Bồi dưỡng Tập làm văn Lớp 8 qua những bài văn hay

Mục đích, yêu cầu:

- Đề bài không giới hạn nội dung cụ thể nên các em cần xác định rõ mục

đích và nội dung kể.

-Ý nghĩa của từ “sống mãi” là chỉ tình cảm sâu sắc mà “người ấy” để lại cho

mình chứ không nhằm nói đến khoảng cách sống - chết hoặc xa - gần. 

Vói đề bài trên, em có thể trực tiếp đứng vai kể và kể về “người ấy”. Cần tạo

được một câu chuyện với diễn biến hợp lí, chặt chẽ. Có thể kể theo mạch hồi tưởng.

Dàn bài:

Mở bài:

- Giới thiệu nhân vật. (Hoàn cảnh gợi nhớ nếu nhân vật và người kể xa cách).

. - Tình cảm nhân vật để lại cho người kể.

Thân bài:

- Kể câu chuyên thứ nhất về nhân vật. (Nếu dự định kể lại nhiều điều về

nhân vật).

- Câu chuyện thứ hai.

- Mối quan hệ giữa người kể và nhân vật hiện nay, Những suy nghĩ về

“người ấy”.

Kết bài:

- Những ấn tượng không phai mờ về “người ấy”.

- Suy nghĩ về cuộc đời và con người.

 

docx 198 trang linhnguyen 18/10/2022 2260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bồi dưỡng Tập làm văn Lớp 8 qua những bài văn hay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bồi dưỡng Tập làm văn Lớp 8 qua những bài văn hay

Bồi dưỡng Tập làm văn Lớp 8 qua những bài văn hay
ặc Minh bắt sang Trung Quốc. Trong cuộc khởi nghĩa,
ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày mưu tính kế cũng
như soạn thảo qác vãn thư ngoại giao với qưân Minh. Ông là khai quốc công thần
và là văn thần có uy tín ở thời đầu nhà Hậu Kê. Sự thật luôn phũ phàng, , số phận
không như mong muốn! Năm 1442, khi Nguyền Trãi trở về giúp vua Lê Thái Tông
việc nước thì gia đình ông bị tru di tam tộc trong vụ án oah Lệ Chi Viên. Ngày 19
tháng 9 năm 1442, Nguyễn Trãi đã vĩnh viễn đi xa. Cuộc đời đã đóng sập trước
mắt con người tài hoa nhưng bạc mệnh. Sự ra đi của Người là nỗi xótìthương của
bao người dân Việt Nam thời ấy. Đến năm 1464, vuá Lê Thánh Tôngỉđã xuống
chiếu giải oan cho Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi Ịà một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của
văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông được UNESCO công nhận ,là Danh nhân vãn
hoá thế giới nãm 198Ọ. Ông dã viết Đại cáo bỉnh Ngô - một! áng “thiên cổ hùng
vãn” tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh và cũng là bản tuyên ngôn độc
lập của nhân dẫn ta. Ông dã soạn các tác phẩm Băng Hồ di sự lục, Dư địa chí
(1435); ức Trai thỉ tập gồm 105 bài thơ chữ Hán; Quốc âm thi tập gồm" 254 bài
thơ chữ Nôm. Nhưng tiêu biểu hơn cả ỉầ Quân trung từ mệnh tập gồm nhũng bức
thư gửi cho tướng nhà Minh. Nó là tập vãn chiến đấu “có sức mạnh bằng mười vạn
quân”. Với kiến thức tinh thông, lí lẽ thâm thuý, sắc sảo đã tạo nên sức mạnh phi
thường: từ ngòi bút của Nguyễn Trãi? Tác phẩm ấy là sự kết hợp hài hoa giữa cảm
hứng chính' trị và nghệ thuật dâng trào trong lòng đã khiến Nguyễn Trãi viết nên
một tác phẩm chính luận tuyệt vời. Qua đó, chúng ta thấy được tình yêu quê hương
đất nước, lo cho dân của Nguyễn Trãi, khát khao cuộc sống thái bình, mong muốn
xã tắc bền vững. Điều quan trọng hơn đó là ta đã thấy đượcitư tưởng nhân nghĩa
của Người.
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là một triết lí sâu sắc. Nhân nghĩa là
thương dân, vì dân, đồng thời cũng thể hiện sự khoan dung độ lượng, là lí tưởng
xây dựng đất nước thái bình. Tư tưởng nhân nghĩa của ông kế thừa quan điểm
nhân nghĩa Nho giáo nhưng đã phát triển hơn, tạo nên dấu ârì trong lịch sử tư
tưởng Việt Nam.
Không chỉ để lại những áng vãn sâu sắc mà Nguyễn Trãi còn để lại những
vần thơ tuyệt vời. Tế Hanh đã từng viết:
“Nhắc đến ông là thấy thơ
Như một nguồn thiêng chẳng bến bờ".
Thơ của ông gửi gắm niềm mơ ước mà ở đó tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước,
thương dân thấm nhuần, hoà quyện trong từng tác phẩm. Những tiếng thơ bất hủ,
vang dội mà cũng không kém phần lắng đọng, tinh tế, bình dị như chính sự cảm
nhận nhẹ nhàng của Nguyễn Trãi. Bao trùm thơ của ông là nguổn cảm hứng bắt
nguồn từ tình yêu nước và lồng nhân đạo sâu sắc. Ông đã làm cho tiếng Việt trở
thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp. Con người ông, thơ văn của ông là sự hội tụ
vẻ đẹp của tinh hoa đất Việt.
Nguyễn Trãi, tên của Người đã gắn liền với từng con đường, góc phố, những
trường học như sự tưởng nhớ, sự trần trọng công ơn cao quý của Ngườỉ đồng thời
thể hiện niềm tự hào của mỗi người, dân Việt Nam khi được sinh sống, làm việc vặ
học tập ở nơi được đặt tên Người anh hùng dân tộc, văn võ song toàn!
Thời gian thấm thoắt trôỉ, dòng chảy của cuộc đời vẫn thế nhưng hình ảnh
của Nguyễn Trãi và những gì Người để lại sẽ mãi sống trong lòng dân tộc. Tự hào
biết mấy khi dân tộc Việt Nam ta có một người tài như Nguyễn Trãi. Cuộc đời, sự
nghiệp của Người mãi mãi là tấm gương soi đường, chỉ lối để xây dựng non sông
ngày một lớn mạnh, ngày một phắt triển, sánh ngang với các cường quốc năm
châu. Thối gian sẽ không bao giờ có thể làm phai mờ chân dung của Nguyễn Trãi
trong tâm hồn vạ trái tim con người Việt Nam.
Nguyễn Cao Cường
HTườngTHCS Lê Lợĩ)
Đề 25: Hãy thuyết minh về một món ân mà em yêu thích.
Bài làm
Bún thang là một món ăn truyền thống của những gia đình khá giả Hà Nội
xưa. Bún thang không được nổi tiếng như phở và bún chả vì hiếm có những gia
đình còn biết cách làm bún thang. Hơn nữa, hầu hết các gia đình biết làm thì đều
khá giả nên không phải lạm nghề kinh doanh bún thang.
Hà Nội có quán bún thang nổi tiếng nhất là quán bà Âm ở khu phố cổ.
Nhưng để có thể ăn được những bát bún thang ngon nhất, đầy đủ nhất thì ta phải tự
làm tại gia.
Như cái tên đã cho ta biết, bún thang chắc chắn là phải có bún. Nhưng nếu
thế thôi thì sẽ chẳng là gì cả, vì bún trắng chỉ là cái nền, như một tờ giấy trắng chờ
đợi người hoạ sĩ vẽ lên cho các món ăn khác. Trứng gà đánh đều cho đến khi lòng
đỏ quện đều với lòng trắng, rồi tráng thật mỏng, độ thành công của khâu tráng
trứng tất cả phụ thuộc vào độ mỏng của trứng rán được. Tráng xong, trứng cùng
với giò lợn được thái chỉ thật nhỏ ra, chỉ nhỉnh hơn sợi bún một chút thôi. Đùi gà
luộc xé phay phân thịt ra (tuyệt đối không được dùng kéo). Củ cải khô ngâm trong
nước ấm cho nở ra rồi chắt nước đi. Xếp các nguyên liệu vào bát rồi rắc lên một
chút hành rám băm nhỏ, ta đã thấy bao nhiêu sắc màu rồi: vàng tươi của trứng,
vàng ngậy của gà, màu nâu nâu của giò, màu xanh đậm của hành rám, rồi lại lấp
ló màu trắng của bún. Nhưng không thể thiếu được mắm tôm vì nó là cái duyên
thầm của bún thang, không có mắm tôm thì bún sẽ rất nhạt nhẽo. Thậm chí có
người còn ví: “Bún thang mà không có mắm tôm thì khác gì phở không có nước”.
Có người còn nói quá lên: “Bún thang mà không có mắm tổm thì khác gì phở gà
không có gà”. Thật là uổng phí cho những ai không ăn được mắm tôm!
Nước dụng của bún thang cũng quan trọng không kém gì! Nưởc dùng của
bún thang khá độc đáo so vơi nước của các món bún, phở khác. Không chỉ có
xương gà mà còh có cả tôm biển và nấm hương nữa. Vì vậy, nước dùng bỗng trở
nên thanh tao và hấp dẫn hơn rất nhiều. Cho nước vào bát bùn và múc vào một vài
con tôm đỏ chót cùng vài cọng nấm hương, ta thấy mùi thơm bốc lên ngào ngạt.
Nhưng hãy khoan! Còn phải chấm thêm một đầu tăm tinh dầu cà cuống vào nữa,
để tạo ra một vẻ bí ẩn, bí ẩn đến quái đản nhưng lại quyến rũ!
Bún thang phải được thưởng thức ở một nơi lịch, sự nếu khống thì giá trị sẽ
giảm đi nhiều. Bàn ghế phải vừa tầm với người ăn, bún phải đặt trong những chiếc
bát sứ Bát Tràng và phải dùng đũa bằng gỗ (tuyệt đối không dùng đũa nhựa) để
thưởng thức. Thực khách sẽ tự nêm vào bát bún của mình chanh, giấm, ớt,... tuỳ
theo khẩu vị riêng. Để cảm nhận được cái ngon, ta phải ăn thật từ tốn và thanh lịch
và không được cầm cả bát bún lên húp soàn soạt. Ăn xong, ta sẽ vừa ngồi uống trà,
ăn trái cây, vừa nói chuyện. Một phần là để vui vẻ thân mật, một phần là để rửa
trôi đi những phần tanh còn sót lại của thức ãn.
Văn hoá và tính cách của người Hà Nội được thể hiện qua bát bún thang: Sự
đa dạng và kĩ càng của từng nguyên liệu thể hiện tính cẩn thận, hương vị thanh tao
và trung tính nhường quyền cho thực khách nêm nếm theo khẩu vị riêng thể hiện
tinh thần hòa nhã vặ cách thưởng thức bún thể hiện sự lịch sự của người Hà Nội.
Đỗ Xuân Hoàng
(Trường Hanoi Academy)
Đế 26. Khi em đi du học, có một người bạn chưa biết gì về
Việt Nam. Em hãy viết một bài vàn giói thiệu cho bạn dó
biết về đất nưốc, con người Việt Nam.
Bài làm
Ngôi trường của chúng ta có rất nhiều bạn bè thuộc nhiều đất nước khác
nhau: từ nước Nga lạnh giá đến Mĩ Latinh sôi nổi, nứớc Mĩ hiện đại và Nhật Bản
truyền thống,... Còn tôi, tôi lại đến từ Việt Nam một đất nước xinh đẹp. Tôi sẽ
kể cho bạn nghe v.ề đất nước của tôi.
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mù che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”.
"	'	• (Nguyễn Đình Thi)
Đó là những câu thơ trong trẻo, tha thiết về một đất nước xinh đẹp, một đất
nước tự hào với hàng ngàn năm văn hiến, một đất nước đang tùng ngày đổi mới đi
lên - đất nước Việt Nam, đất nước của những anh hùng.
Nói đến Việt Nam, trước hết phải nhắc đến những cảnh đẹp thiên nhiên hiền
họà và độc đáo. Nằm ở khu vực Động Nam Á, Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nhiệt
đới gió mùa, lại giáp biển và đại dương nên khí hâu, cảnh quan rất đa dạng. Phía
đông của Việt Nam là biển Đông thuộc Thái Bình Dương, phía nam có biển thuộc
vịnh Thái Lan, phía tây và bắc giáp Lào, Cãmpuchia, Trung Quốc. Việt Nam có
nhiều con sông lớn nhỏ chảy qua, bổi đắp nên những đồng bằng châu thổ màu mỡ
và ở nơi cửa biển có các vịnh biển tuyệt đẹp! Tổ chức văn hóa giáo dục quốc tế
UNESCO đã cồng nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới. Đây là niềm
tự hào, một vinh dự lớn cho đất nước Việt Nam.
Nếu nước Pháp của bạn nổỉ tiếng với những cánh đồng nho và thủ đô Pari
tráng lệ thì Việt Nam đất nước tôi cũng mênh mông biển lúa, cũng lẫy lừng với
thủ đô Hà Nội đã một nghìn năm tuổi. Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, sản
xuất đa dạng các mặt hàng như lúa gạo, ngô, cà phê, cao su, hồ tiêu,...và có tỉ
trọng xuất khẩu cao trên thế giới, trong đó nổi tiếng nhất là lúa gạo - cây lương
thực được trồng nhiều nhất ở Việt Nam. Từ miền Bắc đến miền Nam, đi đến đâu ta
cũng thấy bát ngát những dải lúa thẳng cánh cò bay. Những con sông hiền hoà đã
bồi đắp các đồng bằng màu mỡ, nuôi dưỡng cây lúa. Và trên các miền trung du,
miền núi cao với rừng cây bạt ngàn, bằng bàn tay và trí óc, những người dân Việt
Nam đã tạo ra các thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp! Ở miền biển, không trồng được
lúa thì người dân làm nghề đánh bắt cá, nuôi trồng thuỷ hải sản. Đâu đâu trên đất
nước Việt Nam cũng có những con người cần cù lao động và gây dụng cuộc sống
ngày một tươi đẹp!
Mặt khác, Việt Nam không chỉ tự hào bởi thiên nhiên phong phú, đa dạng
mà còn bởi lịch sử hào hùng với truyền thống dựng nước và giữ nước lâu đời;
Với năm mươi tư dân tộc anh em đoàn kết, đồng lòng, lịch sử Việt Nam đầ có
nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm vĩ đại từ thời Bà Trưng, Bà Triệu,
Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...đến cuộc kháng chiến trường kì chống
thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Lịch sử Việt Nam là cả một câu chuyện dài đẫm
máu và nước mắt, thể hiện ý chí kiên cường, đoàn kết của người dân Việt Nam.
Quá khứ khó khăn đã khiên Việt Nam sinh ra những con người cần cù, chăm
chỉ, dũng cảm và sáng tạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh được coi là vị lãnh tụ vĩ đại
của dân tộc Việt Nam.
Gắn liền với lịch sử hào hùng, đất nước Việt Nam cũng tự hào bởi nền Vãn
hoá đa dạng từ năm mươi tư dân tộc. Nhã nhạc cung đình Huế và cồng chiêng Tây
Nguyên đã được UNESCO công nhận là Di sản vãn hóa thế giới. Cùng với đó là
các lễ hội ở Việt Nam vô cùng phong phú, Văn hóa ẩm thực, nghệ thuật, âm nhạc,
kiến trúc,... ở Việt Nam cũng rất độc đáo, đa dạng.
"Mái tranh ơi hỡi mái tranh,
Ngấm bao mưa nắng mà thành quê hương”.
Từ những điều giản dị nhất, đất nước Việt Nam được sinh ra từ vẻ đẹp của
thiên nhiên - bàn tay tạo hóạ và hơn cả là từ tâm hồn và trí tuệ của những con
người Việt Nam. Tôi yêu đất nước của tôi vô cùng và nếu bạn đến Việt Nam, tôi
mong bạn cũng yêu mến đất nước xinh đẹp của tôi, đất nước với những con người
thân thiện và mến khách!
Đổng Bích Hà
(Trường Hanoi Academy)
Phần thứ ba
VÁN NGHỊ L UẬN
A. NÓX THÊM VỂ VÁN NGHỊ LỦẬN
Trong chưong trình lớp 7, học sinh đã được học về văn nghị luận. Các em đã làm
quen với những khái niệm: luận điểm, luận cứ, lập luận; học cách làm một bài văn
nghị luận và các phép lập luận chứng minh, lập luận giải thích. Nay, trong chương
trình Tập làm văn lớp 8, các em sẽ được hướng dẫn để đưa những yếu tố biểu cảm, tự
sự, miêu tả vào việc viết văn nghị luận để làm tăng thêm tính nghệ thuật cho văn bản
nghị luận, nhằm lằm cho văn nghị luận hấp dẫn và thuyết phục hơn.
- YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Yếu tố biểu cảm rất cần thiết cho văn nghị luận. Ai cũng biết rằng để
thuyết phục được người khác chỉ lí lẽ không chưa đủ mà bên cạnh lí còn phải có
tình. Nói có tình, có lí thì không aỉ không nghe. Tình chính là yếu tố biểu cảm
được người viết dưa vào trong vãn nghị luận, giúp cho vãn nghị luận có hiệu quả
thuyết phục lớn hơn bởi nó tắc động tới tình cảm của người đọc (người nghe).
Vídụ (l):	Hịch tướng sĩ
“Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không
biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức, nghe nhạc
thái thường để đãi yến nguy sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gả làm vui
đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thụ vườn ruộng hoặc qưyến
luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên
việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nêu có giặc Mộng Thát tràn
sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không
thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý
nghìn vàng khôn chuộc; vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền
của tuy nhiêu khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ khôn đuổi được quân
thù; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm
cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!
Chẳng những thái ấp của tá không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng
những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã
tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên; chẳng
những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên
xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiêhg là tướng bại
trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muôh vui vẻ phỏng có được không? ”.
(Trần Quốc Tuấn - Hịch‘tướng sĩ)
Hãy để sang một bên những lập luận hết sức chật chẽ, đanh thép của Trần
Quốc Tuấn khi ông mạnh mẽ phê phán lối sống cầu an hưởng lạc của tướng sĩ,
phân tích cho họ thấy cái hoạ lớn ngay trước mắt nếu giặc Mông Thát tràn sang.
Hãy chỉ chú ý đến tình cảm đang tuôn trào nơi đầu ngọn bút của ông với những
nỗi “nhục, lo, thẹn, tức, căm... ” và “đau xót biết chừng nào...”, những tình cảm
mà ông đang bộc bạch cùng tướng sĩ. Cái lí lẽ hết sức chặt chẽ, đanh thép ấy, cộng
với tình cảm yêu nước nồng nàn, lòng căm thù không đội trời chung với quấn giặc
đã khiến cho bài Hịch có một sức thuyết phục không thể cưỡng lại được. Hịch
tướng sĩ xứng đáng là “áng thiên cổ hùng văn” cũng một phần là nhờ yếu tố biểu
cảm được người viết đưa vào trong quá trình lập luận.
,Để bài văn nghị luận có được sức biểu cảm cao, lay động được trái tim, và
tâm hồn người đọc (người nghe) thì bản thân người viết phải thực sự có được
những cảm xúc trước những điều mình viết (nói). Người viết (nói) cũng phải biết
cách diễn tả những cảm xúc ấy bằng phương tiện ngôn ngữ: dùng từ, đặt câu, sử
dụng hình ảnh, ... có sức truyền cảm.
Ví dụ (2):	Môi trường và phát triển
“Cứ nhìn dòng người đang cuộn chảy trên đường phố trong cái ngột ngạt của
trưa hè nống bức, càng nghẹt thở vì chất thải của động cơ xe máy, xe ô tô mà cho
dù khẩu trang che kín mũi miệng cũng không sao thoát nổi những chất độc ấy chui
vào phổi. Hậu quả sẽ ra sao với sức khoe’ của con người, khó mà lường được.
Nhưng trước mắt thì vẫn cứ phải tồn tại bằng thở hít cái khói bụi độc hại dó để mà
bươn chải với cuộc mưu sinh (...)
... Ai kia ở chốn phồn hoa dô hội ồn ào, bụi bặm mong có dịp về nông thôn ,
để hít thở không khí trong lành, đắm mình vào dòng sông quê hương “soi tóc
những hàng tre”, đang thật sự bị thất vọng. Sự trong lành ấy đang bị hưỷ hoại
nghiêm trọng bởi chạt thải công nghiệp, chất thải vô tội vạ của cạ làng nghề, chất
thải từ mạnh ai nấy được trong nuôi trồng thuỷ sản. Sông Cầu tiếp nhận thêm ít
nhất 180 000 tấn phân hóa học, 1 500 tấn thuốc trừ sâu ! Lưu vực sông Nhuệ,
sông Đáy bùn nước thải đô thị xối thẳng, trực tiếp làm đen ngòm, nước sông đang
bốc mùi!... Rồi câu chuyện vê' "làng ung thư”, thảm họa đau thương ngày càng
tăng của một cộng đồng do tác động trực tiếp của chất thải công nghiệp. Nhưng
cho đến nay vẫn chưa có kết luận thật rõ ràng: ai là thủ phạm của những cái chết
đau thương? Đó là một ví dụ quá đau xốt. Phải xẹm đây là nỗi đau không chỉ của
một làng, một địa phương mà là. nỗi đau của những ai cố'lương tri với đạo lí của
dân tộc "Máu chảy ruột mềm”, "Thương người như thể thương thân”, "Một con
ngựa đau cả tàu bỏ cỗ ”. Làm sao cố thể dửng dưng, vô cảm khi trên màn hỉnh,
những cư dân ở cái "làng ung thư” kia hiện bị căn bệnh quái ác tấn công đang
hiền lành và bất lực kêu cứu?...”.	,
(Tương Lai-Môi trường và phát triển)
Một bài nghị luận về một vấn đề thời sự khá khô khan: ô nhiễm môi trường
do phát triển công nghiệp. Nhung đọc kĩ, sẽ thấy đằng sau những sự kiện, nhũng
con số khô khan ấy là nỗi đau xót của một con người có tinh thần trách nhiệm cao
đối với xã hội, với cộng đồng: Hậu quả sẽ ra sao với sức khỏe của Con người?
Ai là thủ phạm của những cái chết đau thương ở "làng ung thư”? Làm sao có thể
dứng dưng vô cảm...? Ở đó, có một lời cảnh tỉnh đánh thức lưong tri con người:
Phải xem đây là nỗi đau không chỉ của một làng, một địa phương mả là nỗi đau của
những ai có lương tri với đạo lí của dân tộc,... ở bài nghị luận này, yếu tố biểu cảm
cũng góp phẩn không nhỏ trong việc kêu gọi con người hãy chung tay góp sức bảo
vệ môi trường, đừng chỉ chạy theo sự phát triển mà huỷ hoại môi trường.
Khi sử dụng yếu tố biểu cảm cần phải chú ý sao cho sự diễn tả những cảm
xúc phải chân thực và không phá vỡ mạch nghị luận của bài văn.
Ví dụ (3):	Tiếng nói của văn nghệ
"Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực
tại. Nhưng nghệ sĩ không những chỉ ghi lại cái đã cố rồi mà còn muốn nói một
điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn
đem một phần củạ mình góp vào đời sống xung quanh.
Nguyễn Du viết:
"Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
Nào phải để cho ta biết cảnh mùa xuân ra sao mà thôi, hai câu thơ làm
chúng ra rung động với cái đẹp lạ lùng mà tác giả đã nhìn thấy trong cảnh vật,
rung động với cảnh thiên nhiên mỗi mùa xuân như lại tái sinh, tươi trẻ mãi, và
cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn luôn tái sinh ấy. Tất cả
những cảnh, những tình, những con người, những sự việc của một cuốn tiểu thuyết,
nếu chỉ làm cho trí tò mò hiểu biết của ta thỏa mãn thì đống quyển sách lại cũng
không còn gỉ. Nhưng chúng ta đọc các dòng cuối cùng rồi, chúng ta biết hết đầu
đuôi câu chuyện rồi, chúng ta biết nàng Kiều mười lăm năm đã chìm nổi những gì,
hay là An-na Ca-rê-nhi-na dã chết thảm khốc ra sao, chúng ta không cỏn cần biết
gì thêm, mà vẫn còn. ngồi mãi trước trang, sách chưa muốn gấp, đầu óc bâng
khuâng nặng những suy nghĩ, trong lòng còn vương, vất những vui buồn không bao
giờ quên được nữa: chúng ta vừa nghe thấy lời gửi từ. mấy trăm năm trước của
Nguyễn Du hay Tôn-xtôi...”.	g	-
(Nguyễn ĐìĩihAAÌi .-Tiếng nói của văn nghệ,
sách Ngữ văn 9, tập hai, trang 13)
Một bài nghị luân rất dễ hiểu, khúc chiết, giảng giai cặn kẽ cho người đọc
hiểu về nội dung của một tác phẩm văn nghệ; nhà văn đã gửi vào những tác phẩm
của họ nội dung gì ''anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ...” và
người đọc tác phẩm tìm thấy gì trong đó sau khi đã “đọc các dỏng cuối cùng rồi,
đã biết hết đầu đuôi câu chuyên rồi”, khi họ còn "ngồi mãi trước trang sách chưa
muôn gấp... trong lòng còn vương Vất những vui buồn không bao giờ quên được
nữa’’, đó chính là lúc chúng ta "nghe thấy lời gửi từ mấy trăm năm trước'”. Luận
điểm, luận cứ, lập luận rất chặt chẽ, nhưng giọng điệu lại rất dịu dàng, rất ân cần
mhư dẫn giải, chỉ bảo cho người’đọc (nghe). Sự truyền cảm đến từ những hình ảnh,
từ giọng điệu không phá vỡ sự mạch lạc của mạch nghị luận.
- YẾU TỐ Tự Sự VẢ MIÊU TẢ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Một bài văn nghị luận, nhất là nghị luận về các vấn đề văn học (phân tích
một bài thơ, một truyện ngắn) thường vẫn sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả,
Những yếu tố này giúp cho việc trinh bày luận cứ trong bài vãn được cụ thể, rõ
ràng, sinh động hơrì, và vì thế, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
Vídụ (l):	Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam
"Nếu ai bảo thuật lại "Hai dứa trẻ”, ta sẽ lúng túng vì chẳng có gì. Chỉ là
tâm trạng mơ hồi, bâng khuâng của hai đứa trẻ trông coi chõng hàng tạp hoá nhỏ
xíu, khắc khoải chờ đợi chuyến tàu đêm đi qua trong không khí buồn tể của phố
huyện đêm hè. Nhưng bù lại c

File đính kèm:

  • docxboi_duong_tap_lam_van_lop_8_qua_nhung_bai_van_hay.docx