một Tnú, cụ Mết trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung 
Thành; chị Chiến, anh bộ đội tên Việt trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn 
Thi ; và cô Nguyệt - người con gái trẻ tuổi, dũng cảm trong Mảnh trăng cuối rừng của 
Nguyễn Minh Châu. Họ là hiện thân của vẻ đẹp con người Việt Nam, của sức sống dân 
tộc. Năm tháng trôi đi và lịch sử đã bước sang trang mới nhưng những con người ấy vẫn 
sáng ngời lên, nhắc nhở ta về một quảng đường đầy gian khổ, đau thương, lại rất đỗi anh 
hùng mà đất nước mình đã đi qua. Để rồi mỗi lần đọc lại, tôi không khỏi ngỡ ngàng vì 
người dân mình đẹp quá, dũng cảm quá ; và lòng tôi tưởng như được sống lại những ngày 
còn chiến tranh, bom đạn ấy. 
Đọc Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của 
Nguyễn Thi, Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu, hiện lên một tập thể anh 
hùng nhiều thế hệ đang ngày đêm chiến đấu với kẻ thù để giữ từng tất đất, ngôi nhà cho 
quê hương đất nước. Viết về đề tài chiến tranh, cả ba nhà văn không đi sâu vào miêu tả 
những đau thương, mất mát của mình hay tội ác tày trời của giặc Mĩ mà đi vào khám phá, 
ca ngợi vẻ đẹp con người Việt Nam trong chiến tranh. Tôi còn nhớ một câu nói của nhà 
văn nổi tiếng : Con người, tất cả ở con người. Có thể huỷ diệt được cuộc sống của con 
người nhưng không thể chiến thắng được nó. Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thi, Nguyễn 
Minh Châu viết về con người phải chăng cũng có một lòng tin như thế ? Hình ảnh cụ 
Mết, anh Tnú, Việt, chị Chiến, Nguyệt và còn biết bao người nữa hiện ra trong cảnh sống 
chết từng giây, mưa bom bão đạn mà vẫn hiên ngang, sáng lên một vẻ đẹp phẩm chất lạ 
thường. Họ là kết tinh của vẻ đẹp dân tộc, sức sống dân tộc. Những con người yêu nước 
thiết tha, chiến đấu dũng cảm quên mình vì Tổ quốc ấy lại rất đỗi giản dị, sáng trong, gắn 
bó với từng làng bản, thôn xóm. Bên cạnh phẩm chất anh hùng Nguyệt trong Mảnh trăng 
cuối rừng còn sáng ngời lên một tình yêu chung thuỷ, sắt son đầy màu sắc lãng mạn. Các 
tác phẩm thời kì này đều đi vào khắc hoạ phẩm chất đẹp đẽ của con người Việt Nam với 
giọng điệu ca ngợi, hào hùng vang vọng không khí của sử thi hoành tráng. Ba tác phẩm 
đã dựng nên một tác phẩm anh hùng, nhiều thế hệ giữa hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, 
trong đó mỗi nhân vật đều có một vẻ đẹp riêng, một tâm hồn riêng, một cái “tôi” riêng 
hoà chung với cái ta rộng lớn. 
Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là một truyện ngắn xúc động, hào hùng về 
cuộc đấu tranh anh dũng của dan làng Xôman nhà văn đã đi sâu khám phá những con 
người Tây Nguyên, những con người cả đời gắn bó với cây xà nu như gắn bó với Đảng 
với cách mạng. Con người hiện lên trong trang văn của Nguyễn Trung Thành là hình ảnh 
của một tập thể anh hùng nhiều thế hệ. Trang sử hào hùng của Tây Nguyên không chỉ 
một người viết mà là sự nối tiếp, kế tục từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế 
hệ khác. Họ đã cùng nhau dựng xây làng bản, dựng xây lịch sử của một đất nước đứng 
lên. Nguyễn Trung Thành tìm đến miền đất núi rừng đầy đau thương. Nhà văn dã lắng 
nghe họ sống để ghi lại cái nhịp sống hào hùng, ghi lại vẽ đẹp tâm hồn, bản chất anh 
hùng của những người giản dị, mộc mạc mà thiêng liêng, cao quý. Nguyễn Trung Thành 
như đã trở thành người con của Tây Nguyên, của dân làng Xôman. Khi viết Rừng xà nu 
tựa hồ ông ngợi ca, tự hào về làng mình, về quê hương của mình. 
Nói đến phong trào đấu tranh của dân làng Xôman, ta không quên hình ảnh anh 
Quyết, anh là cán bộ của Đảng, là người đã nhen nhóm phong trào cách mạng cho cộng 
đồng dân làng Xôman. Tnú còn nhớ như in lời của anh; “sau này, nếu Mĩ-Diệm giết anh, 
Tnú phải làm cán bộ thay anh” anh đã chính là người đã truyền sức mạnh, niềm tin cho 
Tnú, cho Mai, Anh là một người chiến sĩ dũng cảm, anh hùng. 
Nếu như anh Quyết là hiện thân của lớp trẻ, của Đảng thì hình ảnh cụ Mết lại sáng 
lên trong truyện ngắn như một trụ cột của dân làng Xôman. Chẳng những vậy mà sau 
này, Nguyễn Trung Thành đã ghi lại hồi kí, đại ý : Ông là cội nguồn, là Tây Nguyên của 
thời đất nước đứng lên còn trường tồn đến hôm nay. Ông như lịch sử bao trùm nhưng 
không che lấp đi sự nối tiếp mãnh liệt, ngày càng mãnh liệt hơn, sành sỏi và tự giác hơn. 
Mỗi lời nói của cụ Mết như lời nói của sông núi, là lời nói của dân tộc. Ông cụ là cuội 
nguồn của dân làng Xôman, là người đã lãnh đạo dân làng Xôman đánh giặc: “Chúng nó 
đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Cụ hiện thân cho truyền thống, cho nét đẹp từ ngàn 
xưa của dân làng. Cụ rất ít khen tốt giỏi mà chỉ nói “được”, cụ truyền lại sức mạnh, răn 
dạy con cháu : “Nhớ lấy ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại với con 
cháu”. Hình ảnh của cụ Mết là hình ảnh của một già làng suốt đời đã gắn bó với Tây 
Nguyên, chiến đấu bảo vệ buôn làng. Cụ tự hào về cây xà nu, đố bọn nó giết hết Rừng xà 
nu đất này. Đẹp thay hình ảnh của một ông cụ “râu bây giờ đã dài tới ngực đen bóng, mắt 
vẫn sáng và xếch ngược” hiển hiện giữa núi rừng Tây Nguyên. Và hình ảnh của cùng lớp 
thanh niên trong làng cầm giáo mà cứu Tnú cho thấy cụ là hiện thân của sức sống dân 
tộc, tâm hồn dân tộc. Nguyễn Trung Thành ngợi ca cụ Mết như ca ngợi cội nguồn, ngợi 
ca Tây Nguyên bởi vẻ đẹp tâm hồn cụ là vẻ đẹp của ngày xưa, trường tồn và mãnh liệt 
cho đến hôm nay. 
Viết về Rừng xà nu viết về những con người anh hùng quả cảm, nhà văn đã khắc 
hoạ hình tượng nhân vật trung tâm: Tnú. Tnú là một thanh niên trẻ, anh dũng, gan dạ với 
cuộc đầy bi kịch, đau thương nhưng anh đã vượt lên trên tất cả để sống, đẻ chiến đấu và 
vẻ đẹp của Tnú là vẻ đẹp của một con người chiến thắng, của một chiến sĩ anh hùng. 
Phẩm chất anh hùng của Tnú được bộc lộ từ khi còn là một cậu bé cùng Mai đưa 
thư, tiếp tế cho cán bộ. Tnú yêu cách mạng, yêu Đảng. Một lần bị giặc bắt, anh Quyết 
không khai mặc dù bị tra tấn dã man. Lòng căm thù giặc đã trở thành dòng máu chảy 
trong lòng anh từ lúc làng Xôman còn chưa biết vùng dậy đánh giặc. Tnú lớn lên trong sự 
yêu thương của dân làng, trong mối hận của trả thù và ao ước được làm cán bộ. Anh trở 
thành anh thanh niên xung phong của dân làng Xôman. Cuộc đời của Tnú là cuộc đời đầy 
đắng cay bất hạnh. Một lần quân giặc đã bắt mẹ con Mai (vợ của Tnú )để buột anh phải 
ra hàng. Không kìm được lòng khi nhìn thấy Mai cùng đứa con bị đánh. Anh lao ra 
nhưng không cứu được hai mẹ con Mai. Rồi Mai chết, đứa con cũng chết. Tnú chắc cũng 
sắp chết, Tnú sẽ nghĩ “Ai sẽ làm cán bộ lãnh đạo dân làng Xôman đánh giặc”? Và chỉ tiếc 
mình không được sống đến ngày cùng dân làng nổi dậy. Chao ôi! Đến lúc cái chết cận kề 
mà anh cũng chẳng nghĩ gì cho riêng mình. Tnú chỉ đau đáu một nỗi niềm với cách 
mạng, với Đảng. Và khi mười đầu ngón tay của anh cháy như mười ngọn đuốc anh cũng 
không kêu van, anh thấy lửa cháy trong bụng, thấy máu đã mặn chát nơi đầu lưỡi “răng 
anh đã cắn nát môi anh rồi”. Tnú hi sinh tất cả, quên mình vì đồng loại, bàn tay của anh là 
bàn tay của người anh hùng, bàn tay ấy kể với ta về số phận một con người đau thương 
mà không hề chùn bước. Tnú chẳng gục ngã cũng như cây xà nu kia : “Cạnh một cây xà 
nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mới mọc lên”. Anh đem theo hình ảnh của Mai, 
của những tháng ngày đã qua, của hồi ức buồn để bước tiếp trên con đường cách mạng. 
Tnú là một con người anh hùng, quả cảm, giàu yêu thương rồi bé Heng, Dít -tất cả đều 
mang cái hồn của dân làng Xôman. Nguyễn Trung Thành đã ngợi ca vẻ đẹp của con 
người Việt Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước với bản chất anh hùng, quả cảm của cả 
một cộng đồng vừa anh dũng lại vừa nhân ái trong công cuộc bảo vệ quê hương. Tôi còn 
nhớ những câu thơ : 
Đứng vững chãi bốn ngàn năm sừng sững 
Lưng đeo gươm hay mềm mại bút hoa. 
Trong và thực sáng hai bờ suy tưởng 
Sống hiên ngang và nhân ái chan hoà. 
Và nếu như Nguyễn Trung Thành khám phá vẻ đẹp ở những con người ở miền 
rừng núi Tây Nguyên thì Nguyễn Thi trong Những đứa con trong gia đình lại phát hiện 
vẻ đẹp con người ở vùng nông thôn Nam bộ. Nếu như phẩm chất anh hùng trong Rừng xà 
nu bộc lộ qua hình ảnh tập thể của dân làng Xôman thì bản chất anh hùng trong truyện 
ngắn Nguyễn Thi lại chỉ bộc lộ trong bối cảnh một gia đình. Nhân vật chính trong truyện 
là Việt và Chiến. Cả hai chị em điều phải sống trong cảnh thiếu thốn tình thương khi ba 
và má đã bị giặc sát hại. Việt và Chiến tranh nhau đi bộ đội, nỗi đau sự thiếu hụt tình cảm 
gia đình đã hun đúc cho cả hai chị em lòng căm thù giặc sâu sắc. Việt là một anh bộ đội 
gan dạ, dũng cảm, tuy bị thương nhưng vẫn cố tìm và quyết đi theo cùng đồng đội. Trên 
mặt trận chiến đấu, Việt là một anh lính Cụ Hồ anh hùng quả cảm lập chiến công mà vẫn 
khiêm tốn không muốn báo cho chị biết. Chị Chiến cũng là một người gan dạ, dũng cảm, 
chị mong mỏi, khát khao được đánh giặc để trả thù cho ba má. Nguyễn Thi đã ca ngợi 
phẩm chất anh hùng của “những đứa con trong gia đình” tuy nhỏ tuổi mà nặng lòng với 
cách mạng sẵn sàng hi sinh thân mình vì sự nghiệp cứu nước. Bản chất anh hùng của con 
người Việt Nam có ở mọi thế hệ, mọi dân tộc tựa như đã trở thành dòng máu chảy ngầm 
ở mỗi người con đất Việt. Chiến và Việt là hình ảnh của lớp trẻ hăng hái, dũng cảm trên 
bước đường chiến đấu gian khổ, khốc liệt của quê hương. Họ tiêu biểu cho sức trẻ có thể 
làm đổi thay sức lịch sử là ghi thêm trang mới. 
Nguyễn Thi đã phát hiện vẻ đẹp anh dũng của con người Việt Nam nhưng chưa đủ, 
nhà văn còn tìm thấy ẩn sâu bên trong những con người gan góc, quả cảm ấy là một tình 
yêu thương lớn lao, tình yêu thương gia đình. Việt tuy đã là anh bộ đội song vẫn ngây 
thơ, trẻ con như cậu bé thuở nào. Đoạn hai chi em Việt khiêng bàn thờ ba má sang nhà 
chú Năm gửi để đi bộ đội thật cảm động, nó để lại trong lòng ta biết bao rung động, tình 
cảm ngọt ngào: “Nào, đưa ba má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù 
cho ba má”. Câu văn như nghẹn ngào mà lại chứa chan biết bao nhiêu sự quyết tâm của 
hai chị em Chiến và Việt. Việt cảm nhận được gánh nặng đang đè lên vai mình. Lần đầu 
tiên Việt cảm nhận rõ lòng mình như thế. Và Việt thấy thương chị. Con người Việt Nam 
trong chiến tranh đâu chỉ biết chiến đấu mà còn biết yêu thương. Họ đã vượt lên trên nỗi 
đau của cá nhân để chiến đấu vì nỗi đau đồng loại. Hình ảnh của Chiến và Việt hiện lên 
trong trang viết Nguyễn Thi thật xúc động, neo lại trong tâm hồn ta vừa ngạc nhiên vừa 
như ngỡ ngàng vì vẻ đẹp của con người Việt Nam một thuở. 
Không đi sâu vào đề tài chiến tranh, không miêu tả nhiều về cuộc chiến đấu anh 
dũng của dân tộc, truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu đã tìm 
những hạt ngọc còn ẩn sâu trong cuộc sống. Nhà văn đã viết về đề tài tình yêu trên nền 
của chiến tranh bom đạn. Đọc Mảnh trăng cuối rừng, ta bồi hồi tự hỏi : 
Và nơi đâu? Trên trái đất này 
Người vẫn ngọt ngào qua muôn nỗi đắng cay 
Sống chết từng ngày, mưa bom bão đạn 
Lòng nóng bỏng căm thù vẫn mát tươi tình bạn 
Có nơi nào đẹp như nơi này chăng ? Và có người dân nơi đâu vừa anh hùng trong 
chiến đấu, vừa nóng bỏng căm thù lại vẫn mát tươi một tình bạn, một tình yêu, tình đồng 
đội và tất cả gom lại thành tình yêu quê hương đất nước? Hiện lên trong Mảnh trăng cuối 
rừng của Nguyễn Minh Châu là hình ảnh của Nguyệt. Vẻ đẹp ngoại hình và phẩm chất 
của Nguyệt được khắc hoạ miêu tả thông qua cái nhìn của Lãm. Nguyệt sống giữa bom 
đạn mà niềm tin vào cuộc sống – “cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn giội 
xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư ?”. Nguyệt có một niềm tin của 
cuộc sống. 
Hình ảnh Nguyệt hiện lên với “đôi gót chân hồng hồng, sạch sẽ, đôi dép cao su 
cũng sạch sẽ”. Ở đầu tác phẩm đã gây ch

File đính kèm:

  • pdfcac_bai_van_doat_giai_nhat_quoc_gia_va_diem_10_dai_hoc.pdf